Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 40: LêNin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.52 KB, 3 trang )

Bài 40:
LÊ-NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỈ XX
A. Mục tiêu: Học sinh cần:
- Có những hiểu biết về đóng góp của Lê-nin trong phong trào công nhân Nga và đặc
điểm của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga.
- Nắm được những nét lớn về tình hình nước nga đầu thế kỉ XX và diễn biến chính của
cách mạng Nga 1905-1907.
- Kính yêu và biết ơn Lê-nin, những lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới.
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử. Hiểu đúng khái niệm: cách mạng dân
chủ tư sản kiểu cũ, cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, chuyên chế vô sản.
B. Chuẩn bị:
C. Lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Nét chính về Quốc tế thứ hai?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên - học
sinh

Lấy tên Liên hiệp đấu tranh giái
phóng giai cấp công nhân.
Chưa có cương lĩnh, điều lệ vì
BCHTW đều bị bắt.
Trong đảng chia hai phái: Bôn-sêvich và Men-sê-vich(giải thích)
Đọc học sinh ghi và giải thích
thêm.

Nội dung
I. Hoạt động bước đầu của V.I.Lê-nin trong phong
trào công nhân Nga:
1. Tiểu sử Lê-nin (sgk).
2. Hoạt động bước đầu của Lê-nin:


- Năm 1895, thống nhất các nhóm mác-xít ở Xanh
Pê-tec-bua.
- Tháng 3/1898, Đại hội thành lập Đảng công nhân
xã hội dân chủ Nga triệu tập ở Min-xcơ.
- Năm 1900, xuất bản báo “Tia lửa”nhằm truyền bá
chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga.
- Tháng 7/1903, Đại hội II của Đảng công nhân xã
hội dân chủ Nga ở Luân Đôn, thông qua cương lĩnh
và điều lệ Đảng. Đây là đảng vô sản kiểu mới vì:
+ Triệt để đấu tranh vì giai cấp công nhân và nhân
dân lao động.
+ Tuân thủ và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác.
+ Đấu tranh chống khuynh hướng chủ nghĩa cơ hội.
-Trong thời gian này, Lê-nin viết nhiều tác phẩm
nhằm phê phán chủ nghĩa cơ hội, khẳng định vai trò
của giai cấp công nhân và nhấn mạnh tầm quan trọng
của cuộc đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải
phóng người lao động.
II. Cách mạng 1905-1907 ở Nga:


Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX, nước Nga chưa tiến hành
cách mạng tư sản đã chuyển sang
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Nga Hoàng bóp ghẹt mọi quyền tự
do, dân chủ, nên hầu hết nhân dân
bất mãn với chế độ này.
Làm bộc lộ những hạn chế của
nước Nga và làm cho tình hình

chính trị của đất nước lâm vào
khủng hoảng nghiêm trọng, đẩy
những mâu thuẫn vốn có trong xã
hội Nga lên đến đỉnh điểm.
Có thể cho học sinh về nhà tự học.

1.Tình hình nước Nga trước cách mạng:
- Kinh tế: các công ti độc quyền ra đời, đội ngũ công
nhân trở nên đông đảo.
- Chính trị: chế độ Nga Hoàng >< nhân dân.
- Sự thất bại của Nga trong chiến tranh Nga- Nhật
=> xã hội mâu thuẫn sâu sắc => cách mạng bùng nổ.

2. Cách mạng bùng nổ:
a. Diễn biến:
- Ngày 9/191905, công nhân Pê-tec-bua biểu tình
hòa bình, bị Nga Hoàng đàn áp.
- Tháng 1/1905, làn sóng bãi công bùng lên trong cả
nước.
- Mùa hè 1905, các xô viết đại biểu công nhân được
thành lập ở nhiều nơi…
- Tháng 12/1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va
và nhiều thành phố khác.
- Cuối năm 1907, phong trào cách mạng chấm dứt.
b. Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu
mới (do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thời đại đế
quốc chủ nghĩa).

Cách mạng Nga có điểm gì khác
các cuộc cách mạng tư sản trước

đó?
Do giai cấp vô sản lãnh đạo, sự
tham gia đông đảo của nhân dân
lao động, giải quyết những nhiệm
vụ của cách mạng dân chủ tư sản
và đặt cơ sở cho việc chuyển sang
cách mạng xã hội chủ nghĩa, thiết
lập nền chuyên chế vô sản.
c. ý nghĩa:
Phát vấn.
- Giáng một đòn mạnh mẽ và chế độ Nga Hoàng.
- ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở
các nước đế quốc.
- Thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông.
4. Củng cố:
-GV chốt lại những nội dung chính của bài, học sinh ghi nhớ được: nguyên nhân dẫn đến
cách mạng Nga 1905-1907, diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc cách mạng này.
5. Dặn dò: Xem lại nội dung lịch sử đã học ở học kì II, tiết sau ôn tập chuẩn bị cho thi
học kì II.




×