Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Lịch sử 11 bài 13: Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 1939)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.75 KB, 3 trang )

Bài 13
NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 - 1939)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: :
- Nắm được sự vươn lên mạnh mẽ của nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc
biệt là thời kỳ bùng phát của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
+ Hiểu được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với nước Mĩ và
chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven trong việc đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng,
bước vào một thời kỳ phát triển mới.
2. Tư tưởng
- Giúp HS nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, mặt trái của xã hội tư bản và
những mâu thuẫn, nan giải trong lòng nước Mĩ.
- Hiểu rõ quy luật đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức.
3. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng phân tích tư liệu lịch sử để hiểu bản chất của sự kiện lịch sử.
- Kỹ năng xử lý số liệu trong các biểu bảng thống kê để giải thích những vấn đề lịch sử.
II. THIẾT BỊ, VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Bản đồ nước Mĩ hoặc lược đồ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Một số tranh ảnh, tư liệu về nước Mĩ
- Bảng, biểu đồ về tình hình kinh tế xã hội Mĩ (trong SGK)
III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
2. Chính phủ Hit-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị nào và đối ngoại như thế
nào trong những năm 1933 - 1939?
2. Dẫn dắt vào bài mới
3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm


* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
I. Nước Mĩ trong những năm 1918 - GV dùng lược đồ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ 1929
nhất giới thiệu vị trí của Mĩ: nằm ở vùng Bắc châu Mĩ,
được đại dương bao bọc. Đây là một trong những nguyên
1. Tình hình kinh tế


nhân để Chiến tranh thế giới thứ nhất không lan tới nước
Mĩ. Trong giai đoạn đầu của chiến tranh, Mĩ giữ thái độ
trung lập, buôn bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến và
thu nhiều lợi nhuận. Trong khi đó các nước châu Âu bị
chiến tranh tàn phá nặng nề.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Theo em nước Mĩ có lợi thế gì
sau chiến tranh?
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK những biểu hiện phồn
vinh của nước Mĩ.
- HS theo dõi SGK biểu hiện sự phồn vinh của nước Mĩ.
- GV nêu câu hỏi: Những biểu hiện trên đây chứng tỏ điều
gì?
-HS dựa vào những số liệu trong bài học suy nghĩ trả lời.
- GV: Ngay trong thời kỳ phồn thịnh nền kinh tế được coi
là đứng đầu thế giới này vẫn bộc lộ những hạn chế.
* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
- GV: Trong thời kỳ tăng trưởng cao của kinh tế Mĩ trong
thập niên 20 gắn liền với sự cầm quyền của các Tổng
thống Đảng Cộng sản : Tổng thống do 2 Đảng Cộng sản
đó và dân chủ thay nhau cầm quyền. Trong đó Đảng Cộng
hòa là chính Đảng của tư sản công nghiệp Mĩ, thành lập
năm 1856 biểu tượng của Đảng là con voi, từ lúc mới
thành lập đã chủ trương phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa

chống lại chế độ đồn điền ở miền Nam. Còn Đảng dân chủ
chính Đảng của giai cấp tư sản độc quyền Mĩ hiện nay
thành lập năm 1928. Biểu tượng của Đảng là con lừa.
Đảng dân chủ trở thành một trong những chính Đảng đại
diện của tư bản tài chính. Mặc dù về hình thức 2 Đảng đối
lập nhau nhưng thực tế lại thống nhất trong chính sách đối
nội, đối ngoại.
Ở Mĩ hố ngăn cách giàu nghèo rất lớn, sự giàu có của
nước Mĩ không phải chia sẽ cho tất cả mọi người. Những
người lao động thường xuyên phải đối phó với nạn thất
nghiệp, bất công xã hội và phân biệt chủng tộc.
- GV có thể minh họa bằng 2 bức ảnh “Bãi đỗ ô tô ở Niu
Oóc năm 1928” và “Nhà ở của những người lao động Mĩ
trong năm 20 của thế kỉ XX”, đó là những hình ảnh tương
phản trong xã hội Mĩ.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất đem lại
“những cơ hội vàng” cho nước Mĩ, nền kinh tế
đạt mức tăng trưởng cao, áp dụng phương
pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô
sản xuất. Thập niên 20 thế kỉ XX, nền kinh tế
Mĩ bước vào thời kỳ phồn vinh và trở thành
nước tư bản giàu mạnh nhất (năm 1929, Mĩ
chiếm 48% sản lượng công nghiệp và 60% dự
trữ vàng thế giới).
- Tuy nhiên, nền kinh tế Mĩ vẫn tồn tại
một số hạn chế như: Nhiều ngành công nghiệp
khônng sử dụng hết công suất máy móc, hoặc
thiếu sự cân đối giữa các ngành công nghiệp,
giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa sản

xuất và tiêu dùng,…
2. Tình hình chính trị - xã hội
- Chính phủ của Đảng Cộng hòa cầm
quyền trong những năm 20 đã thi hành chính
sách đàn áp phong trào công nhân, phong trào
dân chủ tiến bộ và không quan tâm cải thiện
đời sống người lao động, người da đen và dân
trại.
- Phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân diễn ra sôi nổi. Tháng 5/1921, Đảng
Cộng sản Mĩ thành lập đánh dấu sự phát triển
của phong trào công nhân Mĩ.

II. Nước Mĩ trong những năm
(1929- 1939)
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 1939) ở Mĩ

- Cuối tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng
bùng nổ ở Mĩ, bắt đầu từ lĩnh vực tài chính ngân hàng, rồi lan nhanh sang các ngành công
* Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân
nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.
- GV đặt câu hỏi:Em hãy nhắc lại những hạn chế của
- Cuộc khủng hoảng tàn phá nghiêm trọng
nước Mĩ trong giai đoạn 1929 - 1933. Hạn chế đó đưa nền kinh tế Mĩ. Năm 1932, sản lượng công
đến hậu quả gì?
- HS dựa vào phần kiến thức vừa học, suy nghĩ và trả lời. nghiệp còn 53,8% (so với 1929), 75% dân trại
bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp,


- GV yêu cầu HS theo dõi SGK diễn biến và hậu quả của

cuộc khủng hoảng.
- HS theo dõi SGK diễn biến, hậu quả của khủng hoảng.
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc khủng hoảng
suy thoái ở nước Mĩ giai đoạn 1929 - 1933? Những con
số thống kê nói lên điều gi?
- HS dựa vào phần vừa học, suy nghĩ trả lời.
- GV có thể minh họa bằng biểu đồ tỉ lệ người thất nghiệp
ở Mĩ năm 1920 - 1945 hoặc bức ảnh “Dòng người thất
nghiệp trên đường phố Niu -Oóc”. Yêu cầu HS quan sát,
nhận xét để thấy được hậu quả nặng nề của khủng hoảng.
* Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân
- GV giới thiệu về Ru-dơ-ven: thuộc Đảng Dân chủ, tổng
thống Hoa Kỳ thứ 32, liền trong 4 nhiệm kỳ (1933 1945).
- GV yêu cầu HS đọc và tóm tắt nội dung chính sách mới.
- GV nêu câu hỏi: Qua nội dung của chính sách mới em
hãy cho biết thực chất của chính sách mới?
- GV dùng bức tranh “ Người khổng lồ” để giúp HS khai
thác kiến thức: Nhìn vào bức tranh, chúng ta nhận thấy
hình ảnh người khổng lồ tượng trưng cho nhà nước hai tay
nắm tất cả các ngành, các đầu mối, mạch máu kinh tế kéo
lên, nhằm khôi phục và phát triển kinh tế ổn định chính trị
xã hội.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK theo dõi biểu đồ thu nhập
quốc dân của Mĩ 1929 - 1941 để thấy được kết quả của
Chính sách mới.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được chính phủ
Ru-dơ-ven có thái độ như thế nào đối với: Liên Xô, Mỹ
La tinh, Với những xung đột quân sự ngoài nước Mĩ.
- HS theo dõi SGK



- Các mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt,
phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân
dân lan rộng trong cả nước.
2. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơven
- Để đưa Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng
thống Mĩ Rudơven đã đề ra một hệ thống các
chính sách, biện pháp trên các lĩnh vực kinh tế
- tài chính, chính trị - xã hội, được gọi chung
là Chính sách mới.
- Chính sách mới bao gồm một loạt các
đạo luật về ngân hàng, phục hưng công
nghiệp,… dựa trên sự can thiệp tích cực của
Nhà nước.
- Chính sách mới của Tổng thống
Rudơven đã giải quyết được một số vấn đề cơ
bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy
kịch và duy trì chế độ dân chủ tư sản ở Mĩ.
- Về đối ngoại, Chính phủ Rudơven đề ra
chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải
thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh và thiết
lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (11/1933).
Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến
tranh thế giới, Chính phủ Rudơven đã thông
qua các đạo luật được gọi là trung lậ, nhưng
trên thực tế đã góp phần khuyến khích chính
sách hiếu chiến xâm lược của chủ nghĩa phát
xít.

4. Củng cố:

GV nêu câu hỏi kiểm tra HS để củng cố bài học.
+ Tình hình nước Mĩ trong những năm 1918 - 1929 như thế nào?
+ Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đã đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng
hoảng như thế nào?



×