Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án Lịch sử 12 bài 6: Nước Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.71 KB, 7 trang )

Giáo án môn Lịch sử lớp 12
Bài 6 – NƯƠC MĨ

I. Mục tiêu
Học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Trình bày được các giai đoạn phát triển của nước Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000
với những nét tiêu biểu, điển hình về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại.
- Hiểu rõ những nhân tố chủ yếu thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng
trong giai đoạn 1945 – 1973.
2. Kĩ năng
- Biết so sánh tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của nước Mĩ qua
các giai đoạn phát triển từ năm 1945 đến năm 2000.
- Rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khai thác kênh hình,…
3. Thái độ, tư tưởng
- Nhận thức được kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ luôn là trung tâm kinh
tế, tài chính số 1 của thế giới, là nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần
thứ hai. Từ đó, có ý thức tiếp thu những thành tựu của khoa học thế giới vào công cuộc
xây dựng đất nước ta hiện nay.
- Nhận thức rõ những âm mưu của giới cầm quyền Mĩ trong việc thi hành chính
sách đối ngoại “chiến lược toàn cầu” nhằm mưu đồ làm bá chủ thống trị toàn thế giới,
nhưng cuối cùng Mĩ đã vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại trong cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975).
II. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp học


2. Kiểm tra bài cũ
GV có thể sử dụng câu hỏi sau:
1. Hãy nêu những thành quả chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân
dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tại sao năm 1960 được gọi là “Năm châu


Phi”?
2. Hãy nêu khái quát những thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập
của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Những thành tựu và khó khăn
về kinh tế - xã hội mà các nước Mĩ Latinh gặp phải?
3. Bài mới

Chuẩn kiến thức

Hoạt động dạy – học của thầy, trò

(Kiến thức cần đạt)
I. Nước Mĩ từ năm 1945 đến Hoạt động 1: GV trình bày nêu vấn đề: Sau
năm 1973
Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát
triển nhanh chóng, trở thành trung tâm kinh tế * Về kinh tế:
tài chính số 1 của thế giới. Vậy biểu hiện của sự
- Thành tựu: Mĩ trở thành nước có phát triển đó là gì? Những nhân tố nào thúc
nền kinh tế tư bản phát triển đẩy sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế Mĩ
mạnh nhất, là trung tâm kinh tế - sau chiến tranh?
tài chính số 1 của thế giới trong
HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời:
suốt 20 năm sau Chiến tranh thế
giới thứ hai.
GV: Nhận xét, bổ sung và phân tích (dựa vào
số liệu và nguyên nhân trong SGK).
Để giúp HS hiểu rõ những thành tựu và nguyên
nhân của sự phát triển, GV vẽ biểu đồ hình tròn
+ Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, giàu tài để so sánh sản lượng công nghiệp Mĩ (năm
nguyên, có nhiều nhân công với 1948 chiếm 56,4%) so với sản lượng công
trình độ kĩ thuật, tay nghề cao,… nghiệp toàn thế giới; Lược đồ nước Mĩ để cụ

thể hóa cho nguyên nhân Mĩ có lãnh thổ rộng
- Nguyên nhân của sự phát triển:


+ Mĩ không bị chiến tranh tàn lớn, giàu tài nguyên, được hai đại dương là Thái
phá, mà làm giàu từ chiến tranh Bình Dương và Đại Tây Dương bao bọc nên
thông qua buôn bán vũ khí
cách xa trung tâm chiến tranh, đất nước không
bị tàn phá và có điều kiện hòa bình để phát
+ Biết áp dụng những thành tựu
triển,…
khoa học kĩ thuật hiện đại
HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính
+ Quá trình tập trung tư bản cao,
các tổ hợp công nghiệp – quân sự
hoạt động có hiệu quả
Hoạt động 2: GV thông báo kiến thức và liệt
+ Vai trò điều tiết của Nhà nước
kê những thành tựu tiêu biểu của nước Mĩ trong
cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.
Để minh họa cho những thành tựu của nước Mĩ
trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, GV
hướng dẫn HS quan sát và giới thiệu một số
hình ảnh về máy tính điện tử, vật liệu mới,
Mĩ là nước đi đầu trong cuộc cách
Trung tâm hàng không vũ trụ Kennơđi, Mĩ đưa
mạng khoa học kĩ thuật hiện đại
người đặt chân lên Mặt Trăng, thành tựu về
với việc chế tạo chiếc máy tính
“cách mạng xanh” trong nông nghiệp,...

điện tử vào năm 1946, sử dụng
nhiều nguồn năng lượng mới, Hoạt động 3: GV nêu câu hỏi:
* Về khoa học kĩ thuật:

chinh phục vũ trụ,…

* Về đối nội, đối ngoại:

Giai đoạn 1945 – 1973, các giới cầm quyền Mĩ
đã thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại
như thế nào? Em biết gì về “chủ nghĩa Mác
Cácti” và chiến lược toàn cầu của Mĩ?
HS: Nghiên cứu SGK để trao đổi và trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung và trình bày

+ Nếu có điều kiện, GV lập niên biểu và cho
HS quan sát chân dung 5 đời tổng thống Mĩ
nắm quyền trong giai đoạn này đã thực hiện các
chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào: H.
- Đối nội: Các tổng thống đề ban Truman (1945 – 1953), Đ. Aixenhao (1953 –


hành một số chính sách để vừa ổn
định tình hình chính trị, khắc
phục khó khăn trong nước; vừa
ngăn chặn, đàn áp các phong trào
đấu tranh của công nhân và các
lực lượng tiến bộ.

- Đối ngoại:


+ Đề ra “chiến lược toàn cầu”
với tham vọng thống trị và làm bá
chủ thế giới, như: ngăn chặn, tiến
tới xóa bỏ CNXH trên phạm vi
toàn thế giới; đàn áp các phong
trào giải phóng dân tộc, phong
trào chống chiến tranh; bắt các
nước tư bản, đế quốc khác phải lệ
thuộc vào Mĩ.

1961), G. Kennơđi (1961 – 1963), L. Giônxơn
(1963 – 1969) và R. Níchxơn (1968 – 1974).
+ GV cũng cần giúp HS hiểu rằng: Mặc dù Mĩ
được biết đến là trung tâm kinh tế - tài chính
của thế giới, các tổng thống luôn đưa ra các
chính sách để ổn định tình hình chính trị, xã
hội, nhưng nước Mĩ vẫn không ổn định vì sự
mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội như
người giàu với người nghèo, người da đen với
người da trắng,…
+ Vì có trong tay tiềm lực về kinh tế - tài chính
và quân sự to lớn nên Mĩ đã đề ra “chiến lược
toàn cầu” với tham vọng làm bá chủ, thống trị
thế giới. GV nêu rõ 3 mục tiêu của chiến lược
này (theo như SGK) và phân tích: Trong lịch sử
gần 200 năm của mình, đây là lần đầu tiên Mĩ
có tham vọng lớn như vậy (cuối thế kỉ XIX, Mĩ
chỉ có tham vọng ở châu Mĩ thông qua Học
thuyết Mơn-rô “châu Mĩ của người châu Mĩ”).

Để thực hiện tham vọng, Mĩ đã khởi xướng
Chiến tranh lạnh, trực tiếp gây ra hoặc ủng hộ
hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn,
lật đổ chính quyền. Tiêu biểu là Mĩ đã gây nên
chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953), Việt
Nam (1954 – 1975), dính líu vào Trung Đông,
… Nhằm ngăn chặn sự ủng hộ của các nước lớn
đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới, Mĩ còn thực hiện chính sách hòa hoãn với
Liên Xô và Trung Quốc (năm 1972 sang Trung
Quốc, sau đó là Liên Xô). Song tất cả những
mưu đồ của Mĩ đều thất bại, phải chịu nhiều
thiệt hại nặng nề, tác động xấu đến tình hình
chính trị và xã hội nước Mĩ.


HS: Tập trung theo dõi và ghi ý chính

+ Năm 1972, Mĩ hòa hoãn với hai
nước lớn là Liên Xô và Trung
Quốc để ngăn chặn họ giúp đỡ
các phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới.
II. Nước Mĩ từ năm 1973 đến Hoạt động: GV chia lớp học thành 4 nhóm và
năm 2000
giao nhiệm vụ cụ thể để các em cùng nghiên
cứu SGK trong 4 phút trả lời câu hỏi.
* Kinh tế:
Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm, tình hình kinh tế
+ Do tác động của cuộc khủng

Mĩ trong những năm 1973 – 1991.
hoảng năng lượng (1973), nên
kinh tế Mĩ bị suy thoái kéo dài Nhóm 2: Nêu những nét chính trong chính sách
đến tận năm 1982: hệ thống tài đối ngoại của Mĩ những năm 1973 – 1991.
chính – tiền tệ bị rối loạn, dự trữ
Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm, tình hình kinh tế
vàng và ngoại tệ đều giảm sút.
Mĩ trong những năm 1991 – 2000.
+ Từ năm 1983, kinh tế Mĩ phục
Nhóm 4: Nêu những nét chính trong chính sách
hồi và phát triển trở lại. Mĩ vẫn
đối ngoại của Mĩ những năm 1991 – 2000.
đứng đầu thế giới về kinh tế - tài
chính, nhưng tỉ trọng đã giảm sút. GV - HS: Hết thời gian, GV yêu cầu đại diện
từng nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe
và có thể nêu thắc mắc để nhóm trình bày giải
thích rõ hơn.
* Đối ngoại:

GV: Nhận xét phần trình bày của từng nhóm,
sau đó trình bày bổ sung và chốt ý

+ Từ 1973 đến 1991, Mĩ tiếp tục
theo đuổi “chiến lược toàn cầu”, GV cần nhấn mạnh: 1). Giai đoạn 1973 – 1991,
nhưng không đạt được mục đích. Mĩ bị tác động bởi cuộc khủng hoảng năng


Kinh tế và chính trị của Mĩ bị suy lượng (1973) và giai đoạn sau đó bị Nhật Bản
giảm  tháng 12/1989, Liên Xô và và Tây Âu cạnh tranh mạnh mẽ, nhưng Mĩ vẫn
Mĩ kí kết chấm dứt Chiến tranh đứng đầu thế giới về kinh tế - tài chính (sản

lạnh
lượng công nghiệp chiếm khoảng 20% toàn thế
giới, nắm trong tay 1/3 số lượng bản quyền phát
minh sáng chế của thế giới,…)
2). Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX Mĩ
chuyển sang chiến lược “cam kết và mở rộng”.
GV nêu rõ 3 nội dung trong chiến lược này và
giải thích: xuất phát từ bối cảnh CNXH ở Liên
Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ, trật tự hai
cực Ianta không còn (chỉ còn lại Mĩ), nên Mĩ
muốn trở thành “đơn cực”, muốn khẳng định
vai trò của mình trên trường quốc tế.
Ngày11/7/1995, Mĩ bình thường hóa quan hệ
ngoại giao với Việt Nam.

+ Giai đoạn cầm quyền của B.
Clintơn (1993 – 2000), Mĩ
chuyển sang chiến lược “cam kết
và mở rộng”, đưa ra tham vọng
thiết lập trật thế giới “đơn cực”
3). Vụ khủng bố 11/9/2001 buộc tổng thống
do Mĩ cầm đầu.
Bush (con) dần dần điều chỉnh trong chính sách
+ Sau vụ khủng bố ngày đối nội và đối ngoại (GV cho HS quan sát hình
11/9/2001, Mĩ dần dần điều chỉnh ảnh vụ khủng bố ở Mĩ ngày 11/9/2001).
chính sách đối nội và đối ngoại.
HS: Theo dõi và ghi chép ý chính

III. Củng cố, dặn dò
1. Củng cố

GV nêu một số câu hỏi và hướng dẫn HS tự củng cố kiến thức:
- Hãy so sánh các giai đoạn phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai? Vì sao tốc độ phát triển của kinh tế Mĩ không đồng đều giữa các giai đoạn?
- Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến 2000 có sự thay đổi
như thế nào?


- Theo em, Mĩ có thể đạt được tham vọng trong việc thiết lập trật tự thế giới “đơn
cực” không? Vì sao? Điều gì thách thức nhất đối với nước Mĩ hiện nay?
2. Bài tập về nhà
- Ôn lại nội dung bài học dựa theo câu hỏi củng cố kiến thức cuối giờ.
- Đọc trước bài 7 và tìm hiểu nội dung các kênh hình trong SGK.



×