Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

CHUYÊN đề HOÁ HỌC ESTE LIPIT HAY VÀ KHÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.2 KB, 62 trang )


LỜI GIỚI THIỆU
Xin chào các bạn, kỳ thi THPT quốc gia vừa kết thúc, mình làm tài liệu này
nhằm chia sẻ với tất cả các bạn yêu thích thích hóa học nhằm phát triển các cách tư
duy giải mới ở bộ môn này đặc biệt ở hai phần este và peptit, phần được đánh giá là
có những câu hỏi khó trong đề thi THPT quốc gia.
Với mong muốn các bạn có thể nắm bắt được các kỹ năng xử lý căn bản nhất
hai phần này và đạt được những điểm số mong muốn, nên các bài tập trong tài liệu này
được giải chi tiết.
Những bài tập trong này được tham khảo, sưu tầm từ đề thi THPTQG chính
thức của Bộ GD &ĐT,đề thi thử THPTQG của các trường THPT chuyên, các trường
THPT có uy tín trên cả nước,đồng thời chúng tôi cũng tham khảo từ nhiều nguồn đề
thi thử uy tín như: thầy Tào MạnhĐức, thầy Nguyễn Anh Phong, thầy Lê Phạm Thành
– hoc24h.vn, thầy Vũ Khắc Ngọc –hocmai.vn, thầy Nguyễn Văn Duyên, ... và từ các
cộng đồng hóa học nổi tiếng như: Bookgol Chemistry, BeeClassChemistry...
Tài liệu này chỉ đề cập đến hai chuyên đề lớn là Peptit và este. Mỗi chuyên các
bài tập tính toán ở mức độ vận dụng, vận dụng cao và đều có lời giải chi tiết cho mỗi
bài.
Tuy đã cố găng hết sức nhưng trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi
những sai sót, nhầm lẫn mong các bạn thông cảm.
Mọi thắc mắc, ý kiến vui lòng liên hệ:
Facebook: />Email:
Mọi góp ý sẽ góp phần làm cho tài liệu này hoàn thiện hơn.
Biên soạn
NGUYỄN THANH TÙNG

Este - Peptit

2



Mục lục
Lời giới thiệu……………………………………………………………………………………………….................................2
Mục lục……………………………………………………………………………………………...................................................2
Chuyên đề Este…………………………………………………………………………………………………………………4
A.Hệ thống lí thuyết……………………………………………………………………………………………...4
B.Bài tập vận dụng……………………………………………………………………………………………...14
Đáp án giải chi tiết phần este…………………………………………………………………………….21
Chuyên đề Peptit………………………………………………………………………………………………..…………..34
A.Hệ thống lí thuyết……………………………………………………………………………………………34
B.Bài tập vận dụng………………………………………………………………………..………………….…44
Đáp án giải chi tiết phần peptit…………………………………………………………………………50

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Một số ký hiệu trong tài liệu:
* BTKL: Bảo toàn khối lượng
* BTĐT: Bảo toàn điện tích
* BT C: Bảo toàn nguyên tố C (tương tự vơi H, O, N)
̅ : phân tử khối trung bình
*M
* O/X: nguyên tử O trong hỗn hợp X
* C̅: Cacbon trung bình (Tương tự với H, O)
* aa: aminoaxit

Este - Peptit

3


CHUYÊN ĐỀ ESTE
A.Hệ thống lý thuyết.
I.Khái niệm – Phân loại:

1.Khái niệm:
- Este là sản phẩm được tạo thành khi thay nhóm –OH ở nhóm cacboxyl của axit
cacboxylic bằng nhóm –OR’ của ancol.
- Công thức chung của 1 số este:
+ Este tạo bởi axit đơn chức và rượu đơn chức RCOOH và R’OH: RCOOR’
Nếu R và R’ là gốc no thì este là CnH2nO2 (n ≥ 2)
+ Este tạo bởi axit đơn chức RCOOH và rượu đa chức R’(OH)n : (RCOO)nR’
+ Este tạo bởi axit đa chức R(COOH)m và rượu đơn chức: R(COOR’)m
+ Este tạo bởi axit đa chức R(COOH)m và rượu đa chức R’(OH)m: ( ít gặp)
R(COOR’)mR’
2.Phân loại:
- Tùy theo đặc điểm của gốc hidrocacbon và số nhóm cacboxyl, este được chia thành
nhiều loại khác nhau như: este no, este không no, este đơn chức, đa chức…
II. Danh pháp:
1. Với ancol đơn chức R’OH:
Tên este = tên gốc hidrocacbon R’+ tên gốc axit (đổi đuôi ic at )
Ví dụ:
CH3COOC2H5: etyl axetat
CH2=CH-COO-CH3: metyl acrylat
2.Với ancol đa chức:
Tên este = tên ancol + tên gốc axit
Ví dụ:
C2H4(OOC-CH3)2: etylenglycol điaxetat
Este - Peptit

4


III.Tính chất vật lí:
1.Trạng thái: Đa số ở trạng thái lỏng. Những este có khối lượng phân tử rất lớn có thể

ở trạng thái rắn ( như mỡ động vật, sáp ong …)
2.Nhiệt độ sôi: Thấp, dễ bay hơi do không tạo liên kết hidro giữa các phân tử.
3.Tính tan: Ít tan hoặc không tan trong nước do không tạo liên kết hidro giữa các phân
tử với nước.
4. Đa số các este có mùi thơm đặc trưng:
- Isoamyl axetat: CH3COOCH2CH2(CH3)2: mùi chuối
- Etyl butirat: CH3CH2CH2COOC4H9: mùi dứa
- Geranyl axetat: CH3COOC10H17: mùi hoa hồng…
IV. Những kỹ năng xử lý bài tập
1. Công Thức cần lưu ý.
- Este no, đơn đốt cháy cho nCO2=nH2O
- Đốt mọi hợp chất chứa C, H, O ta có nCO2-nH2O=(k-1).nHCHC (Trong đó k là độ bất
bão hòa)
- Ta luôn có nCOO=nOH(rượu)=nCOOH(axit)=n(Kiềm)
- nC =

nCO2
nhỗn hợp

;nH =

2nH2O
nhỗn hợp

nCOO

; nO = n

hỗn hợp


- Các kỹ năng bảo toàn:
1
nCOO +nO2 =nCO2 + nH2O
2
mEste+mMOH=mMuối+mA (A: Andehit hoặc Rượu)
-Đối với este dạng RCOOC6H4R’ thủy phân trong môi trương kiềm sẽ thu 2 muối nếu
kiềm dư
RCOOC6H4R’+ MOH → RCOOM + HOC6H4R’
HOC6H4R’+MOH→MOC6H4R’+H2O
Tổng hai phương trình ta có:
RCOOC6H4R’+ MOH → RCOOM+MOC6H4R’+H2O
Vậy bảo toàn khối lượng cho dạng này là: mEste+mMOH=m(Muối)+mH2O
Este - Peptit

5


-Nung muối dạng R(COOM)n (n=1 hoặc n=2) trong CaO,t°
𝐶𝑎𝑂

R-COOM + MOH → RH + M2CO3
𝐶𝑎𝑂

R-(COOM)2 +2MOH→ RH +2M2CO3
-Quy hỗn hợp este, axit :
+ RCOOR’(a mol), R”COOH(b mol)
RCOOH:a (mol)
R"COOH: b(mol)
<=>{
R'OH: a (mol)

-H2 O: -a(mol)
Ý nghĩa của –a(mol) H2O chính là lượng nước thêm vào để thủy phân este thành axit
và ancol.
Tương tự đối với este đa chức, mol nước thêm vào chính bằng mol COO(este)
-Quy hỗn hợp este, axit, rượu:
+ RCOOR’(a mol), R”COOH( b mol), R”’OH ( c mol)
RCOOH:a (mol)
R"COOH: b(mol)
<=> R'OH: a (mol)
R"'OH: c (mol)
{ -H2 O: -a(mol)
- Có thể dùng phương phát đồng đẳng hóa như sau:

+ Este hai chức của axit đa, rượu đơn và hỗn hợp axit và rượu cấu tạo este đấy:
(COOH)2:a (mol)
-H2 : b(mol)
{
CH3 OH:c (mol)
-H2 O: d(mol)
a= nAxit+ nEste
b= mol pi của hỗn hợp
c= 2nEste+n Rượu
d= 2nEste
Tương tự với este 3 chức, 2 chức rượu đa…
Este - Peptit

6


Ở các ví dụ cụ thể các bạn sẽ thấy rõ hơn về cách làm này.

V. Ví dụ:
1.Ví dụ 1:Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm
cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2 (ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác
dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam
muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là:
A. Etyl propionat

B.Metyl propionat

C.Isopropyl axetat

D.Etyl Axetat

Lời Giải:
Ta có nCO2=nH2O=0,2
Bảo toàn khối lượng =>nO2=0,25
Bảo toàn O → nX=0,05=>MX= 88(C4H8O2)
Y là RCOONa: 0,05
mY=4,8=>R=-C2H5
Vậy X là C2H5COOCH3 (Metyl propionat) => Đáp án B.
2.Ví dụ 2: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX< MY; Z là
ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt
cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z,T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2
(đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với
dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên
tác dụng hết với dung dịch KOH dư là:
A. 5,8

B. 5,04


C. 4,68

D. 5,44

Lời giải:
Quy hỗn hợp về:C3H8O2
C3 H8 O2 :a
76a+14b+18c=11,16-0,04.72
C2 H3 COOH:0,04(=nBr2 )
4a+3/2b=0,59-0,04.3
Ta có hệ:{
{
CH2 : b
4a+b+c=0,52-0,04.2
H2 O:c
=>a=0,11; b=0,02; c=-0,02. Ta thấy nCH2>n Rượu => CH2 thuộc hết về axit
=>mMuối=0,04.110+0,02.14=4,68 => Đáp án C

Este - Peptit

7


3.Vi dụ 3:Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho
m gam E tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn
hợp X gồm các ancol và 20,5 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim
loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so
với ban đầu. Giá trị của m là
A. 16,32.


B. 8,16.

C. 20,40.

D. 13,60.

(Đề thi THPT quốc gia năm 2018)
Lời giải:
Ta thấy C8H8O2 có 2 loại este có thể viết 1 là este dạng RCOOR1, 2 là R2COOC6H4R3
Đặt mol RCOOR1 (a mol); R2COOC6H4R3(b mol)
Ta có a+2b = 0,2nNaOH(1)
mbình tăng=mRượu – mH2=>mRượu=6,9+a
BTKL: (a+b).136+8=6,9+a+20,5+18.b (2)
(1),(2)=>a=0,1; b=0,05=> m=0,15.136=20,40 => Đáp án C
4.Ví dụ 4:Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol,
natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2 , thu
được H2O và 2,28 mol CO2 . Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong
dung dịch. Giá trị của a là:
A. 0,20.

B. 0,16.

C. 0,04.

D. 0,08.

(Đề thi THPT quốc gia năm 2018)
Lời giải:
Ta thấy 2 muối thu được đều là muối của axit có 18C =>Chất béo có 18.3+3=57(C).
nCO2 = 2,28 mol => nX =


2,28
57

=0,04

BTO : nH2O=0,04.6+3,22.2-2,28.2=2,12
Ta có npi-0,04=2,28-2,12=> npi=0,2 => nBr2= 0,2-npiCOO=0,2-0,04.3=0,08 ( mol)
=>Đáp án D
Lưu ý: sử dụng công thức nPi-nX=nCO2-nH2O thì mol pi có cả trong gốc –COO. Nếu
không để ý dễ dẫn đến sai lầm là chọn ngay đáp án A.
Este - Peptit

8


5.Ví dụ 5:Hỗn hợp E gồm X, Y là hai axit đồng đẳng kế tiếp; Z,T là 2 este (đều hai
chức, mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau; MT – MZ = 14). Đốt cháy hoàn toàn
12,84 gam E cần vừa đủ 0,37 mol O2, thu được CO2 và H2O . Mặt khác, cho 12,84
gam E phản ứng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản
ứng, thu được hỗn hợp muối khan G của các axit cacboxylic và 2,8 gam hỗn hợp 3
ancol có cùng số mol. Khối lượng muối của axit có phân tử khối lớn nhất trong G là
A. 6,48 gam.

B. 4,86 gam.

C. 2,68 gam.

D. 3,24 gam.


(Đề thi THPT quốc gia năm 2018)
Lời giải:
(Anh Khang Đỗ Văn)
n
= 0,43 mol
43
+) Ta có: { CO2
=> C = => 𝑋: 𝐻𝑂𝑂𝐶 − 𝐶𝐻2 − 𝐶𝑂𝑂𝐻
11
nH2O = 0,32 mol
=>Y: HOOC-C2H4-COOH => Z: (CH2OCOH)2=>T:H5C2OOC-COOCH3
=>nZ=nT=
=>CX;Y =

2,8
46+32+62

=0,02 ( mol)

nX=0,03
=>{
=>m=6,48 , đáp án A
7
nY=0,04

25

(Dễ dàng tính được nCO2, nH2O bằng 1 phương trình khối lượng , 1 phương trình bảo
toàn O)
6.Ví dụ 6:Este X hai chức, mạch hở, tạo bởi một ancol no với hai axit cacboxylic no,

đơn chức. Este Y ba chức, mạch hở, tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic không no,
đơn chức (phân tử có hai liên kết pi).Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và
Y cần vừa đủ 0,5 mol O2 thu được 0,45 mol CO2 . Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,16
mol E cần vừa đủ 210 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hai ancol (có cùng số nguyên
tử cacbon trong phân tử) và hỗn hợp ba muối, trong đó tổng khối lượng muối của hai
axit no là a gam. Giá trị của a là
A. 13,20

B. 20,60

C. 12,36

D.10,68.

(Đề thi THPT quốc gia năm 2018)
Lời giải:
Hỗn hợp E+NaOH => tạo hai ancol có cùng số C là C3H8O3 và C3H8O2
x+y=0,16
C H O :x mol
x=0,06 𝑛𝑋
=>{
=>{
=>
{ n 2n-2 4
y=0,1 𝑛𝑌
2x+3y=0,42
Cm H2m-10 O6 :y mol
Este - Peptit

3


=5
9


Đốt cháy E:
C H O :3z mol
3nz+5mz=0,45
=>{
{ n 2n-2 4
(1,5n-2,5)3z+(1,5m-5,5)5z=0,5
Cm H2m-10 O6 :5z mol
=>1,05n+1,75m=31,5=>m=12 (vì m ≥ 12) =>n=10 phù hợp
Hỗn hợp E +NaOH
C10 H18 O4 +2NaOH→ 2 muối + C3H8O2
0,06

0,12

0,06

BTKL => a=12,36 => Đáp án C
7. Ví dụ 7:Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit không no có hai liên kết π trong
phân tử, Y là axit no đơn chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt
cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm X và T, thu được 0,1 mol CO2 và 0,07 mol
H2O. Cho 6,9 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được Na2CO3;
0,195 mol CO2 và 0,135 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 68,7.


B. 68,1.

C. 52,3.

D. 51,3.

(Đề minh họa Hóa năm 2018)
Lời giải:
(Tham khảo anh Khang Đỗ Văn)
X và Z đều có 1 liên kết 𝜋 trong khung Hidrocacbon
M<=>{

CH2
=>nCO2-nH2O=0,03=nCOO =>nCH2=0,07=>a=2,3
COO

So với 6,9 gam M, có 0,045 Na2CO3
nCO2=0,195+0,045=0,24
Đổi hết E về axit tương ứng, khi đốt sinh ra {
nH2O= 0,135+0,045=0,18
nX=0,06
=>{
=> 2CX +Cy =8 =>CX =3 ; Cy =2
nY=0,03
=>mT/M=6,9-0,03.72=4,74
=>%mT=68,70%
=> Đáp án A
Este - Peptit


10


8.Ví dụ 8:Z là este thuần chức tạo bởi axit X, Y và ancol T (trong Z chứa không quá 5
liên kết π; X, Y là hai axit hữu cơ, mạch hở với MXchứa X, Y, Z, T cần dùng 6,944 lít O2 (đktc), thu được 7,616 lít khí CO2 (đktc) và 4,5
gam nước. Mặt khác đun nóng m gam E với 165 ml dung dịch NaOH 1M (lấy dư 50%
so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chứa ancol T và
hỗn hợp rắn F (trong F có chứa 2 muối với tỉ lệ số mol là 7 : 4). Dẫn toàn bộ T qua
bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 4,45 gam; đồng thời thoát ra 1,68 lít khí
H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Z trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 41,99%

B.53,33%

C. 50,55%

D.51,99%

Lời giải
T có dạng T(OH)t
nH2 = 0,075 => nT =

0,15
t

m tăng = (T + 16t).0,15/t = 4,45
T=

41t

3

t = 3, T = 41: C3H5(OH)3 (0,05 mol)
nNaOH = 0,165 => nNaOH pư = 0,11
Quy đổi E thành:
C3H5(OH)3: 0,05
nCO2=0,05.3+0,11+a=0,34
HCOOH: 0,11
Ta có : {
nH2O=0,05.4+0,11+a+b+c=0,25
CH2: a
nO2=0,05.3,5+0,11.0,5+1,5a+0,5b=0,31
H2:b
{
H2O:c
=>a = 0,08mol ; b = -0,08 mol; c = -0,06 mol
Vì a + b = 0 nên các axit (sau khi quy đổi) gồm:
CH≡C-COOH (0,04) và HCOOH (0,07)
nZ = -c/3 = 0,02
Bảo toàn khối lượng => mE = 9,54
Z chứa không quá 5 liên kết π nên Z là:
(CH≡C-COO)(HCOO)2C3H5 (0,02)
Este - Peptit

11


=>%Z = 41,93% => Đáp án A
9. Ví dụ 9:Hỗn hợp P gồm ancol X, axit cacboxylic Y (đều no, đơn chức,mạch hở) và
este C tạo ra từ X và Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam P cần dùng vừa đủ 0,36 mol O2,

sinh ra 0,28 mol CO2. Cho m gam P trên vào 250 ml dung dịch NaOH 0,4M đun nóng,
sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Q. Cô cạn dung dịch Q còn lại 7,36
gam chất rắn khan. Người ta cho thêm bột CaO và 0,96 gam NaOH vào 7,36 gam chất
rắn khan trên rồi nung trong bình kín không có không khí đến phản ứng hoàn toàn, thu
được a gam khí. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,10.

B. 2,90.

C. 1,70.

D. 2,50.
(Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc)

Lời giải:
Gọi x, y là mol X và mol của Y, C
+) Bảo toàn nguyên tố O => x+2y+0,36.2=0,28.2+0,28+x=>y=0,06 mol
=>nNaOH(dư)=0,01-0,06=0,04
=>a=7,36-0,04.40+0,06.40-0,06.106=1,8 => đáp án C
( mMuối + mNaOH = mKhí+mNa2CO3)
10. Ví dụ 10:X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở; Z là este tạo từ X và
Y với etilen glicol. Đốt cháy hoàn toàn 35,4 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z bằng khí O2
thu được 31,36 lít khí CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O.Mặt khác, cho 35,4 gam E tác
dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 0,5M, đun nóng. Sau phản ứng hoàn
toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 46,4

B. 48,2.

C. 51,0


D. 50,8
(SởGD&ĐT Nam Định)

Lời giải:
Hỗn hợp E gồm X(x mol), Y (y mol), Z(z mol)
Ta có nCO2=1,4 mol ; nH2O=1,3mol ;
+ Bảo toàn khối lượng ta có: nO2=1,55 mol
=>nZ=nCO2-nH2O=1,4-1,3=0,1 mol
+ Bảo toàn nguyên tố O => x+y =
Este - Peptit

1−0,1.4
2

= 0,3
12


+ Bảo toàn khối lượng =>m=35,4+0,4.40+0,4.0,5.56-0,3.18-0,1.62=51 gam
=> Đáp án C
11.Ví dụ 11:X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY <
MZ ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn
toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X,Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng
lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và16,2 gam H2O. Mặt khác, đun
nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi cácphản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml
dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m
gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với
A. 38,04.


B. 24,74.

C. 16,74.

D. 25,10.

Lời giải:
nCO2=1 mol ; nH2O=0,9 mol
HCOOH:a
46a+38b+14c=26,6
a=0,4
a+3b+c=1
T<=>{ C3 H2 :b =>{
=>{
b=0,45
b=(1-0,9)/2=0,05
CH2 :c
 nAxit=0,4-0,05.3=0,25 mol; nHCOOH=0,1 mol =>nY+nZ=0,15 mol
m=13,3+0,4.40-0,05.(92+x.14).1/2-(0,4-0,05.3).9
+Rượu ko lấy CH2, x=0 => m=24,75
+Rượu lấy 1 CH2x=1 => m=24,4
….
=> Đáp án B
12.Ví dụ 12:Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat, glixeryl triaxetat và phenyl
axetat. Thủy phân hoàn toàn 47,3 gam X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu
được m gam hỗn hợp muối và 15,6 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho Y tác dụng
với Na dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 47,3 gam X
bằng oxi, thu được 92,4 gam CO2 và 26,1 gam H2O. Giá trị của m là
A. 54,3.


B. 57,9.

C. 58,2.

D. 52,5.

(Sở GD & ĐT Tỉnh Nam Định - Lần 1 – 2018)
Lời giải:
Este - Peptit

13


X+NaOH → Muối + Y +H2O
nCO2=2,1 mol ; nH2O=1,45 mol ; nO2=2,225mol ;nH2=0,25 mol
+ Bảo toàn O: nCOO=nOH =0,6 mol
nOH(rượu sau thủy phân)=0,25.2=0,5 mol
=>n(Rượu R-C6H4OH)=0,6-0,5=0,1 mol
=> nNaOH=0,6+0,1=0,7 (este đặc biệt phản ứng kiềm tỉ lệ 1:2)
Bảo toàn khối lượng=>m=47,3+0,7.40-15,6-0,1.18=57,9
=>Đáp án B

B. Bài tập vận dụng.
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,0 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl
acrylat và axit oleic rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
Sau phản ứng thu được 15 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối
lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
A. Giảm 7,38 gam.


B. Tăng 2,7 gam.

C. Tăng 7,92 gam.

D. Giảm 6,24 gam.

(THPT Lý Bôn - Thái Bình - Lần 1 – 2018)
Bài 2: Hỗn hợp X gồm anđehit fomic, anđehit axetic, metyl fomat, etylaxetat và một
axit cacboxylic no, hai chức, mạch hở Y. Đốt cháy hoàn toàn 29 gam hỗn hợp X (số
mol của anđehit fomic bằng sốmol của metyl fomat) cần dùng 21,84 lít (đktc) khí O2,
sau phản ứng thu được sản phẩm cháy gồm H2O và 22,4 lít (đktc) khí CO2. Mặt khác,
43,5 gam hỗn hợp X tác dụng với 400 ml dung dịch NaHCO3 1M, sau khi kết thúc
phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị có thể có của m là
A. 34,8

B. 21,8

C. 32,7

D. 36,9

(THPT Phạm Công Bình-Vĩnh-Phúc-Lần 1-Năm 2018)
Bài 3: Hỗn hợp X chứa CH3OH, C3H5COOH, CnH2nOx, HCOOCH=CH2, C2H3COOC4H6-OOCC4H7 (trong đó số mol của CH3OH gấp đôi số mol C2H3COO-C4H6OOCC4H7). Cho m gam X vào dung dịch KOH dư đun nóng thấycó 0,23 mol KOH
tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy m gam X cần vừa đủ 1,18 mol O2 thu được
CO2 và 14,76 gamH2O. Biết CnH2nOx không tác dụng với KOH. Giá trị của m là?
A. 20,8

B. 26,2

C. 23,2


D. 24,8

Bài 4: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX< MY; Z là
ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt
Este - Peptit

14


cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2
(đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với
dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên
tác dụng hết với dung dịch KOH dư là
A. 5,04 gam

B. 5,80 gam

C. 5,44 gam

D. 4,68 gam

(THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc - Lần 1 – 2018)
Bài 5: Hỗn hợp E chứa CH3OH; C3H7OH; CH2=CHCOOCH3;(CH2=CHCOO)2C2H4
(trong đó CH3OH và C3H7OH có số mol bằng nhau). Đốt cháy 5,22 gam E cần dùng
6,384 lít O2 (đktc), sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối luợng
dung dịch giảm m gam. Giá trị gần nhất của m là:
A. 8,0 gam.

B. 10,0 gam.


C. 11,0 gam.

D. 12,0 gam.

Bài 6: Hỗn hợp X chứa ancol đơn chức A, axit hai chức B và este hai chức D đều
no,hở và có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2 : 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần
dùng 6,272 lít O2 ( đktc). Mặt khác, đun nóng m gam hỗn hợp X trong 130 ml dung
dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y và hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Cô
cạn dung dịch Y sau đó nung với CaO, thu được sản phẩm khí chỉ chứa một
hiđrocacbon đơn giản nhất có khối lượng 0,24 gam. Các phản ứng đạt hiệu suất 100%.
Công thức phân tử có thể có của ancol A là:
A. C4H9OH.

B. C3H7OH.

C. C5H11OH.

D. C2H5OH.

(Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc - Lần 1 – 2018)
Bài 7: X, Y là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng ancol anlylic, Z làaxit
cacboxylic no hai chức, T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 17,12 gam hỗn hợp E chứa
X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 10,864 lít O2 (đktc) thu được 7,56 gam nước. Mặt
khác 17,12 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,09 mol Br2. Nếu đunnóng
0,3 mol E với 450 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng rồi sau đó
lấy phần lỏng chứa các chất hữu cơ đi qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng
m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7,00


B. 8,50

C. 9,00

D. 10,50

(THPT Đồng Đậu - Vĩnh Phúc - Lần 1 – 2018)
Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừađủ. Sản
phẩm thu được hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25,50 gam kết
tủa và thấy khối lượng dung dịch thu được giảm đi 9,87 gam so với dung dịch ban
đầu. Mặt khác thủy phân 8,06 gam X trong NaOH dư đun nóng thu được dung dịch
chứa m gam muối. Giá trị của m là
Este - Peptit

15


A. 9,74

B. 2,78

C. 8,2

D. 8,34

(THPT Nguyễn Thị Giang-Vĩnh Phúc-Lần 1-2018)
Bài 9: Hỗn hợp X chứa hai este đơn chức và hai este đa chức. Đốt cháy hoàn toàn m
gam X cần dùng vừa đủ7,168 lít O2 (đktc). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam X
trên bằng NaOH thu được hỗn hợp các muối và các ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn lượng
muối thu được 4,505 gam Na2CO3 thu được 3,192 lít CO2 (đktc), còn nếu đốt cháy

hoàn toàn lượng ancol Z thu được thì cần vừa đủ 0,14 mol O2 thu được 2,79 gam
H2OGiá trị m là?
A. 6,66.

B. 10,60.

C. 8,32.

D. 10,06

(THPT Chuyên Bến Tre - Lần 2 – 2018)
Bài 10:X, Y là hai este mạch hở được tạo bởi từ hai axit cacboxylic đơn chức và một
ancol đơn chức; Z làeste hai chức, mạch hở. Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E chứa X, Y ,
Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗnhợp T gồm hai ancol kế tiếp trong dãy
đồng đẳng và hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối cần dùng0,28 mol O2,
thu được Na2CO3; 14,52 gam CO2 và 2,7 gam H2O . Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na
dư, thấy khối lượng bình tăng 16,9 gam. Tổng khối lượng của X và Y trong 0,4 mol
hỗn hợp E là
A. 20,36.

B. 17,56.

C. 16,32.

D. 18,96.

(THPT Chuyên Bến Tre - Lần 2 – 2018)
Bài 11:Đốt cháy hoàn toàn m gam một este X đơn chức, không no (phân tử có một
liên kết đôi C=C), mạch hở cần vừa đủ 0,405 mol O2, thu được 15,84 gam CO2. Mặt
khác, m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch thu được x gam

muối khan và 3,96 gam một chất hữu cơ. Giá trị của x là
A. 7,38.

B. 8,82.

C. 7,56.

D. 7,74.

(THPT Chuyên Bắc Ninh - Lần 4 – 2018)
Bài 12:Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là
ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt
cháy hoàn toàn 5,58 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 6,608 lít khí O2 (đktc),
thu được khí CO2 và 4,68 gam nước; Mặt khác 5,58 gam E tác dụng tốiđa với đung
dịch chứa 0,02 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác
dụng với KOH dư là
A. 5,44 gam.

Este - Peptit

B. 2,34 gam.

C. 4,68 gam.

D. 2,52 gam.

16


Bài 13: Hỗn hợp X gồm este A no, hai chức và este B tạo bởi glixerol với một axit

cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C (A, B đều mạch hở và không
phải tạp chức). Đốt cháy hoàn toàn 25,53 gam hỗn hợp X thu được 53,46 gam CO2.
Mặt khác, đun nóng 0,18 mol X cần dùng vừa đủ 855 ml dung dịch NaOH 0,5M; cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chứa ba muối có khối lượng m gam và
hỗn hợp hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Giá trị của m là
A. 29,445.

B. 42,210.

C. 40,860.

D. 40,635.

Bài 14: Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X gồm hai este (phân tử chỉ chứa một loại nhóm
chức) cần dùng 350 ml dung dịch NaOH 1,4M. Chưng cất dung dịch sau phản ứng,
thu được a mol ancol Y duy nhất và 39,86 gam hỗn hợp Z gồm 3 muối. Đốt cháy hoàn
toàn a mol Y cần vừa đủ 3,5a mol O2, thu được 11,88 gam CO2 và 6,48 gam H2O.
Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Z là
A. 46,06%.

B. 34,12%.

C. 49,47%.

D. 30,71%.

Bài 15:Hỗn hợp X gồm một axit no, đơn chức, một axit no, hai chức và một ancol no,
đơn chức (đều mạch hở). Đun nóng 15,48 gam X có H2SO4 đặc xúc tác một thời gian
thu được 2,52 gam H2O và hỗn hợp Y gồm các hợp chất hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn
Y, thu được 19,36 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Nếu cho toàn bộ Y tác dụng với dung

dịch NaOH dư, thì lượng NaOH phản ứng là 8 gam và thu được m gam muối. Giá trị
của m là
A. 13,64.

B. 14,44.

C. 13,78.

D. 12,98

(SỞ GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG)
Bài 16:Hợp chất hữu cơ X có thành phần nguyên tố gồm C, H, O có công
thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 30,4 gam X tác dụng
tối đa dung dịch có chứa 24 gam NaOH thu được dung dịch Y. Cô cạn Y,
thu được 47,2 gam muối khan Z và phần hơi chỉ có nước. Đốt cháy hoàn
toàn Z trong oxi dư thu được hỗn hợp sản phẩm gồm Na2CO3; 57,2 gam khí
cacbonic; 12,6 gam nước. Biết X không tham gia phản ứng tráng bạc. Khối
lượng muối khan có phân tử khối nhỏ hơn trong Z là:
A. 30,8 gam

B. 16,4 gam

C. 13,6 gam

D. 26gam

(THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Quảng Trị - Lần 2)
Bài 17:Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm các chất có cùng một loại nhóm chức với
600 ml dung dịchNaOH 1,15M, thu được dung dịch Y chứa muối của một axit
cacboxylic đơn chức và 15,4 gam hơi Z gồmcác ancol. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na

dư, thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y, nungnóng chất rắn thu được
Este - Peptit

17


với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,2 gam một chất khí.Giá trị
của m là
A. 22,60

B. 34,30

C. 40,60

D. 34,51

Bài 18:X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một
liên kết C=C và cótồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa
X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối
lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62
gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối
và hỗn hợp 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối
lượng phân tửlớn trong hỗn hợp F là
A. 8,10 gam

B. 9,72 gam

C. 8,64 gam

D. 4,68 gam


(THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc - Lần 1 - Năm 2018)
Bài 19:Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat và este Y (khôn no có một liên
kết C=C, đơn chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X cần dùng 1,5 mol O2, thu
được 1,6 mol CO2 và 1,2 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,3 mol X trong
dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Z. Cho Z tácdụng hết với một lượng vừa đủ
dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m
gam Ag. Giá trị của m là
A. 108,00

B. 64,80

C. 38,88

D. 86,40

(THPT Chuyên Đại Học Vinh - Nghệ An - Lần 1 - Năm 2018)
Bài 20:X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở không cho phản ứng tráng gương
(trong đó X no, Y và Z có 1 liên kết đôi C = C trong phân tử). Đốt cháy 23,58 gam
hỗn hợp E chứa X, Y, Z với O2 vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư
thấy khối lượng dung dịch giảm 137,79 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun
nóng 23,58 gam E với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M (vừa đủ) thu được hỗn hợp F chỉ
chứa 2 muối và hỗn hợp 2 ancol kế tiếp thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Thêm NaOH
rắn, CaO rắn dư vào F rồi nung thu được hỗn hợp khí G. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Vậy phần trăm khối lượng của khí có phân tử khối nhỏ trong G gần nhất
với giá trị là
A. 87,83%

B. 76,42%


C. 61,11%

D. 73,33%

(THPT Yên lạc - Vĩnh Phúc - Lần 1 - Năm 2018)
Bài 21:X, Y là hai axit no, đơn chức đồng đẳng liên tiếp, Z là ancol 2 chức, T là este
thuần chức tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng
Este - Peptit

18


0,47 mol khí O2 thu được lượng CO2 nhiều hơn H2O là 10,84 gam. Mặt khác 0,1 mol
E tác dụng vừa đủ với 0,11 mol NaOH thu được dung dịch G và một ancol có tỉ khối
so với H2 là 31. Cô cạn G rồi nung nói với xút có mặt CaO thu được m gam hỗn hợp
khí. Giá trị của m gần nhất với
A. 3,5

B. 4,5

C. 3,0

D. 4,0

(THPT Bình Xuyên - Vĩnh Phúc - Lần 1 - Năm 2018)
Bài 22:Đốt cháy hoàn toàn 14,24 gam hỗn hợp X chứa 2 este đều no, đơn chức, mạch
hở thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 34,72 gam. Mặt khác đun nóng 14,24
gam X với dung dịch NaOH vừa đủ,thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol kế tiếp và hỗn
hợp Z chứa 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp, trongđó có a gam muối A và b gam
muối B (MA

A. 1,15

B. 1,25

C. 1,20

D. 1,50

Bài 23:Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit
cacboxylic (phân tử chỉcó nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp
nhau và một axit không no (có đồng phânhình học, chứa một liên kết đôi C=C trong
phân tử). Thủy phân hoàn toàn 11,76 gam X bằng dung dịchNaOH, thu được hỗn hợp
muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thuđược
1792ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 4,96gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn
5,88 gam Xthì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không
no trong X có giá trị gần vớigiá trị nào sau đây nhất?
A. 38%

B. 41%

C. 35%

D. 29%

Bài 24:Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit no, hai chức; Y và Z là hai ancol
không no, đơn chức (MY> MZ); T là este của X, Y, Z (chỉ chứa chức este). Đốt cháy
hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm Z và T, thuđược 0,27 mol CO2 và 0,18 mol H2O.
Cho 0,06 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạndung dịch sau phản
ứng thu được muối khan E và hỗn hợp ancol G. Đốt cháy hoàn toàn E, thu đượcCO2,
H2O và 0,04 mol Na2CO3. Đốt cháy hoàn toàn G thu được 0,3 mol CO2. Phần trăm

khối lượng của Ttrong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 86,40

B. 64,80

C. 88,89
D. 38,80
(Chuyên Đại Học Vinh – lần 2- 2018)

Bài 25: Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 este no đơn chức với NaOH thu được 7,36 gam
hỗn hợp 2 muối và 3,76 gam hỗn hợp 2 ancol. Lấy hỗn hợp muối đem đốt cháy hoàn
toàn thu được hỗn hợp hơi và khí, dẫn hỗn hợp hơi và khí vào nước vôi trong dư thì
khối lượng dung dịch giảm 3,42 gam. Khối lượng X là:
A. 7,84
Este - Peptit

B. 7,7

C. 7,12

D. 7,52
19


Bài 26:Hỗn hợp E chứa hai este (mạch hở, thuần chức) CnH2nO2 (X) và CmH2m-2O4
(Y). Đun nóng 20,58 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 9,48 gam hỗn
hợpgồm hai ancol Z và 2 muối T. Đốt cháy hoàn toàn T cần 0,48 mol O2 thu được
CO2, H2O và 14,31 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng X trong E gần nhất với:
A. 12%


B. 32%

C. 15%

D. 24%

Bài 27:Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm 2 este đều mạch hở: X (C6HuO4)
và Y (C2HiO2) thì cần dùng vừa đủ 140 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được hỗn hợp muối và hỗn hợp A chứa 2 ancol đơn chức (có cùng số
nguyên tử hiđro). Cho A tác dụng với CuO (dư), kết thúc phản ứng, tách bỏ chất rắn,
thì thu được hỗn hợp B (có tỉ khối so với khí H2 là 13). Cho toàn bộ B phản ứng với
dung dịch AgNO3/ NH3 (dư), thu được 51,4 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng este X
trong m gam T có giá trị gần nhất là:
A. 30%.

B. 31%.

C. 32%.

D. 33%.

Bài 28:Đun 0,1 mol este X có chứa vòng benzen bằng dung dịch NaOH 8% vừa đủ.
Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi chỉ chứa nước có khối lượng 139,8
gam và phần rắn Y gồm ba muối đều có khối lượng phân tử lớn hơn 70 đvC và đều
không quá 3 liên kết π. Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 1,35 mol O2, thu được 15,9 gam
Na2CO3; 50,6 gam CO2; 9,9 gam H2O. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử
khối nhỏ nhất trong X là:
A. 28,3%

B. 27,7%


C. 24,7%

D. 27,3%

Bài 29:Cho m gam hỗn hợp E gồm este hai chức X (a gam), este đơn chức Y (b gam)
được tạo bởi ancol etylic, X, Y đều mạch hở. Đốt cháy hết m gam E, thu được 2,11
mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2,28M, cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được một muối duy nhất và 23,5 gam hỗn hợp H gồm
hai ancol hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Giá trị a – b gần nhất với:
A. 7

B. 6

C. 9

D. 5

Bài 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm một axit, một este (đều no, đơn
chức, mạch hở) và 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 0,28 mol O2, tạo ra 0,2 mol
H2O. Nếu cho 0,1 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là:
A. 0,04

Este - Peptit

B. 0,06

C. 0,03

D. 0,08


20


Đáp án chi tiết
1-D
11-B
21-C

2-C
12-B
22-B

3-C
13-B
23-C

4-D
14-C
24-C

5-B
15-B
25-C

6-D
16-B
26-D

7-B

17-C
27-C

8-D
18-C
28-B

9-A
19-B
29-A

10-D
20-C
30-D

Bài 1:Đáp án D.
nCO2=0,15 mol ; nH2O=a mol ;nO/X=b mol;
Ta thấy tất cả các chất đều có 2pi.
0,15×12+2a+16b=3
a=0,12 mol
Ta có {
=>{
=>mCO2+mH2O=8,76
b
b=0,06 mol
0,15-a=
2

=> Khối lượng giảm 6,24
Bài 2:Đáp án C

nHCHO = nCH3CHO→ Gộp hai chất này thành C3H6O2. Các chất đã biết khác trong X là
HCOOCH=, CH3COOC2H5 đều có dạng CnH2nO2
CnH2nO2:a mol
Vậy X gồm: {
CmH2m-2O4: b mol
mX = a(14n + 32) + b(14m + 62) = 29
nCO2 = na + mb = 1
nH2O = na + mb – b = 0,9
a = 0,275 mol và b = 0,1 mol
nCO2 = 0,275n + 0,1m = 1
Do 2 n 4 và ≥ 2 m = 2, 3, 4 đều là các nghiệm thỏa mãn.
Trong 29 gam X có nR(COOH)2 = 0,1
=>Trong 43,5 gam X có nR(COOH)2 = 0,15
nNaHCO3 = 0,4=> nNaHCO3dư = 0,1
Muối khan gồm R(COONa)2 (0,15 mol) và NaHCO3 (0,1 mol)
m = 2; m muối = 28,5 gam
m =3 ; m muối = 30,6 gam
Este - Peptit

21


m = 4 ; m muối = 32,7gam
Bài 3: Đáp án C
nH2O=0,82
CnH2nOx không tác dụng KOH, có 1𝜋; C3H5COOH: a(mol) có 2 𝜋; HCOOCH=CH2:
b(mol) có 2 𝜋; C2H3COO-C4H6-OOCC4H7: c (mol) có 5 𝜋
=>CH3OH: 2c(mol) có 0 𝜋
Phản ứng KOH: a+b+2c=0,23
Đốt cháy áp dụng công thức nCO2-nH2O=(k-1).nHCHC

=>nCO2-nH2O=a+b+4c-2c=>nCO2=1,05
Bảo toàn khối lượng =>m=23,2 gam
Bài 4: Đáp án D
C2H3COOH: 0,04=nBr2
C2H4(OH)2:a
E <=>{
CH2:b
-H2O:c
Theo bài ta có hệ sau:
62a+14b+18c=8,28
a=0,11
{ 5/2a+3/2b=0,47 =>{ b=0,13
c=-0,02
3a+b+c=0,52-0,04.2
=> Rượu lấy 0,11 CH2 axit lấy 0,02 CH2
=>mmuối=0,04.(71+39)+0,02.14=4,68(g)
Bài 5: Đáp án B
CH3OH và C3H7OH có số mol bằng nhau gộp thành C4H12O2: a(mol);
CH2=CHCOOCH3=C4H6O2:b(mol); (CH2=CHCOO)2C2H4=C8H10O4:c(mol)
nO2=0,285 mol
Ta có nCO2=4a+4b+8c
3

Bảo toàn O: 2a+2b+4c=2nCO2+nH2O-nO2 => nCO2+nH2O=0,57 mol
2

Bảo toàn khối lượng =>44nCO2+18nH2O=14,34 gam
=>nCO2=0,24 mol;nH2O=0,21 mol => Khối lượng dung dịch giảm 9,66
Este - Peptit


22


Bài 6: Đáp án D
Hidrocacbon đơn giản nhất là CH4 => axit là CH2(COOH)2
nCH4=0,015 mol =>nNaOHdư=0,03 =>nNaOH (PƯ)=0,13-0,03=0,1 mol
=>nA=nD=0,03 mol ;nB=0,02 mol
CH2(COOH)2:0,05
CH3OH:0,09
Quy hỗn hợp về:{
CH2:a
-H2O:0,06
nO2=0,28=>a=0,03 mol este đã lấy 0,06 rượu , mà nCH2=0,03 mol => CH2 thuộc hoàn
toàn về A => A là C2H5OH:0,03 mol
Bài 7: Đáp án B
CH2=CH-CH2-OH:0,09
(COOH)2:a
Quy hỗn hợp về {
CH2:b
-H2O:c
90a+14b+18c=11,9
a=0,13
Theo bài ta có hệ: { 1/2a+3/2b=0,125 =>{ b=0,04
c=-0,02
a+b+c=0,15
Ta thấy nCH2< n(COOH)2 => CH2 thuộc hoàn toàn về rượu
Số mol E (17,12g) là 0,09+a+c=0,2
=> 0,3 E có 0,13.0,3/0,2=0,195 (COOH)2 => KOH dư
=>m=mRượu-mH2=1,5.(0,09.58+0,04.14-0,09)=8,535(g)
Bài 8:Đáp án D

nCO2=0,255 mol ;nH2O=0,245 mol
0,03
=>nC⁄X=0,255; nH⁄X=0,49 =>nO⁄X=0,03 =>nX=
=0,005 mol
6

=>8,06<=>0,01 mol X
Bảo toàn khối lượng=>m=8,06+0,01.3.40-0,01.92=8,34
Bài 9: Đáp án A
nNaOH=nCOO=nOH(Rượu)=0,085 mol
nO2=0,32 mol ;nO2(rượu)=0,14 mol =>nO2(muối)=0,32-0,14=0,18 mol
Este - Peptit

23


Bảo toàn O cho quá trình đốt muối =>nH2O(muối)=0,1175
Bảo toàn khối lượng =>mmuối=mNa2CO3+mCO2(muối)+mH2O(muối)-mO2=7,13 gam
Bảo toàn O cho quá trình đốt rượu => nCO2(rượu)=0,105 mol;
+ Bảo toàn khối lượng =>mRượu=2,93 gam
Bảo toàn khối lượng quá trình thủy phân => m=mmuối+mrượu-mNaOH=6,66(g)
Bài 10: Đáp án D
𝑎

Đặt nNaOH(Pư)=a=nCOO=nOH(rượu) =>nNa2CO3= mol
2

3

Bảo toàn O quá trình đốt muối => 2a+0,28.2= a+0,33.2+0,15=>a=0,5 mol

2

=>mMuối=34,76;=>mRượu=16,9+a=17,4 gam
=>mE=32,16
𝑀𝑡𝑏 =34,8=>CH3OH(0,4), C2H5OH(0,1)
Gọi tổng mol X,Y là x và của Z là y =>{
Ctb ( muối) =

0,33+0,25
0,4

=> 1,45 < Caxit hai chức<

x+y=0,4
x=0,3 mol
=>{
y=0,1 mol
x+2y=0,5

=1,45 => Có HCOONa=>hỗn hợp muối gồm:
0,33+0,25-0,3.1
0,1

<=> 1,45< Caxit hai chức <2,8

=> Caxit hai chức =2 =>(COOH)2 =>Z: H3COOC-COOC2H5:0,1 mol
=>mX,Y=32,16-0,1.132=18,96
Bài 11:Đáp án B
Đặt nX=a mol;
Bảo toàn O =>nH2O=2a+0,405.2-0,36.2=2a+0,09 mol

Ta lại có a=nCO2-nH2O=0,36-2a-0,09 mol =>a=0,09 mol
Bảo toàn khối lượng =>mX=7,74
Bảo toàn khối lượng thủy phân =>x=7,74+0,09.56-3,96=8,82
Bài 12: Đáp án B
nO2=0,295 mol ;nH2O=0,26 mol ;nCO2=0,235 mool
Este - Peptit

24


C2H3COOH: 0,02
76a+14b+18c=4,14
a=0,055
C3H8O2: a
E <=>{
<=>{
3a+b=0,175
<=>{ b=0,01
CH2: b
4a+b+c=0,22
c=0,01
H2O: c
Thấy nCH2< nRượu=>CH2 thuộc về axit => mMuối=0,02.110+0,01.14=2,34 gam
Bài 13: Đáp án D
Hai ancol cùng số C => hai ancol là C3H8O3, C3H8O2
a+b=0,18
a=0,1125
Gọi nA=a;nB=b =>{
=>{
=>nA:nB=5:3

2a+3b=0,4275
b=0,0675
Xết hỗn hợp 25,53(g) đặt nA=5x mol =>nB=3x mol=>nO⁄X=38x mol
Ta có 5x+3x.5=1,215-nH2O=>nH2O=1,215-20x mol
=>12.1,215+16.38x+2.(1,215-20x)=25,53=>x=0,015
Vậy 25,53 tương đương 0,12 mol X.
BTKL =>m=0,18/0,12.25,53+0,4275.40-0,1125.76-0,0675.92=40,635 gam
Bài 14: Đáp án C
nCOO=0,49
Đốt Y: nCO2=0,27 mol;nH2O=0,36 mol=>Rượu no =>a=0,09 mol=>nO2=0,315 mol
Bảo toàn O =>nO/Y=0,27 =>Y:C3H8O3:0,09 mol
=>

0,49
0,2

=2,45, có 3 muối => 1 este đặc biệt dạng RCOOC6H4R1(0,2-0,09=0,11) và 1

este 3 chức dạng (R2COO)3C3H5 (0,09 mol) (R≥ 1,R1≥ 1, R2 ≥ 1)
=> Muối gồm RCOONa:0,11 mol;NaOC6H4R1:0,11 mol;R2COONa:0,27 mol
=>11R+11R1+27R2=175 =>R=1;R1=1;R2=

17
3

(Nghiệm duy nhất)

Tổng 3 gốc hidrocacbon của axit trong este 3 chức là 17=15+1+1. Vậy X gồm:
(HCOO)2(CH3COO)C3H5 (0,09)
=>nHCOONa=0,29

{
HCOOC6H5 (0,11)
=>%=0,29.68/39,86=49,47%
Bài 15:Đáp án B
Este - Peptit

25


×