Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.3 KB, 2 trang )

Bài 26
TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỮA ĐẦU THẾ KỈ XIX VÀ PHONG
TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN
I- Mục tiêu bài học:
1- Về kiến thức:
Giúp hs hiểu và nắm được:
- Tình hình chính trị, xã hội Việt Nam dần dần trở lại ổn định nhưng mâu thuẫn giai
cấp vẫn không dịu đi
- Các cuộc đấu tranh của nd diễn ra liên tục và mở rộng ra hầu hết cả nước, lôi cuốn
cả một bộ phận binh lính
2- Về thái độ:
Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm với nd, quan tâm đến đời sống của cộng đồng
3- Về kĩ năng:
Rèn luyện cho hs kĩ năng phân tích, tổng hợp, nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử
II- Tài liệu- thiết bị dạy học
- Bản đồ Việt Nam
- Một số câu thơ, ca dao về cuộc sống của nd ta dưới thời Nguyễn
III- Tiến trình giờ học
1Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: - Nêu tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn?
- Nêu thành tựu về văn hóa – giáo dục?
3- Dẫn vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động: cả lớp- cá nhân
- GVH: Nêu tình hình xã hội dưới triều
Nguyễn?, đời sống nhân dân sẽ ra sao?
- HS: Đọc sgk+ suy nghĩ trả lời
- GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý
- GVH: Em nghĩ thế nào về đời sống của
nd ta dưới triều Nguyễn, so sánh với thế


kỉ XVIII ?
- HS: Suy nghĩ trả lời
- GV: Nhận xét, bổ sung => Đời sống của
nd cực khổ hơn các triều đại trước, dẫn
đến mâu thuẫn xã hội lên cao, bùng nổ

Kiến thức cơ bản
1-Tình hình xã hội và đời sống nhân dân
a. Xã hội: Chia thành 2 giai cấp
+ Giai cấp thống trị: vua, quan lại, đ/c cường
hào
+ Giai cấp bị trị: đại đa số là nông dân
+ Tệ tham quan ô lại rất phổ biến
+ Ở nông thôn địa chủ cường hào ức hiếp nd
b. Đời sống nhân dân
+ Chịu cảnh sưu cao, thuế nặng
+ Chế độ lao dịch nặng nề
+ Thiên tai, mất mùa đói kém thường xuyên


các cuộc đấu tranh

* Hoạt động: Cả lớp- cá nhân
-GV: Cho hs tóm tắt những nét chính về
phong trào đấu tranh của nd và binh
línhdưới triều Nguyễn, sau đó gọi hs trình
bày- hs khác nghe và nhận xét, bổ sunggv nhận xét, bổ sung và chốt ý
- GVH: Em có biết gì tiểu sử của Phan Bá
Vành và Cao Bá Quát?
- HS: Dựa vào kiến thức đã chuẩn bị

trước
để trả lời
- GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý
-GVH: Qua những nét chính về phong
trào
Đấu tranh của nông dân thời Nguyễn em
Hãy rút ra đặc điểm của phong trào?
- HS: Dựa vào diễn biến của phong trào+
Suy nghĩ trả lời
- GV: Nhận xát, bổ sung và chốt ý
* Hoạt động: cả lớp- cá nhân
- GVH: Do đâu mà các dân tộc người
thiểu
số nổi dậy đấu tranh, cuộc đấu tranh diễn
ra ntn?
- HS: Đọc sgk rút ra ý chính trả lời
- GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý

xảy ra
=> Đời sống của nd cực khổ hơn các triều đại
trước, dẫn đến mâu thuẫn xã hội lên cao, bùng
nổ các cuộc đấu tranh
2- Phong trào đấu tranh của nhân dân và
binh lính
- Nửa đầu thế kỉ XIX phong trào đấu tranh
của Nông dân nổ ra rầm rộ, khắp nơi, có 400
cuộc Khởi nghĩa
- Tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa của Phan Bá Vành nổ ra năm
1821 đến 1827 bị đàn áp

+ Khởi nghĩa của Cao Bá Quát nổ ra1854 đến
1855 bị đàn áp
+ Năm 1833 binh lính nổi dậy do Lê Văn Khôi
chỉ huy ở Phiên An ( Gia Định), đến năm 1835
bị dập tắt
- Đặc điểm:
+ Phong trào nổ ra ngay từ đầu khi nhà
Nguyễn lên cầm quyền
+ Nổ ra liên tuc, số lượng lớn, quy mô lớn và
thời gian kéo dài
3- Đấu tranh của các dân tộc ít người
- Nữa đầu thế kỉ XIX các dân tộc ít người
nhiều
lần nổi dậy chống chính quyền
- Ở phía Bắc: có khởi nghĩa của người Tày ở
Cao Bằng ( 1833- 1835 ) do Nông Văn Vân
lãnh đạo
- Ở phía Nam: có cuộc khởi nghĩa của người
Khơ Me ở miền tây nam bộ

4. Củng cố
- Khái quát lại các kiến thức chính trong bài.
5. Dặn dò
- Nhắc HS về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK,đọc và chuẩn bị trước
bài mới



×