Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.66 KB, 9 trang )

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU
Ngày 22/03/2018, ngay sau khi đạt đỉnh cũ tại vùng giá 1179-1180, thị trường
đã có dấu hiệu suy yếu nhẹ vào cuối phiên và kết quả là thị trường đã giảm khá
mạnh trong ngày 23/03/2018. Nhiều nhà đầu tư lo sợ thị trường sẽ sập (về mặt kỹ
thuật không vượt đc đỉnh cũ, về mặt cơ bản chiến tranh thương mại, blabla….). Vậy
mình xin mạnh dạn chia sẻ quan điểm của bản thân về thị trường như sau.
Đầu tiên, mình phải khẳng định, dù có yếu tố đội lái hay thị trường có méo
mó, hay có lệch pha thì về cơ bản, thị trường chứng khoán lên hay xuống nguyên
nhân chủ yếu quyết định đến 99,99% là do kinh tế vĩ mô, sức mạnh của nền kinh tế.
Các yếu tố đội lái, kéo giá, kéo chỉ số blabla…. (có thể khiến vnindex lệch pha so
với nền kinh tế 1 chút) đều không bền vững và chỉ có tác động trong ngắn hạn.
Không phải ngẫu nhiên mà giai đoạn 2007-2009, thị trường bất động sản sập,
lãi suất ngân hàng cắt cổ, các doanh nghiệp điêu đứng thì thị trường chứng khoán
cũng sập theo. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong 1-2 năm gần đây khi kinh tế vĩ
mô ổn định, các doanh nghiệp làm ăn đa số có lãi, các chỉ số vĩ mô lãi suất, lạm
phát, dự trữ ngoại hối, GDP tăng trưởng tốt, thị trường chứng khoán tăng trưởng
mạnh thậm chí là bứt phá so với giai đoạn trước.
Rõ ràng, TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế, đó là điều hiển nhiên,
không phải bàn cãi.
Vậy muốn biết TTCK đang ở đâu, liệu đã tạo đỉnh chưa thì phải xem sức
mạnh của nền kinh tế việt nam hiện tại như thế nào. Và quan điểm của mình, kinh tế
việt nam còn phát triển tốt được trong khoảng 2 năm nữa vì:
I. CÁC YẾU TỐ TÍCH CỰC CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN TẠI

1. Thứ nhất: Lãi suất
Nhìn vào yếu tố quan trọng đầu tiên của nền kinh tế, theo mình đó là lãi suất.
Nếu so với giai đoạn thị trường tăng nóng thời kỳ đỉnh trước năm 2007-2009, khi đó
các ngân hàng chạy đua lãi suất huy động vốn, lãi suất huy động từ người dân đầu
vào trung bình 14%-15%/năm, lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng có lúc kỷ lục
20%-25%. Do đó, lãi suất các ngân hàng cho vay ra trung bình trên 20%/năm (tất
nhiên còn tùy kỳ hạn), khiến cho các doanh nghiệp điêu đứng. Hiệu quả kinh doanh


Le Hai Dang

Page 1


chưa chắc bù được chi phí đồng vốn, tất nhiên, các doanh nghiệp chết thì nền kinh tế
cũng chết theo.
Còn thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay của các ngân hàng thực tế là rất cạnh
tranh (mình có làm trong ngân hàng 1 thời gian, cái này mình hiểu rất rõ), chỉ từ
7%-9.5% đối với kỳ hạn 6-9 tháng, kỳ hạn trung dài hạn cao cũng chỉ 13% (tất
nhiên là không xét đến các trường hợp đặc thù như Fecredit )).
Vậy lãi suất ngân hàng sắp tới còn ổn định. Câu trả lời là sẽ còn thấp và sẽ
còn tiếp tục hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế
nói chung. Muốn biết lãi suất ngân hàng có thể cung cấp ra là cao hay thấp, hãy
quay lại chi phí đồng vốn mà họ huy động vào.
Về cơ bản có 3 kênh huy động vốn của ngân hàng
_ Kênh thứ nhất: Huy động từ tiền nhàn rỗi của người dân, từ chính các doanh
nghiệp. Hiện tại lãi suất huy động đang rất thấp và đó là lý do tại sao tiền nhàn rỗi
người dân không mấy mặn mà với việc gửi ngân hàng. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng rơi
vào khoảng 6%, 12 tháng cũng chỉ khoảng 7-9% và cũng chưa có dấu hiệu tăng.
_ Kênh thứ hai: Huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng. Nguồn vốn trên thị
trường liên ngân hàng hiện tại đang khá dồi dao và lãi suất cho vay trên thị trường
liên ngân hàng đang khá thấp. Kỳ hạn 3 tháng chỉ 2.7%, 6 tháng 3.4%... Mọi người
có thể vào trang web của ngân hàng nhà nước để tham khảo
_Kênh thứ ba: Kênh OMO qua nghiệp vụ cho vay của ngân hàng nhà nước. Ngân
hàng nhà nước hiện nay đang theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ, nhằm hạ lãi suất,
hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. Thực tế lãi suất cho vay qua nghiệp vụ thị
trường mở OMO đã giảm từ 5% xuống 4.75% đầu năm 2018.
Các ngân hàng thường lấy mức NIM tín dụng từ 1.5-3.5% (tùy kỳ hạn và mức
độ rủi ro), tức đầu ra sẽ rơi vào khoảng….

Như vậy về cơ bản, lãi suất cho vay ra của các ngân hàng sắp tới sẽ vẫn ổn
định, duy trì ở mức thấp và thậm chí sẽ ngày càng cạnh tranh. Điều này sẽ giúp
doanh nghiệp nói riêng tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, đảm bảo được an toàn trong
tăng trưởng tín dụng.

Tóm lại: Lãi suất cho vay sẽ tiếp tục ổn định ở mức thấp => Giúp hỗ trợ
doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung
Le Hai Dang

Page 2


2.

Thứ hai: Động lực tăng trưởng GDP

Theo mình động lực sắp tới cho kinh tế việt nam nằm ở chỗ cơ cấu dân số
vàng với thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng và thứ hai là yếu tố vốn đầu
tư nước ngoài FDI, FII.
2.1 Cơ cấu dân số vàng với thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng
Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng với độ tuổi từ 1534 tuổi (lực lượng lao động trẻ) chiếm phần lớn trên tổng dân số. Đây là tiền đề cho
sức sản xuất tốt trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI. Còn về
sức mua, với thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng trong
nước cũng lớn theo. Điều đó có thể thấy rõ trong cuộc sống đời thường. Ngày nay,
dân ta đi máy bay đi du lịch là chuyện bình thường chứ không còn phải là chuyện xa
xỉ nữa, các doanh nghiệp tiêu dùng bán lẻ như PNJ, MWG có tốc độ tăng doanh thu
chóng mặt trong các năm gần đây…..
2.2

Về FDI


Thực tế, GDP của Việt nam trong năm 2017 tăng mạnh như vậy có đóng góp
không nhỏ của Sam Sung. Từ khi các nhà máy của sam sung ở việt nam bắt đầu đi
vào sản xuất đến nay, cũng là thời gian nền kinh tế việt nam phát triển bứt phá. Theo
ước tính, 9 tháng đầu năm 2017, doanh thu Samsung Việt nam đạt trên 1 triệu tỷ
đồng trong khi đó tập đoàn có doanh thu lớn nhất của Việt Nam (Viettel) cả năm
2017 mới chỉ đạt 249.300 tỷ đồng. Có thể thấy, Samsung Việt Nam đã tạo ra khối
lượng công ăn việc làm khổng lồ, không chỉ cho người dân Việt nam mà cả các
doanh nghiệp phụ trợ, giúp thay đổi GDP và thu nhập người dân ở các tỉnh mà
Samsung đầu tư vào. Không cần xét đến Sam sung, chỉ xét đến quê mình khi các
khu công nghiệp dựng lên, các doanh nghiệp FDI đã tạo công ăn việc làm, tăng thu
nhập cho người dân, tạo nên sự thay đổi chóng mặt từ kinh tế cho đến xã hội.
Sắp tới khi Việt nam gia nhập CPTPP cũng như các hiệp định FTAs khác, các
doanh nghiệp FDI sẽ đẩy mạnh gia nhập vào thị trường việt nam để tận dụng nguồn
nhân lực giá rẻ. Theo mình đó là một trong những động lực tăng trưởng lớn đối với
nền kinh tế Việt Nam.
2.3 Về FII
Những nhà đầu tư quan tâm đến thị trường chứng khoán thì quá rõ rồi. Thị
trường tăng mạnh được như hiện nay rõ ràng là có yếu tố hỗ trợ rất lớn đến từ dòng
Le Hai Dang

Page 3


tiền của khối ngoại. Xu hướng dòng tiền chạy sang các thị trường vốn mới nổi và
cận biên là quá rõ ràng. Bởi tại các thị trường mới nổi và cận biên đều là các thị
trường non trẻ, tiềm năng mở rộng thị trường và cơ hội tìm kiếm lợi nhuận rất lớn.

Tóm lại, Nhu cầu tiêu dùng và sức sản xuất của nền kinh tế Việt nam
còn rất lớn, cộng với động lực tăng trưởng đến từ nguồn vốn đầu tư nước

ngoài sẽ tiếp tục tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam

3.

Thứ ba: Dự trữ ngoại hối

Theo thống kê gần nhất, cuối năm 2017, dự trữ ngoại hối của Việt nam đạt
mức kỷ lục 52 tỷ USD. Theo mình, dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ còn tiếp tục ổn
định. Lý do đến từ nguồn USD của các doanh nghiệp FDI và xu hướng các doanh
nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu khi sắp tới Việt nam gia nhập sâu rộng hơn
vào các hiệp định FTA trong đó có CPTPP.
Trong năm 2017, khối các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% kinh ngạch xuất
khẩu của việt nam (riêng Samsung đóng góp 22.7%). Khi các doanh nghiệp (kể cả
doanh nghiệp FDI) thu được ngoại tệ USD từ việc xuất khẩu, họ thường có xu
hướng bán lại USD lấy VND, gửi tiết kiệm lại VND do lãi suất huy động USD là
0% trong khi VND là khoảng 8%/năm (hưởng chênh lệch rất lớn)
Với việc kỳ vọng các doanhg nhiệp FDI tiếp tục gia nhập vào Việt nam thì có
thể kỳ vọng việc kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng, giúp cân bằng cán cân thương
mại, thu về ngoại tệ cho Việt Nam, duy trì tỷ giá hối đoái ở mức ổn định.

4.

Thứ tư: Thị trường bất động sản

Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 và dẫn tới khủng
hoảng tài chính toàn cầu cũng như sụp đổ của thị trường chứng khoán việt nam giai
đoạn 2007-2009 là do bong bóng thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, theo quan điểm của cá nhân mình, thị trường bđs việt nam hiện nay
không quá nóng. Các doanh nghiệp tập trung đầu tư vào các dự án BDS đáp ứng
nhu cầu thực của người dân, giá chung cư hay nhà đất không ở trên trời như trước

kia.
Ngày 28/12/2017, Ngân hàng nhà nước ban hànhThông tư số 19/2017/TTNHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN với quy định
từ ngày 01/01/2018 đến hết ngày 31/12/2018, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn
Le Hai Dang

Page 4


được sử dụng để cho vay trung dài hạn là 45% với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài. Từ ngày 01/01/2019 tỷ lệ này sẽ giảm xuống 40% với ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài
Như vậy, Dòng tiền từ tín dụng các ngân hàng bơm cho các dự án BĐS cũng
được hạn chế rất nhiều bởi tín dụng BĐS đa số là tín dụng trung, dài hạn. (Trước
đây, theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN với quy định tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho
vay trung dài hạn tối đa ở mức 60% đến 31/12/2016, và 50% từ 01/01/2017)

5.

Thứ năm: Sức khỏe của hệ thống ngân hàng

Một yếu tố quan trọng nữa để nhìn vào sức khỏe của nền kinh tế đó là nhìn vào
sức khỏe của hệ thống ngân hàng. Mình đã có thời gian làm tín dụng ngân hàng nên
mình hiểu rất rõ, tại sao lại nói ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế.
Khi đầu tư, nhà đầu tư hay nhìn vào các chỉ số doanh thu và lợi nhuận của
doanh nghiệp mà bỏ quên mất một yếu tố quan trọng khác, đó là dòng tiền thực chạy
vào và ra doanh nghiệp – yếu tố được hỗ trợ rất nhiều từ phía các ngân hàng thương
mại.
Thực tế, hệ thống ngân hàng việt nam đang hoạt động tốt, có thể thấy rõ được
điều này phải ánh qua tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của các ngân hàng thương
mại và sóng ngân hàng trong thời gian vừa qua.

Hơn nữa, việc quản trị rủi ro của các ngân hàng cũng có xu hướng ngày càng
được cải thiện khi hướng tới các chuẩn mực vốn của thế giới như Basel II, Basel III.
Cùng với đó, là nỗ lực của nhà nước, chính phủ trong việc làm minh bạch và lành
mạnh hóa hệ thống, điều đó thể hiện qua việc mạnh tay xử lý các đại án ngân hàng
trong thời gian gần đây.

Tóm lại, theo quan điểm của mình, hệ thống ngân hàng đang chạy ổn và
có xu hướng ngày càng minh bạch và chuẩn mực, đóng góp vào sự phát triển
bền vững của nền kinh tế
Trên đây là những lý do cá nhân mình cho rằng kinh tế Việt nam sẽ còn phát
triển tốt trong khoảng thời gian 2 năm nữa

Le Hai Dang

Page 5


II. CÁC YẾU TỐ TIÊU CỰC CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Nhìn vào mặt tích cực thì cũng phải nhìn vào mặt tiêu cựu của nền kinh tế. Tuy
nhiên, cá nhân mình đánh giá, các mặt tiêu cực tạm thời này sẽ chưa gây ra
ảnh hưởng nặng cho nền kinh tế Việt nam nói chung và TTCK nói riêng.

1. Thứ nhất: Vấn đề nợ công
Theo mình rủi ro nội tại lớn nhất đối với kinh tế việt nam hiện nay là vấn đề nợ
công. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề 1 sớm 1 chiều và sẽ chưa thể ảnh hưởng
lớn đến kinh tế việt nam trong 2-3 năm nữa. Thực tế không chỉ Việt nam mà với hầu
như mọi quốc gia trên thế giới, nợ công là vấn đề kinh niên, nan giải. Theo cá nhân
mình, với các quản lý tài chính công và một chế độ đục khoét, khôn lỏi như của việt
nam hiện nay, vấn đề nợ công sẽ không bao giờ có thể giải quyết dứt điểm được mà

sẽ ngày càng trầm trọng và tội tệ hơn, có chăng là tốc độ xấu đi của nó sẽ chậm dần
lại mà thôi. Cách đây 1-2 năm, giai đoạn 2015-2016, báo đài nhắc rất nhiều đến vấn
đề này, nào là bán vốn tại các con gà để trứng vàng như VNM để lấy tiền bù đắp nợ
công … (âu cũng là vấn đề tâm lý và định hướng dư luận của báo chí hay nhà cái).
Tuy nhiên gần đây nhất thu về 5 tỷ USD từ bán vốn Sabeco nộp vào ngân sách
nhưng không ai nhắc tới vấn đề nợ công nữa và nhà đầu tư dường như cũng đã quên
mất vấn đề này.
Hiện nay, Quốc hội đang để mức trần nợ công là 65% GDP, nợ công của việt
nam hiện tại đang rơi vào khoảng 61,3% GDP. Tuy nhiên, 65% hay 61.3% nó cũng
chỉ là một con số và theo quan điểm của mình thực tế nợ công của việt nam so với
GDP lớn hơn tỷ lệ trên rất nhiều (cách tính nợ công của việt nam không tính tới nợ
của khối doanh nghiệp nhà nước…).
Và mấu chốt không phải là ở con số (Nhật nợ công có lúc đạt tới 200% GDP,
Mỹ có lúc 100% GDP những vẫn là những siêu cường….) mà nằm ở khả năng trả
nợ, khả năng lấy thu bù chi của ngân sách nhà nước và vấn đề này thì việt nam vẫn
cáng đáng được và tạm thời sẽ chưa gây tác động xấu đến nền kinh tế.

2. Thứ hai: FED tăng lãi suất
Rủi ro lớn thứ hai, theo mình đến từ vấn đề FED tăng lãi suất. Gần đây, FED
đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0.25% lên mức 1.5%-1.75% và dự kiến sẽ còn 3 lần
họp tăng lãi suất nữa trong năm nay. Điều này sẽ giúp FED hút bớt tiền trong nền
kinh tế về, điều tiết lạm phát… tuy nhiên cũng khiến đồng USD mạnh lên tương đối
Le Hai Dang

Page 6


so với các tiền khác. Thực tế tỷ giá VND/USD đăng tăng mạnh ngay sau phiên họp
của FED.
Điều này sẽ khiến dòng vốn ngoại chảy từ Mỹ về các thị trường mới nổi phần

nào đó sẽ chững lại hơn, về lâu về dài sẽ yếu dần đi, một mặt là vì chi phí vốn của
họ tăng lên, một mặt là vì VND có xu hướng mất giá so với USD, khi họ quy đổi về
nguyên tệ của họ sẽ bị thiệt đi khá nhiều.
Tuy nhiên, theo mình đây không phải là yếu tố chủ đạo quyết định thị trường
và các diễn biến này cũng đã được phản ánh vào thị trường suốt trong giai đoạn từ
2015 đến nay qua các lần tăng lãi suât của FED.

3. Thứ ba: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Gần đây có nhiều nhà đầu tư khá lo ngại về chiến tranh thương mãi giữa Mỹ
và Trung Quốc. Quan điểm của cá nhân mình là điều này sẽ không diễn ra. Mặc dù
không ưu gì nhau nhưng thực tế nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc vào nhau
rất lớn. Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc và ngược lại, Trung
Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và gây thâm hụt thương mại lớn nhất đối với
Mỹ.
Việc chiến tranh thương mại xảy ra sẽ chỉ khiến hàng hóa của cả 2 bên trở
nên đắt đỏ hơn, gây thiệt hại trước tiếp tới nhu cầu của người dân cũng như kim
ngạch xuất khẩu của 2 nước và cuối cùng là nền kinh tế cả 2 nước đều sẽ bị thiệt hại
nặng nề. Có chăng, Ông trump chỉ đang muốn gây sức ép lên phía Trung quốc để
đạt được các điều khoản thương mại có lợi hơn cho phía Mỹ, ép trung quốc giảm
thiểu bảo hộ kinh tế trong nước, giúp các mặt hàng của Mỹ thâm nhập sâu hơn vào
thị trường lớn này và lấp đầy khoản thâm hụt thương mại 500 tỷ USD riêng với
Trung Quốc của nước Mỹ.
Tóm lại theo mình, Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ không xảy ra và giả
sử có xảy ra Việt nam thiệt hại hay được lợi còn chưa ngã ngũ (Vì Việt Nam có thể
sẽ có ưu thế hơn cả Mỹ và Trung trong việc xâm nhập thị trường của nước còn lại).
Thị trường toàn cầu cũng như TTCK Việt Nam đỏ lửa theo mình nghĩ đó chỉ là vấn
đề phản ứng tâm lý ban đầu.
 TÓM LẠI, SAU KHI CÂN NHẮC ĐIỂM TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA
NỀN KINH TẾ HIỆN NAY, CÁ NHÂN MÌNH CHO RẰNG KINH TẾ VIỆT NAM
SẼ VẪN PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH, TỐT TRONG VÒNG 2 NĂM TỚI.

Le Hai Dang

Page 7


III.

KẾT LUẬN

Trước tiên mình muốn nhắc tới một yếu tố riêng của thị trường chứng khoán,
đó là việc nâng hạng thị trường
Thị trường tài chính toàn cầu đã phát triển được hàng trăm năm trong khi đó
thị trường việt nam mới hình thành và phát triển được 18 năm nay (kể từ năm 2000),
còn rất non trẻ.
Thị trường có thể tăng giảm theo chu kỳ kinh tế nhưng về lâu về dài, thị
trường sẽ ngày càng công khai, minh bạch hơn. Đó là xu hướng tất yếu, giống như
xu hướng công khai, minh bạch của hệ thống ngân hàng trong các năm gần đây vậy.
Do đó, theo mình việc TTCK Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi chỉ
là vấn đề một sớm một chiều mà thôi.
 NHƯ VẬY, VĨ MÔ SẼ VẪN ỔN, NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VẪN CÒN
NHIỀU ĐỘNG LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN, KỲ VỌNG VÀO VIỆC GIA NHẬP
CPTPP, SỰ QUYẾT LIỆT CỦA CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC THOÁI VỐN CÁC
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NÂNG HẠNG THỊ TRƯỜNG.
CÁ NHÂN MÌNH CHO RẰNG THỊ TRƯỜNG CK VIỆT NAM SẼ VẪN
TĂNG TRƯỞNG TỐT TRONG TẦM NHÌN 2 NĂM TỚI VÀ MỨC ĐIỂM 11791180 TUYỆT ĐỐI CHƯA PHẢI LÀ ĐỈNH.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, mình thiên về việc thị trường sẽ điều chỉnh và
theo mình đấy cũng là kịch bản tốt nhất để thị trường chứng khoán việt nam có thể
tiếp tục tăng trưởng bền vững.
Vì, các bạn cũng hiểu rõ, muốn thị trường tăng, có nói hươu, nói vượn gì thì

quan trọng nhất vẫn là phải có tiền chảy vào thị trường, có tiền để mua cổ phiếu
Hiện nay margin của các CTCK chưa phải là căng cứng nhưng theo mình
cũng không còn nhiều dư địa để có thể bơm tiền ra thị trường. Thực tế là thị trường
vượt đỉnh mọi thời đại những cầu vào khá yếu, dòng tiền vào không có sự quyết liệt
và người cầm cổ phiếu cũng luôn trong trạng thái dè chừng để bán. Đó là những tín
hiệu không tốt trong ngắn hạn nói chung.
Do đó, mình kỳ vọng vào một nhịp điều chỉnh của thị trường, thậm chí có thể
là 1 chu kỳ downtrend ngắn hơn là việc thị trường tiếp tục tăng điểm
Tất nhiên, đừng bao giờ cố gắng dự đoán ngài Mr. Market trong ngắn hạn làm
gì, về cơ bản đó là điều không thể. JUST FOLLOW HIM!
Le Hai Dang

Page 8


IV.

TÁI BÚT

Như vậy về cơ bản mình đã nói xong về tồng quan về nền kinh tế cũng như
quan điểm của mình về xu hướng TTCK Việt nam trong 2 năm tới.
Nhưng yếu tố thị trường chung chỉ quyết định 30% thành công trong đầu tư
của bạn mà thôi, việc bạn chọn cổ phiếu để đầu tư mới quyết định đến 70% còn lại.
Tại sao khi thị trường tăng nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn lỗ, khi thị trường giảm
thì cháy đầu tiên (tình trạng khá phổ biến trên thị trường), tại sao con tỷ trọng thấp
nhất thường lãi cổ phiếu lãi cao nhất trong danh mục, blabla….
Theo mình trong đầu tư, quan trọng nhất không phải là kiến thức, CFA level 3
gì đó, hay thông minh hay tin tức hay mà quan trọng nhất là cách tiếp cận vấn đề
đúng, phương pháp đúng và cách tư duy đúng. Về vấn đề này, mình xin phép chia sẻ
trong bài viết sau còn hôm nay lan man thế đủ rồi )).

Nhà đầu tư nào cần hỗ trợ giao dịch, tư vấn đầu tư có thể liên hệ mình (inbox
hoặc gọi điện, nt đều okie)
Thông tin liên hệ:
SĐT: 097.169.2868
Facebook: />Mail:
Trân trọng!

Le Hai Dang

Page 9



×