Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

chuyên đề 4. Lực ma sát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.22 KB, 2 trang )

Dạng 4- Lực ma sát
Câu 1: Trong các trường hợp xuất hiện lực sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma
sát?
A. Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên cát
B. Lực xuất hiện để giữ cho hộp phấn nằm yên trên mặt phẳng nghiêng
C. Lực xuất hiện khi kéo hòm đồ trên sàn
D. Lực làm cho quả dừa rơi từ trên cao xuống
Câu 2: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt
A. Viên bi lăn trên cát
B. Bánh xe đạp chạy trên đường
C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động
D. Khi viết phấn trên bảng
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn
A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe
B. Ma sát khi đánh diêm
C. Ma sát tay cầm quả bóng
D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ
A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà
B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống
C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi
D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát
A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác
B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt
D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
Câu 6: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?
A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc
B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc
C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc


D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
Câu 7. Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 500N. Độ lớn của lực ma sát
là:
A. 500N
B. Lớn hơn 500N
C. Nhỏ hơn 500N
D. Chưa thể tính được
Câu 8: Một đoàn tàu khi vào ga, biết lực kéo của đầu máy là 20000N. Hỏi độ lớn của lực
ma sát khi đó là:
A. 20000N
B. Lớn hơn 20000N
C. Nhỏ hơn 20000N
D. Không thể tính được
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là thiếu chính xác?
A. Lực ma sát cùng phương với chuyển động
B. Khi nén lò xo bút bi làm xuất hiện ma sát trượt
C. Lực ma sát nghỉ giúp ta cầm nắm được mọi vật
D. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật đang nằm yên
Câu 10.a. Em hãy quan sát các lốp xe. Người ta làm thế nàođể tăng lực ma sát giữa bánh xe
va mặt đường? Lốp xe mòn có nguy hiểm như thế nào?
b.Trên các đoạn đường đèo, dốc, thường có các đường cứu nạn. Nếu xe bị đứt phanh
lao xuống dốc, tài xế điều khiển cho xe đi vào con đường cứu nạn. Mặt đường này rất
xù xì. Tại sao vậy?
c. Tại sao không nên chạy xe tốc độ cao trên những đoạn đường trơn, trượt, nhất là lúc
trời mưa?
Câu 11. Quan sát các bộ phận trong chiếc xe đạp, cho biết:
a. Những bộ phận nào cần giảm lực ma sát? Giảm bằng cách nào?
b. Những bộ phận nào cần tăng lực ma sát? Tăng bằng cách nào?
Câu 12. Tại sao khi rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất các con tàu vũ trụ có thể bị bốc
cháy?

Câu 13. Hãy nêu cách khắc phục các hiện tượng sau:
a. Móc áo bị gió thổi luô luôn bị trượt trên dây phơi.
b. Ổ khoá lâu ngày bị gỉ sét.
c. Dùng tay mở nút chai, bị trơn trượt, khó mở.
Câu 14. Móc lực kế vào một vật nặng đặt trên bàn rồi từ từ kéo theo phương nằm ngang.
Khi vật nặng còn chưa chuyển động lực kế đã chỉ một giá trị nào đó. Hãy cho biết, tại sao
khúc gỗ lại đứng yên?
Câu 15. Móc lực kế vào một vật nặng đặt trên bàn rồi từ từ kéo theo phương nằm ngang.
Khi vật nặng còn chuyển động đều lực kế đã chỉ một giá trị không đổi. Tại sao vật lại
chuyển động thẳng đều?
Câu 16. Một ôtô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ là 800N.
a. Độ lớn của lực ma sát bằng bao nhiêu?
b. Khi lực kéo của ôtô tăng lên thì ô tô sẽ chuyển động thế nào nếu lực ma sát không
đổi?
c. Khi lực kéo của ôtô giảm đi thì ô tô sẽ chuyển động thế nào nếu lực ma sát không
đổi?
Câu 17. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.
B. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy.
C. Lực xuất hiện khi lò xo bị giãn hoặc bị nén.
D. Lực xuất hiện giữa dây cu roa với bánh xe truyền chuyển động.
Câu 18. Trong các cách làm sau đây, cách nào làm giảm được lực ma sát?
A. Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc.
B. Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc
C. Tăng độ nhẵn của bề mặt tiếp xúc.
D. Đồng thời tăng độ nhẵn và tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc.
Câu 19. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
A. Lực ma sát cùng hướng với chuyển động
B. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
C. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của vật này trên vật kia.
Câu 20 Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ma sát có hại?
A. Khi đi trên sàn gỗ, sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.
B. Giầy đi mãi đế bị mòn.
C. Khía rãnh ở mặt lốp ô tô có độ sâu trên 1.6cm
D.Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×