Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

NGHIÊN cứu sự THAY đổi một số CHỈ TIÊU lâm SÀNG và SINH hóa TRÊN BỆNH NHÂN nữ béo PHÌ LUYỆN tập PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH NGUYỄN văn HƯỞNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG
VÀ SINH HÓA TRÊN BỆNH NHÂN NỮ BÉO PHÌ LUYỆN TẬP
PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH NGUYỄN VĂN HƯỞNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG
VÀ SINH HÓA TRÊN BỆNH NHÂN NỮ BÉO PHÌ LUYỆN TẬP
PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH NGUYỄN VĂN HƯỞNG
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 60.72.60


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Vân Anh
PGS.TS Đỗ Thị Phương

HÀ NỘI - 2013


Lời cảm ơn
Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Y Hà Nội tôi đã nhận
được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các tập thể, cá nhân, các thầy cô,
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Y
Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Với tất cả lòng kính trọng, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS-TS.
Đỗ Thị Phương - Trưởng Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội,
đồng thời là người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tâm giảng dạy,
giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn. TS.Nguyễn Thị Vân Anh, trưởng khoa
nội- Bệnh viện YHCT TW đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cùng toàn thể các thầy cô giáo
trong khoa Y học cổ truyền là những người thầy đã tận tâm dạy dỗ và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Tường
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế,
Labo xét nghiệm kiểm chuẩn thuộc Trường Đại học Y Hà Nội, cùng toàn thể
các bệnh nhân nữ béo phì tham gia vào trong nghiên cứu của tôi, giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô những nhà khoa học trong
hội đồng chấm luận văn đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu và khoa
học để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. TTND. Trần Quốc Bình Giám đốc
bệnh viện và toàn thể Ban giám đốc, BS.CKII. Nguyễn Thị Phương Chi Trưởng
khoa Châm cứu dưỡng sinh, phòng Kế hoạch tổng hợp, khoa Châm cứu dưỡng
sinh cùng toàn thể cán bộ nhân viên Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương, là
nơi hỗ trợ nhiệt tình về cả vật chất cũng như tinh thần cho tôi.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong
gia đình, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên khích lệ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành xuất sắc khóa học.
Tác giả
Nguyễn Thị Bích Hồng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: những số liệu trong chương trình nghiên cứu này
nằm trong khuôn khổ đề tài “Đánh giá hiệu quả điều chỉnh gốc tự do của
phương pháp Hubbard trong thanh lọc chất độc ra khỏi cơ thể” của cơ
quan chủ trì đề tài là Trung tâm nghiên cứu đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực y tế. Tôi là một nghiên cứu viên chính trong nhóm tham gia trực tiếp
thực hiện đề tài này. Tôi đã được sự cho phép của cơ quan chủ trì đề tài và
chủ nhiệm đề tài đồng ý cho phép sử dụng số liệu này cho luận văn tốt
nghiệp bác sỹ nội trú của mình. Các bài trích dẫn đều là những tài liệu đã
được công nhận.
Tác giả

Nguyễn Thị Bích Hồng



CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ALT

: Alanine Aminotransferase

BC

: Bạch cầu

BMI

: Chỉ số khối cơ thể BMI=Cân nặng(kg)/chiều cao2 (m)
(Body Mass Index)

BS

: Bác sỹ

C

: Chứng

D0

: Khám lần thứ nhất trước ngày luyện tập

D16


: Khám lần thứ 2, ngày thứ 16

D30

: Khám lần thứ 3, ngày thứ 30

DS

: Dưỡng sinh

GPx

: Glutathion peroxidase

HC

: Hồng cầu

HDL-C

: High density lipoprotein

LDL-C

: Low density lipoprotein

MDA

: Malonyldialdehid


NC

: Nghiên cứu

PPDS

: Phương pháp dưỡng sinh

SOD

: Superoxid dismutase (enzym chống oxy hóa)

CAT

: Catalase

TAS

: Total antioxidant status

TC

: Tiểu cầu

YHCT

: Y học cổ truyền

YHDT


: Y học dân tộc

YHHĐ

: Y học hiện đại

WHO (World Health Organization): Tổ chức y tế thế giới
TCYTTG:

: Tổ chức y tế thế giới

RLCH

: Rối loạn chuyển hóa


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1.......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................3
1.1 QUAN NIỆM CỦA YHHĐ VỀ BÉO PHÌ VÀ GỐC TỰ DO......................3
1.1.1 Quan niệm về béo phì....................................................................3
1.1.2. Gốc tự do và hệ thống chống oxy hóa của cơ thể.........................8
1.2. QUAN NIỆM CỦA YHCT VỀ BỆNH BÉO PHÌ....................................11
1.2.1 Cơ sở lý luận................................................................................11
1.2.2. Phân loại béo phì theo y học cổ truyền.......................................15
1.3. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH..............................16
1.3.1. Phương pháp dưỡng sinh chung..................................................16
1.3.2. Xuất xứ và nội dung phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn
Văn Hưởng.........................................................................................17

1.4. PHƯƠNG PHÁP HUBARD..................................................................24
CHƯƠNG 2.....................................................................................................26
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................26
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................26
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng:.........................................................26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ......................................................................26
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..........................................................26
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:.....................................................................26
2.2.2. Nội dung phương pháp................................................................27
2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:..............................................31
2.3. CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU.........................................................................31
2.4. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU.................................................................32
2.4.1. Tuyển chọn đối tượng nghiên cứu...............................................32
2.4.2. Tập huấn cho cán bộ và đối tượng nghiên cứu...........................32
2.4.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................32


2.5. PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ.................32
2.5.1.Chỉ số sinh học cơ bản và lâm sàng.............................................32
2.5.2. Các chỉ tiêu cận lâm sàng............................................................33
2.5.3. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu:..........................34
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU...................................................................................35
2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU......................................................35
CHƯƠNG 3.....................................................................................................38
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................38
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................38
3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu...................................................38
3.1.2. Sự phân bố theo nghề nghiệp......................................................39
3.1.3. Liên quan đến bệnh rối loạn chuyển hóa (RLCH) lipid máu......39
3.2. KẾT QUẢ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ LÂM SÀNG VÀ SINH HỌC..39

3.2.1 Cân nặng......................................................................................40
3.2.2 Chỉ số BMI...................................................................................40
3.2.3 Vòng bụng....................................................................................42
3.2.4 Nhịp tim:......................................................................................43
3.2.5. Huyết áp tâm thu:........................................................................44
3.2.6. Huyết áp tâm trương...................................................................45
3.2.7. Kết quả trên lực bóp tay..............................................................46
3.2.8. Kết quả cải thiện hội chứng suy nhược theo thang điểm Bugard –
crocq...................................................................................................47
3.2.9. Kết quả cải thiện giấc ngủ (thang điểm Pittsburgh)....................48
3.3 KẾT QUẢ THAY ĐỔI CÁC CHỈ SỐ SINH HÓA:..................................49
3.4. KẾT QUẢ THAY ĐỔI CÁC CHỈ SỐ ENZYM CHỐNG OXY HÓA CỦA
HAI NHÓM.........................................................................................51
CHƯƠNG 4.....................................................................................................55
BÀN LUẬN....................................................................................................55
4.1. BÀN VỀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU.............................55
4.1.1. Tuổi.............................................................................................55


4.1.2. Liên quan đến bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu....................56
4.1.3. Nghề nghiệp................................................................................57
4.2. KẾT QUẢ TRÊN CHỈ SỐ LÂM SÀNG:................................................57
4.2.1. Kết quả trên chỉ số cân nặng và BMI..........................................57
4.2.2. Kết quả trên vòng bụng...............................................................58
4.2.3. Kết quả trên hệ tuần hoàn...........................................................59
4.2.4. Kết quả trên lực bóp hai tay........................................................61
4.2.5. Kết quả cải thiện triệu chứng suy nhược và mất ngủ..................61
4.3. KẾT QUẢ TRÊN CÁC CHỈ SỐ SINH HÓA:.........................................64
4.3.1. Kết quả trên chỉ số lipid máu......................................................64
4.3.2. Kết quả trên nồng độ các enzym chống oxy hóa của cơ thể.......65

4.3.2.1. Ảnh hưởng của luyện tập lên hoạt độ enzym SOD..................65
4.3.2.2. Ảnh hưởng của luyện tập lên hoạt độ enzym GPX..................68
4.3.2.3. Ảnh hưởng của luyện tập lên nồng độ enzym CAT.................69
4.3.2.4. Ảnh hưởng của luyện tập lên MDA.........................................70
4.3.3. Gốc tự do và béo phì:..................................................................71
4.3.4. Khả năng ứng dụng của phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Văn
Hưởng trong điều trị béo phì..............................................................73
KẾT LUẬN.....................................................................................................76
KIẾN NGHỊ....................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................78
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi của hai nhóm.....38
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp của hai nhóm..39
Bảng 3.3: Phân bố đối tượng liên quan đến bệnh rối loạn chuyển
hóa lipid máu của hai nhóm........................................39
Bảng 3.4: Kết quả thay đổi chỉ số cân nặng (kg) ở các thời điểm
nghiên cứu của hai nhóm............................................40
Bảng 3.5: Chỉ số BMI tại các thời điểm nghiên cứu của hai nhóm
...................................................................................40
Bảng 3.6: Kết quả thay đổi chỉ số vòng bụng (cm) ở các thời
điểm nghiên cứu của hai nhóm...................................42
Bảng 3.7: Chỉ số nhịp tim ở thời điểm nghiên cứu của hai nhóm
bệnh nhân..................................................................43
Bảng 3.8: Chỉ số HATT ở các thời điểm nghiên cứu của hai nhóm
...................................................................................44
Bảng 3.9: Chỉ số HATTr ở các thời điểm nghiên cứu của 2 nhóm
...................................................................................45

Bảng 3.10: Kết quả trên lực bóp hai tay ở thời điểm nghiên cứu
của hai nhóm..............................................................46
Bảng 3.11: Kết quả cải thiện hội chứng suy nhược theo thang
điểm Bugard – crocq tại các thời điểm nghiên cứu của
hai nhóm....................................................................47
Bảng 3.12: Kết quả cải thiện giấc ngủ tại các thời điểm nghiên
cứu.............................................................................48
Bảng 3.13: Kết quả thay đổi chỉ số lipid máu ở các thời điểm D0;
D16 của hai nhóm......................................................49


Bảng 3.14: Kết quả thay đổi chỉ số men gan, Glucose ở các thời
điểm nghiên cứu của hai nhóm...................................50
Bảng 3.15: Kết quả thay đổi enzym chống oxy hóa SODhc ở các
thời điểm nghiên cứu của hai nhóm............................51
Bảng 3.16: Kết quả thay đổi enzym chống oxy hóa SODtp ở các
thời điểm nghiên cứu..................................................52
Bảng 3.17: Kết quả thay đổi enzym chống oxy hóa CAT ở các
thời điểm nghiên cứu của hai nhóm............................52
Bảng 3.18: Kết quả thay đổi nồng độ MDA của hai nhóm ở các
thời điểm nghiên cứu..................................................53
Bảng 3.19: Kết quả thay đổi enzym chống oxy hóa GPxtp của 2
nhóm bệnh nhân ở các thời điểm nghiên cứu..............53
Bảng 3.20: Kết quả thay đổi enzym GPxhc trung bình của hai
nhóm ở các thời điểm nghiên cứu...............................54


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
..............................................................................................................40
Biểu đồ 3.1: Hiệu quả cải thiện chỉ số cân nặng..................................40

Biểu đồ 3.2: Hiệu quả cải thiện chỉ số vòng bụng................................43
..............................................................................................................48
Biểu đồ 3.3: Hiệu quả cải thiện hội chứng suy nhược Bugard-crocq. .48
Biểu đồ 3.4: Hiệu quả giải thiện giấc ngủ Pittsburgh...........................49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, bệnh béo phì đã tăng lên ở mức báo động và
giờ đây đã trở thành một vấn đề được quan tâm của y tế trên toàn thế giới.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội mức sống con người ngày càng
được cải thiện, béo phì đang là mối đe dọa đến sức khỏe của mọi người.
“Bệnh béo phì cơn đại dịch thế kỷ” đó là cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) họp tại Pháp năm 1997. Đây là một bệnh mạn tính phổ biến không
những ở các nước phát triển mà còn ở những nước đang phát triển. Đây thực
sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai. Béo phì một trong các yếu tố nguy
cơ hàng đầu liên quan đến các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, rối loạn hô
hấp, đau khớp, ung thư, các bệnh mạn tính khác, làm tăng tỷ lệ tử vong, giảm
năng suất lao động ở người mắc bệnh [1], [2], [3], [4], [5], [6].
Tỷ lệ người trưởng thành béo phì ở Mỹ (1991) là 20% nam béo phì và
25% nữ béo phì. Ở Pháp năm 1997 có 9 triệu người béo phì chiếm tỷ lệ 10%
tăng gấp 3 lần năm 1987. Canada(1991) là 15% chung cả hai giới. Anh từ 6-11%
ở nam, 8-15% ở nữ, Hà Lan là 8%...
Tỷ lệ người béo phì trên toàn thế giới tăng lên rõ rệt trong mấy chục năm
qua, ở nữ thường cao hơn nam [7].
Trước một thực trạng như trên, bệnh béo phì đã và đang được sự quan
tâm của rất nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới. Có nhiều
phương pháp (PP) bao gồm cả dùng thuốc và không dùng thuốc được
nghiên cứu điều trị chứng béo phì. Trong đó tập luyện là một phương pháp

được áp dụng khá phổ biến. Những bài tập luyện áp dụng cho người béo
phì hiện nay khá đa dạng và mỗi PP đều có những ưu và nhược điểm riêng
của mình. Do vậy, song song với việc tiếp tục ứng dụng các PP tập hiện có,
các phương pháp tập mới có tính an toàn và hiệu quả cao vẫn tiếp tục được
tìm kiếm và thử nghiệm.


2

Phương pháp tập dưỡng sinh theo bài tập của BS Nguyễn Văn Hưởng là
một phương pháp tập luyện của y học cổ truyền (YHCT) đã được chúng minh
có hiệu quả tốt trong cải thiện sức khoẻ trên một số bệnh mạn tính ở nhiều
chuyên khoa: tiêu hóa,thần kinh, hô hấp…[8], [9], [10], [11]. Phương pháp
này cũng đã được áp dụng trong nhiều năm tại bệnh viện y học cổ truyền
trung ương và trong cộng đồng. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu về tác dụng
của PP này trên đối tượng bệnh nhân béo phì. Nhằm tìm kiếm những bằng
chứng khoa học để bước đầu đánh giá tác dụng của bài tập dưỡng sinh của
Nguyễn Văn Hưởng trên đối tượng bệnh nhân béo phì, chúng tôi tiến hành đề
tài “Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ tiêu lâm sàng và sinh hóa trên
bệnh nhân nữ béo phì luyện tập phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Văn
Hưởng”. Đề tài có các mục tiêu cụ thể sau:
1. Đánh giá sự thay đổi một số chỉ tiêu lâm sàng trên bệnh nhân nữ
béo phì luyện tập theo phương pháp dưỡng sinh của Nguyễn Văn
Hưởng so với phương pháp Hubbard.
2. Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ tiêu hóa sinh trên bệnh nhân nữ béo
phì luyện tập theo phương pháp dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng so
với phương pháp Hubbard.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 QUAN NIỆM CỦA YHHĐ VỀ BÉO PHÌ VÀ GỐC TỰ DO
1.1.1 Quan niệm về béo phì
1.1.1.1. Định nghĩa béo phì
- Béo phì là một hội chứng đặc trưng bởi sự tăng tuyệt đối của khối
mỡ cơ thể.
- Béo phì là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân và sinh lý bệnh cho
tới nay chưa sáng tỏ hoàn toàn [1].
1.1.1.2 Đặc điểm dịch tễ
Ở Pháp 1998: Tỷ lệ béo phì chiếm 17 % dân số. Các nước châu Âu và
nước công nghiệp phát triển có tỷ lệ gặp trên 20% dân số [1].
Bệnh béo phì thường gặp ở nữ hơn nam và tăng theo tuổi [1].
1.1.1.3 Nguyên nhân - bệnh sinh:
- Yếu tố gia đình – gen:
Béo phì xuất phát từ gia đình, bố mẹ có gen quy định béo phì di truyền
cho con. Ở Đài Loan (1997) trẻ em bị béo phì gấp 5 lần khi gia đình (bố mẹ)
bị béo phì so với nhóm chứng [12]. Khi cha mẹ béo phì thì tỉ lệ con cái béo
phì rất cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 69% người béo phì có bố, mẹ béo
phì, 18% bố hoặc mẹ béo phì, 7% người bệnh béo phì trong khi bố mẹ bình
thường [1], [13]. Có những gen quan trọng cấu thành béo phì: đột biến gen
sản xuất leptin hoặc đột biến receptor của leptin.
- Yếu tố môi trường:


4

Các yếu tố kinh tế,văn hóa, dân tộc, tầng lớp xã hội, tôn giáo là những

yếu tố môi trường làm ảnh hưởng đến thức ăn đưa vào theo nhiều cách khác
nhau [14].
- Ngủ và béo phì:
Theo nghiên cứu của Locard và cộng sự (1992) cho thấy sự kết hợp
mạnh giữa ngủ ít và béo phì. Ngủ ít làm giảm tiêu mỡ [15].
- Do thần kinh nội tiết: bệnh lý vùng dưới đồi, đa nang buồng trứng,
cường vỏ thượng thận, suy giáp
1.1.1.4. Phân độ béo phì: [1]
+ Phân độ béo phì theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO)
Độ

BMI

Lâm sàng

Độ I

25 – 30

Quá cân

Độ II

31 – 35

Béo phì

Độ III

36 – 40


Béo phì vừa

Độ IV

≥40

Béo phì nặng

+ Phân độ theo WHO 1998 khu vực Châu Á [1]
Xếp loại

BMI

Gầy

< 18.5

Trung bình

18.5 – 24.9

Béo phì độ I

25 – 29.9

Béo phì độ II

30 – 34.9


Béo phì độ III

35 – 39.9

Béo phì độ IV

≥40

1.1.1.7. Biến chứng


5

* Tăng nguy cơ tử vong:
Tăng cân quá mức và béo phì bản thân không phải là nguyên nhân trực tiếp
gây tử vong mà do quá trình biến chứng chuyển hóa: Tăng lipid máu, đái tháo
đường… và do bệnh thường diễn biến nặng trên người béo phì. Có nguy cơ ung
thư hóa: tăng tỷ lệ ung thư vú và nội mặc tử cung ung thư đại tràng [1].
* Biến chứng tim mạch, bệnh lý mạch máu não:
Béo phì và béo bụng là yếu tố nguy cơ rất rõ rệt tới bệnh lý tim mạch và
bệnh lý mạch máu não trong đó nguyên nhân chính là do tăng huyết áp, tăng
LDL-C, tăng triglycerid, tăng cholesterol, tăng Insulin [1].
* Tăng huyết áp
Cân nặng và huyết áp tiến triển một cách song song, theo nghiên cứu
Inter salt trên 10.000 người cho thấy khi tăng 10kg trọng lượng cơ thể thì
huyết áp tâm thu tăng 3mmHg và huyết áp tâm trương tăng 2.3 mmHg [1].
* Suy tim:
Béo phì là nguy cơ đối với suy tim và bệnh mạch vành (đau thắt ngực,
đột tử, nhồi máu cơ tim) [1].
* Suy tĩnh mạch:

Thường do cơ học mà nguyên nhân là do béo phì kiểu nữ gây viêm tĩnh
mạch, rối loạn dinh dưỡng chi dưới [1].
* Biến chứng chuyển hóa:
Chuyển hóa Glucid: rối loạn chuyển hóa Glucid bao gồm tình trạng tăng
Insulin, kháng Insulin và cuối cùng là đái tháo đường typ 2.
Chuyển hóa Lipid: Thường tăng mỡ máu (tăng triglycerid, tăng LDL-c) [1].
* Biến chứng cơ học do béo phì:
•Thoái hóa khớp háng, khớp gối.
• Hoại tử do thiếu máu cục bộ đầu xương đùi.


6

• Đau lưng, đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm trượt đốt sống.
• Viêm thần kinh tọa.
* Biến chứng nội tiết: [1]
• Đái tháo đường typ 2.
• Rối loạn chức năng sinh dục.
• Rối loạn kinh nguyệt, rậm lông, giảm khả năng sinh sản.
1.1.1.8. Điều trị
* Nguyên tắc điều trị:
- Phải điều trị kiên trì, lâu dài, phối hợp nhiều phương pháp.
- Phải điều trị tích cực khi có tăng huyết áp, suy tim…
- Điều trị phải giảm được cân đáp ứng một cách từ từ nhu cầu người
bệnh [1].
* Chế độ ăn giảm năng lượng
- Giảm lượng thức ăn hàng ngày xuống còn 1/4- 1/3 so với trước
(khoảng 800 – 1200 kcal/kg).
- Chế độ ăn hàng ngày: Giảm Glucid < 60%, lipid hạn chế tối đa, protid
có thể dùng 1g/kg/ngày.

- Hạn chế số bữa ăn trong ngày (3 bữa là đủ), tránh ăn loại Glucid hấp
thu nhanh và các chất béo bão hòa, muối chỉ dùng khoảng 2-4g/ngày.
* Điều trị nội khoa:
- Các dẫn suất amphetamin (Amferamom, mefenorex) có tác dụng làm
giảm cảm giác thèm ăn, không nên dùng kéo dài (15 ngày) vì nguy cơ quen
thuốc, rối loạn trí nhớ.
- Fenfluranin và dexfenfluranin (isemerid, ponderal) thuốc có tác dụng
lên trung tâm hoạt động của serotonin và ức chế cảm giác thèm ăn nhất là đồ
ngọt. Thuốc có tác dụng phụ là gây tổn thương van tim.


7

- Orlistat: Có nguồn gốc tổng hợp từ lipstatin, thuốc có tác dụng ức chế
hoạt động của enzym lipase của dạ dày và tụy dẫn tới giảm khả năng hấp thu
chất béo của ruột, tăng bài tiết triglycerid qua phân. Tác dụng phụ: Giảm
vitamin hòa tan trong mỡ: D.E.βcaroten; Ỉa phân mỡ.
- Sibutramin: tác dụng chính là gây chán ăn. Tác dụng phụ: gây tăng nhịp
tim, tăng huyết áp.
- Leptin: Có tác dụng gây chán ăn, tăng tiêu phí năng lượng.
- Thuốc choán chỗ dạ dày: là loại khi ăn vào sẽ hút nước căng to.
* Vận động thân thể:
Có lợi nhiều mặt, tùy từng trường hợp cụ thể để áp dụng. Tâm lý liệu
pháp cũng rất cần thiết để giảm cảm giác bệnh tật, tạo phấn khởi trong điều
trị, đặc biệt nên tạo thành nhóm điều trị sẽ hữu ích hơn.
* Điều trị phẫu thuật:
Chỉ áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt khi áp dụng phương pháp
tiết chế và dùng thuốc đúng mức bị thất bại.
Phẫu thuật tạo hình dạ dày: Hạn chế chỉ định (nên áp dụng người béo
phì nặng).

Nối tắt đường tiêu hóa (By-pass): Nối hỗng-hồi tràng nhưng có nguy cơ mất
calci, tiêu chảy, giảm protid huyết, hấp thu vitamin B12 giảm, giảm cân nhanh.
Phẫu thuật cắt mỡ (chỉnh hình thẩn mỹ) như cắt mỡ bụng, mỡ vú chỉ áp
dụng sau khi đã giảm cân không thành công [1].
1.1.1.9. Liên quan béo phì với gốc tự do và rối loạn chuyển hóa Lipid máu
* Bệnh béo phì có liên quan mật thiết đến các bệnh rối loạn chuyển hóa
trong đó đặc biệt là bệnh rối loạn chuyển hóa Lipid. Ở người béo phì, thường
có biểu hiện bất thường về lipid máu, trong đó có nồng độ tryglycerid,
cholesterol máu tăng cao, HDL-C giảm, mức độ LDL-C tăng lên. Những hình


8

ảnh này hầu hết thường thấy ở bệnh nhân béo phì có tích lũy mỡ trong ổ
bụng. Sự tích lũy mỡ ổ bụng quá mức cũng kèm theo tăng LDL-C. Chính vấn
đề này có khả năng liên quan tới tăng tryglycerid hoặc giảm HDL-C. Có rất
nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng, các chỉ số lipid máu sẽ trở về
bình thường sau khi giảm cân nặng [16].
* Béo phì và gốc tự do
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đều đã chứng minh được rằng gốc tự do
có quan hệ mật thiết với các bệnh mạn tính như: béo phì, bệnh tiểu đường,
bệnh tim mạch. Trong đó bệnh béo phì làm gia tăng gốc tự do, do làm gia
tăng quá trình oxy hóa. Có rất nhiều cơ chế hình thành gốc tự do trong bệnh
béo phì: béo phì là sự tích lũy mỡ quá mức, các tế bào mỡ được coi như một
nguồn tiền viêm, do đó béo phì là một quá trình viêm mạn tính. Tích lũy quá
nhiều chất béo có thể gây tổn hại tế bào do ảnh hưởng áp lực từ các tế bào
chất béo, thiệt hại tế bào dẫn đến tăng quá trình oxy hóa trong các mô, tăng tỷ
lệ peroxy lipid. Khi béo phì tồn tại trong một thời gian dài, nguồn chất chống
oxy hóa có thể bị cạn kiệt, giảm nồng độ các enzym như SOD, CAT, GP x.
Hoạt độ chất này thấp hơn đáng kể người khỏe mạnh. Như vậy, ở người béo

phì khi gia tăng quá trình peroxy hóa lipid (pol) kéo theo làm tăng tỷ lệ MDA,
giảm hoạt độ các enzym chống oxy hóa [17].
1.1.2. Gốc tự do và hệ thống chống oxy hóa của cơ thể
1.1.2.1. Định nghĩa về gốc tự do
Gốc tự do là những nguyên tử, nhóm nguyên tử hay phân tử có khả năng
tồn tại độc lập và chứa đựng một hay nhiều hơn những điện tử không cặp đôi,
chúng có thể mang điện tích dương hay điện tích âm hoặc không mang điện tích.
Các gốc tự do và các dạng oxy hoạt động thường gặp trong cơ thể người
và động vật là gốc anion superoxid O2-, gốc hydroxyl HO- , oxy đơn bội O2,
hydrogen peroxid vô cơ H2O2. Các dạng oxy này có tính hóa học mạnh, chúng


9

có thể kết hợp dễ dàng với các phân tử sinh học là lipid, acid nucleic gây tác
hại cho cơ thể [18], [19].
1.1.2.2 Sự hình thành gốc tự do và các dạng hoạt động trong cơ thể
Các gốc tự do và các dạng oxy hoạt động khác được hình thành từ
nhiều con đường khác nhau như trong hô hấp tế bào, phóng xạ, hội
chứng viêm, thiếu máu cục bộ, tia tử ngoại, nhiễm các chất dị sinh và ô
nhiễm môi trường [19].
- Sự hô hấp tế bào: Cơ chất → e + O2 →O2Sự hô hấp tế bào xảy ra ở ty thể nên O2- được sinh ra thường xuyên liên tục
tỷ lệ với cường độ hô hấp của tế bào. O2- là gốc tự do độc hại [18], [19], [20].
- Nguyên nhân phóng xạ: Các tia phóng xạ, bức xạ năng lượng cao có khả
năng bẻ gẫy phân tử tạo ra 2 hay nhiều gốc tự do: R1 – R2

R1.+ R2 [19], [20].

- Hội chứng viêm: Các vi khuẩn, di vật nhỏ khi xâm nhập vào cơ thể bị
bạch cầu đa nhân trung tính bao kín để làm nhiệm vụ thực bào. Lúc này

enzym NADPH oxydase ở màng bạch cầu được hoạt hóa, xúc tác phản ứng
giữa O2 với NADPH tạo nên anion superoxid O2- [19].
- Trong hiện tượng thiếu máu cục bộ tưới máu lại:
XOx
Xanthin + O2
Xanthin oxy hóa + O 2-; O2- tiếp tục chuyển
hóa thành H2O2; 1O2 và.OH [19].
- Tia tử ngoại: Trong tia nắng nhất là vào buổi trưa có một phần các bức
xạ tử ngoại. Những bức xạ này không đâm xuyên được như tia phóng xạ
nhưng có thể phản ứng với các sắc tố và ở trạng thái bị kích thích oxy từ dạng
nền chuyển thành dạng oxy đơn bội.
- Các chất xenobiotic và ô nhiễm môi trường: Các chất xenobiotic xâm
nhập vào cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau (da, niêm mạc, hô hấp, ăn


10

uống, tiêm truyền,...) và gây ra những biến đổi khác nhau. Các quá trình biến
đổi tạo thành các gốc tự do [18], [19], [20].
1.1.2.3. Phản ứng gốc tự do
- Quá trình peroxyl hóa lipid (pol) tạo ra nhiều sản phẩm độc hại và gốc
tự do thứ cấp
- Pol và sản phẩm của pol là MDA (malonyldialdehid) là quá trình phản
ứng gốc tự do, gây ra nhiều quá trình bệnh lý ở nhiều cơ quan tổ chức [18], [19].
1.1.2.4. Hệ thống chống oxy hóa của cơ thể
Những chất có khả năng ngăn ngừa, chống lại và loại bỏ tác dụng độc
hại của các dạng oxy hoạt động đều được gọi là chất chống oxy hóa
(antioxidant).
Hoạt động của các gốc tự do và các peroxid phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như áp suất riêng phần của oxy, lượng acid béo không bão hòa và hệ thống

bảo vệ của cơ thể chống lại tác hại của gốc tự do bao gồm các chất chống oxy
hóa…trong đó các chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng nhất.
Dựa vào bản chất hóa học, các chất chống oxy hóa được chia thành hai
loại: các chất chống oxy hóa có bản chất enzym và các chất chống oxy hóa cơ
bản không enzym [18], [19], [20], [21].
- Hệ thống chống oxy hóa có bản chất enzym.
Hệ thống này bao gồm
+ Superoxid dismutase (SOD)
Phần lớn SOD có trong tế bào hồng cầu (SOD hc) và một phần (SODtp) có
trong huyết tương dịch mô, dịch tủy sống … Chức năng là xúc tác quá trình
phân hủy anion superoxid O2-[21].
+ Catalase (CAT)
Catalase là một enzym chống oxy hóa được biết đầu tiên, nó xúc tác
phản ứng phân hủy hydrogen peroxid.


11

+ Glutathion peroxidase (GPx)
Trong cơ thể, hệ thống glutathion peroxidase bao gồm: glutathion
peroxidase (GPx), glutathion reductase (GR) và glucose-6-phosphat
dehydrogenase (G6PD) là hệ thống enzym phòng thủ chống lại những tổn hại
gây nên bởi quá trình oxy hóa [22].
+ Glutathion reductase (GR)
Con đường thứ hai chuyển hóa glucose trong hồng cầu là chu trình
pentose. Chu trình này cung cấp NADPH cần cho các quá trình khử hồng cầu.
NADPH là dạng coenzym cần thiết để GR tham gia phản ứng chuyển
glutathion dạng oxy hóa sang dạng khử. Sự tồn tại của glutathion dạng khử
cần thiết cho sự sống còn của hồng cầu.
- Hệ thống chống oxy hóa có bản chất không enzym.

+ Vitamin A, Vitamin E, Vitamin C, coenzym bioflavoid [19].
+ Glutathion, mercaptopropionylglycin, N-acetylcystein
TAS ( Total antioxidant status ) là trạng thái chống oxy hóa toàn phần
bao gồm hệ thống chống oxy hóa có bản chất enzym và hệ thống chống oxy
hóa có bản chất không enzym.
1.2. QUAN NIỆM CỦA YHCT VỀ BỆNH BÉO PHÌ
1.2.1 Cơ sở lý luận
Theo các tài liệu y văn kinh điển của YHCT, nguyên nhân và cơ chế
bệnh sinh của béo phì liên quan rất mật thiết đến đàm thấp và chức năng của
các tạng tỳ, can và thận.
1.2.1.1. Đàm
Đàm là nhân tố cơ bản, quan trọng đầu tiên gây ra bệnh béo phì. Đàm là
một sản vật bệnh lý, đàm là một chất đặc do thủy thấp ngưng tụ biến hóa
thành, do lục dâm thất tình làm cơ năng ba tạng: Tỳ, Phế, Thận bị ảnh


12

hưởng, tân dịch không phân bố và vận hành ngưng tụ thành thấp, thấp hóa
thành đàm ẩm. Đàm ẩm sau khi sinh sẽ gây ra chứng bệnh mới mà trong đó
có béo phì [23], [24].
Theo Trần Khắc đàm chia ra làm hai loại: đàm nghĩa rộng, đàm nghĩa
hẹp. Đàm nghĩa rộng chỉ khí trong cơ thể bị uất trệ hoặc dương khí suy khiến
cho việc vận hóa tân dịch bị thất thường, thể dịch bị đình lưu tích tụ, dần dần
vun kết lại mà thành. Đàm nghĩa hẹp là biểu hiện cụ thể của đàm nghĩa rộng ở
tạng phủ nào đó hoặc cục bộ nào đó. Đàm nghĩa rộng trong cơ thể gây hại rất
rộng lớn. Nó có thể theo khí mà thăng hay giáng, lan ra khắp cơ thể, gây nên
các loại bệnh chứng ở tất cả các hệ thống tạng phủ, cơ nhục và bì phu.
1.2.1.2. Thấp
Thấp là âm tà hay làm tổn thương dương khí, gây trở ngại cho khí vận

hành. Thấp làm cho dương khí của tỳ bị giảm sút (thấp khốn tỳ) tỳ hư lại
không vận hóa được tỳ thấp mà gây ra các chứng bệnh nội thấp.
Đàm ẩm là nằm trong hội chứng nội thấp chủ yếu do tỳ gây nên [25],
[23]. Nội thấp, do tỳ hư vận hóa giảm sút, tân dịch bị đình lại gây ra thấp.
Thấp tích lại trong cơ thể gây ra cho cơ thể nặng nề, phù thũng.
1.2.1.3. Nguyên nhân và cơ chế gây đàm ẩm
 Ăn uống và vận động
Do ăn quá nhiều đồ béo ngọt mà gây ra đàm, thấp [26].
Ăn nhiều mà vận động ít, nằm quá lâu, ngồi lâu cũng là nguyên nhân
quan trọng của béo phì. Nằm lâu, ngồi lâu, khí tích tụ, tất khiến cho việc vận
hóa không có tác dụng mấy, mất đi sự điều tiết, mỡ tích tụ lại làm cho béo phì
[27].


13

 Các tạng
* Tạng tỳ
Một trong những chức năng của tạng tỳ là chủ về vận hóa thủy thấp [25],
[28], [29]. Tỳ đưa nước đến các tổ chức trong cơ thể để nuôi dưỡng, sau đó
chuyển xuống thận ra bàng quang và bài tiết ra ngoài. Như vậy việc chuyển
hóa nước trong cơ thể do sự vận hóa của tỳ phối hợp với sự túc giáng của phế
và sự khí hóa của thận.
Sự vận hóa thủy thấp của tỳ kém sẽ gây ra chứng đàm ẩm.
Các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tỳ phải kể đến là ngoại thấp, do ăn
uống, do thất tình (lo nghĩ) và đàm(sau khi sinh ra). Trong bệnh béo phì chủ
yếu là do nguyên nhân ăn uống và do đàm. Tỳ cũng chính là nguồn sinh đàm
có quan hệ mật thiết với đàm. Tỳ chủ về vận hóa. Nếu tỳ khí hư suy hoặc
công năng thăng giáng của tỳ vị mất bình thường, công năng vận hóa bị giảm
đến nỗi chất thanh khó thăng lên, chất đục khó giáng xuống, chất tinh vi của

thủy cốc không thể vận hóa lưu chuyển một cách bình thường thì lưu lại ở bên
trong, trở ngại ở vùng hoành cách, sẽ tụ lại mà sinh ra đàm, hoặc tỳ thổ bị suy
nhược khống chế không được thủy cũng có thể khiến cho nước tràn lên mà
thành đàm [29], [30].
Đàm sinh ra sẽ giữ lại trong cơ thể làm cho người ta phì thũng, nặng nề
và biểu hiện bệnh chính là ở tạng tỳ.
* Tạng Phế:
Tạng phế có thể là nơi lưu giữ các loại đàm do tỳ thận sinh ra và đưa
lên ứng trệ tại đó, tiến lên thành đờm hữu hình. Đồng thời bản thân tạng
phế cũng có thể sinh đờm. Vì phế chủ túc giáng, thông điều thủy đạo. Nếu
phế mà túc giáng, tân dịch không được đưa đi khắp cơ thể thì có thể tụ lại
mà thành đàm. Hoặc phế khí uất mà thành nhiệt, hoặc ngoại cảm lục dâm
mà hóa hỏa, nhiệt nung nấu tân dịch cũng có thể thành đàm. Ở người béo


14

phì chủ yếu là đàm lên gây bệnh ở phế mà biểu hiện ra các chứng bệnh tại
phế [29], [30].
* Tạng Thận:
Thận khí có chức năng khí hóa nước tức là đem nước do nguồn thức ăn
thức uống đưa tới tưới cho tổ chức cơ thể và bài tiết nước ra ngoài. Ở thận khí
hóa những chất trong có ích, được đưa lên phế phân bố đi toàn thân, những
chất đục được đưa xuống bàng quang thải ra ngoài [25], [28]. Còn quan hệ
của thận với đàm, thận là gốc của đàm, bệnh đàm kéo dài không khỏi có quan
hệ mật thiết với thận dương hư nhược cùng âm dương của thận mất điều hòa.
Do thận chủ về khai hợp thủy dịch, là nơi ký gửi nguyên dương và nguyên
âm. Thận dương hư suy, hỏa không làm ấm được thổ, thủy thấp, tân dịch
không khí hóa được thì có thể tràn lên thành đàm. Thận thủy khuy tổn, hư hỏa
ở hạ tiêu chưng bốc cũng có thể hun nấu dịch mà thành đàm.

* Tạng can:
Can chủ về sơ tiết. Sơ tiết là sự thư thái, thông thường còn gọi là “điều
đạt”. Can khí chủ về sơ tiết giúp cho sự vận hành của khí các tạng phủ được
dễ dàng, thông suốt, thăng giáng được điều hòa [25], [28]. Những phương hại
của thất tình thường dẫn đến can khí uất, can đởm mất đi sự điều tiết, không
chỉ ảnh hưởng đến sự kiện vận của tỳ mà còn khiến cho dịch mật không thể
tiết ra thấm vào chất dinh dưỡng một cách bình thường, mỡ tích tụ bên trong
dẫn đến béo phì. Ngoài ra can cũng có thể liên quan với đàm. Trong y văn của
người xưa còn nói đến uất đàm, kinh đàm, phong đàm không loại nào không
quan hệ với can. Tất cả đều chỉ ra rằng việc sơ tiết của can bị rối loạn, khí bị
uất mà sinh phong, sinh đàm. Cho nên can khí được sơ tiết hay không cũng là
do tân dịch ngưng kết hay không ngưng kết, đó là nguyên nhân trọng yếu sinh
ra đàm [30].


×