Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Lịch sử 11 bài 5: Châu Phi và khu vực Mỹ Latinh (Thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.66 KB, 4 trang )

Bài 5
CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA -TINH
(Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức : Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Nắm được vài nét về châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh trước khi xâm lược.
- Hiểu được quá trình các nước đế quốc xâm lược và chế độ thực dân ở châu Phi, Mĩ La -tinh.
- Phong trào đấu tranh giành độc lập của châu Phi, Mĩ La -tinh cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2. Tư tưởng: Giáo dục thái độ đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi, Mĩ La
-tinh, lên án sự thống trị áp bức, bóc lột của CNTD , giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế.
3. Kỹ năng: Nâng cao kỹ năng học tập bộ môn, biết liên hệ kiến thức đã học trong thực tế cuộc
sống hiện nay, phân tích tài liệu, sự kiện rút ra kết luận.
II. THIẾT BỊ - TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Bản đồ châu Phi, bản đồ khu vực Mĩ La -tinh, tranh ảnh, tài liệu có liên quan.
III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC TRÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Câu 2: Giải thích vì sao trong khu vực Đông Nam Á, Xiêm là nước duy nhất không trở thành
thuộc địa của các nước phương Tây?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Nếu thế kỉ XVIII thế giới chứng kiến sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ
phong kiến, thì thế kỉ XIX là thế kỉ tăng cường xâm chiếm thuộc đại của các nước tư bản Âu Mĩ. Cũng như châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La -tinh không tránh khỏi cơn lốc xâm lược đó.
Để hiểu được chủ nghĩa thực dân đã xâm lược và thống trị châu Phi như thế nào, nhân dân các
dân tộc ở đây đã đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài
hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV dùng lược đồ châu Phi cuối thể kỉ XIX đầu
XX giới thiệu đôi nét về châu Phi – Đặc biệt kênh
đào Xuy-ê


- Hỏi: Vì sao Châu Phi bị xâm lược?
- HS theo dõi phần GV giới thiệu + hiểu biết qua
các bài NB, TQ, Ấn Độ, ĐNÁ để trả lời.
- Hỏi: Quá trình các nước TB phương Tây xâm lược
Châu Phi như thế nào?
- GV yêu cầu HS sử dụng lược đồ thuộc địa của các
nước đế quốc ở châu Phi cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ

Kiến thức HS cần nắm

I. Châu Phi
1/ Quá trình xâm chiếm Châu Phi của
Các nước đế quốc hồi cuối TK XIX:
* Nguyên nhân Châu Phi bị xâm lược:

* Quá trình xâm chiếm Châu Phi của Các
nước đế quốc hồi cuối TK XIX:
- Từ giữa thế kỉ XIX, nhất là sau khi hoàn


XX - quan sát lược đồ và lập bảng thống kê theo
mẫu:
Tên ĐQ
Các nước CP
Tit lệ %
Anh
Nam Phi, Ai Cập, ...
32
Pháp
Angiêri, Mađagaxca, ... 28

Đức
Camôrun, Tôgô
7,5
BĐNha
Môdămbích, Ănggôla,. 6,5
Hỏi: Qua bảng thống kê và quan sát lược đồ
SGK ,hãy rút ra nhận xét về quá trình phân chia
thuộc địa ở Châu Phi hồi đầu TKXX?
- HS trả lời – GV chốt:
+ Đầu TK XX, việc phân chia thụôc địa giữa các
nước đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.
+ Việc phân chia không đồng đều giữa các nước
ĐQ, Anh và Pháp là 2 ĐQ chiếm nhiều nhất . (Vì
sao?- ĐQ già )

thành kênh đào Xuyê, thực dân phương
Tây đua nhau xâm chiếm châu Phi:
+ Anh chiếm: Nam Phi, Ai Cập, Tây
Nigiêria, Xômali, …
+ Pháp chiếm: một phần Tây Phi, Angiêri,
Mađagaxca, Tuynidi, …
+ Đức: Camôrun, Tôgô, Tây Nam Phi, …
+ Bồ Đào Nha: Môdămbích, Ănggôla, …
⇒ Đầu thế kỉ XX, việc phân chia thụôc
địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn
bản đã hoàn thành.

2/ Phong trào đấu tranh chống thực dân
của nhân dân châu Phi :
Hỏi: Nguyên nhân ND châu Phi đấu tranh chống - Nguyên nhân ND châu Phi đấu tranh:

CNTD ?
Do ách thống trị hà khắc của CNTD đối
- HS trả lời –GV chốt
với các dân tộc châu Phi -> bùng nô
phong trào đấu tranh GPDT ở châu Phi.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK lập bảng niên biểu - Tiêu biểu: Khởi nghĩa Ápđen Cađe ở
diễn biến phong trào đấu tranh của châu Phi theo Angiêri (1830 – 1847); phong trào đấu
mẫu:
tranh của tầng lớp trí thức và sỹ quan yêu
Tên nước P/t đ.tr
Thời gian Kết quả
nước Ai Cập, … đặc biệt là cuộc kháng
Angieeri
K/n Apđen 1830-1847 Thất bại
chiến của nhân dân Êtiôpia.
Cade
Ai Cập
P/t “Ai Cập 1879-1882 Thất bại
trẻ”
Acmet- a-ra-bi
Xu Đăng K/n
1882-1898 Thất bại
Môhamet
=> KL: Phong trào đấu tranh chống thực
Ê ti ôpi
K/c nhân 1889-1896 Thắng lợi
dân của nhân dân châu Phi tuy diễn ra sôi
dân Êti ôpi
nôi, thể hiện tinh thần yêu nước, nhưng
- Hỏi: Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh do trình độ tô chức thấp, lực lượng chênh

lệch, nên đã bị thực dân phương Tây đàn
chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi?
áp. Cuộc đấu tranh GPDT ở châu Phi vẫn
- HS suy nghĩ trả lời
tiếp tục phát triển trong TK XX.
- GV bổ sung kết luận:

* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
II. Khu vực Mĩ La-tinh
- GV nêu đôi nét về khu vực MLT , khái qát quá
- Ngay từ TK XVI, XVII, hầu hết các
trình MLT bị CNTD xâm lược.
nước Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa
-GV ĐVĐ: Phong trào đấu tranh ở MLT diễn ra của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.


như thế nào? Có gì khác với Châu Phi và Châu
Á? Nguyên nhân của sự khác nhau đó?
- GV giải thích: Do sau khi xâm lược MLT, chủ
nghĩa thực dân đã thiết lập ở đây chế độ thống trị
phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc.
( tàn sát dân bản địa, đưa nô lệ da đen từ Châu phi
sang hoặc những tùy tùng của TBN,BĐN)
- Đầu thế kỉ XIX nhu cầu phát triển kinh tế văn hóa
riêng đã thúc đẩy cuộc đấu tranh chống thực dân để
thiết lập những quốc gia độc lập.

- Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân là
nguyên nhân dẫn tới cuộc đấu tranh giành
độc lập của các dân tộc Mĩ Latinh.

- Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân Mĩ Latinh diễn ra quyết liệt và
nhiều nước giành độc lập ngay từ đầu TK
XIX.
- Tiêu biểu
+ K/n 1791 ở Haiti, dưới sự lãnh đạo của
Tútxanh Luvéctuya  nước Cộng hòa da
đen đầu tiên ở Mĩ Latinh ra đời.
+ Tiếp đó là cuộc đấu tranh giành độc lập
ở Áchentina (1816), Mêhicô và Pêru
(1821), …
- GV hỏi: Em hãy nhận xét về phong trào giải => Chỉ 2 thập kỷ đầu TK XIX phong trào
phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh?
đấu tranh diễn ra quyết liệt ở MLT -> các
- HS dựa vào bảng thống kê, và lược đồ để trả lời.
quốc gia độc lập lần lượt hình thành. Đây
là thắng lợi to lớn của nhân dân Mĩ
- GV: Sau khi giành độc lập từ nay Tây Ban Nha và Latinh trong cuộc đấu tranh chống chủ
Bồ Đào Nha, tình hình Mĩ La-tinh như thế nào?
nghĩa thực dân châu Âu.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được tình - Sau khi giành được độc lập, nhân dân
hình Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập và thấy được Mĩ Latinh lại phải tiếp tục đấu tranh
âm mưu thủ đoạn của Mĩ với khu vực này
chống lại những chính sách bành trướng
của Mỹ đối với khu vực này.

4. Củng cố:
GV củng cố bằng việc yều HS trả lời các câu hỏi nêu ra ngay từ đầu giờ học: Chủ nghĩa thực
dân đã xâm lược và thống trị châu Phi như thế nào? Nhân dân các dân tộc ở đây đã đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân ra sao?

5. Dặn dò: Học bài cũ, đọc trước bài mới. Sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện về Chiến tranh
thế giới thứ nhất 1914 - 1918.
* TƯ LIỆU:
1/ Kênh đào Xuy-ê : Nằm ở vùng Tây Bắc Ai Cập, nối liền biển đỏ với Điạ Trung Hải. Kênh
này do Công ty kênh Xuy-ê của Pháp - Ai Cập (Pháp chiếm 52% cô phần, Ai Cập chiếm 44%)
xây dựng, bắt đầu từ tháng 4/1859 và hoàn thành vào năm 1869. Kênh có giá trị kinh tế, quân sự
cao, đường thủy đi từ châu Âu sang châu Á qua kênh Xuy-ê là gần nhất, giảm được 50% quãng
đường. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ II kênh Xuy-ê có vị trí chiến lược đặc biệt.




×