Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 2: Xã hội nguyên thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.49 KB, 3 trang )

Bài 2
XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ ( TT )
I- Mục tiêu bài học
1- Về kiến thức:
Giúp HS hiểu và nắm được:
- Đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mqh trong t/c xh đầu tiên này
- Mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại về hệ quả xh của công cụ
kim loại
2- Về thái độ :
Giáo dục cho HS thấy được sự tiến bộ của công cụ lao động, của xh loài người
từ đó có ý thức phấn đấu học tập , rèn luyện để phục vụ tổ quốc
3- Về kĩ năng:
Rèn luyện cho HS kĩ năng nhận thức, phân tích, so sánh sự kiện lịch sử. biết
quan sát các hình ảnh, hiện vật lịch sử và rút ra nhận xét
II- Tài liệu, thiết bị dạy học
Một số hình ảnh , mẫu truyện ngắn vể sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc.
III- Tiến trình giờ học
1. Ổn định: Sĩ số, tác phong
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: - Loài người xuất hiện ntn, đ/s vật chất của người nguyên thuỷ?
- Bước sang thời kì đá mới c/s loài người có gì thay đổi?
3.- Dẫn vào bài mới:
Trong sự phát triển của con người từ hợp quần của bầy người nguyên thủy, con
người bước sang tổ chức xã hội lớn hơn. Từ chỗ con người sử dụng cộng cụ bằng
đá là củ yếu để tìm kiếm thức ăn. Con người tiến đến biết chế tạo cộng cụ lao động
bằng kim khí và tạo ra bước phát triển mới làm đổi thay đời sống con người để
hiểu rõ quá trình này mời các em cùng Thầy tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động: cá nhân
-GV Thế nào là thị tộc ? Mối quan hệ giữa
các thành viên trong thị tộc như thế nào ?


- Hs trả lời. Gv nhận xét chốt ý nhấn mạnh
khái niệm hợp tác lao động-> hưởng thụ
bằng nhạu. Khái niệm cộng đồng: hợp tác
lao động của nhiều người nguồn thức ăn
kiếm được ít ỏi ……

Kiến thức cơ bản
1. Thị tộc và Bộ lạc
a. Thị tộc:
- Thị tộc là nhóm hơn 10 gia đình gômg 2 – 3
thế hệ, có chung dòng máu.
- Gia đình mẫu hệ: phụ nữ có vai trò quan
trọng
- quan hệ thị tộc: công bằng bình đẳng, cùng
làm cùng hưởng.Lớp trẻ tôn kính cha mẹ,
ông bà và cha mẹ thương yêu, chăm sóc tất
cả con cháu trong thị tộc.


- GV: Bộ lạc là gì? Sự khác nhau giữa thị
tộc và bộ lạc ? quan hệ giữa các thị tộc
trong bộ lạc ?
- Hs trả lời. GV chốt ý
+ Điểm giống cùng chung dòng máu.
+ Khác nhau: Bộ lạc tổ chức lớn hơn, gồm
nhiều thị tộc.
Hoạt động theo nhóm: GV đặt câu hỏi
-Nhóm 1: Tìm mốc thời gian con người tìm
thấy kim loại ?
-Nhóm 2: Sự xuất hiện công cụ bằng kim

loại có ý nghĩa như thế nào đối với sản
xuất?
- HS trao đổi thống nhất ý kiến, rồi đại
diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ
sung.
-Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý
GV có thể nhấn mạnh việc con người tìm
thấy kim loại, cách rất xa nhau vì điều kiện
khó khăn, nên những phát minh mới là rất
khó…
-Sự phát minh ra công cụ kim khí làm cho
năng suất lao động tăng nhanh , từ chỗ
sống khó khăn, tiến tới con người làm ra
một lượng sản phẩm dư thừa…
GV: khái niệm: công xã thị tộc phụ quyền

Hoạt động cá nhân và cả lớp
- GV gợi cho HS nhớ lại quan hệ trong xã
hội nguyên thuỷ sự công bằng bình đẵng
là”ø nguyên tắc vàng”. Nhưng sau khi có
sản phẩm dư thừa lại không thể chia điều
cho mọi Người như trước được.

b. Bộc Lạc:
- Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh
nhau có cùng nguồn gốc tổ tiên.
- Quan hệ giữa thị tộc trong bộ lạc là gắn bó,
giúp đỡ nhau.
2. Vai trò của công cụ bằng kim loại và sự
tiến bộ của sản xuất,quan hệ xã hội

a. sự xuất hiện công cụ bằng kim loại:
+ Sự phát triển từ công cụ đá sang công cụ
bằng kim loại
+ Khoảng 5500 năm trước phát hiện đồng đỏ
(ở Tây á, Ai cập)
+ Khoảng 4000 năm trước phát hiện đồng
thau ở nhiều nơi trong đó có Việt nam
+ Khoảng 3000 năm trước,con người đã biết
sử dụng đồ sắt ở Nam Âu, Tây Á.
b. Hệ quả của việc sử dụng công cụ bằng
kim loại
- Tính vượt trội của nguyên liệu đồng và sắt:
Năng suất lao động tăng.
- Sự tiến bộ của kỹ thuật chế tác công cụ: kỹ
thuật luyện kim ,đúc đồng và sắt
- Sản xuất phát triển: nông nghiệp dùng cày
(khai phá đất hoang mở rộng diện tích trồng
trọt) TCN..-> năng xuất lao động tăng ,làm
xuất hiện một lượng sản phẩm thừa thường
xuyên
- Quan hệ xã hội:công xã thị tộc phụ quyền
thay thế công xã thị tộc mẫu quyền.
3.Quá trình tan rã của xã hội thị tộc và
nguyên nhân của quá trình đó
- Một số người lợi dụng chức phận chiếm
của cải dư
thừa  xuất hiện chế độ tư hữu
- Trong mỗi gia đình phụ hệ xuất hiện sự bất
bình đẳng và sự đối kháng giữa đàn ông và
đàn bà



- GV: Việc chiếm sản phẫm dư thừa của
một số người có thế lực đã tác động đến xã
hội như thế nào ?
- HS trả lời câu hỏi dựa theo SGK và gợi ý.
Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:
+ Sản phẩm dư thừa một số người chiếm
làm của riêng, Làm xuất hiện tư hữu
+ Gia đình thay đổi
+ Khả năng lao động của mỗi GĐ khác
nhau-> giàu-nghèo Làm cho công xã thị tộc
tan vỡ , bước sang thời đại có giai cấp đầu
tiên, thời Cổ đại.

- Do quá trình chiếm hữu của cải dư thừa và
khả năng
lao động của mỗi gia đình khác nhau  xuất
hiện kẻ giàu người nghèo.=> xã hội nguyên
thủy dần chuyển sang xã hội có giai cấp
- Nguyên nhân:do sự phát triển của sức sản
xuất-> xuất hiện của cải dư thừa thường
xuyên

4. Củng cố
- Khái quát lại những kiến thức chính trong bài
-.Tính cộng đồng của Thị tộc
- Nguyên nhân xuất hiện tư hữu, tư hữu xuất hiện dẫn đến xã hội có những đổi thay
trong xã hội nguyên thủy như thế nào.
5.Dặn dò:

Về nhà trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và chuẩn bị bài 3 qua câu hỏi sau:
- Những giai cấp chính trong xã hội cổ đại phương đông.
- Những thành tựu chính về văn hóa.



×