Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐẦU tư CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.65 KB, 10 trang )

VIEW CHUNG THỊ TRƯỜNG TRONG THÁNG 9
Có 3 cơ sở team Research vẫn duy trì quan điểm thận trọng về thị trường trong tháng 9 như trong nhận
định tháng 8 - Không có nhiều động lực bứt phá, kịch bản chính là thị trường dao động trong vùng 9001000 điểm với sự hỗ trợ của tăng trưởng lợi nhuận.
(i)

Nhiều ẩn số khó đoán định (hoạt động khối ngoại, xung đột thương mại thế giới).

(ii)

Tháng 9 – giai đoạn trong nước rơi vào vùng trũng thông tin

(iii) 2 ETF tiến hành tái cơ cầu, sẽ phải bán mạnh ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như BMP, DXG, PLX,
PDR, TCH, VCB, SBT, MSN, SSI, KDC, STB, HPG, VRE, NVL. Trong khi chiều mua vào đáng kể có 16 triệu
VHM – dự kiến không tác động đáng kể đến giá cổ phiếu do nguồn cung VHM bên ngoài đang khá lớn.
Với nhận định như trên, team Research đề xuất 2 danh sách cổ phiếu phù hợp với dự đoán diễn biến
của thị trường trong tháng 9/2018 như sau:
(i) Danh sách các cổ phiếu có HĐKD cốt lõi duy trì tăng trưởng và sản phẩm tập trung vào thị trường
nội địa có upside catalyst rõ ràng, downside risk thấp. Top pick 11 cổ phiếu: FPT, KSB, REE, PLX, POW,
TCM, HPG, QNS, GMD, VNM, PNJ. Các cổ phiếu này phù hợp mua vào các phiên giảm sâu cho tầm nhìn
đầu tư dài hạn hoặc cũng thích hợp nếu thị trường chung có diễn biến tích cực hơn dự đoán.
(ii) Danh sách các cổ phiếu có tỷ suất cổ tức kế hoạch 2018 cao, lịch sử chi trả cổ tức ổn định và sức
khỏe tài chính lành mạnh. Ưu tiên các mã có SSI Rating Point cao và hệ số vay nợ thấp, và cần lưu ý giá
cổ phiếu càng giảm thì tỷ suất cổ tức kỳ vọng càng hấp dẫn.
Danh sách (i)

TTM P/E

P/E

42,350


8.31

67,100

20.71

13,800

13.46

34,400

6.47

27,100

4.35

1


22,950

7.70

96,000

18.79

31,750


6.59

38,650

9.18

38,100

9.17

122,100

24.11

1. FPT
KQKD 6T2018 của FPT khá tích cực, với tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 19%
và 32%. Trong đó, (1) Doanh thu gia công phần mềm tiếp tục đạt tăng trưởng cao 29,3% YoY, nhờ thị
trường Nhật Bản và Châu Á Thái Bình Dương (APAC) tăng lần lượt 29% và 42%; (2) Doanh thu và lợi
nhuận trước thuế mảng tích hợp hệ thống, giải pháp phần mềm và dịch vụ CNTT tăng 7,1% và 173% YoY.
Các mảng kinh doanh cốt lõi có lợi thế của FPT vẫn nhận được nhiều kỳ vọng
Triển vọng tăng trưởng tích cực từ mảng công nghệ 60% trong giai đoạn 2019-2020. Theo dự báo
của FPT Soft, doanh thu mảng công nghệ dự báo đạt 600 triệu USD so với mức 350 triệu USD năm 2018.
Đồng thời lợi nhuận trước thuế đạt 100 triệu USD tăng gấp đôi so với mức 2018. Trong đó: (1) Thị trường
Nhật Bản, dự kiến tăng trưởng 56%-60% trong giai đoạn 2019-2020; (2) Thị trường Mỹ dự báo tăng
trưởng 20%; (3) ) Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương dự báo tăng trưởng 20%; (4) ) Biên lợi nhuận
tăng lên mức 17% so với mức 15.9% năm 2016.
Hoạt động viễn thông dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng thêm 30 tỷ VND trong 6 tháng cuối năm
2018, nhờ vào giảm tỷ lệ đóng quỹ và dịch vụ viễn thông công ích từ mức 1.5% xuống 0.7%.
Tình hình tài chính tích cực hơn sau khi thoái vốn tại FPT trading và FPT retail. Tỷ suất lợi nhuận tăng

gấp đôi từ mức 7.6% lên mức 15.9%. Đồng thời, dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh cao và ổn định
ở mức 3.000 – 4.000 tỷ đồng.
Dự báo tăng trưởng toàn tập đoàn 20% trong giai đoạn 2019-2020. Trong đó, gia tăng tỷ trọng hoạt
động xuất khẩu phần mềm, đặc biệt tăng trưởng tích cực từ thị trường Nhật Bản và biên lợi nhuận cải
thiện sau khi M&A công ty tư vấn Mỹ sẽ giúp FPT tăng trưởng 20% trong giai đoạn 2019-2020.
Tiếp tục duy trì khuyến nghị MUA đối với FPT, với giá mục tiêu 1 năm không đổi theo phương pháp SOTP
là 65.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 74.300 đồng/cp trước khi trả cổ tức cổ phiếu 15%). EPS năm
2


2018 và 2019 lần lượt là 3.584 đồng và 4.008 đồng. Với mức giá hiện tại là 43.700 đồng/cp, FPT đang
giao dịch ở mức PE 2018 và 2019 lần lượt là 12,2x và 10,9x

2. PLX
Petrolimex là doanh nghiệp có thị phần số 1 trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Thị phần
của PLX ước đạt 48%, theo sau là PV Oil với 22%. Hiện tại PLX đang vận hành 2.400 cửa hàng xăng dầu
trực thuộc (COCO) và 3.000 đại lý (DODO) trên toàn quốc.
Điểm nhấn đầu tư
Kết quả kinh doanh 6T2018 khả quan. DTT hợp nhất đạt 96.757 tỷ đồng (+30,5% YoY), chủ yếu do
giá dầu tăng mạnh so với cùng kỳ. Giá dầu WTI 1H2018 đạt mức 65,46 USD/thùng, tăng 31% so với cùng
kỳ năm 2017. LNTT hợp nhất là 2.809 tỷ đồng (+13% YoY).
Biên lợi nhuận gộp tăng từ mức 8% Q2/2017 lên mức 8.1% Q2/2018 nhờ vào: 1/ đóng góp ngày
càng cao của xăng E5-sản phẩm có biên lãi gộp cao nhất trong cơ cấu sản phẩm; 2/ tiêu thụ qua hệ thống
COCO tăng.
Hưởng lợi từ NMLD Nghi Sơn. Thay vì nhập xăng dầu chủ yếu từ NMLD Dung Quất như trước đây,
PLX dự kiến sẽ tiết kiệm được chi phí đầu vào khi NMLD Nghi Sơn bắt đầu cung ứng sản phẩm từ năm
2018
Thoái vốn Nhà nước. Bộ Công thương dự kiến hạ thấp tỷ lệ sở hữu tại PLX xuống mức 65% và sau
đó là 51%.
Ước tính và định giá. Dự kiến DTT năm 2018 của PLX đạt 174.700 tỷ đồng (+13,6% YoY) và LNTT đạt

5.781 tỷ đồng (+21% YoY). Với mức P/E mục tiêu là 23x, giá trị hợp lý của một cổ phiếu PLX là 89.200
VND/cp (upside 32.9% so với giá hiện tại)
Rủi ro. (1) Biến động giá dầu thô. (2) Chính sách tính giá xăng dầu thay đổi

3. POW
Sản lượng điện năm 2017 của POW đạt 20,6 tỷ kWh, thị phần theo công suất phát điện đạt mức 12%, chỉ
đứng sau nhóm EVN. Hơn 71 % công suất phát điện là từ các nhà máy nhiệt điện nằm tại miền Nam, là
khu vực luôn trong tình trạng thiếu điện, tăng trưởng nhu cầu điện tại khu vực này dự kiến đạt mức
11%/năm.
Điểm nhấn đầu tư
Kết quả kinh doanh 7T2018 tích cực. Sản lượng điện của POW 7T/2018 đạt mức 13447.1 triệu kWh,
hoàn thành 62% kế hoạch năm. Doanh thu 7 tháng đạt mức 19,359.6 tỷ đồng, hoàn thành 66% kế hoạch
năm. Tính riêng tháng 7, POW hoàn thành 108% kế hoạch tháng, chủ yếu nhờ đóng góp của NMĐ Cà
Mau 1 & 2 (130% KH tháng); NT2 (112% KH tháng) .
Công ty điện niêm yết duy nhất có triển vọng cải thiện công suất từ năm 2021 nhờ vào 2 nhà máy
NT3 và NT4 với CSTK là 1.500 MW.
3


Thị trường điện cạnh tranh. Theo Trung tâm khí tượng thủy văn, thủy văn các sông khu vực Bắc bộ,
Trung bộ dự kiến giảm 10-40% trong các tháng cuối năm 2018, tạo ra mức huy động cao và khả năng
tăng giá điện trên thị trường cạnh tranh cho các nhà máy nhiệt điện. Thị trường cạnh tranh, đặc biệt là
thị trường bán lẻ sẽ mang lại nguồn thu lớn cho các công ty như POW khi miếng bánh thị phần phân
phối sẽ chuyển từ EVN về các công ty phát điện.
Chuyển sàn niêm yết. PVPower đã bắt đầu triển khai kế hoạch niêm yết trên sàn HOSE từ cuối tháng
8, dự kiến chuyển sàn vào tháng 11/2018, định hướng vào rổ chỉ số VN30.
Ước tính, định giá. (1) KQKD 2018: DT đạt 34.800 tỷ đồng (+13% YoY) và LNTT đạt 2.923 tỷ đồng (+7%
YoY). Tăng trưởng LNTT năm 2019 và 2020 lần lượt là 16,7% và 21,2% khi nhà máy Cà Mau 1 và 2 hết
khấu hao. (2) Định giá: Dựa trên EV/EBITDA mục tiêu năm 2018 là 6,6x, giá hợp lý của POW là 17.800
VND/cp (upside +29% so với vùng giá hiện tại).

Rủi ro: (1) Phần lớn khoản vay ngoại tệ của POW là đồng USD, điều này sẽ gây áp lực lên chi phí tài chính
của công ty khi USD/VND tăng giá. (2) Áp lực từ nguồn cung khí đầu vào sụt giảm sẽ khiến cho chi phí
đầu vào tăng.

4. REE
Hoạt động cơ điện lạnh M&E chịu cạnh tranh gay gắt. Doanh thu hoạt động M&E trong năm 2018 dự
kiến tăng trưởng 15% doanh thu nhưng lợi nhuận không tăng trưởng. Nguyên nhân chính do cạnh tranh
gay gắt trong ngành và 1 số công trình bị đình trệ như Coco Bay. Tổng giá trị hợp đồng ký mới đến tháng
8/2018 đạt 2.000 tỷ đồng, backlog đạt hơn 5.000 tỷ đồng.
Bù lại, hoạt động bất động sản tăng trưởng tốt. Hiện tại REE có 13.000 m2 diện tích sàn cho thuê, với giá
thuê trung bình 17-30 USD/m2. Riêng E.Town Central có mức giá thuê 30 USD/m2 với tỷ lệ lấp đầy 70%.
Dự báo doanh thu năm 2018 mảng này đạt 693 tỷ đồng (+27% yoy) và lợi nhuận đạt 280 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, với việc tham gia góp vốn vào VIID (46% sở hữu) dự báo doanh thu năm 2018 của VIID
khoảng 174 tỷ đồng và ghi nhận từ dự án Ngọc Bảo Viên. Dự báo doanh thu từ hoạt động mua bán bất
động sản đạt 790 tỷ đồng (+94%yoy) và lợi nhuận đạt 189 tỷ đồng (+47%yoy).
Phân khúc điện nước cũng tăng trưởng tích cực. Với việc mua lại VCW (35% sở hữu) với công suất
300.000 m3/ngày đêm, sẽ góp lợi nhuận 59 tỷ đồng trong năm 2018. Đồng thời, nhá máy nước Thủ Đức
3 sẽ hoạt động tối đa công suất, đem lại lợi nhuận 100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, PPC, SBH, TBC, TMP sẽ
đem lại nguồn thu tích cực trong năm 2019. Dự kiến, lợi nhuận trong hoạt động đầu tư hạ tầng điện
nước đạt 715 tỷ đồng (+13% yoy).
Reetech tăng lợi nhuận tăng nhẹ 8% trong năm 2018. Mặc dù cạnh tranh gia tăng mạnh mẽ, chi phí bán
hàng, chi phí nguyên vật liệu tăng nhưng giá bán đầu ra không tăng, tuy nhiên lợi nhuận dự kiến tăng
trưởng 8% chủ yếu từ hoạt động dự án và mảng cơ khí.
Chúng tôi đánh giá cao REE nhờ tăng trưởng tích cực từ hoạt động bất động sản và điện nước trong
năm 2018. Dự kiến tổng doanh thu của REE trong năm 2018 đạt 5.700 tỷ (+14% yoy) và lợi nhuận sau
thuế đạt 1.650 tỷ đồng (+19% yoy), tương đương EPS đạt 5.320 đồng/CP, tương đương PE forward 6.5x,
là mức hấp dẫn.
4



5. GMD

Kết quả kinh doanh 6T2018 vẫn tăng trưởng ở hoạt động cốt lõi. Trong 6T2018, GMD đã hoàn thành
chuyển nhượng 50.9% vốn tại các công ty con thuộc lĩnh vực vận tải biển và logistics cho CJ Logistics.
Giao dịch hoàn thành giúp lợi nhuận tăng trưởng mạnh, LNTT tăng trưởng mạnh đạt 1.789 tỷ đồng (tăng
586% yoy), bao gồm 1.516 tỷ đồng lãi từ bán tài sản. Do mảng logistics không còn được hợp nhất vào
BCTC của công ty mẹ, doanh thu thuần giảm 31% yoy xuống 1.286 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu cốt lõi
từ mảng vận hành cảng vẫn tăng 26% đạt 1.000 tỷ đồng và LNTT từ hoạt động kinh doanh chính tăng
4,3% yoy đạt 272 tỷ đồng. Với kết quả này, GMD đã hoàn thành lần lượt 53% và 48% kế hoạch doanh thu
và LNTT từ hoạt động kinh doanh chính, khá sát với dự kiến.
Hoạt động kinh doanh chính của GMD đang được kỳ vọng cải thiện

Hoạt động Logistics. Kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể nhờ sự hỗ trợ từ đối tác CJ Logistics tạo động lực
tăng trưởng mới thông qua việc đẩy mạnh hoạt động cung cấp dịch vụ logistics cho ô tô nhập khẩu
K'Line Gemadept và logistics hàng không SCS. Đồng thời, nhu cầu vận chuyển hàng hoá thông qua cảng
biển trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng tích cực 17% so với cùng kỳ; trong đó hàng container đạt 8,7
triệu TEUs, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2017. Theo dự báo của GMD, lợi nhuận từ mảng Logistics sẽ
tăng trưởng gấp đôi trong giai đoạn 2018-2020.
Hoạt động khai thác cảng. Đây là hoạt động trọng điểm của công ty trong thời gian tới. GMD dự
kiến tăng tổng công suất khai thác các lên 5,2 triệu Teu vào năm 2022 với hai dự án chính là Cảng Nam
Đình Vũ (1,8 triệu Teu ) và Gemalink (2,4 triệu Teu ). Trong đó, Cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 1 đi vào hoạt
động từ tháng 2/2018, chúng tôi dự báo công suất 50% trong năm đầu tiên và đạt điểm hòa vốn trong
năm 2018, đạt 80% - 100% công suất và có lãi từ năm 2019 nhờ vào vị trí khá thuận lợi.
Khuyến nghị đầu tư. GMD dự kiến đạt doanh thu 2.405 tỷ đồng trong năm 2018 (- 40%yoy). LNTT kế
hoạch là 2.130 tỷ đồng (+327% yoy) bao gồm 570 tỷ đồng từ các hoạt động kinh doanh chính của GMD
và 1.560 tỷ đồng từ thoái vốn, EPS năm 2018 sau khi pha loãng là 5.750 VND/CP tương đương PE 2018
forward là 4.73x. Nếu tính trên hoạt động core, PE forward 2018 là 14x. Khuyến nghị MUA đối với cổ
phiếu GMD dựa trên tăng trưởng tích cực hoạt động khai thác cảng sau khi 2 cảng mới là Nam Đình Vũ
và Gemalink đi vào hoạt động, đồng thời hoạt động logistics tăng trưởng từ hỗ trợ của CJ Logistics. Đồng
thời, khả năng GMD sẽ tiếp tục thoái vốn tại dự án BDS Saigon Gem. Mức giá kỳ vọng của GMD là 35.000

đồng/CP.
Rủi ro: cạnh tranh ở khu vực cảng Hải Phòng có thể ảnh hưởng tỷ suất lợi nhuận.

6. TCM

5


TCM là một trong số ít các doanh nghiệp dệt may có chuỗi giá trị hoàn thiện bao gồm sợi – dệt nhuộm –
may mặc. Đây là điều kiện quan trọng giúp TCM hưởng các ưu đãi về thuế quan khi Việt Nam ký kết các
hiệp định thương mại tự do quan trọng như CPTPP và EVFTA, vì đáp ứng được điều kiện “từ sợi trở đi”.
Bên cạnh đó, phần lớn đầu ra mảng may mặc của TCM được bao tiêu bởi cổ đông lớn Eland với đóng
góp cho doanh thu mảng này hàng năm ở mức 45%.
Điểm nhấn đầu tư.
KQKD 7T2018 cho thấy tăng trưởng tích cực từ hoạt động kinh doanh chính, củng cố triển vọng tăng
trưởng cho năm 2018. DTT và LNST 7T2018 lần lượt đạt 84,84 triệu USD, tương ứng với 1.951,3 tỷ đồng
(+8.8% YoY) và 6,3 triệu USD, tương ứng với 144,9 tỷ đồng (+8.8% YoY). Nếu loại trừ khoản lợi nhuận đột
biến từ bán bất động sản vào 1H2017, tăng trưởng LNST 7T2018 của TCM đạt mức +38%% YoY. Nguyên
nhân chủ yếu nhờ các đơn đặt hàng tăng lên từ đối tác chủ lực Eland và thị trường Nhật Bản (sản phẩm
vải).
Tái cấu trúc, tập trung vào các mảng kinh doanh có biên lãi gộp cao. Thu hẹp mảng sợi (đóng cửa
2/4 nhà máy sản xuất sợi), chuyển sang tập trung tiêu thụ nội bộ và định hướng mở rộng ở mảng vải và
hàng may mặc có biên lãi gộp cao hơn, lần lượt là 17-20% và 22-26%. Trong nửa đầu năm 2018, biên lãi
gộp đạt mức 17.7% so với 16.4% cùng kỳ năm ngoái
Ghi nhận 22 tỷ đồng LNTT từ hoạt động chuyển nhượng nhà máy sợi Đức Hòa trong vào Q3 hoặc
Q4/2018.
Ước tính và định giá. DTT 2018 ước tính đạt 3.270 tỷ đồng (+1.5%YoY) và LNST tăng +2% lên 196,5 tỷ
đồng dựa trên các giả định: (1) doanh thu mảng sợi giảm 30% YoY; (2) doanh thu mảng may mặc và
mảng vải tăng lần lượt 9% và 25% trong năm 2018. Với mức giá hiện tại TCM đang giao dịch ở mức P/E
6.59x, thấp hơn đáng kể so với P/E mục tiêu là 7.5x (trung bình ngành).

Rủi ro: (1) Rủi ro tỷ giá khi đồng USD mạnh lên; (2) Năng suất lao động tại nhà máy Vĩnh Long không
được cải thiện.

7. PNJ
PNJ là doanh nghiệp vàng bạc trang sức có thương hiệu với thị phần lớn nhất 28%. PNJ cũng là cổ phiếu
niêm yết duy nhất trong lĩnh vực kinh doanh trang sức. Số cửa hàng của PNJ vượt trội so với các đối thủ
như BTJ, Doji và không ngừng mở rộng. Tính đến thời điểm hiện tại, công ty đang vận hành 305 cửa hàng
bán lẻ. PNJ cũng là đơn vị duy nhất ở Việt Nam có nhà máy chế tác kim hoàn trong khi đó các nghệ nhân
kim hoàn làm việc cho công ty chiếm hơn 70% số lượng tại Việt Nam.
Điểm nhấn đầu tư
Kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng. Kết thúc 6 tháng 2018, doanh thu thuần và LNST của PNJ
đạt mức 7.332 tỷ đồng (+34.5% YoY) và 509 tỷ đồng (+36.6% YoY). SSSG của các cửa hàng kinh doanh
vàng đạt mức 23%. Quý III hàng năm, PNJ thường tăng trưởng chậm lại so với các quý khác tuy nhiên
doanh thu thuần quý III/2018 dự kiến tăng trưởng tương đương so với quý II/2018 (35%-40%) nhờ mảng
bán lẻ hoạt động tốt.

6


Nhu cầu tiêu thụ vàng gia tăng trong khi đó, theo WB, mỗi năm Việt Nam có 1.5 triệu người gia
nhập tầng lớp trung lưu;
Hở room cho NĐTNN. PNJ dự kiến phát hành 4.86 triệu cổ phiếu ESOP với giá 20.000 VND/cổ phiếu,
nâng số lượng cổ phiêu đang lưu hành lên 167 triệu cổ phiếu, làm tăng room sở hữu đối với nhà đầu tư
nước ngoài đối với PNJ.
PNJ vừa được lựa chọn vào rổ VN30 trong kỳ review tháng 7 của chỉ số, tiếp tục khẳng định chất
lượng của doanh nghiệp, đặc biệt trước những lo ngại về rủi ro pháp lý liên quan đến DAB.
Ước tính và định giá. DTT và LNST năm 2018 của công ty dự kiến đạt 13500 tỷ đồng (+23% YoY) và 900 tỷ
đồng (+24% YoY). Với mức P/E mục tiêu của PNJ là 20x, giá hợp lý ước tính là 120.000 VND/cổ phiếu (+
25% so với vùng giá hiện tại).
Rủi ro: (1) Áp lực cạnh tranh trong ngành kinh doanh trang sức; (2) Giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng từ các

thông tin tiêu cực liên quan đến DAB

8. KSB

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm tăng trưởng nhẹ, trong đó doanh thu chỉ tăng nhẹ 1% yoy và lợi
nhuận sau thuế tăng 5%. Trong đó, doanh thu khai thác khoáng sản giảm 20% yoy, nguyên nhân chính do
mỏ Tân Đông Hiệp ngừng khai thác chờ giấy phép khai thác mới. Tuy nhiên, hoạt động cho thuê khu công
nghiệp tăng trưởng mạnh đạt 135 tỷ đồng so với mức 36 tỷ đồng năm ngoái.
Điểm nhấn đầu tư
Mỏ Tân Đông Hiệp chính thức được gia hạn khai thác đến cuối năm 2020 vào cuối tháng 8/2018,
với tổng trữ lượng 4 triệu m3, dự kiến doanh thu khoảng 1.640 tỷ đồng trong vòng 3 năm. Biên lợi
nhuận gộp đạt 32%.
M&A 3 mỏ mới là Thiện Tân 7, Bãi Giang và Gò Trường với tổng công suất 1.3 triệu m3. Chúng tôi
dự báo khi cả 3 mỏ đi vào khai thác giúp sản lượng KSB tăng 24%
Triển vọng tích cực từ mảng khu công nghiệp với diện tích cho thuê trong năm 2018 đạt 40 ha, giá
thuê 85 USD/m2/chu kỳ thuê, dự kiến đem lại nguồn thu 775 tỷ đồng
Công ty hiện đang M&A với mỏ có trữ lượng lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ
Hoạt động kinh doanh shophouse ở KCN Đất Cuốc có thể đem lại doanh thu năm 2018 khoảng 100
tỷ đồng.
Ước tính lợi nhuận. Dự báo doanh thu trong năm 2018 đạt 1.170 tỷ đồng (+6.5%yoy) và lợi nhuận sau
thuế đạt 330 tỷ đồng (+19% yoy). EPS pha loãng đạt 6.410 đồng/CP tương đương P/E forward đạt 4.75x.
Định giá. Sử dụng phương pháp DCF, giá kỳ vọng đối với cổ phiếu KSB ở mức 42.200 đồng/CP, tại mức PE
tương đương 6.8x.

7


9. HPG
HPG giữ vững vị trí dẫn đầu về thị phần 22,2% đối với thép xây dựng và 26,6% đối với ống thép trong
6T2018. HPG sẽ đưa vào hoạt động dự án thép cán công suất khoảng 600.000 tấn trong tháng 8.2018,

đồng thời đang đầu tư xây dựng lò cao tại Quảng Ngãi, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2019 với công
suất 2 triệu tấn thép thanh và thép dây/năm trong giai đoạn 1, giai đoạn 2 sẽ đóng góp 3 triệu tấn tôn
cuộn cán nóng.
Điểm nhấn đầu tư
Vị thế dẫn đầu thị trường, sản lượng tiêu thụ duy trì tăng trưởng. Sản lượng thép xây dựng và ống
thép trong 6T2018 năm đạt 1.096 nghìn tấn và 342 nghìn tấn, tăng lần lượt 8,1% và 14,8%YoY, nhờ tăng
trưởng của thị trường chung. Trong tháng 7 mùa thấp điểm xây dựng, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng
Hòa Phát vẫn đạt mức khá cao với 199.200 tấn, tăng 35,6% so với tháng 6, tiếp tục giữ vững thị phần dẫn
đầu thị trường.
Giá thép tăng cùng với giá thế giới, tính tới hết tháng 8, thép xây dựng đã có 5 tháng tăng giá liên
tiếp do chính sách thắt chặt nguồn cung của Trung Quốc để giảm ô nhiễm môi trường
Không có tác động lớn từ chiến tranh thương mại. HPG không bị ảnh hưởng nhiều từ chiến tranh
thép vì chỉ xuất khẩu khoảng 8,8% tổng sản lượng thép xây dựng.
Ước tính KQKD: Dự báo doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2018 ở mức 60,7 nghìn tỷ đồng (+ 31,5% YoY)
và 9,2 nghìn tỷ đồng (+ 15% YoY). Giả định sản lượng thép xây dựng, thép ống và thép mạ kẽm của chúng
tôi là 2,47 triệu tấn (+ 14% YoY), 720.000 tấn (+ 20% YoY) và 230.000 tấn.
Định giá: Ở mức giá hiện tại, HPG đang giao dịch ở mức PE 2018 và 2019 tương ứng là 9,0x và 6,9x. Giá
mục tiêu 1 năm 51.000 đồng/cp, (upside 32%).

10. QNS
QNS bất ngờ ghi nhận KQKD tích cực trong quý 2/2018 với doanh thu thuần tăng trưởng 13,5% so với
cùng kỳ và LNST tăng trưởng mạnh 40% nhờ (1) lợi nhuận mảng kinh doanh đường cải thiện với sản
lượng tăng, (2) lợi nhuận bổ sung từ mảng năng lượng sinh khối và (3) tỷ suất lợi nhuận mảng sữa đậu
nành tăng, nhờ giá đậu tương và mía đường giảm.
Điểm nhấn đầu tư:
Dẫn đầu về thị trường sữa đậu nành với thị phần 83,3% trong tháng 5/2018, trong năm 2017 là
84,7%, biên lợi nhuận mảng này cũng cải thiện nhờ giá đường và đậu tương giảm;
Mảng đường tăng trưởng đáng kể nhờ tăng công suất ờ nhà máy An Khê
Nhà máy điện sinh khối đi vào hoạt động từ tháng 5/2018 và có tốc độ tăng trưởng nhanh cùng với
mảng đường, mục tiêu mảng này có thể đóng góp 10% tỷ trọng LNTT khi nhà máy đường An Khê hoạt

động hết công suất

8


Ước tính KQKD: Cho năm 2018, ước tính QNS có thể đạt lần lượt 8,0 nghìn tỷ đồng doanh thu (+4,8%
YoY) và 1,12 nghìn tỷ đồng LNST (+9,4% YoY). Trong năm 2019, kỳ vọng công ty đạt tăng trưởng doanh
thu 3,9% và tăng trưởng thu nhập ròng 7,4%.
Định giá: Ở mức hiện tại là 38.100 đồng/cổ phiếu, QNS đang giao dịch ở mức PE 2018 là 8,7x, thấp hơn
đáng kể so với các công ty cùng ngành trong lĩnh vực F&B. Việc định giá thấp của QNS phản ánh triển
vọng tăng trưởng thấp của mảng sữa đậu nành, nước giải khát và bánh kẹo (dưới 5% về sản lượng/năm).
Tuy nhiên với các điểm nhấn đầu tư của QNS như trên, thị trường sẽ đánh giá lại cổ phiếu QNS. Giá mục
tiêu 1 năm ở mức 50.000 đồng/cp (upside +31%), dựa trên PE mục tiêu là 6x đối với mảng đường và sinh
khối (từ 7x) và 13x đối với mảng sữa đậu nành và các hoạt động khác.S

Rủi ro: Giá đường thấp hơn ước tính, có thể phát sinh lỗ mảng đường. Sản lượng sữa đậu nành thấp hơn
ước tính.

11. VNM

KQKD của VNM chịu ảnh hưởng từ nhu cầu yếu kéo dài. Quý 2/2018, VNM ghi nhận doanh thu thuần đạt
13,7 nghìn tỷ đồng (+ 2,6% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 2,68 nghìn tỷ đồng (-8,2% YoY). Doanh thu hợp
nhất tăng nhẹ nhờ hợp nhất doanh thu mảng đường (kể từ tháng 11/2017). Doanh thu sữa trong nước
gần như không đổi so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh thu xuất khẩu tiếp tục giảm 6,3%YoY. Lũy
kế, trong 6T2018, VNM đạt 5.368 tỷ đồng lợi nhuận ròng (-8,3% YoY). Do doanh thu không có tăng
trưởng và lợi nhuận giảm 8,3% YoY trong nửa đầu năm 2018, VNM rất khó có thể hoàn thành kế hoạch
tăng 9% trưởng doanh thu và 4,6% tăng trưởng lợi nhuận đặt ra cho năm nay

Tính chung trong 6T2018, thị phần của VNM tăng 0,7% lên 59,3% (thị phần đã tăng 0,5% trong Q1/2018).
Theo VNM, do thị phần của công ty đã chiếm ưu thế, đặc biệt là sữa chua và sữa đặc, công ty khó có thể

giành thị phần nhanh như trước, nhưng VNM vẫn tiếp tục đặt kế hoạch tăng 1% thị phần hàng năm.

Giá cổ phiếu đã giảm mạnh trong thời gian gần đây do thị trường đã phản ứng tiêu cực trước KQKD quý
2/2018. Kết quả thấp hơn kỳ vọng nên các NĐTNN đã bán ròng đáng kể. Do đó tác động từ KQKD đã
được phản ánh phần nhiều vào giá.

Trong ngắn hạn, VNM được kỳ vọng sẽ tăng trưởng doanh thu tăng nhẹ (từ tín hiệu hồi phục hồi đầu
tháng 7/2018) và ước tính tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 16% trong nửa cuối 2018 dựa trên cơ sở so
sánh thấp trong nửa cuối 2017, đặc biệt là quý 4/2017. Ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng cho cả năm
năm 2018 lần lượt là 53,32 nghìn tỷ đồng (+4,5% YoY) và 10,3 nghìn tỷ đồng (+2,5% YoY).

9


Với mức giá hiện tại là 122.100 đồng, VNM đang giao dịch ở mức P/E 2018 và 2019 lần lượt là 23,3x và
22x. Giá mục tiêu 1 năm của VNM là 141.000 đồng/cp. VNM vẫn là công ty tốt đầu ngành hàng tiêu dùng
nhanh, có nền tảng cổ đông bền vững với một số cổ đông chiến lược nước ngoài có vị thế tốt, có thể hỗ
trợ VNM không chỉ trong hoạt động, mà còn về phân phối sản phẩm ở các thị trường nước ngoài. F&N
(20%) và Jardine Matheson (11%) là ví dụ điển hình với chuyên môn trong khu vực, và hỗ trợ phân phối
cho VNM trong dài hạn. Nếu tăng trưởng doanh thu cao hơn và giá nguyên liệu thấp hơn dự kiến sẽ tác
động tích cực đến giá cổ phiếu. Sự kiện thoái vốn của SCIC cũng là yếu tố giúp cổ phiếu tăng giá

Rủi ro giảm giá: 1) Nhu cầu yếu hơn ước tính và 2) Chi phí đầu vào sữa bột cao hơn kỳ vọng 3) Chi phí
quảng cáo và tiếp thị để giành thị phần.

DANH SÁCH (II)

Danh sách các cổ phiếu có tỷ suất cổ tức kế hoạch 2018 cao, lịch sử chi trả cổ tức ổn định và sức khỏe tài
chính lành mạnh. Ưu tiên các mã có SSI Rating Point cao và hệ số vay nợ thấp, và cần lưu ý giá cổ phiếu
càng giảm thì tỷ suất cổ tức kỳ vọng càng hấp dẫn.


10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×