Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

khóa luận tốt nghiệp đánh giá công tác thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở xã hưng long – huyện yên lập – tỉnh phú thọ và đề xuất một số biện pháp xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.14 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

TRẦN THỊ THU HẰNG
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU GOM VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI
SINH HOẠT Ở XÃ HƯNG LONG – HUYỆN YÊN LẬP –TỈNH PHÚ
THỌ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành/ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018



2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

TRẦN THỊ THU HẰNG
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU GOM VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI
SINH HOẠT Ở XÃ HƯNG LONG – HUYỆN YÊN LẬP –TỈNH PHÚ
THỌ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành/ngành

: Khoa học môi trường

Lớp

: N01 - K46 KHMT

Khoa

: Môi trường


Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS. ĐỖ THỊ LAN

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng giúp sinh viên trau dồi,
củng cố, bổ sung kiến thức đã học tập ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh
viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào đời sống
thực tiễn sản xuất.Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ thực
tế để khi ra trường trở thành một cán bộ có năng lực tốt, trình độ lý luận cao,
chuyên môn giỏi, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội.
Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà
Trường, ban chủ nhiệm khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp với tên đề tài mang tên :“Đánh
giá công tác thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở xã Hưng Long –
huyện Yên Lập –Tỉnh Phú Thọ và đề xuất một số biện pháp xử lý”.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ, chỉ đạo tận tình của các thầy, cô giáo trong ban giám hiệu nhà
trường. Đặc biệt em vô cùng cảm ơn cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Lan đã hướng
dẫn, chỉ đạo tận tình giúp em hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Hưng Long đã giúp đỡ và tạo

điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập trên địa bàn xã .
Ngoài ra để có kết quả như ngày hôm nay em vô cùng biết ơn công sinh
thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, của những người thân yêu, cùng bạn bè đã
luôn động viên và cổ vũ em trong học tập và rèn luyện.
Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn của bản thân còn hạn
chế, bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm. Nên khóa luận không thể tránh
khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp quý báu của thầy, cô
giáo và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2018

Sinh viên
Trần Thị Thu Hằng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt .......................... 8
Bảng 2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước ....................... 14
Bảng 2.3. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở các nước ASEAN..........15
Bảng 2.4. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ....................... 17
ở một số nước .................................................................................................. 17
Bảng 2.5. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 .... 19
Bảng 2.6. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam.......................... 20
Bảng 4.1. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình .................. 38

trên địa bàn xã Hưng Long.............................................................................. 38
Bảng 4.2 : Rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác nhau .................... 39
trên địa bàn xã Hưng Long.............................................................................. 39
Bảng 4.3: Thành phần rác thải sinh hoạt của xã Hưng Long.......................... 40
Bảng 4.4. Nhận thức của người dân về phân loại rác thải tại nguồn .............. 44
Bảng 4.5. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng đến môi trường của việc xả
rác không đúng nơi quy định........................................................................... 45
Bảng 4.6. Đánh giá của người dân về hiện trạng thu gom, ............................. 46
xử lý rác thải sinh hoạt .................................................................................... 46
Bảng 4.7. Mức phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ........................... 47


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ........................................... 6
Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lý xã Hưng Long .................................................. 30
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
trên địa bàn xã Hưng Long.............................................................................. 40


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trường

BVT V


: Bảo vệ thực vật

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CTR

: Chất thải rắn

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

HĐND – UBND

: Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân

HTX

: Hợp tác xã

LPSCTRĐT

: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị

NĐ-CP

: Nghị định chính phủ


RTSH

: Rác thải sinh hoạt

TTLT-BTC-BTNMT

: Thông tư liên tịch- Bộ tài chính- Bộ tài
nguyên môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 2
1.2.1.Mục tiêu chung của đề tài ...................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể của đề tài ...................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4.Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3
1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 3

1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................... 4
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh của chất thải rắn .................................................... 5
2.1.3. Phân loại chất thải rắn ............................................................................. 6
2.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ........................................................ 7
2.1.5.Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng .... 9
2.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ ................................................................................. 12
2.3.Cơ sở thực tiễn của đề tài .......................................................................... 13
2.3.1.Hiện trạng quản lý rác thải trên thế giới ................................................ 13
2.3.2.Hiện trạng quản lý rác thải ở Việt Nam ................................................. 18
2.3.3.Tình hình thu gom và xử lý rác thải tại tỉnh Phú Thọ ............................ 23


vii

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 27
3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 27
3.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 27
3.3.Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28
3.4.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 28
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 28
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 28
3.4.4. Phương pháp xác định thành phần rác thải ........................................... 29
3.4.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu .......................................... 29
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 30
4.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hưng Long, huyện

Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. ................................................................................... 30
4.1.1.Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 30
4.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội ..................................................................... 31
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường... 35
4.2. Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa
bàn xã Hưng Long ........................................................................................... 36
4.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Hưng Long ..... 36
4.2.2. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn xã
Hưng Long. ...................................................................................................... 42
4.3.Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất thải
trên địa bàn xã Hưng Long ............................................................................ 49
4.3.1. Giải pháp về quy hoạch và chính sách ............................................... 49
4.3.2.Giải pháp quản lý rác thải rắn .............................................................. 51
4.3.3. Giải pháp về thu phí BVMT ................................................................ 52


viii

4.3.4. Giải pháp về công tác tuyên truyền, giáo dục, ý thức bảo vệ môi
trường cho người dân. .................................................................................... 52
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 54
5.1.Kết luận ..................................................................................................... 54
5.2.Kiến nghị ................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 56
Phần I: Thông tin cá nhân ............................................................................... 60
Phần II: Nội dung phỏng vấn .......................................................................... 60


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật ( Luật Bảo vệ Môi trường 2005 ) .
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc
phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường,
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là vấn
đề mà hiện nay cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang hết sức
quan tâm.
Cùng với sự phát triển chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng
đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội có nhiều chuyển
biến tích cực. Tuy nhiên đi kèm với nó là những tồn tại rất đáng lưu tâm như
biến đổi khí hậu, gia tăng dân số và hàng loạt các vấn đề về môi trường
khác. Đặc biệt gia tăng dân số trong quá trình công nghiệp hóa đã gây ra
nhiều sức ép cho môi trường, cụ thể là về rác thải.
Nền kinh tế xã hội càng phát triển, dân số gia tăng thì nhu cầu tiêu thụ
của con người cũng tăng lên, theo đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ngày
càng nhiều. Lượng tài nguyên thiên nhiên và các nguồn của cải đưa vào sản
xuất và tiêu dùng thường có thể đo đếm bằng khối lượng hoặc bằng tiền,
nhưng lượng chất thải được thải ra làm ô nhiễm môi trường thì khó đong
đếm bằng khối lượng hay bằng tiền được. Việc bùng nổ rác thải sinh hoạt là
nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe cộng đồng, làm mất cảnh quan văn hóa đô thị và nông thôn…


2


Hưng Long cũng là một xã thuộc huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ có đóng
góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tuy nhiên cùng với
đó là lượng chất thải thải ra môi trường ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về
thành phần và độc hại hơn về tính chất. Với số dân đông, năm 2017 là 5345
(UBND xã Hưng Long, 2017) nên lượng rác thải phát sinh rất lớn. Người dân
đã có ý thức hơn trong quản lý rác thải sinh hoạt, rác thải được người dân bỏ
vào túi nilon để đúng nơi quy định chờ thu gom; một phần nhỏ được tận dụng
trong chăn nuôi gia súc, gia cầm hay bán rác thải có thể tái chế. Tuy nhiên
nhận thức của người dân về rác thải còn chưa đầy đủ và hoạt động quản lý
còn nhiều bất cập, đó là nhiều hộ dân vứt trực tiếp rác ra đường làng, sông, ao
cạnh nhà. Chính quyền xã chưa có chế tài cử phạt đối với các đối tượng trên
vì vậy môi trường ngày càng ô nhiễm.
Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi
Trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Lan – Giảng viên
khoa Môi Trường, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài :“Đánh giá công tác thu gom và quản lý rác thải sinh
hoạt ở xã Hưng Long – huyện Yên Lập –Tỉnh Phú Thọ và đề xuất một số
biện pháp xử lý”
1.2.Mục tiêu của đề tài
+ Đánh giá hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt ở xã Hưng Long
+ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Hưng Long
+ Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất
thải phù hợp với điều kiện của xã.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu thu thập phải khách quan, chính xác, trung thực.
- Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù
hợp với điều kiện thực tế của địa phương.



3

1.4.Ý nghĩa của đề tài
1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác sau này
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu
1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn
+ Đánh giá được lượng rác thải phát sinh, tình hình thu gom, vận chuyển
và quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Hưng Long
+ Đề xuất một số biện pháp để xử lý rác thải sinh hoạt


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Các khái niệm liên quan
- Rác: là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định,
bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh
hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh
từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người ( Trần Hữu Nhuệ và cs,
2001) [21].
- Chất thải: Theo Điều 3 Luật BVMT 2005 [10]:“ Chất thải là vật chất ở
thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
họat động khác ”.Đôi khi chất thải cũng bao gồm một số chất chưa qua sử dụng.
- Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn hoặc sệt ( hoặc còn gọi là bùn thải)
được thải từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác [4].
- Chất thải rắn sinh hoạt: Theo Điều 3 Nghị định 38/2015 NĐ-CP ngày

24/04/2015 về quản lý chất thải và phế liệu [19]: là chất thải ở trạng thái rắn
phát sinh trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người.
- Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp
hoặc sau khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải.
- Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải.
- Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại trừ ra khỏi quá trình sản xuất hoặc
tiêu dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình
sản xuất sản phẩm khác.
- Quản lý rác thải là hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại rác
thải của con người. Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu của rác
vào môi trường và xã hội.


5

- Xử lý rác thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy,
chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
- Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở rác thải từ nơi phát sinh,
thu gom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi
chôn lấp cuối cùng .
- Thu gom rác thải là hoạt động tập hợp phân loại, lưu trữ tạm thời rác
thải tại nhiều điểm thu gom và cơ sở được cơ quan thẩm quyển xác nhận.
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh của chất thải rắn
Khối lượng rác thải sinh hoạt hiên nay ngày càng tăng do các tác động
của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế – xã hội mà nhu cầu sử dụng tiêu
dùng trong các đô thị và càng vùng nông thôn đã có những thay đổi.
CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
- Khu dân cư; khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu

vui chơi, đường phố…);
- Khu thương mại, du lịch (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ , khu du
lịch, bệnh viện, trạm y tế …);
- Từ cơ quan, công sở (trường học, cơ quan hành chính, trung tâm văn
hoá thể thao…);
- Từ các hoạt động công nghiệp ( công nghiệp nhẹ, công nghiệp hóa
học,...)
- Từ các hoạt động nông nghiệp ( Vỏ chai thuốc BVTV,...);
- Từ các hoạt động xây dựng đô thị;
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường cống thoát nước của thành
phố, khu, cụm dân cư.[15]


6

Nhà dân, khu
dân cư.

Cơ quan, trường
học

Nơi vui chơi, giải
trí.

Chợ, bến xe, nhà
ga.

Rác thải

Bệnh viện, cơ

sở y tế

Giao thông, xây
dựng.

Chính quyền địa
phương

Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp.

Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
2.1.3. Phân loại chất thải rắn
2.1.3.1. Phân loại theo nguồn phát sinh
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu
dân cư, các trung tâm dịch vụ, công viên.
- Chất thải công nghiệp: phát sinh từ trong quá trình sản xuất công
nghiệp và thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó
chủ yếu là các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí)
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ,
vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
- Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng
trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
2.1.3.2. Phân loại theo mức độ nguy hại
- Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn,
nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải
này tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con



7

người và sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô
nhiễm môi trường đất, nước và không khí
- Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong
sinh hoạt gia đình, đô thị….
2.1.3.3. Phân loại theo thành phần
- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật
liệu xây dựng như gạch, vữa, thuỷ tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ
dùng thải bỏ gia đình.
- Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm
thừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ
và các loại thuốc bảo vệ thực vật.
2.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Trong chất thải rắn sinh hoạt có chứa nhiều thành phần khác nhau, thông
thường gồm có: Rác thực phẩm, giấy loại, bao bì, túi nilon, nhựa, vải, cao su,
gỗ, thủy tinh vỡ, các loại chai lọ bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa, lon đồ hộp,...
Tùy theo mục đích và phương án kỹ thuật quản lý chất thải rắn từ nguồn
phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng, thành phần chất thải rắn có thể được biểu
diễn từ rất đơn giản chỉ gồm 2 thành phần chính là rác thực phẩm và phần còn
lại hoặc rất chi tiết gồm từng thành phần riêng. Đối với các nước Châu Á, rác
thực phẩm hoặc các thành phần hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học là
thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất.


8

Bảng 2.1: Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành

Định nghĩa
phần
1. Các chất cháy được
Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy
a. Giấy
b. Hàng
dệt
c. Thực
phẩm
d. Cỏ, gỗ,
củi, rơm
rạ
e. Chất
dẻo

Các sản phẩm có nguồn gốc từ sợi

Ví dụ

Các túi giấy, mảnh
bìa, giấy vệ sinh
Vải, len, nilon...

Các chất thải từ đồ ăn, thực phẩm

Cọng rau, vỏ quả,
thân cây, lõi ngô...

Các sản phẩm và vật liệu được chế tạo
từ tre, gỗ, rơm...


Đồ dùng bằng gỗ như
bàn, ghế, đồ chơi, vỏ
dừa...

Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo
từ chất dẻo

Phim cuộn, túi chất
dẻo, chai lọ. Chất
dẻo, đầu vòi, dây
điện...

f. Da và
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo
cao su
từ da và cao su
2. Các chất không cháy
a. Các kim Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo
loại sắt
từ sắt mà dễ bị nam châm hút
b. Các kim
loại phi
Các vật liệu không bị nam châm hút
sắt

Bóng, giày, ví, băng
cao su...
Vỏ hộp, dây điện,
hàng rào, dao, nắp

lọ...
Vỏ nhôm, giấy bao
gói, đồ đựng...
Chai lọ, đồ đựng
bằng thủy tinh, bóng
đèn...
Vỏ chai, ốc, xương,
gạch, đá, gốm...

c. Thủy
tinh

Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo
từ thủy tinh

d. Đá và
sành sứ

Bất cứ các vật liệu không cháy ngoài
kim loại và thủy tinh

3. Các
chất hỗn
hợp

Đá cuội, cát, đất,
Tất cả các vật liệu khác không phân
tóc...
loại trong bảng này. Loại này có thể
chia thành hai phần: kích thước lớn hơn

5 mm và loại nhỏ hơn 5 mm
(Nguồn Nguyễn Trung Việt và cs, 2008)[13]


9

2.1.5.Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
2.1.5.1. Ảnh hưởng của CTR đến sức khỏe cộng đồng
Ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
cộng đồng. Khí thải từ bãi rác theo con đường hô hấp vào cơ thể, một phần
như chất hữu cơ, kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nước vào cơ thể thông
qua đồ ăn, nước uống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người là
nguyên nhân của 22 loại bệnh của con người trong đó có bệnh ung thư và các
loại bệnh về tai mũi họng, sốt rét, viêm phổi, đường ruột...
Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da
liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Một
nghiên cứu tại Yên Lập cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu
chảy, da liễu, hô hấp... tại khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn hẳn so
với khu vực không chịu ảnh hưởng( Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi
trường, 2009) [16].
Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi
chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải. Những người
này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất
độc hại, côn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình
làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về
cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề về đường ruột khác.
Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng
làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là
mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh
truyền nhiễm như AIDS,...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay

chân,... Một vấn đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những
người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng dễ
bị tổn thương.


10

Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim
loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy
sinh học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật,
nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy
hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động
lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả
năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ
thứ 3...
2.1.5.2.Ảnh hưởng của CTR đến môi trường đất
Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra
nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch, ngói,
thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tông... trong đất rất khó bị phân hủy. Chất
thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, Niken,
Cadimi... thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các
kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và
nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất thải có thể gây ô
nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản
xuất hóa chất...
Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống
xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm
nhập gây ô nhiễm đất.
Hiện nay, túi nilon có trong rác thải sinh hoạt là rất phổ biến, khí thải ra

môi trường phải mất hàng chục năm cho tới vài thế kỷ mới được tiêu hủy
hoàn toàn trong tự nhiên. Sự phân hủy không hoàn toàn của túi nilon sẽ để lại
trong đất những mảnh vụn, không có điều kiện cho vi sinh vật phát triển sẽ
làm cho đất chóng bạc màu, không tơi xốp.


11

2.1.5.3. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường nước
CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm
môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích
tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải
rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn
nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. CTR phân
huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có
mùi khó chịu.
Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống
đường ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý
trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay
đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá
tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường
nước nghiêm trọng. Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một
nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể.
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô
nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa...; chất
thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm).
Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô
nhiễm môi trường nước nghiêm trọng
2.1.5.4.Ảnh hưởng của CTR đến môi trường không khí
CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu.

Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân
hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4- 63.8%, CO2- 33.6%, và một số khí
khác). Trong đó, CH4, CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3
- 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp.


12

Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của
nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt
độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với các bãi
chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có
thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào.[5]
Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy
các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá
trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi,
Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan
hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl 2 hôi nồng, Phenol mùi
ốc đặc trưng. Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR bằng biện
pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí.
Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu gây ảnh hưởng
đến sức khỏe con người [5]
2.1.5.5.Ảnh hưởng của CTR làm giảm mỹ quan đô thị
CTR, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vận
chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này
là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra
lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước
và ngập úng khi mưa.
Ngoài ra việc đổ rác bừa bãi ở các gốc cây, đầu đường, góc hẻm, các
dòng sông, lòng hồ, bãi rác thải lộ thiên mà chưa qua xử lý sẽ tạo ra nơi sinh

sống và cư trú của nhiều loài gây bệnh như ruồi nhặng, chuột...khiến các bệnh
truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn... nhanh chóng lây lan tạo các dịch bệnh
gây nguy hiểm cho con người.
2.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;


13

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy
định chi tiết về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoặc bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản
lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 179/2013/ NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 80/2014/ NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về thoát
nước và xử lý nước thải
- Nghị định số 04/2009/ NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu
đãi, hỗ trợ hoạt động môi trường;
- Căn cứ thông tư số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/03/2011
- Nghị định số 174/2007/ NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
2.3.Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.1.Hiện trạng quản lý rác thải trên thế giới
2.3.1.1.Tình hình phát sinh, thu gom và phân loại rác thải trên thế giới
Đô thị hóa là hiện tượng tất yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển
kinh tế của không chỉ những nước phát triển mà cả nước đang phát triển. Đô

thị hóa là một hiện tượng phức tạp. Một mặt nó mang lại sự phát triển kinh tế
và nhiều lợi ích xã hội, mặt khác nó cũng gây ra rất nhiều vấn đề về môi
trường, trong đó rác thải nổi lên như một tâm điểm.
Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là điều
mà mọi quốc gia cần quan tâm. Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi
với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo


14

đầu người. Chi phí quản lý cho rác thải ở các nước đang phát triển có thể lên
đến 50% ngân sách hàng năm. Khoảng 30 - 60% rác thải đô thị không được
cung cấp dịch vụ thu gom.
Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải
mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh
dân cư ở mỗi khu vực. Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung
của thế giới là mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều
Bảng 2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước
Dân số đô thị
Tên nước

hiện nay (% tổng
số)

LPSCTRĐT hiện nay
(kg/người/ngày)

Nước thu nhập thấp

15,92


0,40

Nepal

13,70

0,50

Bangladesh

18,30

0,49

Việt Nam

20,80

0,55

Ấn Độ

26,80

0,46

Nước thu nhập trung bình

40,80


0,79

Indonesia

35,40

0,76

Philippines

54,00

0,52

Thái Lan

20,00

1,10

Malaysia

53,70

0,81

Nước có thu nhập cao

86,3


1,39

Hàn Quốc

81,30

1,59

Singapore

100,00

1,10

Nhật Bản

77,60

1,47

(Nguồn: Bộ môn Sức khỏe Môi trường, 2006)[2]


15

Bảng 2.3. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở các nước ASEAN

Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Kg/người/ngày

Tấn/năm
Brunei
1,40
210.480
Campuchia
0,55
1.089.429
Indonesia
0,70
64.000.000
Lào
0,69
77.380
Malaysia
1,17
12.840.000
Myanmar
0,53
841.508
Philippines
0,69
14.660.000
Singapore
3,75
7.514.500
Thái Lan
1,05
26.770.000
Việt Nam
0,84

22.020.000
(UNEP, Quản lý chất thải ở các nước ASEAN, 2017)
- Trên thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại và thu
Quốc gia

gom rác thải rất hiệu quả:
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại
riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ,
rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà
máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải,
thủy tinh, kim loại,... đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác
được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dòng nước có thổi
khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau quá
trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Các
cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp,
chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa (Dự án Diana, 2007) [8].
Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu
tấn. Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu như thành
phần các loại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ
lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành
phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải


16

đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên
sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô
cơ. Trong thành phần các loại sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ
kim loại cũng khá cao là 7,7%. Như vậy rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có
thể qua phân loại, xử lý để tái sinh, tái sử dụng chiếm tỷ lệ khá cao (các loại

khó hoặc không phân giải được như kim loại, thủy tinh, gốm, sứ) chiếm
khoảng 20% (Lê Văn Nhương, 2001) [14].
Pháp: Ở nước này quy định phải đựng các vật liệu, nguyên liệu hay
nguồn năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại
các vật liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các cách xử lý hỗn
hợp mà phải xử lý theo phương pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các
nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi
trường hoặc giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần phải
tham khảo và thương lượng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn
khi áp dụng các yêu cầu này (Trần Huế Nhuệ và cs, 2001) [17].
Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế
giới. Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom,
vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc
làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu
gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa
về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác
để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử
lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư
nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty
này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp
của Sở Khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công
ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho


×