Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Lịch sử 11 bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.96 KB, 4 trang )

Bài 4
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
(Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức :Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: :
- Nắm được quá trình xâm lược của các nước phương Tây vào ĐNÁ và phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở khu vực này.
- Thấy rõ sự chuyển biến về KT-XH , xu thế mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNÁ đầu
TK XX. (vai trò của các giai cấp - đặc bịêt là tư sản dân tộc và giai cấp công nhân) trong cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc.
2. Tư tưởng.
- Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ
nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
- Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, tiến bộ của nhân dân
các nước trong khu vực.
3. Kỹ năng: Biết sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để trình bày
những sự kiện tiêu biểu.
- Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á thời kỳ này.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Các tài liệu, chuyên khảo về Inđônêxia, Lào, Phi-lip-pin vào đầu thế kỉ XX.
- Tranh ảnh các nhân vật, sự kiện lịch sử liên quan đến bài học.
III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa
thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Câu 2: Nêu kết quả của cách mạng Tân Hợi. Vì sao cuộc cách mạng này là cuộc cách
mạng tư sản không triệt để?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Trong khi Ấn Độ, Trung Quốc lần lượt trở thành những nước thuộc địa và nửa thuộc địa
thì các quốc gia ở Đông Nam Á nằm giữa hai tiểu lục địa này cũng lần lượt rơi vào ách thông trị


của chủ nghĩa thực dân - trừ Xiêm (Thái Lan). Để hiểu được quá trình chủ nghĩa thực dân xâm
lược của nước Đông Nam Á và phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân các
nước Đông Nam Á, chúng ta cùng tìm hiểu bài các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX đầu thế
kỉ XX)
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.


Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV: Dùng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX giới thiệu về vị trí địa lý, lịch
sử - văn hóa, phân tích vị trí chiến lược của Đông
Nam Á
- GV hỏi: Tại sao Đông Nam Á trở thành đối
tượng xâm lược của tư bản phương Tây?
- HS theo dõi phần phân tích của GV, kết hợp với
những hiểu biết sau khi học Ấn Độ, Trung Quốc,
Nhật Bản để trả lời – GV chốt: ...
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK lập bảng thống kê
về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở
Đông Nam Á theo mẫu:
Tên nước ĐNÁ Tên ĐQ T/gian hoàn =

Kiến thức HS cần nắm

I. Quá trình xâm lược của chủ
nghĩa thực dân vào các nước Đông
Nam Á
1/ Nguyên nhân ĐNÁ bị xâm lược:
- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí

chiến lược quan trọng.
- Chế độ PK lâm vào khủng hoảng, suy yếu
→ thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm
lược.
2/ Quá trình xâm lược ĐNÁ của các nước
TB phương Tây:
- Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây
đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á:
Tên nước ĐNÁ
Inđô
Mã Lai,Miến Điện
VN,Lào , CPC
Philippin

Tên ĐQ xâm lược
BĐN, Hà lan
Anh
Pháp
TBN->Mỹ

- HS lên trình bày – GV chỉnh sửa
GV hỏi: Trong khu vực ĐNÁ nước nào là thuộc
địa sớm nhất? ĐN Á chủ yếu là thuộc địa của
thực dân nào? Có nước nào thoát khỏi thân
phận thuộc địa không?
- Xiêm là nước duy nhất ở ĐNÁ vẫn giữ
- HS theo dõi bảng thống kê, trả lời
được độc lập, nhưng cũng trở thành vùng
- Hỏi: Vì sao Xiêm vẫn giữ được độc lập?
- HS dựa SGK trả lời – GV chốt : Do Xiêm cải đệm giữa Anh và Pháp.

cách + C/sách đối ngoại khôn khéo .
* Hoạt động 2: Cá nhân
Hỏi : Vì sao CNTD nhanh chóng hoàn thành
quá trình xâm lược ở ĐNÁ?
- HS suy nghĩ + SGK trả lời
- GV gợi ý : ở Việt Nam khi Pháp tấn công vào
bán đảo Sơn Trà 1858, ND ta đã phản ứng như
thế nào ? nhưng vì sao cuối cùng VN cũng rơi
vào tay Pháp 1884 ?
- GV chốt ý : ...
- GV đặt vấn đề : Vậy phong trào đấu tranh chống
thực dân của ND ĐNÁ diễn ra như thế nào ? Kết
quả ra sao? Chuyển ý
* Hoạt động nhóm và cá nhân.
- Hỏi: Nguyên nhân vì sao phonng trào đấu
tranh chống TD diễn ra hàng loạt ở các nước
ĐNÁ?

II. Phong trào chống thực dân của
nhân dân Đông Nam Á:
1/ Vì sao CNTD nhanh chóng hoàn thành
quá trình xâm lược ở ĐNÁ:
- Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng
xâm lược, nhân dân ĐNÁ đã nổi dậy đấu
tranh để bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, do lực
lượng chênh lệch, chính quyền PK nhiều
nước lại không kiên quyết  các nước thực
dân đã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính
sách “chia để trị” để cai trị, vơ vét của cải,
bóc lột.

2/ Phong trào đấu tranh chống thực dân
của ND ĐNÁ:
- Nguyên nhân bùng nổ : Do chính sách cai
trị của bọn thực dân -> mâu thuẫn dân tộc ở
các nước ĐNÁ thêm gay gắt, hàng loạt cuộc


- HS suy nghĩ trả lời – GV chốt :...
- * HS thảo luận nhóm.
-GV nêu vấn đề : Lập niên biểu thống kê các
phong trào đấu tranh ở từng quốc gia ĐNÁ và
nêu nét riêng trong p/t đấu tranh của mỗi nước ?
Mẫu:
Tên nước
P/t đtranh Thời gian Kết quả
Inđô
Philipin
Campuchia
Lào
MlaiMđiện
Việt Nam
+ N1: In đô , Philippin
+ N2: CPC , Lào
+ N3: Miến Điện , Mã Lai , Việt Nam
+ N4: Xiêm la
- HS thảo luận, làm bảng thống kê trên giấy A0,
cử đại diện đưa lên trình bày.
- Nhóm khác bổ sung – Gv chốt chỉnh sửa rút ra
nét mới trong phong trào đấu tranh ở ĐNÁ.
* GV yêu cầu HS rút ra nhận xét chung về

phong trào đấu tranh chống CNTD ở ĐNÁ, nêu
nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của
phong trào?
=> GV kết luận chung :
- Do ách thống trị, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa
thực dân. Cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á
bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại .
- Nguyên nhân: Do chênh lệch lực lượng, do chế
độ PK, do thiếu lãnh đạo...
- Ý nghĩa: Thể hiện lòng yêu nước tinh thần đấu
tranh anh dũng của ND ĐNÁ , tạo điều kiện tiền
đề để cho những giai đoạn sau.

đấu tranh nổ ra :
+ Ở Inđônêxia : từ cuối thế kỉ XIX, nhiều
tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ
ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn
thành lập và bắt đầu truyền bá chủ nghĩa
Mác  Đảng Cộng sản ra đời (1920).
+ Ở Philippin, cuộc cách mạng 1896 –
1898 do giai cấp tư sản lãnh đạo, chống
thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi 
nước Cộng hòa Philippin ra đời, nhưng sau
đó lại bị Mỹ thôn tín.
+ Ở Campuchia : khởi nghĩa Acha Xoa nổ
ra ở Takeo (1963 – 1866), tiếp đó là khởi
nghĩa Pucômbô (1866 – 1867) có liên kết
với nhân dân Việt Nam, gây cho thực dân
Pháp nhiều khó khăn.

+ Ở Lào: năm 1901, Phacađuốc lãnh đạo
nhân dân Xavanakhet đấu tranh vũ trang.
Cùng năm, khởi nghĩa ở cao nguyên
Bôlôven bùng nổ, lan sang Việt Nam đến
tận 1937 mới bị thực dân Pháp dập tắt.
+ Ở Mã Lai và Miến Điện: phong trào
đấu tranh của nhân dân chống thực dân Anh
cũng diễn ra quyết liệt, làm chậm quá trình
khai thác, bóc lột của thực dân.
+ Ở Việt Nam: sau khi triều đình Huế đầu
hàng, phong trào Cần Vương bùng nổ và
quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn
(1885 – 1896). Phong trào nông dân Yên
Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài
30 năm (1884 – 1913) cũng gây nhiều khó
khăn cho thực dân Pháp, …
+ Ở Xiêm: giữa thế kỉ XIX, nước này
cũng đứng trước sự đe dọa xâm chiếm của
các nước phương Tây, nhất là Anh và Pháp.
Vua Rama V đã thực hiện một loạt
cải cách tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội
theo khuôn mẫu phương Tây  Xiêm phát
triển theo hướng TBCN  không bị biến
thành thuộc địa, mặc dù vẫn bị lệ thuộc
nhiều vào Anh, Pháp về kinh tế, chính trị.

4. Củng cố:
+ Nguyên nhân dẫn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á là do ách thống trị,
bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.



+ Cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng
nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại, song sẽ tạo điều kiện tiền đề để cho những giai đoạn sau.
+ Nhờ cải cách mà Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không phải là thuộc địa.
5. Dặn dò: HS học bài, làm câu hỏi bài tập trong SGK. Sưu tầm tư liệu về các nước Phi, Mĩ Latinh cuối XIX đầu XX.



×