Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 2: Xã hội nguyên thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.44 KB, 2 trang )

- Bài 2:
XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được:
- Tổ chức đầu tiên của loài người: khái niệm thị tộc, bộ lạc.
- Bước đầu của sự phát triển cao hơn của sản xuất đã mở đường cho văn minh của loài
người, nhưng lại gắn với sự ra đời của tư hữu, của giai cấp, của áp bức bóc lột giai cấp.
Đó cũng là nguyên nhân làm tan rã xã hội nguyên thủy.
2. Kỹ năng: tiếp tục rèn luyện kỹ na7ng quan sát tranh ảnh, nêu nhận xét, giải thích và so
sánh cho học sinh.
B. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
1. Nêu những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới ?
2. tại sao lại gọi là cuộc cách mạng đá mới ?
II. Giảng bài mới:
1. Mở bài: Từ khi Người tinh khôn xuất hiện, tổ chức xã hội loài người dần hình thành,
bước đầu tiên là thị tộc.
2. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
* Hoạt động 1: GV nêu vấn đề: “Cuộc
sống định cư có vai trò như thế nào đối
với việc tổ chức cuộc sống của người
nguyên thủy ?” (sự ổn định dài lâu tạo
nên một dòng tộc huyết thống)
_ GV giải thích khái niệm cộng đồng
?.1 Nguyên nhân cả cuộc sống cộng
đồng thời nguyên thủy ? (do sức sản
xuất thấp kém, không có của cải dư thừa,
ý thức con người chưa phát triển)
* Hoạt động 2: Nêu vấn đề:
?.2 Việc xuất hiện công cụ bằng kim


loại có vai trò và ý nghĩa như thế nào
đối với xã hội nguyên thủy?
- Liên hệ: Vai trò của việc cải tiến kỹ
thuật và công cụ sản xuất trong xã hội ta
hiện nay ?
* Chuyển ý: Việc sản phẩm dư thừa đã
làm thay đổi quan hệ xã hội thị tộc ra

NỘI DUNG BÀI
1. Thị tộc và bộ lạc :
+ Thị tộc: những nhóm người hơn 10 gia
đình, gồm 2-3 thế hệ già trẻ có chung dòng
máu.
+ Bộ lạc: tập hợp nhiều thị tộc sống cạnh
nhau, có cùng nguồn gốc tổ tiên, có quan
hệ gắn bó, giúp đỡ nhau
+ Quan hệ xã hội :
- Sinh hoạt thành cộng đồng, hợp tác lao
động, hưởng thụ bằng nhau.
- Quan hệ trong thị tộc: bình đẳng, công
bằng (đặc trưng nổi bật của xã hội nguyên
thủy).
2. Buổi đầu của thời đại kim khí :
a. Sự xuất hiện công cụ kim khí :
- Đồng đỏ (5.500 năm cách nay) -> đồng
thau (4.000 năm cách nay) -> sắt (3.000
năm cách nay).
- Là chất liệu tốt để chế tác nhiều loại công
cụ, cải thiện điều kiện lao động, thúc đẩy
sản xuất phát triển.

b. Tác dụng: là một cuộc cách mạng trong
sản xuất: năng xuất tăng, điều kiện lao


sao ?
* Hoạt động 3: GV nêu câu hỏi phát
vấn: Vì sao chế độ tư hữu xuất hiện
làm cho “nguyên tắc vàng” của xã hội
nguyên thủy không còn lý do để tồn tại
nữa ?
- Giải thích khái niệm “Gia đình phụ hệ”
T1 - > T2 - > T3 (Thừa-> Tham-> Tư hữu)
* Hoạt động 4: GV nêu câu hỏi kết bài:
?.3 Sự xuất hiện của giai cấp tác động
như thế nào đến sự phát triển của xã
hội ?
- Củng cố và chốt ý

động cải thiện, sản phẩm dư thừa thường
xuyên.
=> Sự phân hóa sâu sắc trong xã hội.
3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai
cấp.
a. Sự xuất hiện tư hữu:
Sản xuất phát triển, sản phẩm dư thừa
thường xuyên, những người đứng đầu thị
tộc chiếm làm của riêng: tư hữu xuất hiện,
quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
b. Sự xuất hiện giai cấp:
Tư hữu xuất hiện làm xã hội phân hóa

ngày càng sâu sắc dẫn tới sự hình thành
giai cấp. Xã hội nguyên thủy tan rã nhường
chỗ cho xã hội có giai cấp và nhà nước.

III. Củng cố bài
1. Do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu ?
2. Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi như thế nào ?
3. So sánh điểm giống và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc.
IV. Ôn tập và chuẩn bị bài mới:
1. Học sinh trả lời hai câu hỏi trong SGK, trang 8
2. Đọc kỹ bài 3 “Các quốc gia cổ đại phương Đông”, mục I, II, III,
3. Chú ý tìm hiểu các thuật ngữ và khái niệm khó: xã hội cổ đại, phương Đông,
nông dân công xã, quý tộc, nô lệ, vua chuyên chế.

IV. RÚT KINH NGHIỆM
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................

Đại Ngãi, ngày…../…../2010
Ký duyệt



×