Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CHỦ ĐỀ: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.68 KB, 11 trang )

CHỦ ĐỀ: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
Tác giả: .........................

Tên chuyên đề: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Bài 12. Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
Đối tượng: HS lớp 10
Dự kiến dạy: 2 tiết

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
- Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập
bào.
- Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu.
- Phân biệt được các loại dung dịch : ưu trương, nhược trương, đẳng trương.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, quan sát, phân tích, tổng hợp phát hiện
vấn đề.
- Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng làm tiêu bản hiển vi.
3. Thái độ
- Yêu thích tìm hiểu tri thức sinh học
- Thông qua chủ đề HS biết cách thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học để có
sức khỏe tốt; vận dụng làm các loại siro từ các loại quả có sẵn của gia đình như siro
nho, dâu tằm…; bón phân cho cây trồng hợp lý để bảo vệ môi trường.
4. Năng lực


- Rèn năng lực tư duy phê phán, tư duy logic
- Năng lực làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề


- Năng lực đọc viết
- Năng lực giao tiếp làm chủ ngôn ngữ
- Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm
II. Phương tiện dạy học
- Hình ảnh về các kiểu vận chuyển các chất qua màng sinh chất: vận chuyển thụ động,
vận chuyển chủ động, vận chuyển bằng biến dạng MSC.
- Hình ảnh tế bào động vật và tế bào thực vật đặt trong các môi trường ưu trương,
nhược trương, đẳng trương.
- Cây thài lài tía
- Kính hiển vi quang học
- Lưỡi dao lam, phiến kính, lá kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm.
- Nước cất, dung dịch nước muối loãng, đường kính
- Phiếu học tập
Điểm phân biệt

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

Hướng vận chuyển chất
tan
Điều kiện
Con đường vận chuyển

III. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt được

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC



NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG
THẤP

VẬN DỤNG
CAO

- Nêu được khái
niệm vận chuyển
thụ động và vận
chuyển chủ động
1. Vận chuyển
các chất qua
- Phân biệt vận
thụ động và vận
- Nhận biết
màng
sinh
chất.
chuyển
thụ
động
chuyển chủ động
được con đường
và vận chuyển chủ
các chất qua

- Nêu được các
vận chuyển của
màng sinh chất
động các chất qua
con đường vận
một số chất.
màng sinh chất.
chuyển thụ động
và vận chuyển
chủ động.

2. Vận chuyển
các chất qua
màng TB trong
các loại môi
trường ưu
trương, đẳng
trương, nhược
trương

3. Nhập bào và
xuất bào

- Nêu được khái
niệm các loại
môi trường ưu
trương, nhược
trương, đẳng
trương.


- Nêu được hiện
tượng và giải
thích được hiện
tượng khi cho tế
bào động vật,
thực vật vào các
loại môi trường

- Phân biệt được
phương thức vận
- Nêu được khái chuyển xuất bào
niệm xuất bào và và nhập bào với
nhập bào.
vận chuyển thụ
động và vận
chuyển chủ động.

4. Luyện tập:
- HS tiến hành - Trình bày được
Thực hành: Thí được thí nghiệm hiện tượng co và

- Phân biệt và
giải thích được

- Vận dụng để
giải thích các
hiện tượng thực
tế như: ngâm rau
sống trước khi
ăn, làm siro quả,

tưới cây…


nghiệm co và
co và phản co
phản co nguyên
nguyên sinh.
sinh

phản co nguyên
sinh.

hiện tượng co và
phản co nguyên
sinh.

III. Tổ chức hoạt động học
A. Khởi động
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh
- Giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan
đến bài học mới, kích thích sự tò mò muốn tìm hiểu bài học.
2. Nội dung
- Giáo viên làm thí nghiệm: nhỏ 1 giọt mực xanh vào cốc nước
- GV hỏi HS đây là hiện tượng gì? Để vào bài, ở tế bào có xảy ra hiện tượng đó
không, chúng ta sẽ tìm hiểu chủ đề: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS nêu được đây là hiện tượng khuếch tán, các phân tử mực được vận chuyển từ nơi
có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn dẫn đến cân bằng nồng độ.
4. Kĩ thuật tổ chức

- GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi: đó là hiện tượng gì? Hướng
vận chuyển của các phân tử mực?
- GV khẳng định lại và dẫn vào bài.
B. Hình thành kiến thức mới
1. Mục đích
- Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
- Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập
bào.
- Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu.
- Phân biệt được các loại dung dịch : ưu trương, nhược trương, đẳng trương.


2. Nội dung
2.1. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất
2.2. Vận chuyển các chất qua màng TB trong các loại môi trường ưu trương, đẳng
trương, nhược trương
2.3. Nhập bào và xuất bào
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
Nội dung 1. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua màng
sinh chất
Điểm phân biệt

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

Hướng vận chuyển chất
tan

Từ nơi có nồng độ chất tan Từ nơi có nồng độ chất tan

cao đến nơi có nồng độ chất thấp đến nơi có nồng độ
tan thấp
chất tan cao

Điều kiện

- Có sự chênh lệch nồng độ
các chất.

- Không cần có sự chênh
lệch nồng độ các chất.

Con đường vận chuyển

- Khuếch tán trực tiếp qua
lớp photpholipit kép.

- Vận chuyển nhờ protein
xuyên màng (chất mang)

- Khuếch tán qua kênh
protein xuyên màng.
Nội dung 2. Vận chuyển các chất qua màng TB trong các loại môi trường ưu
trương, đẳng trương, nhược trương
- Nhóm 1: Đặt tế bào trong môi trường nhược trương, nước sẽ thẩm thấu vào trong tế
bào, với tế bào động vật sẽ bị vỡ còn với tế bào động vật không bị vỡ vì có thành tế
bào.
- Nhóm 2: Đặt tế bào trong môi trường đẳng trương, tế bào dữ nguyên hình dạng.
- Nhóm 3: Đặt tế bào trong môi trường ưu trương, tế bào động vật sẽ teo lại, tế bào
thực vật màng tế bào dần tách ra khỏi thành tế bào do tế bào bị mất nước

Nội dung 3. Nhập bào và xuất bào


- Nhập bào là tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh
chất, xuất bào là túi tiết kết hợp với màng sinh chất đẩy chất tiết ra ngoài tế bào.
4. Kĩ thuật tổ chức
Nội dung 1. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua màng
sinh chất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Chia lớp thành 3 nhóm
- Quan sát hình vẽ
- Hoạt động nhóm
- Chiếu hình 11.1 sgk phóng to
- Yêu cầu HS quan sát, và mỗi nhóm hoàn thành - Hoàn thành phiếu học tập
phiếu học tập
Điểm phân biệt
Vận chuyển thụ động
Hướng vận chuyển chất
tan
Điều kiện
Con đường vận chuyển
Kết luận
Điểm phân biệt

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

Hướng vận chuyển chất

tan

Từ nơi có nồng độ chất tan Từ nơi có nồng độ chất
cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng
tan thấp – cơ chế khuếch
độ chất tan cao
tán đối với chất tan, thẩm
thấu đối với nước)

Điều kiện

- Có sự chênh lệch nồng độ
các chất.

- Tuỳ thuộc vào nhu cầu
trao đổi chất của tế bào.

- Không cần năng lượng
ATP

- Cần năng lượng ATP

- Không cần chất mang
Con đường vận chuyển

- Khuếch tán trực tiếp qua
lớp photpholipit kép.

- Cần chất mang
- Vận chuyển nhờ protein

xuyên màng (chất mang)


- Khuếch tán qua kênh
protein xuyên màng.
Nội dung 2. Vận chuyển các chất qua màng TB trong các loại môi trường ưu
trương, đẳng trương, nhược trương
Hoạt động của GV

Hoạt động
của HS
- Chiếu hình tế bào động vật và thực vật được đặt trong môi trường ưu trương – - Quan sát
đẳng trương – nhược trương.
hình vẽ
- Hoạt
động
nhóm

Hình 1
Hình 2
Hình 3
- Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và giải thích nguyên nhân
+ Nhóm 1: quan sát và giải thích hình 1
+ Nhóm 2: quan sát và giải thích hình 2
+ Nhóm 3: quan sát và giải thích hình 3
Kết luận
- Môi trường ưu trương là môi trường có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ chất
tan trong tế bào.
- Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất
tan trong tế bào.

Môi trường nhược trương là môi trường có nồng độ chất tan thấp hơn hơn nồng
độ chất tan trong tế bào.


Nội dung 3. Nhập bào và xuất bào
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Chiếu hình 11.2 sgk phóng to
- Quan sát hình vẽ
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và trả lời câu
- Trả lời
hỏi: Hình thức vận chuyển trong hình dưới đây
có gì khác so với vận chuyển thụ động và chủ
động qua màng tế bào trong mục 1.

Kết luận: Nhập bào là tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng
màng sinh chất (gồm thực bào đối với chất rắn và ẩm bào đối với chất lỏng), và xuất
bào là túi tiết kết hợp với màng sinh chất đẩy chất tiết ra ngoài tế bào.
- Tiêu tốn năng lượng ATP

C. Luyện tập: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
1. Mục đích
- HS làm được thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.
- Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi, kĩ năng làm tiêu bản.
- Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm
2. Nội dung
1. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây
2. Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Tiêu bản tạm thời hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở lá cây thài lài tía.

4. Kĩ thuật tổ chức
- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm
4.1. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây
Cách tiến hành:


-Dùng lưỡi dao cạo râu tách lớp biểu bì của lá cây thài lài tía sau đó đặt lên phiến kính
trên đó đã nhỏ sẵn một gọt nước cất. Đặt một lá kính lên mẫu vật. Dùng giấy thấm hút
bớt nước còn dư ở phía ngoài.
- Đặt phiến kính lên bàn kính hiển vi sau đó chỉnh vùng có mẫu vật vào chính giữa
hiển vi trường rồi quay vật kính x10 để quan sát vùng có mẫu vật.
- Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất để quan sát các tế bào biểu bì của lá rồi sau đó
chuyển sang vật kính x40 để quan sát rõ hơn.
- Vẽ các tế bào biểu bì bình thường và các tế bào cấu tạo nên khí khổng quan sát được
dưới kính hiển vi vào vở.
Khí khổng lúc này đóng hay mở?
-Lấy tiêu bản ra khỏi kính hiển vi và dùng ống nhỏ giọt nhỏ một gọt dung dinh muối
loãng vào rìa của lá kính rồi dũng mảnh giấy thấm nhỏ đặt ở phía bên kia của lá kính
hút dung dịch để đưa nhanh dung dịch nước muối vào vùng có tế bào.
- Quan sát các tế bào biểu bì khác nhau kể từ sau khi nhỏ dung dịch nước muối để
thấy quá trình co nguyên sinh diễn ra như thế nào. Chú ý, nếu đồng độ muối hoặc
đường quá cao sẽ làm cho hiện tượng co nguyên sinh xảy ra quá nhanh, khó quan sát.
Có thể dùng các dung dịch có nồng độ muối hoặc đường khác nhau và quan sát trên
kính để thấy sự khác biệt mức đọ và tốc độ co nguyên sinh.
- Vẽ các tế bào đang bị co nguyên sinh chất quan sát được dưới kính hiển vi vào vở.
(?) Tế bào lúc này có gì khác so với trước khi nhỏ nước muối?
(?) Thay đổi nồng độ muối tốc độ co nguyên sinh diễn ra như thế nào?
2. Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng
- Sau khi quan sát hiện tượng co nguyên sinh ở các tế bào biểu bì, nhỏ một giọt nước
cất vào rìa của của lá kính giống như khi ta nhỏ giọt nước muối trong thí nghiệm co

nguyên sinh.
- Đặt tiêu bản lên kính hiển vi và quan sát tế bào.
- Vẽ các tế bào quan sát được dưới kính hiển vi vào vở.
(?) Lúc này khí khổng đóng hay mở? Giải thích.
(?) Tế bào lúc này có gì khác so với tế bào khi co nguyên sinh.
? Mô tả hiện tượng qua sát được sau khi nhỏ nước muối lên tiêu bản? Vẽ hình.


…………………………………………………………………………………………
………..
…………………………………………………………………………………………
………..
…………………………………………………………………………………………
………..
? Mô tả hiện tượng qua sát được sau khi thấm hết nước muối và nhỏ nước cất lên tiêu
bản? Vẽ hình.
…………………………………………………………………………………………
………..
…………………………………………………………………………………………
………..
…………………………………………………………………………………………
………..
- HS: Chú ý lắng nghe sau đó làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa
ra trong phần hướng dẫn.
D. Vận dụng, mở rộng
1. Mục đích
- Khuyến khích học sinh hình thành ý thức vệ sinh ăn uống, vận dụng vào nấu ăn…,
bón phân cho cây hợp lý để bảo vệ môi trường.
2. Nội dung
Câu 1. tại sao ngâm rau sống bằng nước muối loãng trước khi ăn lại diệt được vi

khuẩn?
Câu 2. Một bạn học sinh muốn cây hoa của mình nhanh tốt, bạn ấy tưới phân N – P –
K cho cây, sau khi tưới bạn ấy thấy cây của mình héo rồi chết. Em hãy giải thích?
Câu 3. Nêu cách xào rau muống không bị quắt lại và vẫn xanh mướt?
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
Câu 1. Vì tế bào vi khuẩn bị mất nước.
Câu 2. Vì cây bị sót.


Câu 3. Đun cho mỡ nóng già, sau đó cho rau vào đảo đều để rau thấm mỡ và làm chết
các tế bào phía ngoài, để hạn chế sự mất nước của rau sau đó mới nêm gia vị.
4. Kĩ thuật tổ chức
- Giáo viên đưa câu hỏi vào cuối giờ học.
- HS làm việc cá nhân ở nhà và trình bày vào vở bài tập.
- GV kiểm tra vở bài tập và bài làm của HS vào buổi sau.



×