Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.96 KB, 2 trang )
DẠNG 10. ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG
Câu 1. Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 500N lên sàn ô tô cách mặt đất 1m bằng
tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể).
- Kéo thùng thứ nhất, dùng tấm ván dài 4m
- Kéo thùng thứ hai, dùng tấm ván 2m
a. Trong hai trường hợp, trường hợp nào người ta kéo với lực nhỏ hơn? Nhỏ hơn bao
nhiều lần?
b. Tính công phải thực hiện để đưa cả hai thùng hàng lên.
c. Tính lực tối thiểu cần để đưa thùng 1 và thùng hai lên.
Câu 2. Để đưa một vật có trọng lượng 420N bằng ròng rọc động, người ta phải kéo đầu
dây đi một đoạn dài 8m. Hãy tính:
a. Lực kéo cần thiết.
b. Độ cao đưa vật lên
c. Công nâng vật lên?
Câu 3. Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao
2m. Nếu không có lực ma sát thì lực kéo là 125N. Thực tế có lực ma sát do đó cần một lực
150N để kéo vật lên.
a. Tính công cần thiết để kéo vật.
b. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
c. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng?
Câu 4. Người ta phải dùng một lực 400N mới có thể kéo được một vật nặng 75kg lên một
mặt phẳng nghiêng dài 3.5m, cao 0.8m. Hãy xác định hiệu suất của mặt phẳng nghiêng?
Câu 5. Một người đi xe đạp đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5m. Dốc dài 40m. Biết rằng
lực ma sát tác dụng lên mặt sàn nằm ngang là 20N và khối lượng của cả người và xe là
60kg. Công tổng cộng do người đó sinh ra là bao nhiêu?
Câu 6. Người ta dùng một hệ thống palăng đưa một vật lên tầng 11 của nhà cao tầng gồm 3
ròng rọc động, 3 ròng rọc cố định. Biết vật nặng 60kg, mỗi tầng của toà nhà cao 3.2m.
a. Hãy tính công cần thiết để đưa vật lên?
b. Cần phải kéo vật đi một đoạn dài bằng bao nhiêu ?
c. Cần tác dụng một lực tối thiểu là bao nhiêu để đưa vật lên?
d. Tuy nhiên, do giữa các bánh xe của ròng rọc có ma sát nên hiệu suất của ròng rọc