Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỷ II TCN đến đầu thế kỷ X)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.74 KB, 2 trang )

Bài 15:
THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC
LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỈ II TCN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X)
A. Mục tiêu: Học sinh cần:
- Ghi nhớ tình hình nước ta từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN => đầu
thế kỉ X; chính sách cai trị, đô hộ thâm độc của các triều đại phong kiến phương Bắc đối
với nước ta.
- Biết trình bày và phân tích: trong thời Bắc thuộc, tình hình kinh tế, xã hội nước ta tuy có
những chuyển biến nhất định nhưng bị kìm hãm nhiều mặt.
- Bồi dưỡng lòng tự hào về sức sống mãnh liệt của dân tộc.
B. Chuẩn bị: Bảng phụ.
C. Lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Nét chính về quốc gia Văn Lang- Âu Lạc?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên- học
sinh
- Năm 179TCN nhà Triệu sáp
nhập vào Nam Việt.
- Năm 111 TCN , nhà Hán chia
thành 3 quận …

Nội dung

I. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương
Bắc và những chuyển biến trong kinh tế, văn hóa, xã
hội Việt Nam:
1. Chế độ cai trị:
a. Tổ chức bộ máy cai trị: các triều đại phong kiến
phương Bắc đều tổ chức bộ máy cai trị ở nước ta và
cử quan lại người Hán sang cai trị tới cấp huyện.


b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn
Biểu hiện trong c/s bóc lột về hóa:
kinh tế của phong kiến p/Bắc đ/v * Về kinh tế:
nhân dân ta?
- Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
- Cướp ruộng đất, thực hiện chính sách đồn điền.
- Độc quyền muối và sắt.
* Về văn hóa:
- Biện pháp: truyền bá Nho giáo vào nước ta, mở
trường dạy chữ Hán, đưa người Hán vào ở lẫn với
dân ta, bắt dân ta theo phong tục Hán, áp dụng luật
pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp nhân dân.
Phát vấn?
- Mục đích: đồng hóa dân tộc ta để vĩnh viễn thôn
tính nước ta.
Chúng có đạt được mục đích trên - Kết quả: Nho giáo chỉ ảnh hưởng tới một số vùng,
không? Vì sao?
còn nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói, phong tục,
Dùng bảng phụ
tập quán truyền thống của mình.


2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội:
Học sinh chép bản thống kê vào
vở.

Chuyển biến về kinh tế
- Công cụ sắt được sử
dụng phổ biến.
- Đẩy mạnh khai hoang,

mở rộng S trồng trọt.
- Xây dựng nhiều công
trình thủy lợi, đường
giao thông.
- Thủ công nghiệp,
thương mại có nhiều
chuyển biến.

Chuyển biến về văn hóa
- xã hội
- Tiếp nhận yếu tố tích
cực của văn hóa Trung
Hoa thời Hán, Đường và
“Việt hóa” nó.
- Tiếng Việt, các phong
tục, tập quán của tổ tiên
ta vẫn được bảo tồn.

4. Củng cố:
- Âm mưu thâm độc của các triều đại phương Bắc trong việc tổ chức cai trị, bóc lột, đàn
áp dân tộc ta?
5. Dặn dò: Xem tiếp phần II của bài. Trả lời câu hỏi tr.73.



×