Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

VIETNAM FM MONITOR PHÂN TÍCH BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TIỀN tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.96 KB, 11 trang )

VIETNAM FINANCIAL & MONETARY MARKET MONITOR

Apr 12, 2019

Thị trường tiền tệ
Một tháng nhiều biến động, EUR mất giá hỗ trợ USD mạnh lên
Đồng Bảng Anh trồi sụt theo những diễn biến của tiến trình Brexit, có lúc phục hồi mạnh lên 1.334 USD/GPB
khi EU chấp thuận lùi thời hạn 29/3 tới 12/4 nhưng rồi lại mất giá về 1.304USD/GBP do sự hỗn loạn trong
nội bộ nước Anh khiến Brexit rơi vào bế tắc, biên độ dao động ±1.2% so với trung vị tháng. Trong diễn biến
gần đây, Quốc hội Anh đã thông qua một dự luật cho phép tiếp tục gia hạn lần 2 để ngăn chặn Brexit không
thỏa thuận tuy nhiên đề nghị này sẽ gây khó cho EU do vấp phải các vấn đề pháp lý liên quan đến cuộc bầu
cử Nghị viện Châu Âu vào cuối tháng 5/2019.
Bản thân Châu Âu cũng đang đối mặt với sự giảm tốc của nền kinh tế, chỉ số PMI tháng 3 xuống mức 47.5,
đánh dấu tháng giảm thứ 8 liên tiếp của khu vực này do sự suy giảm của kinh tế Đức. Trong bối cảnh đó,
ECB buộc phải duy trì nới lỏng tiền tệ với lãi suất tiền gửi -0.4% cho đến hết năm 2019 để hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế. OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2019 từ 3.5% xuống 3.3% trong đó EU bị hạ mức
tăng trưởng mạnh nhất, giảm 0.8%, về mức 1% trong năm 2019. Đồng EUR giảm 1.3% trong tháng 3 và
giảm 2.2% trong cả quý 1/2019.
EUR và GBP chiếm tới gần 70% tỷ trọng trong rổ tiền tệ khi tính toán chỉ số US Dollar Index (DXY) nên sự
mất giá của EUR và GBP trong tháng vừa qua hỗ trợ chỉ số DXY tăng trở lại, vượt mốc 97. Thông điệp giữ
nguyên lãi suất trong năm 2019 và giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ so với mức dự báo trước đó cho
thấy cái nhìn kém tích cực hơn của FED với nền kinh tế Mỹ. Điều này tác động lớn đến tâm lý giới đầu tư và
khiến lợi suất TPCP kỳ hạn dài giảm mạnh, đường cong lợi tức TPCP Mỹ bị đảo ngược kèm theo sự lo ngại
về một cuộc suy thoái kinh tế đang đến gần gây ra sự sụt giảm mạnh ở các thị trường chứng khoán và hàng
hóa. Tuy vậy, phát biểu của cựu chủ tịch FED Janet Yellen cho rằng diễn biến lợi tức TPCP Mỹ là dấu hiệu
FED cần cắt giảm lãi suất chứ không phải là một cuộc suy thoái kinh tế đã trấn an giới đầu tư. Hiện tại, xác
suất giảm lãi suất trong phiên họp vào tháng 6 của FED đã tăng từ 0% lên 16%.
Đồng CNY tiếp tục đi ngang trong tháng qua khi hai bên Mỹ - Trung vẫn tích cực đàm phán nhưng vẫn chưa
có một kết quả cụ thể nào. Tuy vậy, so với thời điểm cuối năm 2018, căng thẳng thương mại giữa 2 nước
đã dịu lại khá nhiều, nền kinh tế Trung Quốc cũng phát tín hiệu khả quan với chỉ số PMI tăng trở lại mốc 50
sau một loạt các chính sách hỗ trợ kinh tế của Chính phủ. Nhờ đó, CNY đã tăng giá 2.4% so với USD trong


cả quý 1/2019, hiện ở mức 6.72 CNY/USD.

Diễn biến tỷ giá các đồng tiền so với USD

Chênh lệch lợi tức TPCP Mỹ các kỳ hạn và LSCB của FED
7

5Y-3M

10Y-3M

30Y-3M

LS cơ bản của FED

1.1

% EUR/USD
% JPY/USD

%CNY/USD
%USD Index

6
1.05

5

4
3


1

2
1
0.95

0
-1

0.9

Mar-99
Mar-00
Mar-01
Mar-02
Mar-03
Mar-04
Mar-05
Mar-06
Mar-07
Mar-08
Mar-09
Mar-10
Mar-11
Mar-12
Mar-13
Mar-14
Mar-15
Mar-16

Mar-17
Mar-18
Mar-19

-2

Nguồn: Bloomberg

Nguồn: Bloomberg

SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY


Lãi suất tạo đáy trên liên ngân hàng nhưng vẫn neo cao ở thị trường 1
Trong tháng 3 vừa qua, NHNN đã hút ròng tổng cộng 24.237 tỷ đồng trong đó có 19.337 tỷ đồng qua kênh
OMO và 4.900 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Tính chung cả quý 1/2019, NHNN hút ròng 80.689 tỷ đồng thông
qua thị trường mở nhưng cũng mua vào khoảng hơn 6 tỷ USD – đồng nghĩa với khoảng 150 nghìn tỷ đồng
được bơm ra. Bên cạnh đó, số tiền Kho bạc Nhà nước vẫn ứ đọng tại các NHTM khi lượng TPKB phát hành
mới Q1/2019 là 69.469 tỷ đồng mà lượng vốn đầu tư công được giải ngân chỉ khoảng 49.800 tỷ đồng. Tại
cuối năm 2018, chỉ tính riêng lượng vốn KBNN gửi tại Vietcombank, BIDV và Vietinbank đã lên đến trên
216.700 tỷ đồng.
Thanh khoản dồi dào đặc biệt tại các ngân hàng lớn đã khiến cho lãi suất trên liên ngân hàng giảm liên tục
từ sau Tết Nguyên đán, chạm mức đáy 05 tháng là 3.18%/năm với kỳ hạn qua đêm vào ngày 20/3 sau đó
tăng trở lại khi NHNN phát hành tín phiếu kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 3%/năm sau gần 5 tháng không phát hành
và hơn 2 tháng duy trì số dư tín phiếu bằng 0. Một lần nữa, lãi suất tín phiếu lại được chứng minh là ngưỡng
chặn dưới đối với lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng. Lãi suất trên liên ngân hàng hiện duy trì ổn định
quanh mức 4.1-4.3%/năm với kỳ hạn qua đêm và 4.3-4.5%/năm với kỳ hạn tuần, chênh lệch lãi suất USDVND được duy trì ở mức 1.5-1.7%/năm.
Trên thị trường 1, lãi suất huy động ghi nhận mức tăng khoảng 20-30bps ở các kỳ han trên 6 tháng tại một
số ngân hàng, duy trì ở mức 4.3-5.5%/năm với kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng, 5.5-7.5% với kỳ hạn 6 đến
dưới 12 tháng và 6.4-8%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng. Lãi suất neo cao ở mặt bằng đã được tạo lập từ cuối

tháng 12/2018 đến nay ngoài lý do gia tăng huy động, đáp ứng yêu cầu giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay
trung và dài hạn còn bởi vì nhiều NHTM chuyển hướng đẩy mạnh cho vay đối tượng khách hàng cá nhân
với lãi suất cho vay tốt, đảm bảo mức sinh lời cần thiết nên có cơ sở để duy trì lãi suất huy động cao. Trong
bối cảnh đó, các ngân hàng khác cũng phải duy trì lãi suất tốt để không bị mất thị phần huy động.
Thông tin từ NHNN, tính từ đầu năm đến 25/3/2019, tín dụng toàn ngành tăng +2.28%, thấp hơn khá nhiều
so với mức tăng trưởng 3.56% trong Q1/2018 nên áp lực tăng trưởng tín dụng (nguồn mang lại lợi nhuận
chính cho các NHTM) sẽ chuyển sang Q2/2019 kéo theo nhu cầu huy động vốn cao và lãi suất vẫn khó có
thể giảm bớt.

6.5
6.0
5.5
5.0
4.5

Nguồn: Bloomberg, NHNN

Mar-19

Jan-19

Feb-19

Dec-18

Oct-18

4.0

Nov-18


(30)

7.0

Sep-18

(20)

7.5

Aug-18

(10)

8.0

Jul-18

0

6%
5%
4%
2%
1%
0%
-1%
-2%
-4%


Jun-18

10

Nhóm NHTMCP lớn
Nhóm NHTMCP khác

May-18

20

Lãi suất tín phiếu

Apr-18

30

Lãi suất ON

SOBs

Mar-18

40

Phát hành OMO

Jan-18


50

Phát hành Tín phiếu

Lãi suất huy động kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng

Feb-18

Nghìn tỷ đồng

Diễn biến thị trường liên ngân hàng

Nguồn: SSI tổng hợp

SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY


Nghìn tỷ đồng

Cho vay khách hàng cá nhân đang tăng trưởng mạnh
KH tổ chức
% YoY cho vay KH cá nhân
8,000

Tăng trưởng tín dụng hàng tháng (YTD)

KH cá nhân

20.00


% YoY cho vay KH tổ chức
30%

18.00

2017

2018

2019

16.00
14.00
12.00

6,000
20%

10.00
8.00

4,000

6.00

10%

4.00
2.00


2,000

-

-

0%
2016

2017

2018

Nguồn: BCTC của các NHTM

Nguồn: NHNN

Cung cầu USD thuận lợi, tỷ giá giao dịch ổn định trong khi tỷ giá trung tâm tiếp tục nâng lên
Tỷ giá USD/VND dao động trong biên độ hẹp 5-15đ/USD và kết thúc tháng 3 ở mức tương đương thời điểm
cuối tháng trước, ở mức 23.150/23.250 trên ngân hàng và 23.195/23.205 ở thị trường tự do. Tính chung cả
quý 1/2019, tỷ giá giảm ở cả 2 chiều mua vào-bán ra lần lượt 15 và 5đ/USD trên thị trường ngân hàng và 75
và 85đ/USD ở thị trường tự do. Lượng USD kỷ lục NHNN mua vào được trong quý 1/2019 ngoài lý do mùa
kiều hối và tăng trưởng tốt của lượng vốn FDI, FII còn cho thấy tâm lý thị trường khá ổn định, lượng ngoại
tệ đầu cơ, găm giữ giai đoạn trước đó đã được giải phóng.
Tỷ giá trung tâm liên tục được nâng lên, hiện ở mức 22.980đ/USD – tăng 0.28% trong tháng 3 và 0.68%
trong quý 1/2019 và đang tiền gần đến tỷ giá mua vào của NHNN.
Dù nguồn cung ngoại tệ các tháng tới có thể bớt thuận lợi hơn nhưng tỷ giá USD/VND vẫn sẽ duy trì ổn định
nhờ vào (1) diễn biến tích cực của đàm phán thương mại Mỹ - Trung hỗ trợ sự ổn định của đồng CNY, giảm
sức ép với VND; (2) chênh lệch lãi suất VND-USD vẫn duy trì ở mức khá cao (1.5-1.7%/năm); và (3) dự trữ
ngoại hối của Việt Nam đã được củng cố và đang ở mức tốt nhất từ trước tới nay sẽ gia tăng nguồn lực để

NHNN bình ổn thị trường khi có biến động. Do đó, chúng tôi cho rằng mặt bằng tỷ giá sẽ vẫn duy trì ổn định
quanh mức 23.200đ/USD.

Chênh lệch lãi suất ON với diễn biến tỷ giá

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam
Dự trữ ngoại hối

Chênh lệch LS qua đêm VND-USD
70

Tỷ giá bán NHTM

23,800

4.0

Tỷ giá bán tự do

23,600

60

3.0
50

23,400

2.0


23,200

1.0

23,000

0.0

40

tỷ USD

Tuần nhập khẩu
16
14
12
10
8

30
20

6
4

Mar-19

Jan-19

Feb-19


Dec-18

Nov-18

Oct-18

0

Sep-18

0

Aug-18

(3.0)

Jul-18

22,400

Jun-18

2

May-18

10

Apr-18


(2.0)

Mar-18

22,600

Jan-18

(1.0)

Feb-18

22,800

Nguồn: Bloomberg, NHNN

Nguồn: SSI tổng hợp

SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY


Thị trường trái phiếu
Lợi tức TPCP quay đầu tăng, thị trường sơ cấp kém sôi động
Tháng 3 có nhiều hơn tháng 2 một phiên đấu thầu nhưng tổng khối lượng trúng thầu lại thấp hơn, chỉ đạt
14.275 tỷ đồng – tương đương 76% lượng trúng thầu của tháng 2. Tỷ lệ trúng thầu/gọi thầu giảm mạnh từ
mức 86-87% của 2 tháng trước xuống 52% trong tháng 3/2019. Sau 2 tháng đầu năm khá sôi nổi, thị trường
sơ cấp giảm nhiệt dần trong tháng 3 khi chủ thể lớn nhất trên thị trường là các NHTM kém tích cực hơn.
Thanh khoản của các NHTM bớt dồi dào cùng với NHNN phát hành trở lại tín phiếu, hút bớt tiền khỏi hệ
thống khiến cho kỳ vọng lãi suất tăng lên. Lãi suất trúng thầu các kỳ hạn tăng từ 2-6bps, hiện ở mức 4.72%

kỳ hạn 10 năm, 5.06% kỳ hạn 15 năm và 5.85% kỳ hạn 30 năm.
Kỳ hạn 10 năm và 15 năm vẫn là 2 kỳ hạn được chào thầu nhiều nhất trong tháng 3 nhưng khối lượng đăng
ký và trúng thầu tính trên khối lượng gọi thầu đều giảm mạnh từ mức hơn 400% và gần 100% của 2 tháng
trước xuống khoảng 200% và khoảng 57% với 5.780 tỷ đồng TPCP 10 năm và 6.805 tỷ TPCP 15 năm được
phát hành. Tính chung cả Q1.2019, KBNN đã phát hành tổng cộng 69.469 tỷ đồng, tương đương 94.5% kế
hoạch quý và 26.7% kế hoạch năm 2019 trong đó 2 kỳ hạn 10 và 15 năm được phát hành lần lượt là 31.180
tỷ đồng và 28.205 tỷ đồng, vượt kế hoạch quý và tương ứng 44.5% và 36.2% kế hoạch cả năm.

Khối lượng phát hành Q1.2019

Lãi suất trúng thầu TPCP
80,000

5Y

7Y

10Y

15Y

20Y

30Y

Phát hành 3T2019
70,000

Kế hoạch Q1.2019


7.5%
60,000
6.5%

50,000

5.5%

40,000

4.5%

30,000

3.5%

20,000
10,000

Mar-19

Feb-19

Jan-19

Dec-18

Nov-18

Oct-18


Sep-18

Aug-18

Jul-18

Jun-18

May-18

Apr-18

Mar-18

Feb-18

Jan-18

2.5%

0
5Y

7Y

10Y

15Y


20Y

Nguồn: HNX

30Y Tổng số

Nguồn: KBNN, HNX

Trên thị trường thứ cấp, lợi tức trái phiếu tăng ở tất cả các kỳ hạn trong đó nhiều nhất là kỳ hạn 1 năm, tăng
thêm 28bps so với cuối tháng trước, lên 3.14%/năm. Các kỳ hạn còn lại tăng từ 7-13bps, hiện lợi tức kỳ hạn
3 năm, 5 năm, 10 năm và 15 năm lần lượt ở mức 3.42%/năm, 3.83%/năm, 4.78%/năm và 5.08%/năm.
Thanh khoản thị trường tăng mạnh, tổng giá trị giao dịch tháng 3/2019 là 200.4 nghìn tỷ đồng, tăng 38%
MoM và là mức giao dịch theo tháng lớn nhất từ 5/2018 đến nay, diễn biến thường thấy khi lãi suất đạt đáy.
NĐTNN tiến tục mua ròng tháng thứ 5 liên tiếp tuy nhiên tổng giá trị giao dịch chỉ đạt 2.623 tỷ đồng, sụt giảm
mạnh so với mức 7-8 nghìn tỷ đồng của 2 tháng trước đó.

Lợi tức và GTGD của TPCP trên thứ cấp
2Y

5Y

10Y

15Y

Giá trị mua
25

7.5%


6.5%

20

5.5%

15

Nghìn tỷ đồng

1Y

Nghìn tỷ đồng

KLGD

GTGD của khối ngoại tính theo tháng
Giá trị bán

11

6

1

4.5%
10
3.5%
2.5%
1.5%


5
-

Nguồn: VBMA, HNX

(4)

(9)

Nguồn: HNX

SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY


Thị trường TPDN đứng trước cơ hội phát triển
Theo số liệu công bố của các doanh nghiệp đang niêm yết, có 9.103 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được
phát hành trong Q1.2019, cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2018 là 2.816 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý là 2.318
tỷ đồng trái phiếu của REE, kỳ hạn 10 năm với lãi suất cố định 7%/năm được bảo lãnh bởi CGIF (thuộc Ngân
hàng Phát triển Châu Á) và 1.150 tỷ đồng trái phiếu của CII, kỳ hạn 10 năm với lãi suất cổ định 7.2%/năm
được bảo lãnh bởi GuarantCo - một công ty dịch vụ bảo lãnh đa quốc gia thuộc PIDG.
Hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2019 đã được NHNN đưa ra với từng ngân hàng trong đó chỉ có một số
ít các NHTM đã đáp ứng tiêu chuẩn Basel II được tăng trưởng tín dụng 15% còn lại mức tăng trưởng là 1213%/năm với các ngân hàng nhóm A và 10-11% với các ngân hàng nhóm B. Trước đó là quy định giảm tỷ
lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 45% xuống 40%. Kênh tín dụng của các NHTM đang bị thu hẹp
lại và một hướng đi mới đó là chứng khoán hóa các khoản vay tức là các NHTM mua lô lớn TPDN và chia
thành các lô nhỏ để bán cho các nhà đầu tư.
Quy mô và chất lượng hoạt động của nhiều doanh nghiệp đang cải thiện, các tổ chức bảo lãnh quốc tế cũng
quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam nên chất lượng TPDN đang tốt dần lên. Thêm vào đó là sự tham gia
tích cực của các NHTM với vai trò trung gian thu xếp và phân phối nên thị trường TPDN được kỳ vọng sẽ
phát triển nhanh hơn trong thời gian tới.


SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY


Thị trường chứng khoán
Tương quan với diễn biến TTCK thế giới
Các chỉ số chính trên TTCK Việt Nam vận động theo 2 xu hướng rõ rệt trong tháng 3, tương ứng với 2
khoảng thời gian TTCK toàn cầu tiếp nhận các luồng thông tin trái chiều.
Trong khoảng hơn 2 tuần đầu tháng, VN Index diễn biến tích cực theo quán tính từ giai đoạn đầu năm. Chỉ
số vượt ngưỡng tâm lý 1000 điểm, ghi nhận mức 1,011.86 điểm vào phiên ngày 18/03 là mức cao nhất từ
đầu năm 2019. Thị trường diễn biến sôi động trong bối cảnh đàm phán thương mại Mỹ - Trung phát đi những
tín hiệu lạc quan hơn cho giới đầu tư trong tuần cuối tháng 2 và đầu tháng 3. Không chỉ lùi lại kế hoạch nâng
thuế tự vệ từ 10% lên 25%, Tổng thống Donald Trump đã đề cập tới khả năng ký kết một thỏa thuận thương
mại mới khi Trung Quốc cho thấy nỗ lực cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ.
Đà tăng chậm lại từ ngày 18/3, VN Index chính thức sụt giảm khi đóng cửa phiên ngày 25 và giao dịch biến
động với mức tham chiếu của tháng trong thời gian còn lại. Như là một lý do để thị trường điều chỉnh, câu
chuyện đường cong lợi suất trái phiếu đảo ngược được nhắc lại đã ảnh hưởng tác động tiêu cực lên TTCK
toàn cầu trong đó có Việt Nam. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 3 tháng cao hơn so với kỳ hạn 10
năm lần đầu tiên kể từ năm 2007 kéo theo lo ngại của giới đầu tư về khả năng điều chỉnh của TTCK. Lo ngại
tăng thêm khi OECD và ECB cùng hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Cùng chung đánh giá về tăng trưởng kinh tế giống như các tổ chức trên, FED đã tạm dừng xu hướng tăng
lãi suất. Tổ chức này duy trì khung lãi suất 2.25% -2.5% trong bối cảnh Hoa Kỳ đang phải đối mặt với kinh
tế giảm tốc và rủi ro biến động từ thị trường tài chính. Bảng dự báo lãi suất (dot plot) còn cho thấy khả năng
FOMC sẽ không tăng lãi suất trong năm 2019 do trung vị của lãi suất kế hoạch là 2.4%, tương đương mức
hiện tại.
Đóng cửa phiên ngày 29/3, S&P 500 trên TTCK Hoa Kỳ chỉ tăng nhẹ 0.42% MoM trong khi 2 chỉ số chính
trên TTCK Việt Nam là VN Index và VN30 Index tương ứng tăng 1.58% và giảm 0.54%.

Vận đông của VN Index và VN30 Index trong tháng


Diễn biến của VN Index và S&P 500

115%
110%
105%
100%
95%
90%
85%
80%
75%
70%

VN Index

S&P 500

SSEC

VNINDEX Index

VN30 Index

1020
1010
1000
990
980
970
960

950
940
930
920
910
900
890
880
870

Nguồn: Bloomberg

Nguồn: Bloomberg

Rủi ro gia tăng gây nhiều dao động khiến thị trường phân hóa.
Đà tăng của nhóm vốn hóa lớn và vừa chậm lại. VN30 Index điều chỉnh 0.54% và VN Midcap giảm 1.24%.
Hai chỉ số này đã tăng lần lượt 5.84 % và 8.28 % trong 2 tháng đầu năm. Dòng tiền trong tháng hướng
bền bỉ đến nhóm vốn hóa nhỏ, giúp chỉ số VN Smallcap tăng mạnh 5.4% MoM.
Sự phân hóa cũng diễn ra trong nội bộ nhóm VN30 với số mã tăng giảm ngang nhau. VCB tăng 11.24%
là nhân tố chính giúp VN Index giữ được sắc xanh và hạn chế mức giảm của VN30 Index; bên cạnh đó
là các mã VHM, MBB, SAB, VIC, VRE, CTG, FPT, PNJ, CTD, GAS, EIB, CII, DHG, HDB. Chiều ngược
lại, VNM dướp áp lực bán của khối ngoại dẫn đến mức sụt giảm 4.46% là cổ phiếu lấy đi nhiều điểm nhất
của thị trường (-4 điểm).

SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY


Tăng trưởng của các chỉ số phân theo vốn hóa

9%

8%
7%
6%
5%
4%
3%
2%
1%
0%
-1%
-2%

% MoM

VCB đóng góp chính trong mức tăng của VN Index
9

% YTD

Index

12%

% +/-

8

10%

7

6

8%

5

6%

4
3

4%

2

2%

1
0
Largecap

Midcap

Smallcap

0%
VCB VHM BID SAB CTG VIC GAS PLX VRE MBB

Nguồn: Bloomberg


Nguồn: Bloomberg

Thanh khoản thị trường duy trì do chưa cải thiện đáng kể về điểm số
GTGD bình quân một phiên trên HOSE tăng 8.7% MoM lên 4.88 nghìn tỷ đồng. Nếu loại trừ giao dịch
thỏa thuận đột biến tại VRE trong ngày 20/03 (2.3 nghìn tỷ đồng) và phiên hoàn tất tái cơ cấu danh mục
của ETF (15/03) thì chỉ đạt 4.68 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ 2.3% MoM. Tính chung 3 tháng đầu năm, GTGD
bình quân 1 phiên trên HOSE đạt 4.13 nghìn tỷ đồng, giảm so với mức 4.4 nghìn tỷ đồng của quý 4/2018
chủ yếu do ảnh hưởng từ hạn chế giao dịch trong tháng đầu năm.
Biến động của VN30 thúc đẩy giao dịch trên TTPS. KLGD bình quân trong tháng 3 trên thị trường này
tăng tăng lên 126 nghìn HĐ/phiên (+15% MoM) tương ứng với 11.6 nghìn tỷ đồng, gấp 2 lần nếu so với
GTGD bình quân toàn thị trường cơ sở (5.8 nghìn tỷ đồng). Lũy kế 3 tháng, GTGD bình quân trên TTPS
đạt gần 11 nghìn tỷ đồng, gấp 4.4 lần cùng kỳ năm ngoái và tương đương Q4/2018.

% NĐTNN
KLGD

12

30%

10

25%

8

20%

6


15%

880

4

10%

860

2

5%

KL mở

VN30

F1904
200
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0


940
920
900

840
-

0%

820
800

18/1
23/1
28/1
31/1
12/2
15/2
20/2
25/2
28/2
5/3
8/3
13/3
18/3
21/3
26/3
29/3


Nghìn tỷ đồng

GTGD/ phiên

Diễn biến của thị trường phái sinh tháng 03

Nghìn HĐ

Thanh khoản thị trường cơ sở cải thiện nhẹ

Nguồn: SSI Research

Nguồn: Bloomberg

Khối ngoại đẩy mạnh giao dịch nghiêng về chiều bán, thu hẹp giá trị mua ròng
NĐTNN gia tăng giá trị mua vào 37% MoM, trong khi cũng đẩy mạnh 61.7% MoM ở giá trị bán ra. Đã có
1.4 nghìn tỷ đồng được khối ngoại rót ròng trên thị trường (kênh khớp lệnh 224 tỷ đồng) đưa giá trị mua
ròng cả quý 1.2019 lên 4.7 nghìn tỷ đồng với tỷ trọng 60% qua kênh khớp lệnh.

SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY


Tính riêng HOSE, giá trị mua ròng ghi nhận 981 tỷ đồng và chỉ có 165 tỷ đồng qua kêng khớp lệnh. Đây
là mức sụt giảm đáng kể so với tháng 2 khi giá trị mua ròng trong tháng này lên đến 2.86 tỷ đồng và gần
50% trong đó là qua kênh khớp lệnh.
Dòng tiền khối ngoại trong tháng đến từ các quỹ ETF. Ba quỹ VFM VN30, Van Eck ETF và DB FTSE có
thêm khoảng 1.3 nghìn tỷ đồng mua ròng, với tỷ trọng 57.6% đến từ VFM VN30. Danh mục rổ cổ phiếu
của hai chỉ số FTSE Vietnam Index và MVIS Vietnam Index đều được giữ nguyên trong kỳ tái cơ cấu
Q1.2019 nên không nhiều giao dịch đột biến ở 2 quỹ này.
Hai cổ phiếu ngân hàng là CTG (+ 476 tỷ đồng) và VCB (+ 453.2 tỷ đồng) được mua ròng nhiều nhất

trong tháng. Kế tiếp là CDN trên sàn HNX +397 tỷ đồng, chủ yếu đến từ giao dịch của Wan Hai Lines
(Singapore) khi tổ chức này mua 19.83 triệu cổ phiếu CDN trong phiên 22/03 qua đó sở hữu 20% cổ
phần của doanh nghiệp.
Chiều ngược lại, VNM (-732 tỷ đồng), là cổ phiếu có giá trị bán ròng cao nhất đã gây áp lực lên giá cổ
phiếu. Tiếp theo là VJC và NBB với giá trị bán ròng -491 tỷ đồng và -333.6 tỷ đồng.

NĐTNN mua ròng 224 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh
Thỏa thuận

Giá trị ròng

5

Nghìn tỷ VND

Nghìn tỷ đồng

Khớp lệnh

Xu thế mua ròng được duy trì qua kênh ETF

4
3

7

VFM VN30

VanEck


DB FTSE

TOTAL FUND FLOWS

6
5
4
3

2

2

1

Nguồn: SSI Research

Apr-19

Mar-19

Feb-19

Top bán ròng của NĐTNN
Giá trị mua

Giá trị ròng

Nghìn tỷ VND


Nghìn tỷ VND

Giá trị bán

Jan-19

Nguồn: Bloomberg

Top mua ròng của NĐTNN
Giá trị mua

Dec-18

Nov-18

Oct-18

Sep-18

Aug-18

Jul-18

Jun-18

Apr-18

May-18

-2


Mar-18

-1

Jan-18

-1

Feb-18

1
0

2.0
1.5
1.0
0.5

Giá trị bán

Giá trị ròng

1.5
1.0
0.5
0.0
-0.5

0.0


-1.0

-0.5

-1.5

-1.0

-2.0
-2.5

-1.5
CTG VCB PLX MSN BWE HPG

CII

CTD TDM

Nguồn: SSI Research

VNM VJC NBB DHG HBC POW YEG VHM SBT

Nguồn: SSI Research

SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY


Triển vọng nâng hạng từ FTSE và MSCI là yếu tố hỗ trợ tâm lý cho các NĐT trong nước
MSCI đã gửi tới các quỹ đầu tư bảng khảo sát y kiến về việc nâng hạng thị trường Kuwait lên Emerging

Market, có kèm theo danh mục giả định của MSCI Frontier Market 100 Index trong trường hợp Argentina
và Kuwait cùng được nâng hạng.
Theo đó, tỷ trọng của Việt Nam có thể được nâng từ 17% lên 30% sau khi hai quốc gia có tỷ trọng lớn
nhất (Kuwait: 24.78% và lớn thứ ba (Argentina: 14.83%) được nâng hạng. Số lượng cổ phiếu Việt Nam
tăng từ 21 lên 28, trong đó VNM, MSN và HPG là 3 cổ phiếu nằm trong top 10 với tỷ trọng tương ứng là
6.98%, 2.82% và 2.35%, cải thiện so với mức hiện tại 3.56%, 1.47% và 1.25%. Với tổng tài sản 505 triệu
USD, quỹ iShares MSCI Frontier 100 ETF có thể phân bổ thêm 64 triệu USD vào cổ phiếu Việt Nam.
Kuwait mới được đưa vào watchlist trong kỳ review tháng 6/2018 trong khi đó Argentina đã được công
nhận là thị trường mới nổi (EM) và sẽ có hiệu lực từ tháng 6/2019.
Việt Nam sẽ hưởng lợi ngay trong tháng 5/2019 khi các quỹ tái cơ cấu do Argentina được phân loại vào
nhóm EM. Tỷ trọng 14.83% của Argentina sẽ được phân bổ cho các quốc gia còn lại, trong đó tỷ trọng
của Việt Nam có thể tăng thêm 3%, tương đương 15 triệu USD của quỹ iShares MSCI Frontier 100 ETF,
thời hạn giao dịch cuối cùng là phiên ngày 31/05

TOTAL
Kuwait Total
Vietnam Total
Argentina Total
Kenya Total
Morocco Total
Nigeria Total
Bangladesh Total
Romania Total
Bahrain Total
Oman Total
Kazakhstan Total
Jordan Total
Sri Lanka Total
Slovenia Total
Mauritius Total

South Africa Total
Lebanon
Estonia
Lithuania

Giá trị (USD)

Tỷ trọng
hiện tại

Tỷ trọng giả định loại
Kuwait, Argentina

505,035,131.77
125,139,616.17
87,846,644.06
74,890,669.88
36,649,946.23
34,230,866.34
30042544.06
30,120,021.98
27,388,882.02
25,910,792.54
10023553.31
7,937,217.37
8,006,704.82
3840836.95
2,090,090.90
993,020.78
1,574.77


99.97%
24.79%
17.36%
14.83%
7.26%
6.77%
5.96%
5.95%
5.42%
5.14%
1.98%
1.58%
1.57%
0.76%
0.41%
0.20%
0.00%

100%
0%
30%
0%
10%
10%
10%
10%
9%
9%
3%

3%
2%
2%
0%
0%
0%
1%
0%
0%

Chú thích: cổ phiếu ba nước Lebanon, Estonia và Lithuana
đang được MSCI xem xét bổ sung vào danh mục FM

Nguồn: MSCI, SSI Research

Đối với FTSE Rusell, tổ chức này cũng vừa công bố thông tin phân loại thị trường giữa kỳ, bao gồm một
số đánh giá xếp hạng với các thị trường nằm trong watchlist bao gồm Vietnam, Argentina, Romania và
Tanzania. Theo đó, FTSE đã điều chỉnh 4 tiêu chí của Việt Nam, bao gồm 2 tiêu chí bị hạ bậc, 1 tiêu chí
được cải thiện và 1 tiêu chí bị đưa về N/A. Cụ thể như sau:


Lưu ký – có cơ chế tài khoản tổng và tài khoản lẻ cho NĐTNN: hạ từ PASS xuống RESTRICTED



Được phép giao dịch ngoài sàn: hạ từ RESTRICTED xuống NOT MET



Thanh toán – hoạt động thanh toán chứng khoán thông suốt, không có lỗi: chuyển từ PASS thành

N/A. FTSE có ghi chú lý do thay đổi là do thực tiễn thị trường tiến hành kiểm tra trước giao dịch



Thị trường chứng khoán phái sinh phát triển: nâng từ NOT MET lên RESTRICTED

Theo chúng tôi, mặc dù các tiêu chí xếp hạng thay đổi theo hướng kém tích cực nhiều hơn, kết quả này
không quá đáng ngại. Cả 2 tiêu chí bị hạ bậc đều không cần thiết trong việc xem xét nâng hạng lên nhóm

SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY


Secondary Emerging, mà sẽ cần cho các nhóm thị trường bậc cao hơn. Tiêu chí về thị trường phái sinh
được nâng bậc nhưng cũng không trực tiếp ảnh hưởng bởi tiêu chí này chỉ được yêu cầu cho thị trường
Developed. Riêng tiêu chí Thanh toán bị đưa về N/A cần được theo dõi thêm.
Tương tự, Argentina có 3 tiêu chí được nâng bậc từ NOT MET lên RESTRICTED nhưng đều chưa cần
thiết đối với thị trường Secondary Emerging, trong khi Romania không có thay đổi. Đánh giá về Vietnam
vẫn có phần trội hơn hai thị trường còn lại đặc biệt ở tiêu chí thanh khoản.
Sau lần cập nhật giữa kỳ này, FTSE sẽ công bố kết quả xem xét chính thức hàng năm vào cuối tháng 9.

Chỉ tiêu

Tháng 9/2018

Tháng 3/2019

Lower Middle

Lower Middle


Speculative

Speculative

Pass

Pass

Đối xử công bằng với nhà đầu tư nhỏ lẻ

Restricted

Restricted

Không hạn chế sở hữu nước ngoài hoặc hạn chế có chọn lọc

Restricted

Restricted

Pass

Pass

Thị trường cổ phiếu tự do và phát triển hoàn thiện

Restricted

Restricted


Thị trường ngoại hối tự do và phát triển hoàn thiện

Restricted

Restricted

Quy trình đăng ký đơn giản đối với nhà đầu tư nước ngoài

Restricted

Restricted

Thu nhập bình quân đầu người (GNI) theo số liệu World Bank
Đánh giá tín nhiệm
Điều kiện thị trường và môi trường pháp lý
Các cơ quan điều hành tích cực quản lý thị trường

Không có trở ngại đáng kể đối với việc đầu tư hay rút vốn ra khỏi thị trường

Lưu ký và Thanh toán bù trừ
Hoạt động thanh toán chứng khoán thông suốt, không có lỗi

Pass

N/A

Hoạt động lưu ký - cạnh tranh đủ để đảm bảo chất lượng dịch vụ

Pass


Pass

Thanh toán bù trừ - T+2 / T+3

T+2

T+2

Not Met

Not met

Pass

Restricted

Hoạt động môi giới - cạnh tranh đủ để đảm bảo chất lượng dịch vụ

Pass

Pass

Thanh khoản - Quy mô giao dịch thị trường đủ lớn để hỗ trợ các khoản đầu tư lớn

Pass

Pass

Thanh toán giao dịch chứng khoán - Có thể thanh toán không cần chuyển giao tiền
đối ứng (free delivery)

Hoạt động lưu ký - Có cơ chế tài khoản tổng và tài khoản lẻ cho nhà đầu tư nước
ngoài
Hệ thống giao dịch

Chi phí giao dịch - Chi phí (bao gồm cả chi phí chìm) hợp lý và cạnh tranh
Được phép vay chứng khoán
Được phép bán khống

Pass

Pass

Restricted

Restricted

Not Met

Not met

Được phép giao dịch ngoài sàn

Restricted

Not met

Có cơ chế giao dịch hiệu quả

Restricted


Restricted

Pass

Pass

Not Met

Restricted

Minh bạch - mức độ thông tin thị trường và báo cáo giao dịch kịp thời
Chứng khoán phái sinh
Thị trường chứng khoán phái sinh phát triển

Nguồn: FTSE, SSI Research

SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY


THÔNG TIN LIÊN HỆ

Phân tích & Tư vấn đầu tư KHCN
Nguyễn Đức Hùng Linh
Giám đốc
Nguyễn Thị Thanh Tú
Chuyên viên
Nguyễn Trọng Đình Tâm
Chuyên viên

Khuyến cáo

Các thông tin, tuyên bố, dự đoán trong bản báo cáo này, bao gồm cả các nhận
định cá nhân, là dựa trên các nguồn thông tin tin cậy, tuy nhiên SSI không đảm
bảo sự chính xác và đầy đủ của các nguồn thông tin này. Các nhận định trong
bản báo cáo này được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích chi tiết và cẩn thận, theo
đánh giá chủ quan của chúng tôi, là hợp lý trong thời điểm đưa ra báo cáo. Các
nhận định trong báo cáo này có thể thay đổi bất kì lúc nào mà không báo trước.
Báo cáo này không nên được diễn giải như một đề nghị mua hay bán bất cứ một
cổ phiếu nào. SSI và các công ty con; cũng như giám đốc, nhân viên của SSI và
các công ty con có thể có lợi ích trong các công ty được đề cập tới trong báo cáo
này. SSI có thể đã, đang và sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ cho các công ty được đề
cập tới trong báo cáo này. SSI sẽ không chịu trách nhiệm đối với tất cả hay bất
kỳ thiệt hại nào hay sự kiện bị coi là thiệt hại đối với việc sử dụng toàn bộ hay bất
kỳ thông tin hoặc ý kiến nào của báo cáo này.
SSI nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ
hay từng phần bản Báo cáo này vì bất kỳ mục đích gì mà không có sự chấp thuận
của SSI.

WWW.SSI.COM.VN

SAIGON SECURITIES INC.

HO CHI MINH CITY

HANOI

Member of the Ho Chi Minh
Stock Exchange, Regulated
by the State Securities
Commission


72 Nguyen Hue Street,
District 1
Ho Chi Minh City
Tel: (848) 3824 2897
Fax: (848) 3824 2997
Email:

1C Ngo Quyen Street, Ha Noi City
Tel: (844) 3936 6321
Fax: (844) 3936 6311
Email:



×