Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Lịch sử 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936 1939

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.13 KB, 5 trang )

Giáo án Lịch sử lớp 12
Bài 15:

PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức cơ bản:
- Hiểu rõ đây là PT đấu tranh khác hẳn với thơi kì 1930 – 1931 về mục tiêu, khẩu hiệu, hình thức
và phương pháp đấu tranh..
- Phong trào dân chủ diễn ra, với sự tác động của yếu tố khách quan rất lớn, nhất là nghị quyết
của Đại hội lần VII quốc tế CS (7-1935) và mặt trận bình dân lên cầm quyền ở Pháp.
- PT dã buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách của quần chúng và để lại cho Đảng
ta nhiều bài học KN quí báu.
2. Về tư tưởng:
+ Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt, đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng.
+ Nâng cao nhiệt tình CM hăng hái tham gia PTCM dưới sự lãnh đạo của Đảng vì lợi ích của đất
nước của nhân dân
3. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II TRỌNG TÂM:
- Tình hình trong nước và thế giới chủ trương của Đảng trong phong trào dân chủ 1936 – 1939.
III. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
GV:
- Các tác phẩm LS viết về thời kì 1936-1939
- Các tác phẩm hồi kí, văn học thời kì 1936-1939
* HS: Học bài và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra viết 15 phút
3. Giảng bài mới



Giáo án Lịch sử lớp 12
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung học sinh cần nắm

* Hoạt động 1:

I. Tình hình thế giới và trong nước.

Làm việc cá nhân

1. Tình hình thế giới.

- Phân tích tình hình thế giới và trong nước

+ Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, xuất hiện
chủ nghĩa Phát xít, đe doạ hoà bình và an ninh thế
giới.

- So sánh với thời kì 1930 – 1931, hướng dẫn HS
liên hệ kiến thức cũ tìm nguy cơ của tình hình thế
giới?
+ Giải thích CNFX nhấn mạnh sự phản động, về
mặt đối ngoại.

+ 7/1935 Đại hội 7 quốc tế cộng sản đề ra chủ
trương thành lập Mặt trận nhân dân chống Phát xít
và nguy cơ chiến tranh.


+ Yêu cầu học sinh rút ra nhiệm vụ đặt ra cho
nhân dân thế giới là gì?

+ 6/1936 Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở
Pháp, chính phủ mới ban hành nhiều chính sách
tiến bộ, áp dụng cho cả thuộc địa.

* Biện pháp

2. Tình hình trong nước.

- Khẳng định những quyềt định của đại hội QTCS
lần VII

+ Ở Việt Nam có nhiều đảng phái chính trị hoạt
động, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó
đảng CSĐD là chính đảng mạnh nhất.

- Bổ sung các sự kiện quan trọng trên thế giới (ở
Trung Quốc, Tây Ban Nha)
 Yêu cầu HS tìm dẫn chứng sử phản động của
bọn thực dân Pháp ở Đông Dương
- Phân tích hậu quả của những chính trên hướng
dẫn HS tìm hậu quả
- Phân tích tình hình xã hội, trên cơ sở học sinh đọc
sách GK khẳng định: đời sống ND chưa được cai
thiện - giới thiệu thêm tư liệu “Báo cáo gởi ban
chấp hành QTCS” của Hồ Chí Minh
Yêu cầu HS xác định nhiệm vụ CMVN trong thời
kì nầy?

* Hoạt động 2
Làm việc theo nhóm
- Phân tích sự chuyển hướng nhiệm vụ CMVN so
với nhiệm vụ CM đã đề ra trong luận cương chính
trị 10/1930

+Về kinh tế, Pháp tăng cường khai thác thuộc địa
nhằm bù đắp thiệt hại cho chính quốc:
- Nông nghiệp: Tư bản Pháp chiếm ruộng của dân
chủ yếu trồng lúa, cao su, cà phê…
- Công nghiệp: Đẩy mạnh khai mỏ, các nghành
dệt, xi măng, rượu… tăng sản lượng.
- Thương nghiệp: độc quyền bán thuốc phiện,
rượu, muối… thu lợi nhuận cao.
- Những năm 1936 – 1939 là giai đoạn phục hồi và
pt kinh tế, nhưng vẫn lạc hậu phụ thuộc vào kinh tế
pháp.
+ Đời sống của đa số nhân dân gặp nhiều khó
khăn, nên họ hăng hái tham gia đấu tranh đòi cải
thiện điều kiện sống, đòi tự do, dân chủ, cơm áo
hoà bình.
II. Phong trào dân chủ 1936-1939.
1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng


Giáo án Lịch sử lớp 12

+ Làm rõ mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chiến lược
của CMTS dân quyền trong thời kì nầy (chống, đế
quốc và chống PK tức dân tộc mvà dân chủ)

- Đặt câu hỏi gợi mở yêu cầu HS các nhóm giải
quyết vấn đề:
- Nhiệm vụ trước mắt của CMĐD
+ Phương pháp đấu tranh (hình thức đấu tranh)
+ Lực lượng tham gia
- Trên cơ sở làm việc các nhóm, giáo viên phân
tích chủ trương thành lập mặt trận thống nhất nhân
dân phản đế Đông Dương
* Hoạt động 3:
Làm việc cá nhân
- Tường thuật diễn biến bằng bảng niên biểu giấy
+ Giải thích khái niệm “Đông Dương đại hội”
+ Đọc tư liệu về cuộc vận động Đông Dương, đại
hội của Đảng để kêu gọi các đảng phái chính trị,
các tổ chức quần chúng hưởng ứng (văn kiện đảng
toàn tập)
- Giới thiệu các ủy ban hành động thành lập 
khắp cả nước
- Đánh giá nhận thức của học sinh, đúc kết phần
kết quả theo sách GK chuẩn bị đánh giá kết quả
của cả giai đoạn 1936 - 1939
- Giáo viên xác định đây là loại hình đã từng diễn
ra ở các thời kỳ trước. Ở thời kì này có chính sách
nới rộng quyền tự do dân chủ ở các thuộc địa của
chính phủ mặt trận bình dân Pháp nên PT sẽ có
đặc điểm gì mới.
 Hướng dẫn hoc sinh
+ Số lượng đấu tranh
+ Đan xen với các PT khác
- Yêu cầu học sinh tìm sự kiện tiên tiến

+ Giới thiệu kênh hình 36, trang 109 hướng dẫn
học sinh khai thác kênh hình
+ Khẳng định nhận xét của, NAQ là sự đánh giá
chính xác về PT đòi tự do dân sinh dân chủ.

Cộng sản Đông Dương 7/1936.
+ Hoàn cảnh: Tháng 7/1936 Hội nghị BCH TW
Đảng Cộng Sản Đông Dương họp ở Thượng Hải
(TQ) đề ra chủ trương mới.
+ Nội dung:
- Xác định nhiệm chiến lược của cách mạng Đông
Dương là đánh đổ đế quốc và phong kiến.
- Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là chống bọn phản
động ở thuộc địa, chống phát xít, chống chiến
tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa
bình.
- Phương pháp đấu tranh: kết hợp hình thức công
khai và bí mật, hợp pháp và nửa hợp pháp.
- Chủ trương thành lập thành lập Mặt trận thống
nhất nhân dân phản đế Đông Dương, (3/1938 đổi
thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương)
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu.
a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân
chủ.
- Tháng 8/1936 diễn ra phong trào Đông Dương
đại hội, đảng vận động nhân dân thảo ra bản dân
nguyện, gởi phái đoàn Quốc hội Pháp.
- Đầu năm 1937 phong trào đón phái viên GôĐa
đưa dân nguyện và Toàn quyền mới Brevie, Đảng
tổ chức quần chúng mít tinh nhằm biểu dương lực

lượng, đưa yêu sách dân sinh dân chủ.
- Phong trào dân sinh dân chủ trong những năm
1937 – 1939, với các cuộc mít tinh biểu tình của
nhân dân diễn ra sôi nổi, đặc biệt là cuộc mít tinh
ngày 01/5/1938 ở HN và nhiều nơi khá thu hút
đông đảo quần chúng tham gia.
b.Đấu tranh nghị trường.
Mặt trận dân chủ Đông Dương đưa người của
Đảng ra tranh cử vào các cơ quan chính quyền của


Giáo án Lịch sử lớp 12
- Giáo viên nhấn mạnh
Đây là hình thức đấu tranh mới mẽ của đảng
CSĐD hình thức này rất hiếm ở các nước thuộc địa
chỉ có ở các nước Phương Tây. Điều đó chứng tỏ
Đảng ta, rất nhạy bén, sáng tạo, tận dụng mọi điều
kiện để có thể tổ chức đấu tranh
 Hướng dẫn học sinh nắm vững các vấn đề:
+ Hình thức
+ Lực lượng
+ Mục tiêu
- Giới thiệu tư liệu (hồ Chí Minh tuyển tập)
- Liên hệ, nhắc lại mục tiêu của PT 1936 – 1939
mà Đảng CSĐD đã xác định mục tiêu cụ thể qua
hình thức đấu tranh trên lĩnh vực báo chí nầy
- Nhận xét, đánh giá nhận thức của học sinh và ghi
bài
* Hoạt động 4:
Làm việc tập thể

- Phân tích kể quả và ý nghĩa học sinh các yêu cầu
cần nắm vững:
+ Đặc điểm PT?
+ Kết quả mđối với quần chúng? đối với Đảng
CSĐD
+ Vị trí ý nghĩa của PT
- Giáo dục tư tưởng:
Nhấn mạnh nguyên tắc bao lực CM nguyên tắc bạo
lực CM gồm lực lượng vũ trang

thực dân: Viện dân biểu, Hội đồng quản hạt Nam
Kỳ.
c.Đấu tranh trên lĩnh vực báo trí.
Các tờ báo công khai được lưu hành: Dân chúng,
tin tức, bạn dân, tiền phong … để tuyên truyền
đường lối cách mạng của Đảng, tập hợp quần
chúng đấu tranh.
3. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong
trào dân chủ 1936-1939.
-Đây là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ
chức dưới sự lãnh đạo của Đảng; buộc Pháp phải
nhượng bộ một số yêu sách của nhân dân về dân
sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ, trở thành đội quân
chính trị hùng hậu. Đảng đã tích luỹ được nhiều
kinh nghiệm đấu tranh; phong trào động viên, giáo
dục tổ chức và lãnh đạo đấu tranh…
- Phong trào để lại nhiều bài học về: xây dựng mặt
trận dân tộc thống nhất; tổ chức quần chúng đấu
tranh công khai, hợp pháp, thấy được hạn chế

trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc.
- Cao trào 36 – 39 là cuộc tổng diễn tập lần thứ 2
chuẩn bị cho thành công của cách mạng tháng Tám.

- Liên hệ thực tế các hoạt động của đoàn thể hiện
nay.  Hướng dẫn học sinh rút ra bài học kinh
nghiệm
4. Củng cố: (5 phút)
1. Tình hình trong nước và thế giới?chủ trương của Đảng?
+ Sự chuyển biến tình hình và nguyên nhân của sự chuyển biến ấy.
+ Sự chuyển hướng đấu tranh, của Đảng những PT đấu tranh với mhính thức mới và cũ
- Hướng dẫn HS làm bài tập so sánh


Giáo án Lịch sử lớp 12
- Học sinh nắm vững kiến thức theo sự kiểm tra của thầy:
+ Nguyên nhân PT
+ Các hình thức đấu tranh
+ Ý nghĩa
 Biết nhận xét về qui mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh của PT
5. Dặn dò:
* Tiết này: Nắm được Đảng đã đứng ra lãnh đạo quần chúng đấu tranh và sự chuyễn hướng đấu
tranh trong phong trào dân chủ 1936 – 1939.
* Tiết sau: Nắm được tình hình Việt Nam Trong nghững năm 1939 – 1945.
V/.Rút kinh nghiệm:
- Nội dung kiến thức :.....................................................................................................................................................
- phương pháp.................................................................................................................................................................
-Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học :...............................................................................................................................




×