Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Lịch sử 11 bài 1: Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.79 KB, 3 trang )

Bài: 1
NHẬT BẢN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Hiểu rõ những cải cách của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868. Thực chất đây là một cuộc
cách mạng tư sản, đưa nước Nhật nhanh chóng sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Thấy được chính sách xâm lược rất sớm của giới thống trị Nhâït Bản cũng như cuộc đấu
tranh của giai cấp vô sản Nhật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
2. Kĩ năng:
Nắm được khái niệm “cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài
học.

3. Thái độ:
Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của
xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường đi liền với chủ nghĩa đế quốc.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC:
Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX và tranh ảnh có liên
quan.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Giới thiệu bài mới: Vì sao vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước ở
châu Á trở thành thuộc địa và phụ thuộc các nước tư bản phương Tây thì Nhật Bản vẫn giữ được
độc lập và kinh tế phát triển nhanh chóng, trở thành nước ĐQCN.
2. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI


GV sử dụng lược đồ giới thiệu sơ lược: Nhật là một quốc gia
đảo ở đông bắc châu Á. Đất nước gồm 4 đảo chính: Hônsu,
Hốccaiđô, Kiuxiu và Sicôcư. Diện tích khoảng 378 000 km2.


Hoạt động 1: Cả lớp
GV phát vấn Tình hình Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX?
HS dựa vào SGK trả lời
GV gọi HS đọc đoạn chữ nhỏ
H: Trước sự khủng hoảng ở trong nước, các nước tư bản
phương Tây đã có hàng động gì?
TL: Mĩ là nước đầu tiên gây áp lực đòi Nhật “mở cửa”.
GV chốt ý. Mĩ không chỉ coi Nhật làthị trường, mà còn âm
mưu dùng nước này làm bàn đạp tấn công Triều Tiên và
Trung Quốc.
GV liên hệ chính sách đổi mới của Đảng ta.
GV kể vài nét về Thiên hoàng Minh Trị: tên Mút-su-hi-tô,
lên ngôi tháng 11/1867 khi mới 15 tuổi, là người thông minh,
dũng cảm, chăm lo việc nước, có tư tưởng canh tân. Tháng
1/1868, ra lệnh truất quyền Sô-gun xóa bỏ chế độ Mạc phủ,
thành lập chính phủ mới, lấy hiệu Minh Trị, thực hiện cải cách.
Hoạt động 2: Nhóm
GV chia lớp 2 nhóm
N1: Phân tích ý nghĩa nội dung cải cách về chính trị, kinh tế?
N2: Phân tích ý nghĩa nội dung cải cách về quân sự, văn hóa
- giáo dục?
HS dựa vào SGK trả lời
N1: - Về chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới…
- Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ; thống nhất thị trường; tăng cường phát
triển kinh tế tư bản chủ nghĩa…
N2:Về quân sự: Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây; chế độ nghĩa
vụ…
- Về văn hóa - giáo dục: Giáo dục bắt buộc; chú trọng nội dung khoa học;
cử học sinh giỏi du học.


H: Em có nhận xét gì về tính chất, hình thức tiến hành của
cuộc cải cách Minh Trị?
GV hướng dẫn HS giải đáp theo nội dung sau:
Chế độ phong kiến chấm dứt, chính quyền chuyển sang tay
quý tộc, đứng đầu là Minh Trị; những cải cách về hành
chính, kinh tế, quân sự, văn hóa… mang tính chất tư sản.
H: So với yêu cầu đặt ra, cuộc cải cách Minh Trị còn những
hạn chế nào?
TL: - Thế lực phong kiến còn mạnh.
- Vai trò quần chúng bị phai mờ, nông dân chưa được chia
ruộng đất, các tầng lớp nhân dân bị bóc lột nặng nề.
H: Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị?
GV chốt ý ghi bảng
Chuyển ý
Hoạt động 3: Cả lớp
GV nêu câu hỏi: Nêu sự chuyển biến của Nhật Bản sau cải

1. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ
trước năm 1868:

XIX

đến

- Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào
khủng hoảng tr?m trọng trên tất cả các
lĩnh vực (kinh tế, chínhtrị, xã hội).
- Mĩ là nước đầu tiên gây áp lực đòi Nhật
“mở cửa”.


2. Cuộc Duy tân Minh Trị:
- Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị
thực hiện một loạt cải cách trên tất cả các
lĩnh vực (Chính tr?, kinh t?, quân sự, văn
hóa, giáo dục...)

* Cuộc cải cách Minh Trị là cuộc cách
mạng tư sản do liên minh quý tộc – tư sản
tiến hành “từ trên xuống”, còn nhiều hạn
chế.

- Ý nghĩa:
+ Cuộc cải cách đã mở đường cho chủ
nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhật thành
nước công thương nghiệp phát triển nhất
châu Á.
+ Giữ được độc lập trước sự xâm lược của
các nước phương Tây.
3. Nhật bản chuyển sang giai đoạn chủ


cách Minh Trị?
HS dựa vào SGK trả lời:
H: Việc nhiều công ti độc quyền ra đời ở Nhật nói lên điều gì?
TL: Chứng tỏ nước Nhật chuyển sang giai đoạn phát triển
mới – giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
Nhờ sức mạnh kinh tế, quân sự vàchính trị, giới cầm quyền
Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng: Chiến
tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung – Nhật (19041905). Nhật đã giành thắng lợi.
H: Chính sách đối nội của Nhật Bản?

HS dựa vào SGK trả lời: Giai cấp thống trị Nhật bóc lột
nhân dân lao động thậm tệ…, nhiều cuộc đấu tranh của công
nhân quy mô lớn -> các tổ chức của công nhân ra đời: nghiệp
đoàn, Đảng Xã hội dân chủ (1901) đứng đầu là Ca-tai-a-ma Xen;

nghĩa đế quốc:
- Nhiều công ti độc quyền ra đời.
- Nhật thi hành chính sách xâm lược và
bành trướng.
- Giai cấp thống trị Nhật bóc lột nhân dân
lao động thậm tệ…, các tổ chức của công
nhân ra đời.

Đảng Cộng sản thành lập (1918).

3. Củng cố:
Nhật bản là nước phong kiến, song đã thực hiện những cải cách nên không chỉ thoát khỏi số
phận thuộc địa mà còn trở thành nước tư bản chủ nghĩa và tiến lên chủ nghĩa đế quốc.
Cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động, đặc biệt là công nhân ngày lên cao. Sự
phát triển của phong trào dẫn đến ra đời các tổ chức của chủ nghĩa đặc biệt là chính đảng.
4. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học:
- Trả lời câu hỏi và bài tập trang 8 SGK.
- Tại sao cùng bối cảnh mà ở Trung Quốc cải cách thất bại, ở Việt Nam không diễn ra cải
cách.
b. Bài sắp học:
Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 2 ẤN ĐỘ




×