Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 40: LêNin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.85 KB, 4 trang )

BÀI 40

LÊ NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA
ĐẦU THẾ KỶ XX
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: giúp học sinh nhận thức:
- Đầu thế kỷ XX, nhờ những hoạt động tích cực của V.I.Lênin, Đảng công nhân xã
hội dân chủ Nga đã ra đời. Khác với các đảng trong Quốc tế thứ hai, Đảng của Lênin triệt
để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tuân thủ và vận
dụng những nguyên lí sáng tạo của chủ nghĩa Marx, đấu tranh không khoan nhượng với
các khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa.
- Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (do
giai cấp vô sản lãnh đạo, giải quyết những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản
và đặt cơ sở cho việc chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2. Tư tưởng, tình cảm: Bồi dưỡng lòng kính yêu và tôn trọng những lãnh tụ của giai cấp
vô sản thế giới – những người đã cống hiến cả cuộc đời và sức lực cho cuộc đấu tranh
giải phóng nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới.
3. Kỹ năng: Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: cách mạng dân chủ tư sản kiểu
cũ, cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, chuyên chính vô sản
B. ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC :
1. Giáo viên:
- Giáo trình lịch sử thế giới Cận đại, ĐHSP, 2003
- Tư liệu và tiểu sử của V.I. Lenin
- Tranh ảnh về cuộc cách mạng 1905 – 1907 ở Nga.
2. Học sinh:
- Đọc trước SGK, chú ý thử trả lời các câu hỏi trong SGK, sưu tập tư liệu liên
quan đến bài giảng.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
1. Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai ?
2. Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã ?


II. Giảng bài mới:
1. Mở bài: Sau khi Engels qua đời, trung tâm phong trào cách mạng thế giới được
chuyển sang Nga nhờ những đóng góp tích cực về mặt lý luận và thực tiễn của Lênin,
người đã tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống các trào lưu tư tưởng cơ
hội chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa Marx ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong phong trào công
nhân Nga và phong trào công nhân quốc tế.
2. Các bước thực hiện bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI
* Hoạt động 1:
1.Hoạt động bước đầu của Lenin
- GV giới thiệu chân dung Lênin năm 1905, đề trong phong trào công nhân Nga:
nghị HS trình bày sơ nét về tiểu sử Lênin. trên cơ a. Lênin: Vlađimia Ilich Ukianốp


sở chuẩn bị bài ở nhà, (đối tượng học sinh trung
bình khá)
- GV nêu vấn đề:
?? Trình bày những hoạt động tích cực của Lênin trong việc hình thành Đảng vô sản kiểu mới
ở Nga?
- HS theo dõi SGK, trình bày các nét chính về
hoạt động của Lê nin đối với việc hình thành
Đảng vô sản kiểu mới ở Nga
- GV nhận xét bổ sung và phân tích thêm:
- 1883, Plekhanov truyền bá chủ nghĩa Mác vào
nước Nga nhưng chưa đạt kết quả cao. Mùa thu
năm 1895, Lê-nin thống nhất các nhóm Mác-xít ở
Peterburg thành Liên hiệp đấu tranh giải phóng
giai cấp công nhân – mầm mống của Đảng mácxít.
- Năm 1903, đại hội Đảng công nhân xã hội dân

chủ Nga triệu tập ở Luân Đôn bàn về cương lĩnh
điều lệ Đảng. Đa số đại biểu tán thành đường lối
cách mạng của Lênin => Đảng công nhân xã hội
dân chủ Nga đã bị phân liệt thành hai nhóm:
Bolshevik (ủng hộ Lenin) và Menshevik (theo chủ
nghĩa cơ hội).
- GV nêu câu hỏi nhận thức.
?? Vì sao Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga
thành lập năm 1903 được xem là một Đảng vô
sản kiểu mới?
- HS theo dõi SGK, suy nghĩ, trả lời.
(triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, tuân thủ và vận dụng
sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác, chống các khuynh hướng của chủ nghĩa cơ
hội…)
* Hoạt động 2:
- GV đề nghị HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK,
nói về việc Lê-nin viết hàng loạt tác phẩm phê
phán quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, khẳng định
vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiền phong
của giai cấp này. HS tự ghi bài.
* Hoạt động 3 :
- GV nêu câu hỏi nhận thức :
?? Trên cơ sở kiến thức SGK, nêu vai trò của
Lênin đối với phong trào công nhân Nga và

sinh ngày 22/4/1870 trong gia đình
trí thức tiến bộ.
-Mùa thu năm 1895 lê Nin thống

nhất các nhóm Mác xít ở Pêtécbua .
-Năm 1900 xuất bản báo tia lửa,
nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào
ptCN Nga.
b. Lênin trong phong trào công
nhân Nga:
-Năm 1903 tại Đại hội Đảng CNXH
Nga được triệu tập ở Luân Đôn, dưới
sự chủ trì của Lê Nin , bàn về cương
lĩnh điều lệ Đảng (nội bộ lúc này
chia làm 2 phái B&M)
-Đầu tkXX các phái cơ hội trong
quốc tế hai,ủng hộ chính phủ tư
sản ,ủng hộ chiến tranh.
-Đảng Bônsêvích do Lê Nin lãnh đạo
,cương quyết chống chiến tranh đế
quốc, trung thành với sự nghiệp vô
sản.
2. Cách mạng 1905-1907 ở Nga:
a. Tình hình nước Nga trước cách
mạng:
+Kinh tế: KT tư bản phát triển,xuất
hiện các công ty độc quyền.
+Chính trị:- Chế độ Nga Hoàng kìm
hãm KTpt ,bóp nghẹt tự do dân chủ.
-Bại trận trong chiến tranh NgaNhật, làm mâu thuẫn xã hội gay gắt
dẫn đến bùng nổ cuộc chiến tranh.
b. Cách mạng bùng nổ:
-Ngày 9/1/1905 có 14 vạn công nhân
ở Pêtecbua biểu tình trước cung điện

mùa Đông để đưa đơn thỉnh cầu,
nhưng bị Nga Hoàng cho quân đàn
áp dã man (Ngày chủ nhật đẫm mắu)
-Đảng CNXHDC Nga thông qua
luận cương cách mạng của Lê
Nin,lãnh đạo CMDCTS đánh đổ
phong kiến rồi tiến lên CMXHCN.
-Từ tháng 4-11/1905 pt cách mạng


phong trào cách mạng thế giới ?
- HS trả lời, GV chốt ý
* Hoạt động 4: GV nêu vấn đề:
?? Hãy nêu và phân tích nguyên nhân dẫn đến
cách mạng Nga 1905 – 1907?
- GV hướng dẫn HS đọc SGK, nêu nguyên nhân
cuộc cách mạng 1905 – 1907.
- GV phân tích và chốt ý cho HS nắm bài:
+ Kinh tế: Đầu thế kỉ XX, kinh tế công thương
nghiệp ở Nga phát triển, các công ty độc quyền
xuất hiện, đội ngũ công nhân đông đảo.
+ Chính trị: Chế độ chuyên chế phong kiến Nga
hoàng kìm hãm sự phát triển kinh tế, bóp nghẹt
mọi quyền tự do dân chủ => nhân dân lao động
cơ cực, bất mãn.
+ Xã hội : mâu thuẫn sâu sắc do:
- Khủng hoảng kinh tế 1900 - 1901
- Thất bại trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 –
1905
=> Cách mạng bùng nổ

* Hoạt động 5:
- GV sử dụng tranh ảnh (Cung điện Mùa đông,
Cuộc biểu tình ngày 09.01.1905), trình bày những
nét chính về diễn biến: Ngày 09.01.1905, 14 vạn
công nhân Petersburg và gia đình biểu tình hoà
bình trước Cung điện Mùa đông thỉnh cầu Nga
hoàng cải thiện đời sống. Đáp lại lời khẩn cầu
hòa bình của công nhân, Nga hoàng đã sử dụng
đại bác đàn áp đẫm máu. Lòng tin của nhân dân
vào Nga hoàng bị tiêu tan, họ nổi dậy dựng chiến
lũy, chuẩn bị chiến đấu với khẩu hiệu: “đả đảo
chế độ Nga hoàng”, các xô viết đại biểu công
nhân thành lập.
- GV đề nghị HS đọc đoạn chữ nhỏ mô tả diễn
biến trong SGK, tòm tắt diễn biến cho HS nắm
bài.
* Hoạt động 6: GV nêu vấn đề:
?? Thế nào là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
kiểu mới? Lập bảng so sánh cách mạng dân
chủ tư sản kiểu mới và kiểu cũ (về lãnh đạo,
động lực, nhiệm vụ, mục tiêu)
- CM dân chủ tư sản kiểu mới: cách mạng tư
sản dân chủ, nhưng do giai cấp vô sản lãnh đạo

lên cao cácxô viết được thành lập.
-Tháng 12/1905 tại Matxcơva khởi
nghĩa vũ trang kéo dài hai tuần lễ
nhưng cuối cùng thất bại.
-Đến 1907 cách mạng chấm dứt.
+Tính chất: Đây là cuộc cách mạng

DCTS kiểu mới ở Nga.
+Ý nghĩa: - Giáng một đoàn mạnh
vào phong kiến.
-Aûnh hưởng đến phong trào đấu
tranh dân chủ ở các nước đế quốc.
-Thức tỉnh nhân dân phương Đông
đấu tranh giải phong áp bức.
I. V. I. Lênin và cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa cơ hội .


trong thời kì đế quốc chủ nghĩa.
– GV phân tích thêm về ý nghĩa cuộc cách mạng
Nga 1905 – 1907: Để lại nhiều bài học kinh
nghiệm về tổng bãi công chính trị, khởi nghĩa vũ
trang, thành lập Xô viết; khẳng định sự lãnh đạo
của đảng vô sản là nhân tố quyết định thắng lợi
của cách mạng.
** Kết luận: Các hoạt động chống chủ nghĩa cơ hội và truyền bá tư tưởng cách mạng của
Lênin đã đặt tiền đề cho cách mạng Nga 1905 – 1907. Nhờ chủ trương : “Biến chiến
tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng” của ông, giai cấp công nhân và nhân dân lao
động nga đã giành thắng lợi to lớn trong cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917.
III. Củng cố bài:
1. Vai trò của Lênin đối với phong trào công nhân Nga và phong trào cách mạng thế
giới?
2. Tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga 1905 – 1907 .
IV. Ôn tập và chuẩn bị bài:
- Học hai câu hỏi trong sách giáo khoa, trang 189.
- Ôn tập chuẩn bị thi học kỳ II.
Duyệt:

D. BỔ SUNG & GÓP Ý:



×