Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.81 KB, 4 trang )

- Bài 26

TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ
CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu
- Đầu thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam dần dần trở lại ổn ịnh, nhưng mâu thuẫn giai
cập vẫn không dịu đi. Mặc dầu nhà Nguyễn có một số cố gắng nhằm giải quyết những
khó khăn của nhân dân nhưng sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt, bộ máy quan lại
sa đọa, mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra liên tục và mở rộng ra hầu hết cả nước, lôi
cuốn cả một bộ phận binh lính.
2. Tư tưởng, tình cảm: Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm đối với nhân dân, quan tâm đến
đời sống chung của nhân dân.
3. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp.
B. ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC :
1. Giáo viên:
- Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn.
- Một số câu thơ, ca dao về cuộc sống của nhân dân và các cuộc khởi nghĩa.
2. Học sinh:
- Đọc trước SGK, chú ý thử trả lời các câu hỏi, sưu tập tư liệu liên quan đến bài
giảng.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
1. Trình bày khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà
Nguyễn.
2. Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX.
3,. Đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX.
II. Giảng bài mới:
1. Mở bài: Từ khi thành lập, nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách để củng cố quyền
thống trị nhưng những thể chế cũ của chế độ phong kiến được duy trì không tạo điều kiện


vượt qua khủng hoảng. Mâu thuẫn xã hội gay gắt, hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống
phong kiến kéo dài suốt nửa đầu thế kỷ XIX
2. Các bước thực hiện bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI
* Hoạt động 1: Toàn lớp và cá nhân
I. Tình hình xã hội và đời sống nhân
- GV giảng giải về tình hình xã hội Việt Nam dân
thời Nguyễn:
Xã hội
+ Nguyên nhân bộ máy nhà nước Nguyễn tăng
cường tính chuyên chế: Triều Nguyễn thành lập - Xã hội chia làm 2 giai cấp rõ rệt :
vương triều trong hoàn cảnh gian nan, vất vả, thống trị và bị trị.
sau một giai đoạn nội chiến ác liệt, nên chủ


trương tăng cường tính chuyên chế để bảo vệ
an ninh chính trị và quyền thống trị của dòng
họ.
+ Trong bối cảnh lịch sử đó, các giai cấp torng
xã hội Việt Nam tuy không có gì thay đổi song
tình hình các giai cấp và mối quan hệ giữa các
giai cấp ít nhiều có sự biến đổi.
* Hoạt động 2: Toàn lớp và cá nhân
- GV hướng dẫn HS theo dõi SGK để thấy sự
phân hóa xã hội Việt Nam thời Nguyễn.
- GV đề nghị HS đọc lời Nguyễn Công Trứ nói
về tệ tham quan ô lại, cường hào, ác bá và nêu
câu hỏi nhận thức:
?? Vì sao triều Nguyễn xây dựng chính quyền

chuyên chế tập trung mạnh nhưng tình hình
chính trị vẫn không ổn định?
(HS theo dõi bài giảng và SGK, suy nghĩ trả lời.
Dự kiến: tệ tham quan ô lại, cường hào ác bá,
thiên tai, mất mùa…)
- GV đề nghị HS đọc to bài vè trong SGK mô tả
tình cảnh nhân dân và nêu nhận xét (đời sống
nhân dân cơ cực, bần hàn => nổi dậy khởi
nghĩa liên miên)
* Hoạt động 3: Toàn lớp và cá nhân
- GV đặt vấn đề: So với thời kì trước, phong
trào đấu tranh của nhân dân thời Nguyễn có
điểm gì khác ?
- HS đọc SGK, suy nghĩ trả lời (diễn ra liên
tục, rầm rộ, rộng khắp ngay từ khi thành lập
vương triều, lôi cuốn đông đảo ácc tầng lớp
nhân dân, có sự tham gia của binh lính, trong
gần 60 năm đầu thời Nguyễn, có khoảng 400
cuộc khởi nghĩa)
- GV dùng phương pháp đám thoại, gợi mở vấn
đề giúp HS nắm được nhữung nét chính về các
cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của Phan Bá Vành,
Cao Bá Quát, Lê Văn Khôi
- Lê Văn Khôi: con nuôi của Lê Văn Duyệt, rất
giỏi võ nghệ. Bất bình vì triều đình đối xử tàn tệ
với công thần, ông phát động binh lính khởi
nghĩa (1833), được sự ủng hộ của nhân dân và
cả giáo sĩ. Minh Mạng phải rất vất vả mới đàn
áp được.


- Quan lại tham ô nhũng nhiễu, cường
hào ức hiếp dân lành.
Đời sống nhân dân
- Nộp tô thuế khá cao, lao dịch nặng
nề.
- Thiên tai mất mùa, đói kém thường
xuyên.
=> Đời sống nhân dân cực khổ , làm
cho
mâu thuẩn xã hội gia tăng, bùng nổ
các
cuộc đấu tranh.

II. Phong trào đấu tranh của nhân
dân và binh lính
Nửa đầu thế kỷ XIX có hơn 400
cuộc khởi nghĩa diễn ra.
Các cuộc khỡi nghĩa tiêu biểu
- Miền Bắc: khởi nghĩa của Phan bá
vành (1821) và Cao Bá Quát (1854).
- Miền Nam: khởi nghĩa của Lê Văn
Khôi ở Gia Định (1833).
Đăc điểm
- Nổ ra khi triều Nguyễn vừa thành lập
nên còn mạnh.
- Nổ ra liên tục, số lượng lớn và kéo
dài.


* Hoạt động 4: Toàn lớp và cá nhân

- GV nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ:
?? Quan hệ giữa các vương triều trước (Lý,
Trần, Lê…) với các dân tộc thiểu số diễn ra
như thế nào?
- HS dựa trên kiến thức cơ bản trả lời. Dự kiến:
quan hệ tốt đẹp.
- GV nêu vấn đề:
?? Vì sao dưới thời Nguyễn, các dân tộc ít
người nổi dậy đấu tranh ?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý:
+ Do tác động của phong trào nông dân trên cả
nước.
+ Do mâu thuẫn, bất mãn với triều đình…
- GV đề nghị HS đọc SGK, kể một số cuộc đấu
tranh tiêu biểu của các dân tộc ít người ở miền
Nam và miền Bắc.
- HS theo dõi SGK, phát biểu.
- GV bổ sung, chốt ý.

III. Đấu tranh của các dân tộc ít
người
- Nguyên nhân: do chính sách dân tộc
của nhà Nguyễn và sự tác động của các
cuộc khởi nghĩa nông dân.
- Ở phía Bắc: khởi nghĩa của người
Tày và người Mường.
- Ở vùng Tây Nam kỳ: các cuộc khởi
nghĩa của người Khmer.
- Phong trào chỉ tạm lắng khi thực dân
Pháp xâm lược nước ta.


Kết
luận:
triều Nguyễn thi hành nhiều chính sách
bảo thủ làm cho xã hội mâu thuẫn sâu
sắc, hàng loạt các cuộc đấu tranh của
nhân dân diễn ra đã tác động mạnh mẽ
đến chính quyền triều Nguyễn và tình
hình xã hội đương thời.

III. Củng cố bài:
IV. Ôn tập và chuẩn bị bài:
- Học ba câu hỏi trong sách giáo khoa, trang 132.
- Đọc trước SGK bài 27 : “Quá trình dựng nước và giữ nước” trang 133.
- Sưu tập tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học mới.
D. BỔ SUNG & GÓP Ý
Đại Ngãi, ngày…../…../2011
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
Tài liệu tham khảo:
Tình hình lúc ấy dưới trều Nguyễn, nạn đói xảy ra liên tiếp, thời Gia Long xảy ra 6 trận
đói, thời Minh Mệnh 10 trận đói, vùng Sơn Nam Hạ, qua thống kê 13 huyện nhân dân bỏ làng


phiêu tán mất 108 xã thôn, bỏ hoang hơn 12700 mẫu ruộng. Ðến nỗi cỏ lau mọc hoang dại thú

rừng về ở. Ðã vậy thuế khóa lao dịch rất nặng nề, mỗi người dân đi làm công không cho Nhà
nước, mỗi năm mất 60 ngày, nạn nhũng lạm quan lại, cường hào cướp đoạt của dân đến 8,9 phần,
nhiều người chết đói để lại vợ góa con côi. Cuộc khởi nghĩa nổi lên khắp nước.... thời Gia Long
90 cuộc, đến Minh Mệnh 230 cuộc. Người nông dân quá nghèo khổ ở vùng Sơn Nam Hạ, cũng
không thể ngồi yên chờ chết được nữa. Năm 1821 Phan Bá Vành và một số bạn cùng chí hướng
tập hợp dân nghèo nổi lên khởi nghĩa chống lại bọn tham quan ô lại, cướp của nhà giàu để cứu
dân đói.
Dũng tướng đời Minh Mạng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyễn ở thành Phiên
An (tức vùng Gia Định cũ, nay thuộc TP. Hồ Chí Minh). Ông vốn là thổ hào ở Cao Bằng, trước
là họ Bế, rồi đổi ra họ Nguyễn Hữu Khôi. Sau ông được Lê Văn Duyệt nuôi làm con, nên gọi là
Lê Văn Khôi.
Cuộc khởi nghĩa xảy ra trong tháng 6-1833, ông tự xưng Bình Nam Đại Nguyên soái, chiến cuộc
kéo dài hơn 2 năm (1833-1834), bị Vệ úy Thái Công Triều phản bội đầu hàng triều đình, nội bộ
tan vỡ, ông lâm bệnh mà chết. Nhóm nghĩa quân kiên cường đưa con ông là Lê Văn Câu lên
thay, nhưng tình thế đã nguy ngập. Tháng 7-1835 cuộc nổi loạn bị dẹp tan. Hơn 1831 người bị
giết gom chung vào một huyệt, chúng gọi là "Mả Ngụy" (nay còn dấu vết ở phía Tây TP. Hồ Chí
Minh).
Con ông và 6 người nữa gồm có Giáo sĩ người Pháp Marchand, một người Minh Hương là Mạch
Tấn Giai và hai tướng biệt hiệu là ông Hoành và ông Trấm bị đóng cũi giải về Huế rồi đem xử
lăng trì.



×