Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN THỜI VỤ DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.71 KB, 19 trang )

♦♦♦♦♦♦♦♦♦

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN
TỔNG QUAN DU LỊCH

Tên Đề Tài: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ
HÌNH THÀNH TÍNH THỜI VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI
PHÁP KHẮC PHỤC TÍNH BẤT LỢI CỦA THỜI VỤ DU LỊCH
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................4
1. Khái niệm về thời vụ du lịch.............................................................................4
1.1. Định nghĩa về thời vụ du lịch......................................................................4
1.2. Định nghĩa về quy luật thời vụ của du lịch.................................................4
1.3.Ý nghĩa của quy luật thời vụ........................................................................4
2. Đặc điểm của tính thời vụ du lịch......................................................................4
3. Các nhân tố tác động đến sự hình thành tính thời vụ du lịch.............................8
3.1. Khí hậu.......................................................................................................8
3.2. Thời gian rỗi.............................................................................................10
3.3. Sự quần chúng hoá trong du lịch..............................................................11
3.4. Phong tục tập quán của dân cư................................................................12
3.5. Điều kiện về tài nguyên du lịch.................................................................13
3.6. Sự sẵn sàng đón tiếp du khách..................................................................13
4. Ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch.......................14
4.1.Các tác động bất lợi đến cư dân sở tại......................................................14
4.2.Các tác động bất lợi đến chính quyền địa phương.....................................14
4.3.Các tác động bất lợi đến khách du lịch......................................................15
4.4.Các tác động bất lợi đến nhà kinh doanh du lịch.......................................15
5. Các biện pháp khắc phụ tính bất lợi của thời vụ du lịch..................................15
5.1.Xác định khả năng kép dài thời vu du lịch.................................................15



5.2.Hình thành thời vụ du lịch trong năm........................................................16
5.3. Nghiên cứu thị trường...............................................................................16
5.5.Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp du khách quanh năm của cả nước, vùng và
khu du lịch.......................................................................................................16
5.6.Sử dụng tích cực các tác động kinh tế:......................................................17
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................19

2


PHẦN MỞ ĐẦU
Du lịch đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế đất nước. Trong
những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến
cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam đóng góp tích cực
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian qua. Do đó, ngành
du lịch cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân. Cùng với tiềm năng vốn có về du lịch tự nhiên lẫn du lịch nhân tạo đã
tạo tiền đề cho ngành du lịch Việt Nam phát triển. Ngày nay, ngành du lịch nước ta
đang quyết tâm phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Cùng với những nổ lực hoạt động của ngành trong bối cảnh du lịch Việt Nam
là những khó khăn và thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch Việt Nam.
Đó chính là sự hoạt động du lịch không đồng đều diễn ra trong năm dẫn đến sự mất
cân bằng trong vấn đề cung và cầu du lịch ảnh hưởng đến doanh thu trong ngành
du lịch. Điều này đã tạo nên một vấn đề đang được quan tâm nhất trong ngành du
lịch hiện nay chính là tính thời vụ trong du lịch.
Tính thời vụ trong du lịch là tất yếu. Và tại sao lại là như vậy? Nên chúng ta
cần tìm hiểu rõ các đặc điểm, phân tích các nhân tố tác động đến tính thời vụ du
lịch, ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch. Từ đó chủ động tìm ra các giải pháp để

khắc phục và hạn chế những bất lợi của tính thời vụ.

3


PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm về thời vụ du lịch
1.1. Định nghĩa về thời vụ du lịch
Thời vụ du lịch là những biến động lặp đi, lặp lại hàng năm của cung và cầu
các dịch vụ hàng hoá dưới tác động của một số nhân tố xác định.
Ví dụ:
Chùa Hương là một trong những điểm đến tâm linh cho du khách, dù vậy
nhưng ngoài 3 tháng hàng năm diễn ra Lễ hội Chùa Hương với lượng du khách gần
1,5 triệu người (2016) thì những tháng còn lại trong năm lượng du khách đến
không nhiều.
1.2. Định nghĩa về quy luật thời vụ của du lịch
Lượng du khách không đều giữa các tháng trong năm mà biến động thay đổi
mạnh theo mùa, sự biến thiên này diễn ra không hỗn độn và theo một trật tự phổ
biến và tương đối ổn định được gọi là quy luật thời vụ.
Thời vụ du lịch ở một quốc gia hoặc một vùng là tập hợp của sự tương tác
theo mùa của đại lượng cung và đại lượng cầu trong tiêu dùng du lịch.
Cung du lịch mang tính tương đối ổn định về lượng trong năm còn cầu du
lịch lại thường thường xuyên biến động do phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau.
Nên, nếu lượng cầu dao động quá lớn thì lượng cung không thế nào đáp ứng được.
1.3.Ý nghĩa của quy luật thời vụ
Quy luật du lịch thời vụ có vai trò quan trọng đối với việc lập kế hoạch phục
vụ, cung ứng vật tư, hàng hoá du lịch, bố trí lực lượng giao động, kế hoạch đầu tư
xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch của
các tổ chức và doanh nghiệp du lịch.
2. Đặc điểm của tính thời vụ du lịch

Dưới sự tác động của những nhân tố khác nhau, thời vụ du lịch có nhiều đặc
điểm riêng. Những đặc điểm quan trọng nhất là:
2.1.Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các
vùng có hoạt động du lịch
4


2.2. Một nước hoặc một vùng có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch tuỳ vào
các thể loại du lịch phát triển ở đó:
Một nước hay một vùng chỉ phát triển một loại hình du lịch chủ yếu như nghỉ
biển hay nghỉ núi thì ở đó chỉ có một mùa du lịch là vào mùa hè hoặc mùa đông.
Ví dụ:
Các vùng biển Sầm Sơn, Đồ Sơn, Vũng Tàu chỉ kinh doanh và phát triển loại
hình du lịch biển là chủ yếu thì mùa du lịch sẽ là mùa hè. Nhưng nếu như tại một
khu nghỉ mát biển lại có nhiều nguồn nước khoáng giá trị, ở đó phát triển mạnh 2
thể loại du lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghĩ dưỡng chữa bệnh vào
mùa đông dẫn đến đó có 2 mùa du lịch.
2.3.Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau
đối với các thể loại du lịch khác nhau:
Ví dụ:
Du lịch chữa bệnh thường có mùa dài hơn và cường độ vào mùa chính yếu
hơn. Du lịch nghỉ biển ( mùa hè), nghỉ núi ( mùa đông) có mùa ngắn hơn và cường
độ mạnh hơn ( do phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên nhiều hơn).
2.4. Cường độ thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kỳ
kinh doanh:
Thời gian mà ở đó có cường độ lớn nhất được quy định thời vụ chính (mùa
chính), còn thời kỳ có cường độ nhỏ hơn ngay trước mùa chính gọi là thời vụ trước
nùa, ngay sau mùa chính gọi là thời vụ sau mùa. Thời gian còn lại trong năm còn
được gọi là ngoài mùa. Ở một số nước chỉ kinh doanh du lịch nghỉ biển là chủ yếu
thời gian ngoài mùa người ta gọi là “mùa chết”.

Ví dụ:
Tại bãi biển Sầm sơn vào tháng 6, 7, 8 là thời gian tắm biển đẹp nhất, nhiều
người đi tắm nhất ( kỳ nghỉ hè). Vào thời gian này số khách là đông nhất và cường
độ thời vụ là lớn nhất nên gọi là mùa chính.
Vào tháng 4, 5, 9, 10 nước biển cũng tương đối ấm, có thể tắm được vẫn còn
có khách đến tắm biển, nghỉ ngơi nên gọi là trước mùa và sau mùa.
Các tháng còn lại 11, 12, 1, 2, 3 là những tháng ngoài mùa gọi là mùa chết.
2.5.Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức
độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch, điểm
du lịch và các nhà kinh doanh du lịch:
5


Cùng kinh doanh một loại hình du lịch, với các điều kiện về tài nguyên du
lịch tương đối như nhau thì ở các nước, các vùng, các cơ sở kinh doanh du lịch phát
triển hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn thì thời vụ du lịch thường kéo dài hơn
và cường độ của mùa du lịch yếu hơn. Ngược lại, các nước, các vùng, cơ sở du lịch
mới phát triển, chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh ( chính sách tiếp thị, quảng
cáo chưa tốt) thường có mùa du lịch ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính
thể hiện mạnh hơn.
2.6.Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách
đến vùng du lịch:
Các trung tâm dành cho du khách thanh, thiếu niên (sinh viên, học sinh)
thường có mùa ngắn hơn và có cường độ mạnh hơn so với những trung tâm đón
khách ở độ tuổi trung niên. Nguyên nhân chính ở đây là do thanh, thiếu niên thường
hay đi theo đoàn, hội vào các dịp hè, nghỉ tết ngắn hạn.
2.7.Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở
lưu trú chính:
Ở đâu (đất nước, vùng) có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính- khách sạn,
motel, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa

chính là yếu hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ và camping. Ở đó mùa du lịch
thường ngắn hơn và cường độ thường mạnh hơn.
Đặc điểm này là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Những nơi có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính thì việc đầu tư và bảo dưỡng
tốn kém hơn dẫn đến các nhà kinh doanh phải tìm nhiều biện pháp kéo dài thời vụ
hơn.
Những nơi có thời vụ du lịch ngắn thì nhu cầu đầu tư và xây dựng các cơ sở
lưu trú chính ít hơn. Cơ sở lưu trú là nhà trọ và camping vừa linh hoạt lại vừa tốn ít
chi phí hơn.
 Đặc điểm về tính du lịch thời vụ của Việt Nam
Việt Nam là một nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triển kinh
doanh du lịch quanh năm.
Với vị trí địa lý hình chữ S, phía đông giáp biển, phía Tây giáp núi. Khí hậu
có sự thay đổi theo miền. Miền Bắc và miền Trung có mùa đông mưa nhiều và lạnh
còn miền Nam thì khí hậu quanh năm ấm, bờ biển kéo dài thuận lợi cho kinh doanh
du lịch biển cả năm. Bên cạnh đó, Việt nam có sự đa dạng về tài nguyên du lịch
6


nhân tạo và phân bố tương đối đều khắp các tỉnh thành trong nước. Do vậy, tính thời
vụ du lịch có thể có hạn chế và có điều kiện giảm cường độ của nó.
Khách du lịch tại Việt Nam có động cơ và mục đích khác nhau tuỳ thuộc
từng đối tượng.
Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là để nghỉ biển, nghỉ dưỡng, lễ hội,
tham quan hoặc đi du lịch chủ yếu vào các tháng hè và các tháng đầu năm.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục địch kết hợp
kinh doanh ( thăm dò thị trường, ký kết hợp đồng), sau đó với mục đích tham quan,
tìm hiểu ( động cơ xã hội) và họ đến Việt Nam chủ yếu từ tháng 10 đến tháng 3.
Trong hai luồng khách này, luồng khách nội địa lớn hơn luồng khách quốc tế
rất nhiều. Do đó, nếu xét tầm nhìn vĩ mô thì kinh doanh du lịch quốc tế chủ động có

mùa du lịch chính vào khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Còn nếu xét trên phạm vi kinh doanh du lịch của cả nước nói chung thì nước ta có
hai mùa du lịch chính là vào các tháng hè và các tháng đầu năm.
Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện của thời vụ
du lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và cá trung tâm du lịch biển rất khác.
Điều đó phụ thuộc vào sự phát triển các loại hình kinh doanh du lịch khác và
cấu trúc, đặc điểm của các luồng khách du lịch.
Xuất phát từ chỗ Việt Nam trong giai đoạn phát triển du lịch hiện nay thu hút
khách du lịch quốc tế chủ yếu bởi các giá trị lịch sử (các di tích lịch sử); các giá trị
văn hoá (các phong tục tập quán cổ truyền, các lễ hội); các dự án đầu tư, các hoạt
động kinh doanh sản xuất, dịch vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ( và tổng số
ngày khách của khách du lịch quốc tế), tập trung chính vào khoảng thời gian từ
tháng 10 đến tháng 3 trong năm bởi các nguyên nhân sau:
Phần lớn các dịp lễ hội, tết nguyên đán tập trung vào những tháng đầu năm.
Trong giai đoạn hiện nay hầu hết khách Việt kiều ( chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số
khách du lịch quốc tế vào Việt Nam) và khách du lịch với mục đích tham quan, tìm
hiểu thường đến dịp này.
Các thương gia đến Việt Nam thường đến nhiều vào thời gian ngoài kỳ nghỉ
hè, vì thời gian nghỉ hè họ thường cùng với vợ con và những người thân của họ đi
nghỉ ở những nơi nổi tiếng, truyền thống hấp dẫn cho các kỳ nghỉ hè gia đình của
khách du lịch trên thế giới.
Ví dụ:
7


Khách du lịch Pháp thường tránh đến Việt Nam vào khoảng tháng 7, 8, 9 vì
họ sợ gió mùa, bão của những tháng đó.
Thông thường các trung tâm thành phố lớn khai thác loại hình du lịch biển
như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, … ngoài việc thu hút khách du lịch nghỉ biển
còn có thể thu hút các đối tượng khách công vụ. Những nơi này thường có mùa du

lịch kéo dài và cường độ không quá mạnh. Còn các tỉnh thành chủ yếu khai thác du
lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn nếu thời tiết
không thuận lợi như Đà Lạt, SaPa,…
Một số các nhân tố tác động chủ yếu lên cung du lịch, một số khác tác động
lên cầu du lịch. Có nhân tố tác động lên cả cung và cầu du lịch, và thông qua đó gây
lên tính thời vụ trong kinh doanh du lịch.
3. Các nhân tố tác động đến sự hình thành tính thời vụ du lịch
3.1. Khí hậu
Khí hậu là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tính thời vụ
du lịch. Nó tác động lên cả cung và cầu du lịch.
 Về mặt cung, đa số các điểm tham quan du lịch giải trí đều tập trung số
lượng lớn vào mùa hè với khí hậu ấm áp như các điểm du lịch nghỉ biển, nghỉ
núi, chữa bệnh.
 Về mặt cầu, mùa hè là mùa có lượng du khách lớn nhất.
Ảnh hưởng của nhân tố khí hậu thể hiện rõ nét ở các loại hình du lịch nghỉ
biển, nghỉ núi và mức độ nhất định trong du lịch chữa bệnh. Đối với các du lịch
nghỉ biển, các thành phần như ánh nắng, độ ẩm, hướng gió, nhiệt độ và một số đặc
điểm như vị trí địa lý, độ sâu, chiều dài chiều rộng của bãi tắm… sẽ quyết định đến
nhu cầu của khách.
Khí hậu tác động đến tính mùa vụ du lịch của Việt Nam
Do vị trí địa lý, địa hình, hoàn lưu dẫn đến sự phân hóa khí hậu giữa các
vùng, miền nên thời vụ ở các điểm, khu du lịch biển Việt Nam có sự khác nhau về
thời gian, độ dài và cả tính chất của mùa vụ. Trong thực tế, thời vụ du lịch biển ở
các vùng, miền này có đặc trưng khác nhau về thời gian, độ dài và cường độ của
mùa du lịch.
Ở vùng ven biển phía Bắc, mùa đông chịu ảnh hưởng của khối không khí
lạnh cực đới từ phía Bắc tràn xuống có nền nhiệt độ thấp, mùa hè chịu ảnh hưởng
của khối khí nhiệt đới có nhiệt độ cao nên khí hậu ở vùng này phân hóa thành hai
8



mùa nóng và lạnh rõ rệt, do đó, tính thời vụ trong hoạt động du lịch ở các khu du
lịch biển miền Bắc thể hiện rõ nét nhất.
Mùa lạnh (từ tháng 11-tháng 4) có nền nhiệt độ thấp, tiết trời lạnh, cuối mùa
đông tuy nhiệt độ có tăng nhưng đa phần vẫn thấp hơn 20o C lại thêm mưa phùn nên
hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển ở các điểm, khu du lịch biển vào thời điểm này
không thể diễn ra. Đây cũng chính là mùa vắng khách tại các điểm du lịch biển
miền Bắc Việt Nam.
Trong mùa vắng khách, tại các điểm, khu du lịch ven biển phía Bắc hầu như
mọi hoạt động du lịch ở đây đều bị ngừng trệ. Điều này gây khó khăn cho việc tổ
chức và quản lý các hoạt động du lịch, kinh doanh, đầu tư và nâng cấp các cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Nhưng một số điểm du lịch như Hạ Long, Huế vẫn có
khách vào mùa này, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Điểm khác biệt trong biến trình khách theo năm này do tại các khu du lịch
trên có tài nguyên du lịch phong phú và tại đây đã đưa vào khai thác một số loại
hình du lịch ít phụ thuộc vào điều kiện khí hậu như du lịch tham quan, du lịch sinh
thái...
Vào mùa nóng (từ tháng 5-tháng 10), gió mùa cực đới đã chấm dứt, nền nhiệt
độ cao (nhiệt độ trên 20o C) là thời kỳ thuận lợi nhất cho hoạt động du lịch và là
mùa đông khách tại các điểm du lịch biển miền Bắc. Song do sự phân hóa về mùa
mưa, bão mà ở từng điểm, khu du lịch có thời gian tập trung khách khác nhau.
Khu vực ven biển thuộc vùng khí hậu Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ có
mưa nhiều vào các tháng 7, 8, 9 và cũng chính là mùa bão ở khu vực này nên lượng
khách giảm đáng kể. Các tháng có điều kiện thuận lợi nhất và có lượng khách đông
nhất là tháng 5, 6 và tháng 10.
Tại khu vực ven biển thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, mùa mưa lùi dần về
cuối hè và đầu đông. Vào các tháng 9, 10, 11 có lượng mưa lớn nhất nên vắng
khách, thậm chí không có khách. Các tháng tập trung khách nhất là các tháng 6, 7
còn các tháng đầu mùa hạ (tháng 4, 5) lượng khách cũng ít vì vào thời gian này có
thời tiết khô nóng do ảnh hưởng của hiệu ứng phơn. Nhìn chung, tại các khu du lịch

biển miền Bắc điều kiện khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch chỉ có thể diễn ra
vào mùa hè.
Chính vì thế, tính thời vụ du lịch ở các khu du lịch biển miền Bắc rất rõ, độ
dài mùa du lịch ngắn, cường độ dao động về khách cao, khách du lịch tập trung
nhiều vào các tháng mùa hè, các tháng còn lại hầu như không có khách.
9


Có thể lấy ra các đặc điểm du lịch đặc trưng cho từng miền của khí hậu ở
nước ta như:
- Hà Nội: có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa đông nhiệt độ trung bình
khoảng 17,7oC ( lúc thấp xuống tới 2,7oC), mùa hạ là 29,2oC ( lúc lên cao tới
39oC), nhiệt độ trung bình của cả năm là 23,2oC. Du lịch hoạt động mạnh mẽ
vào mùa xuân.
- Quảng Ninh: nhiệt độ trung bình là 25oC. Nơi đây có nhiều rừng, biển, hải
sản quý, là điểm đến thường xuyên của du khách trong và ngoài nước.
- Huế: có đủ bốn mùa, nhiệt độ trung bình năm là 25oC, số giờ nắng cả năm là
2000 giờ, mùa du lịch đẹp từ tháng 11 đến tháng 4.
- Đà Lạt: các nhà khí hậu học gọi là “ thành phố của mùa xuân”, nhiệt độ trung
bình cao nhất là 24oC, thấp nhất là 15oC, lượng mưa trung bình 1755mm, có
nắng cả 2 mùa mưa và khô. Vì thế Đà Lạt như một vườn hoa trăm hương
ngàn sắc quanh năm, cũng là một điểm du lịch tuyệt vời.
- Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa mưa và khô rõ rệt, không có mùa đông,
nhiệt độ trung bình 27,5oC, lượng mưa trung bình 1979mm. Hoạt động du
lịch thuận lợi cả 12 tháng.
3.2. Thời gian rỗi
Thời gian rỗi là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đều của nhu cầu du
lịch, con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian rỗi. Tác động của thời gian rỗi lên
tính thời vụ trong du lịch phải nói đến 2 đối tượng chính trong xã hội.
Thứ nhất: là thời gian nghỉ phép năm tác động lên thời vụ du lịch, do độ dài

của thời hạn phép và thời gian sử dụng phép. Nếu thời gian phép ngắn người ta
thường chỉ đi du lịch một lần trong năm, khi đó họ chọn thời gian chính vụ để đi du
lịch với mong muốn được tận hưởng những ngày nghỉ quý giá, do đó cường độ du
lịch sẽ cao vào mùa chính. Ngược lại thời gian nghỉ phép năm dài cho phép con
người đi du lịch nhiều lần trong năm, tỉ trọng nhu cầu tập trung vào mùa chính sẽ
giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch trong mùa chính, tăng cường độ thu hút
nhu cầu ngoài mùa. Như vậy sự gia tăng thời gian rỗi góp phần giảm cường độ của
du lịch ở thời vụ chính và tăng cường độ du lịch vào ngoài mùa du lịch.
Việc phân bố thời gian sử dụng phép năm của nhân dân lao động cũng ảnh
hưởng đến tính thời vụ trong du lịch.
Sự tập trung lớn nhu cầu vào mùa vụ chính còn do việc sử dụng phép theo
tập đoàn như cán bộ- giáo viên trong trường học nghỉ hè, nông dân nghỉ vào ngày
10


không bận rộn mùa màng. Một số xí nghiệp ngừng hoạt động chính vào một giai
đoạn trong năm và nhân viên phải nghỉ phép trong thời gian đó.
Thứ hai: là thời gian nghỉ của trường học, điều này làm cho học sinh và cha
mẹ chúng có thời gian đi du lịch. Thường là học sinh có độ tuổi từ 6-15 tuổi, các
bậc cha mẹ thường sắp xếp thời gian nghỉ phép cùng, để tận hưởng ngày nghỉ cùng
với con cái. Đối với các tầng lớp học sinh, sinh viên ở các trường trung học phổ
thông, đại học, cao đẳng, kỳ nghỉ hè trùng với mùa du lịch biển… Điều này làm
tăng cường độ mùa du lịch chính.
Đối với những người nghỉ hưu trí, số lượng của đối tượng này ngày càng
tăng do tuổi thọ trung bình tăng, thời gian của họ có thể đi du lịch bất kỳ lúc nào
nếu có đủ điều kiện kinh tế, đây là lực lượng du khách làm giảm bớt cường độ mùa
du lịch chính.
3.3. Sự quần chúng hoá trong du lịch
Là nhân tố ảnh hưởng đến cầu trong du lịch. Sự tham gia của số đông khách
có khả năng thanh toán trung bình ( thường ít có kinh nghiệm đi du lịch) họ thường

thích đi nghỉ biển vào mùa hè mùa du lịch chính, vì các lý do sau:


Đa số có khả năng thanh toán hạn chế thường đi nghỉ tập thể vào

chính vụ, do chi phí tổ chức chuyến đi theo đoàn thường nhỏ.Mặc dù vào
chính vụ cho chí phí du lịch cao nhưng lại được giảm giá cho số đông.
 Họ thường không hiểu điều kiện nghỉ ngơi của từng tháng nên họ
thường chọn những tháng thuộc mùa chính để xác suất gặp thời tiết bất lợi là
nhỏ nhất.
 Do sự ảnh hưởng của một và sự bắt chước lẫn nhau của du khách
những người mới tham gia vào dòng khách du lịch thường không nắm được
điền kiện nghỉ ngơi của từng vùng, từng địa phương cụ thể. Họ lựa chọn thời
gian đi nghỉ ngơi dưới tác động của các nhân tố tâm lý và kinh nghiệm của
người khác. Họ thường đi nghỉ ngơi vào thời gian các nhân vật nổi tiếng đi
nghỉ.
Vì vậy, sự quần chúng hóa trong du lịch làm tăng tính thời vụ vốn có trong
du lịch. Để khắc phục ảnh hưởng này người ta thường dùng chính sách giảm giá vào
trước và sau mùa chính, đồng thời tăng cường quảng cáo các điều kiện nghỉ ngơi
ngoài mùa chính đề thu hút khách du lịch.

11


3.4. Phong tục tập quán của dân cư
Thông thường các phong tục có tính chất lâu dài và được hình thành dưới tác
động của điều kiện kinh tế-xã hôi.Các điều kiện này thay đổi sẽ tạo ra phong tục
mới nhưng không thể xóa bỏ phong tục cũ và chúng có thể được chấp nhận.
Phong tục tập quán Việt Nam.
Việt Nam với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những phong tục tập

quán khác nhau mang những bản sắc riêng đem lại nét đặc sắc dân tộc.
Ví dụ:
Du khách đến Tây Nguyên ngoài việc thưởng ngoạn thắng cảnh văn hoá của
người Tây Nguyên còn có thể tham quan, tìm hiểu đời sống của các dân tộc Êđê,
Mnông,..tham gia lễ hội đâm trâu, tham quan nhà Rông, uống rượu cần, múa cồng
chiêng cùng bà con dân tộc
Hơn nữa, nước ta còn sở hữu một nền âm nhạc, nghệ thuật dân tộc độc đáo,
đa dạng: hát chèo ( Hà Nam), ca trù ( Hà Nội), hát Bội ( Quảng Ngãi), Dân ca Quan
họ Bắc Ninh ( được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể vào ngày
30/09/2009), Nhã nhạc cung đình Huế ( được UNESCO công nhận là di sản phi vật
thể vào năm 2003)…
Cùng một số trò chơi dân gian như: đua ghe ngo ( Sóc Trăng), cướp cờ, nhảy
bao bố, ném còn, ô ăn quan, đánh đu , thổi cơm, kéo co…
Và các lễ hội cũng tạo nên nét hấp dẫn cho du lịch Việt Nam. Lễ hội cũng tạo
nên mùa du lịch ( do thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội hầu như không thay đổi
trong năm).
Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có
7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội
tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là
lễ hội khác (chiếm 0,5%).
Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ít vào
mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời
gian nhàn rỗi. Trong số các lễ hội Việt Nam thì phải kể đến những lễ hội chi phối
hầu hết các gia đình trên mọi miền tổ quốc, đó là Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan và tết
Trung Thu. Gần đây một số lễ hội được nhà nước và nhân dân quan tâm như: Lễ
hội đền Hùng, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Giáng Sinh, Hội Phật Tích.
Một số lễ hội lớn ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn, tiêu biểu như: hội Gióng
(xứ Kinh Bắc), lễ hội đền Hùng (Xứ Đoài), lễ hội chùa Bái Đính, Hội Lim(Kinh
12



Bắc), phủ Dày (xứ Sơn Nam), lễ hội Yên Tử, lễ hội bà chúa Xứ (An Giang), Lễ hội
pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng)...
3.5. Điều kiện về tài nguyên du lịch
Điều kiện về tài nguyên du lịch như bờ biển đẹp, dài … mùa du lịch biển
tăng và ngược lại hoặc có danh lam thắng cảnh phong phú làm tăng cường độ du
lịch tham quan. Ở những vùng có suối nước khoáng tạo điều kiện du lịch chữa bệnh
phát triển… Độ dài thời vụ du lịch của một vùng phụ thuộc vào sự đa dạng của các
thể loại du lịch có thể phát triển ở đó.
Ví dụ:
Một nước có kiện phát triển du lịch nghỉ biển thì thời vụ du lịch sẽ ngắn hơn
so với một số nước khác vừa phát triển du lịch biển vừa kết hợp với du lịch chữa
bệnh và văn hóa.
3.6. Sự sẵn sàng đón tiếp du khách
Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch có ảnh hưởng đến độ dài thời vụ du lịch
thông qua cung.
Cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách tổ chúc hoạt động trong
các cơ sở du lịch ảnh hưởng đến việc phân bố nhu cầu theo thời gian. Chẳng hạn
như việc các khách sạn có hội trường, bể bơi, các trung tâm chữa bệnh, … tạo điều
kiện cho các cơ sở này hoạt động quanh năm.
Việc phân bố hợp lý các hoạt động vui chơi, giải trí tổ chứa cho du khách có
ảnh hưởng nhất định đến việc khắc phục sự tập trung của những nhân tố ảnh hưởng
tới tính thời vụ của du lịch.
Chính sách giải pháp của cơ quan du lịch của từng nước, từng vùng, các tổ
chức kinh doanh du lịch- khách sạn thường giảm giá các dịch vụ và hàng hóa trước
và sau mùa chính hoặc dùng các hình thức khuyến mãi để kéo dài thời vụ du lịch.
Các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân
bố của khách du lịch giúp cho khách du lịch nắm được các thông tin về điểm du lịch
để họ có kế hoạch đi nghỉ sớm hoặc sau mùa chính một khi họ thấy có lợi.
Các nhân tố trên thông thường tác động riêng lẽ, vừa tác động đồng thời,

trong thức tế mùa du lịch thường chịu ảnh hưởng một vài nhân tố cùng một lúc.
Ngoài ra tác động của tường nhân tố có thể giảm đi khi có nhân tố khác tác động
theo hướng ngược lại. Ví dụ tác động của yếu tố khí hậu sẽ giảm tạo ra cơ cấu của
cơ sở vật chất kỹ thuật thích hợp. Vì vậy, cần hiểu rõ các mối liên hệ và ràng buộc
13


qua lại của các yếu tố ảnh hưởng đến độ dài của từng mùa của từng loại hình du
lịch. Từ đó để tìm ra được mọi khả năng kéo dài mùa kinh doanh du lịch hoạt động
trong cả năm, nâng cao chất lượng phục vụ và tăng nguồn thu cho doanh nghiệp du
lịch khách sạn.
4. Ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch
Tính thời vụ ảnh hưởng bất lợi đến tất cả các thành phần của quá trình du lịch
đến cư dân sở tại, đến chính quyền địa phương và nhất là đến khách du lịch và nhà
kinh doanh du lịch.
4.1.Các tác động bất lợi đến cư dân sở tại.
Khi cầu du lịch tập trung quá lớn, gây nên sự mất cân đối, mất ổn định đối
với các phương tiện giao thông đại chúng, đối với mạng lưới phục vụ xã hội ( giao
thông công chính, điện, nước mạng lưới thương nghiệp, …) làm ảnh hưởng đến đời
sống hằng ngày của người dân địa phương.
Khi nhu cầu du lịch giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì những
người làm hợp đồng theo thời vụ sẽ không còn việc, ngoài ra những nhân viên cố
định ngoài thời vụ cũng có thu nhập thấp hơn.
4.2.Các tác động bất lợi đến chính quyền địa phương.
Khi nhu cầu du lịch tập trung quá lớn sẽ gây ra không ít sự mất thăng bằng
cho việc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội. Ở mức độ nhất định, tính thời vụ
gây ra những bất lợi trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch (ở cấp
trung ương và địa phương).
Khi nhu cầu du lịch giảm và giảm tới mức bằng không thì những khoản thu
nhập từ thuế và lệ phí do du lịch đem lại cho du lịch cũng giảm.

4.3.Các tác động bất lợi đến khách du lịch.
Khi nhu cầu du lịch tập trung quá lớn hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ ngơi
thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn. Ngoài ra, vào mùa du lịch chính
thường xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trên phương tiện giao thông,
trong các cơ sở lưu trú ở các nơi du lịch. Điều đó làm giảm tiện nghi đi lại, lưu trú
của khách. Do vậy, dẫn đến giảm chất lượng phục vụ khách du lịch.

14


4.4.Các tác động bất lợi đến nhà kinh doanh du lịch.
Các bất lợi khi nhu cầu du lịch tăng tới mức vượt quá khả năng cung cấp của
các cơ sở kinh doanh du lịch nhiều lần (độ căng thẳng của độ tập trung cầu du lịch).
 Đối vối chất lượng phục vụ du lịch.
 Đối với việc tổ chức và sử dụng nhân lực.
 Đối với việc tổ chức các hoạt động cung ứng, các ngành kinh tế và
dịch vụ liên quan,dịch vụ công cộng.
 Đối với việc tổ chức hạch toán.
 Đối với tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật.
Các tác động bất lợi gây ra khi cầu du lịch giảm xuống và giảm xuống tới
mức bằng không.
 Tác động tới chất lượng phục vụ.
 Tác động tới hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh.
 Tác động tới việc tổ chức và sử dụng nhân lực.
 Tác động tới việc tổ chức hạch toán.
 Đối với tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật.
5. Các biện pháp khắc phụ tính bất lợi của thời vụ du lịch
Để hạn chế ảnh hưởng bất lợi thời vụ du lịch cần phải xây dựng chương
trình toàn diện trong cả nước, các vùng du lịch.
5.1.Xác định khả năng kép dài thời vu du lịch.

 Xác định thể loại du lịch nào phù hợp.
 Giá trị và khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch.
 Số lượng du khách trong đó và tiềm năng.
 Sự tiếp nhận của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
 Khả năng cung ứng nguồn lao động.
 Kinh nghiệm tổ chức.
 Khả năng kết hợp các thể loại du lịch khác nhau.

15


5.2.Hình thành thời vụ du lịch trong năm.
Cần phải xác định được những loại hình du lịch và phải dựa trên những tiêu
chuẩn sau:
 Tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch đưa vào khai thác cho thời vụ du lịch
thứ hai.
 Xác định nguồn khách tiềm năng theo số lượng và cơ cấu
 Lượng vốn đầu tư cần thiết để xây dựng thêm trang thiết bị nhằm thoả
mãn nhu cầu cho du khách quanh năm.
5.3. Nghiên cứu thị trường
Để xác định số lượng và thành phần của luồng du khách triển vọng ngoài
mùa du lịch chính, phải chú ý đến các nhóm du lịch sau:
 Khách du lịch công vụ
 Công nhân viên không được sử dung phép năm vào mùa du lịch chính.
 Các gia đình có con nhỏ không bị hạn chế thời gian nghỉ vào mùa chính.
 Những người hưu trí.
 Những người có nhu cầu đặc biệt.
Chúng ta cần nghiên cứu, nắm bắt được thông tin về sở thích của các nhóm
du khách về các dịch vụ du lịch chủ yếu, tạo điều kiện cho các nhân tố du lịch đổi
mới cơ sở vật chất- kỹ thuật, đa dang hóa chương trình vui chơi giải trí, cung ứng

vật tư và công tác phục vụ tốt hơn.
5.5.Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp du khách quanh năm của cả nước,
vùng và khu du lịch
 Thực hiện sự phối hợp giữa những người tham gia vào việc cung ứng sản
phẩm du lịch ngoài thời vụ du lịch chính để tạo được sự thống nhất về
quyền lợi và hành động.
 Nâng cao chất lượng và cải tiến cơ cấu của cơ sở vật chất- kỹ thuật du
lịch, tạo cho nó khả năng thích ứng để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du
khách.

16


5.6.Sử dụng tích cực các tác động kinh tế:
 Đối với du khách, các tổ chức và công ty du lịch sử dung chính sách giảm
giá,khuyến khích du khách đi du lịch ngoài mùa chính.
 Khuyến khích tính chủ động của các tổ chức kinh doanh du lịch, các cơ
sở trong việc kép dài thời vụ du lịch.

17


PHẦN KẾT LUẬN
Trong hoạt động kinh doanh du lịch điều quan trọng nhất là làm sao để có được
lượng khách du lịch tương đối ổn định có thể sử dụng một cách hiệu quả công suất
hoạt động nhằm đạt được mục tiêu về lợi nhuận và đảm bảo chất lượng phục vụ.
Trong ngành du lịch luôn tồn tại tính thời vụ và cần tìm ra những biện pháp để hạn
chế đến mức thấp nhất.
Việc “ phân tích các nhân tố tác động đến tính thời vụ du lịch và giải pháp khắc
phục tính bất lợi của thời vụ du lịch” là hết sức cần thiết để đưa ra những biện

pháp nhằm phần nào những ảnh hưởng bất lợi giúp cho ngành du lịch ngày càng
phát triển.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Địa lý du lịch. NXB Giáo dục Việt Nam,
2013.
2. Nguyễn Văn Đinh, Trần Thị Minh Hoà, Giáo trình Kinh tế Du lịch.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Lao động- Xã hội- Hà Nội, 2006.
3. Ngô Thị Diệu An, Nguyễn Thị Oanh Kiều, Giáo trình Tổng quan du lịch.
NXB Đà Nẵng, 2014.
4. Báo cáo môn: Tổng quan du lịch, Tính thời vụ trong du lịch. Trường Đại
học Nông Lâm TP. HCM.
5. Các website tham khảo
/>%C3%B9a_H%C6%B0%C6%A1ng
/> /> />%E1%BB%87t_Nam

19



×