Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG TUẤN ANH

KIỂM SOÁT HỢP ĐỒNG THEO MẪU TRONG QUAN HỆ
TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng nghiên cứu)

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG TUẤN ANH

KIỂM SOÁT HỢP ĐỒNG THEO MẪU TRONG QUAN HỆ
TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số


: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng nghiên cứu)

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN CƢƠNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.

Tác giả luận văn

Hoàng Tuấn Anh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới Tiến sĩ Nguyễn Văn
Cương, sự hướng dẫn nghiên cứu khoa học tận tâm, tận lực của thầy đã giúp
tôi hoàn thành Luận văn và có những kiến thức mới, bổ ích từ công trình
nghiên cứu khoa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo Trường đại học Luật
Hà Nội, các bạn đồng khóa và gia đình đã tận tình tạo điều kiện, giúp đỡ tôi

hoàn thành Luận văn này.


MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HỢP ĐỒNG THEO MẪU
TRONG QUAN HỆ TIÊU DÙNG VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH

6

1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu
dùng

6

1.1.1. Khái niệm về hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng

6

1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu
dùng

7

1.2. Khái niệm về kiểm soát hợp đồng theo mẫu và sự cần thiết phải kiểm

soát hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng

9

1.3. Khái quát về pháp luật kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong quan
hệ tiêu dùng

10

1.4. Một số quy định của pháp luật trên thế giới về kiểm soát hợp đồng
theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng

11

1.4.1. Pháp luật Pháp

11

1.4.2. Pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức

14

1.4.3. Pháp luật Canada (Quebec)

15

1.4.4. Pháp luật Hàn Quốc

16


1.4.5. Pháp luật Đài Loan

17

1.4.6. Pháp luật Malaysia

19

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

22


CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN KIỂM SOÁT HỢP ĐỒNG THEO MẪU
TRONG QUAN HỆ TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

23

2.1. Những quy định của pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu
trong quan hệ tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay

23

2.1.1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh

23

2.1.2. Đối tượng chịu kiểm soát (các loại hợp đồng theo mẫu bị kiểm
soát)


24

2.1.3. Cơ quan kiểm soát

26

2.1.4. Phương thức kiểm soát

27

2.1.5. Nội dung kiểm soát

29

2.1.6. Chế tài xử lý vi phạm

38

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong
quan hệ tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay

42

2.2.1. Tổng quan về thực trạng công tác kiểm soát hợp đồng theo mẫu

42

2.2.2. Thực tiễn hoạt động kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong một số lĩnh
vực tiêu biểu


51

2.3 Những hạn chế bất cập trong kiểm soát hợp đồng theo mẫu ở Việt
Nam hiện nay

60

2.3.1. Về đối tượng chịu kiểm soát

60

2.3.2 Về cơ quan kiểm soát

61

2.3.3 Về phương thức kiểm soát

62

2.3.4. Về nội dung kiểm soát

64

2.3.5. Về chế tài xử lý vi phạm

65

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

66



CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM
SOÁT HỢP ĐỒNG THEO MẪU TRONG QUAN HỆ TIÊU DÙNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

67

3.1. Định hƣớng

67

3.2. Những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật

69

3.2.1. Hoàn thiện phương thức kiểm soát đối với hợp đồng theo mẫu

69

3.2.2. Thiết lập những quy tắc riêng dành cho các giao dịch bằng hợp đồng
theo mẫu trong lĩnh vực thương mại điện tử

70

3.2.3. Bổ sung và điều chỉnh những hạn chế của pháp luật hiện hành

72

3.3. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật


77

3.3.1. Bổ sung nguồn lực và nâng cao năng lực của các cơ quan kiểm soát
hợp đồng theo mẫu

77

3.3.2. Nâng cao ý thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp về việc tuân thủ
các quy định của pháp luật về hợp đồng theo mẫu

79

3.3.3. Tăng cường học hỏi, hợp tác quốc tế về kiểm soát hợp đồng theo mẫu 80

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

81

KẾT LUẬN

82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS: Bộ Luật dân sự
BVQLNTD: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng



1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Việc sử dụng hợp đồng theo mẫu trong các giao dịch tiêu dùng hàng
ngày đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Việc các
nhà kinh doanh sử dụng hợp đồng với những điều khoản đã soạn sẵn để giao
dịch trong thực tế giúp cho các hoạt động giao dịch được nhanh chóng, tiện lợi
hơn nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm đến quyền lợi của người tiêu
dùng. Điều đó đòi hỏi việc xây dựng pháp luật hiện nay của Việt Nam cần
quan tâm điều chỉnh để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Hiểu được sự yếu thế của người tiêu dùng trong giao dịch sử dụng hợp
đồng theo mẫu với các nhà kinh doanh, nhiều nước trên thế giới đã phát triển
cơ chế kiếm soát đối với hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng. Có nước
đã ban hành luật riêng về lĩnh vực này theo đó quy định rất chi tiết về hợp
đồng theo mẫu cũng như kiểm soát hợp đồng theo mẫu. Đặc biệt, Ủy ban
Châu Âu đã ban hành một Chỉ thị riêng là Chỉ thị số 93/13/EEC ngày 5/4/1993
về những điều khoản bất bình đẳng trong các hợp đồng tiêu dùng.
Ở Việt Nam hiện nay, hợp đồng theo mẫu được quy định trong khá
nhiều văn bản thuộc các lĩnh vực khác nhau. Phần lớn các quy định này còn
chung chung, thiếu sự đồng bộ, chưa thực sự xây dựng được một cơ chế pháp
lý hiệu quả để kiểm soát đối với hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng
hiện nay. Cùng với việc Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế
thế giới, các loại hợp đồng theo mẫu trên thị trường ngày càng da dạng. Ngoài
việc tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, tăng tính cạnh tranh,
mang đến sự đang dạng hóa về sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng lựa
chọn, đây cũng là thách thức lớn đối với pháp luật nước ta. Nhà nước cần duy

trì được sự kiểm soát với hợp đồng theo mẫu và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, nhưng vẫn phải đảm bảo được những mục tiêu về kinh tế, xã hội mà nó


2

đem lại. Vì vậy, việc nghiên cứu để làm rõ những vấn đề lý luận về kiểm soát
hợp đồng theo mẫu, nhận diện các quy định pháp luật Việt Nam, từ đó phân
tích, đánh giá và đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát
hợp đồng theo mẫu là cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhìn lại tiến trình lịch sử đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt
là chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nước ta đã đạt
được những thành tựu hết sức quan trọng và toàn diện trên mọi lĩnh vực của
đời sống kinh tế xã hội. Trong đó không thể phủ nhận những kết quả trong xây
dựng cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Quốc hội đã thông qua Luật
BVQLNTD năm 2010, BLDS 2015 và các văn bản liên quan tạo nên cơ sở
pháp lý vững chắc cho hoạt động kiểm soát hợp đồng theo mẫu và bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay.
Trong khoa học pháp lý nước ta, vấn đề về hợp đồng theo mẫu, điều
kiện giao dịch chung và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được nhiều tác
giả nghiên cứu trong các công trình khoa học với những quy mô khác nhau.
Cho đến thời điểm tác giả thực hiện luận văn, các công trình được công bố
đáng chú ý có thể kể đến như bài viết của PGS.TS Nguyễn Như Phát về “Điều
kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước” (đăng trên Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật - Số 6) vào năm 2003; các luận án tiến sỹ luật học như
“Pháp luật về điều kiện thương mại chung - những vấn đề lý luận và thực
tiễn” năm 2016 của tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga, Đại học Luật Hà Nội; luận
án “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có sử dụng hợp
đồng theo mẫu ở Việt Nam hiện nay” năm 2017 của tác giả Nguyễn Công Đại,

Học viện Khoa học Xã hội; các luận văn thạc sỹ như “Kiểm soát hợp đồng
theo mẫu, điều kiện giao dịch chung giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh với
người tiêu dùng” năm 2016 của tác giả Trần Diệu Loan, Đại học Luật Hà Nội;
luận văn: “Hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung trong pháp luật
dân sự Việt Nam” năm 2017 của tác giả Phạm Hải Yến, Đại học Luật Hà Nội.


3

Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có một số những tài liệu khác được
đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các website điện tử.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về điều kiện giao dịch
chung, hợp đồng theo mẫu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nhưng nhìn
chung những công trình nêu trên vẫn chưa đi sâu vào vấn đề kiểm soát hợp
đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng nói riêng ở Việt Nam hiện nay, mà còn
đề cập khá chung chung cùng với các vấn đề khác như điều kiện giao dịch
chung hay điều kiện thương mại chung. Mặt khác, với sự ra đời của các văn
bản pháp luật điều chỉnh mới, những quy định về hợp đồng theo mẫu và kiểm
soát hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng đã có những thay đổi. Vì vậy,
luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống và đi vào chuyên sâu, phân
tích tìm hiểu các vấn đề cụ thể liên quan đến kiểm soát hợp đồng theo mẫu
trong quan hệ tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
và thực tiễn về pháp luật kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu
dùng ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các đề xuất, phương hướng hoàn thiện
pháp luật.
Từ những mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung thực hiện
những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ khái niệm, bản chất, đặc điểm về hợp

đồng theo mẫu sử dụng trong quan hệ giao dịch giữa người tiêu dùng và các
nhà kinh doanh, từ đó làm rõ sự cần thiết của vấn đề kiểm soát hợp đồng theo
mẫu trong quan hệ tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứu và làm rõ các quy định của pháp luật về kiểm soát hợp
đồng theo mẫu tại Việt Nam hiện nay, qua đó phân tích, đánh giá khách quan
những vấn đề hạn chế của quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực này.


4

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát hợp đồng theo
mẫu trong quan hệ tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay.
- Làm rõ bối cảnh đất nước trong thời gian tới, từ đó đưa ra các đề
xuất, phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hợp đồng
theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm các quan điểm, học
thuyết, lý luận về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng; các
quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo
mẫu trong quan hệ tiêu dùng ở Việt Nam; những quan điểm mang tính định
hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong quan hệ
tiêu dùng.
Luận văn đặt trọng tâm nghiên cứu những vấn đề lý luận chuyên sâu
về cơ chế kiểm soát hợp đồng theo mẫu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở
Việt Nam. Luận văn cũng đánh giá tính phù hợp, thống nhất, hợp lý và khả thi
của các quy định về kiểm soát hợp đồng theo mẫu ở Việt Nam kể từ khi có
Luật BVQLNTD năm 2010, trên cơ sở đó dự báo những vấn đề sẽ phát sinh
và đưa ra phương hướng hoàn thiện.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
xây dựng Nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, Luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu: so sánh, phân tích, tổng hợp từ các tài liệu sơ cấp,
thứ cấp, các thông tin phỏng vấn trực tiếp từ chuyên gia, từ đó đánh giá ưu
điểm, hạn chế của pháp luật Việt Nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu và các
giải pháp hoàn thiện trên cơ sở tham khảo so sánh có chọn lọc với pháp luật
một số quốc gia trên thế giới.


5

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Việc nghiên cứu và thực hiện đề tài góp phần làm
sáng tỏ về phương diện lý luận về kiểm soát hợp đồng theo mẫu; làm rõ các
khái niệm, bản chất và sự cần thiết thực hiện kiểm soát bằng pháp luật đối với
hợp đồng theo mẫu, căn cứ áp dụng và hậu quả pháp lý của việc kiểm soát hợp
đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng từ đó giúp người đọc có cái nhìn tổng
quát về vấn đề kiểm soát hợp đồng theo mẫu và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng của pháp luật Việt Nam hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra những điểm
còn bất cập, những hạn chế, thiếu sót trong quy định của pháp luật Việt Nam
về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng, giúp người đọc nhận
thức được nhu cầu và sự cần thiết trong việc định hướng hoàn thiện pháp luật.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn đưa ra một số kiến nghị và
phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan
đến vấn đề kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng nói riêng và
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung. Đồng thời, việc hoàn thiện các
quy định này sẽ góp phần giải quyết những khó khăn vướng mắc trên thực tế,

hạn chế những bất cập phát sinh trong hoạt động kiểm soát hợp đồng theo mẫu
hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận. Luận văn được bố cục thành 3 chương:
- Chương I: Lý luận về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong quan hệ
tiêu dùng và pháp luật điều chỉnh
- Chương II: Thực tiễn kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong quan hệ
tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
- Chương III: Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả kiểm soát hợp đồng
theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay


6

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HỢP ĐỒNG THEO MẪU
TRONG QUAN HỆ TIÊU DÙNG VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH

1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng theo mẫu trong quan hệ
tiêu dùng
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng
Sự phát triển của nền kinh tế nhân loại kéo theo sự xuất hiện của các
mối quan hệ liên quan trong xã hội, trong đó, quan hệ tiêu dùng là một trong
những mối quan hệ cơ bản. Quan hệ tiêu dùng là một loại quan hệ được thực
hiện trên cơ sở mua bán, theo đó, người tiêu dùng mua và/hoặc sử dụng sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ của người cung cấp mà không vì mục đích kinh
doanh (bán lại).
Trong thời hiện đại, khi ký kết các hợp đồng với các nhà cung cấp
hàng hóa hay sản phẩm đại trà, người tiêu dùng dường như không nhận thức
được tinh thần “tự do khế ước” của hợp đồng. Họ thường phải chấp nhận

những quy tắc bán hàng do chính nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ đặt ra và về
nguyên tắc những quy tắc này không phải là đối tượng của việc đàm phán. Do
ở thế yếu hơn, người tiêu dùng chịu chấp nhận và đôi khi không biết đến
chúng mà cũng chẳng biết đến khả năng cần phải kiểm soát chúng, mặc dù
những quy tắc này nghiễm nhiên được coi là nội dung của hợp đồng. Chỉ đến
khi có tranh chấp xảy ra hay có một sự kiện nào đó, người ta mới vỡ lẽ ra
rằng, đây là một hiện tượng mang tính pháp lý có liên quan đến hợp đồng.
Các hợp đồng theo mẫu được các luật gia phương Tây mô tả là đứa
con của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19. Với việc xuất hiện khả năng
sản xuất và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mang tính hàng loạt và liên tục
cho vô số các khách hàng đã đặt ra vấn đề “tiêu chuẩn hóa” các điều khoản


7

của các hợp đồng mua bán. Trong bối cảnh đó, từ giữa thế kỷ trước, các
doanh nghiệp, trước tiên là bảo hiểm, giao thông, tín dụng rồi sau đó là
các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ đều thiết lập cho mình những quy tắc
bán hàng thống nhất, áp dụng chung trong các giao dịch với khách hàng
của mình. 1
Tại Việt Nam, khái niệm về hợp đồng theo mẫu lần đầu tiên được quy
định trong BLDS năm 1995, sau đó là BLDS năm 2005, Luật BVQLNTD
năm 2010 và BLDS năm 2015.
Khoản 1 Điều 405 BLDS năm 2015 đưa ra định nghĩa về hợp đồng
theo mẫu như sau: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản
do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu
bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung
hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.”
Luật BVQLNTD năm 2010 (Khoản 5 Điều 3) cũng định nghĩa cho
hợp đồng theo mẫu như sau: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức,

cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người
tiêu dùng.”
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của hợp đồng theo mẫu trong quan hệ
tiêu dùng
Có thể thấy được những đặc trưng cơ bản của hợp đồng theo mẫu
trong quan hệ tiêu dùng bao gồm:
- Hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng là những điều kiện, điều
khoản do tổ chức, cá nhân kinh doanh đơn phương ban hành để áp dụng trong
quan hệ với người tiêu dùng. Những điều khoản này được ban hành một cách
đơn phương mà không có sự thỏa thuận giữa nhà kinh doanh và người tiêu
dùng. Vì vậy, hợp đồng theo mẫu trong không ít trường hợp thể hiện ý chí
Nguyễn Như Phát (2011), “Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,
Trang thông tin Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa chỉ:
đăng ngày 25/08/2011
1


8

độc đoán và áp đặt của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, thường vì mục tiêu
giành lấy phần thuận lợi và an toàn pháp lý cho mình và đẩy phần bất lợi cho
phía người tiêu dùng. Theo đó, các điều kiện, điều khoản này trở thành
nội dung mặc nhiên của hợp đồng khi người tiêu dùng tham gia quan hệ
tiêu dùng.
- Hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng được áp dụng cho nhiều
người tiêu dùng và sử dụng nhiều lần. Điều này xuất phát từ thực tiễn kinh
doanh của thương nhân khi số lượng người tiêu dùng của họ là quá lớn và
điều kiện thực tế không cho phép sử dụng các hình thức giao kết hợp đồng
truyền thống dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện với từng trường hợp người
tiêu dùng. Về phương diện này, hợp đồng theo mẫu là công cụ quan trọng để

cải tiến và hợp lý hóa phương thức bán hàng hiện đại. Các điều khoản trong
hợp đồng theo mẫu mà tổ chức, cá nhân kinh doanh soạn thảo không phải để
hướng đến một người tiêu dùng nào cụ thể hay một trường hợp nào cụ thể mà
áp dụng cho nhiều người tiêu dùng và sử dụng một cách lâu dài. Phương thức
kinh doanh hàng hóa truyền thống dựa trên cơ sở hợp đồng được giao kết với
từng đối tượng theo cách thức khác nhau và các quyền, nghĩa vụ cũng có thể
có sự khác nhau trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa nhà kinh doanh và
người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi sử dụng hợp đồng theo mẫu thì dường như
không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa những người tiêu dùng với nhau, hay
nói cách khác là các quy tắc, quy định mặc nhiên áp dụng cho tất cả người
tiêu dùng khi xác lập giao dịch với thương nhân.
- Ngoài ra, hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng thường là
những điều khoản được ghi nhận dưới hình thức văn bản. Đây cũng là căn cứ
để chứng minh sự tồn tại của dạng hợp đồng này, nhất là trong trường hợp
xảy ra các tranh chấp về hợp đồng giữa các tổ chức cá nhân kinh doanh và
người tiêu dùng.


9

1.2. Khái niệm về kiểm soát hợp đồng theo mẫu và sự cần thiết
phải kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng
Hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng là một hiện tượng kinh tế
pháp lý tồn tại phổ biến trong nền kinh tế thị trường và mang tính tất yếu,
khách quan. Hợp đồng theo mẫu nhìn chung giúp gia tăng các hiệu quả về mặt
kinh tế, giảm thiểu chi phí giao dịch (giảm thiểu chi phí về thời gian và công
sức của người mua và người cung cấp hàng hóa dịch vụ).
Tuy nhiên, từ đặc thù không thông qua thương lượng, đàm phán mà do
tổ chức, cá nhân kinh doanh đơn phương ban hành, rất có thể từ những lợi thế
có sẵn, với động cơ tối đa hóa lợi nhuận, tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ thiết

kế những quy định có lợi cho mình. Thêm vào đó, do tổ chức cá nhân kinh
doanh thường có điều kiện về mặt tài chính, nhân lực để thuê các luật sư,
chuyên gia pháp lý có nhiều kinh nghiệm tư vấn soạn thảo về hợp đồng, họ sẽ
thiết kế ra những điều khoản bảo vệ tối đa lợi ích của nhà kinh doanh mà
không chú ý thỏa đáng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Vì vậy, mặc dù việc
sử dụng hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng tuy có lợi cho sự phát
triển của nền kinh tế, nhưng trong đó vẫn tiềm ẩn những mối nguy cơ gây thiệt
thòi cho người tiêu dùng, và điều này đã được thực tế chứng minh. Từ đó, hầu
hết pháp luật các nước đều có những quy định để kiểm soát hợp đồng theo
mẫu trong quan hệ tiêu dùng nhằm đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa các tổ
chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng.
Kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng là những biện
pháp được pháp luật quy định, tác động vào những hành vi của tổ chức cá
nhân kinh doanh và người tiêu dùng nhằm mục tiêu bảo đảm cho việc sử dụng
hợp đồng theo mẫu vừa phù hợp với lợi ích của các nhà kinh doanh vừa đảm
bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
Phương pháp kiểm soát hợp đồng theo mẫu được nhà nước sử dụng có
thể bằng biện pháp quản lý và xử lý hành chính. Ngoài biện pháp này, người
tiêu dùng còn có thể sử dụng phương thức tòa án kiểm soát hợp đồng theo


10

mẫu để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp
đồng theo mẫu, khi phát hiện ra quyền lợi của mình bị xâm phạm, người tiêu
dùng có thể khởi kiện tại tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên,
trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sĩ, tác giả xin được tập trung chủ
yếu vào nghiên cứu và làm rõ về kiểm soát hợp đồng theo mẫu bằng phương
pháp hành chính.
1.3. Khái quát về pháp luật kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong

quan hệ tiêu dùng
Để có cơ sở pháp lý đầy đủ điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá
nhân kinh doanh và người tiêu dùng, bảo đảm quan hệ tiêu dùng có sử dụng
hợp đồng theo mẫu được diễn ra một cách công bằng và thuận lợi thì Nhà
nước phải ban hành các quy định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình sử dụng hợp đồng theo mẫu.
Pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng là
hệ thống các quy phạm do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều
chỉnh các quan hệ giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng khi sử
dụng hợp đồng mẫu, hướng tới bảo đảm sự hài hòa lợi ích giữa các nhà kinh
doanh và khắc phục những yếu thế, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Trong hệ thống các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, có thể thấy cấu trúc về chế định kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong
quan hệ tiêu dùng bao gồm những nhóm quy phạm chính sau:
- Nhóm quy phạm định nghĩa về hợp đồng theo mẫu trong quan hệ
tiêu dùng: đây là nhóm các quy định pháp luật có nội dung giải thích và
làm rõ những khái niệm và đặc điểm của hợp đồng theo mẫu trong quan hệ
tiêu dùng.
- Nhóm quy phạm quy định đối tượng chịu sự kiểm soát: đây là những
quy định về các loại hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng chịu sự
kiểm soát.


11

- Nhóm quy phạm quy định cơ quan có thẩm quyền kiểm soát: đây là
các quy định về những cơ quan có trách nhiệm, thẩm quyền tiến hành thực
hiện hoạt động kiểm soát đối với hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng.
- Nhóm quy phạm quy định phương thức kiểm soát: đây là các quy
định về những hình thức, phương pháp được sử dụng để thực hiện kiểm soát

hợp đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng.
- Nhóm quy phạm quy định nội dung kiểm soát: đây là các quy định
về những nội dung điều chỉnh của pháp luật đối với hợp đồng theo mẫu trong
quan hệ tiêu dùng, bao gồm các quy định như hình thức, nội dung của hợp
đồng, các điều khoản vi phạm quyền lợi người tiêu dùng…
- Nhóm quy phạm quy định chế tài xử lý vi phạm: đây là các quy định
về hình thức xử lý, mức phạt xử lý, các biện pháp khắc phục hậu quả đối với
các trường hợp vi phạm pháp luật về hợp đồng theo mẫu trong quan hệ
tiêu dùng.
1.4. Một số quy định của pháp luật trên thế giới về kiểm soát hợp
đồng theo mẫu trong quan hệ tiêu dùng
1.4.1. Pháp luật Pháp
Cộng hòa Pháp nói riêng và Liên minh Châu Âu nói chung là một
trong những mảnh đất mà quyền cá nhân được đề cao đến mức cao hơn cả
chủ quyền quốc gia (bởi có lẽ chỉ có EU mới thừa nhận việc công dân của các
nước thành viên được quyền kiện cả quốc gia của minh ra trước Tòa án Châu
Âu, đặc biệt trong lĩnh vực nhân quyền). Đó là một trong những hệ quả của
cuộc cách mạng giải phóng con người, tôn trọng các giá trị tự nhiên của con
người. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng có thể nói là một khía cạnh tiêu
biểu của xu hướng này, được cả xã hội nhìn nhận từ lâu như một trong những
nhu cầu tự nhiên của quá trình lập pháp. Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng
ở Cộng hòa Pháp nói riêng và EU nói chung đang ngày càng chiếm vị trí quan
trọng trong hệ thống pháp luật và hơn thế, nó đã và đang được "chính trị hóa"


12

ở mức độ khác nhau bởi lẽ rất đơn giản các chính trị gia tồn tại trên lá phiếu
của cử tri mà tất cả các cử tri đều là người tiêu dùng. Các thiết chế thực thi
pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, vì thế, cũng rất được "ưu ái", thể hiện ở sự

đa dạng từ các thiết chế quyền lực nhà nước đến các tổ chức xã hội (Hội;
hiệp hội). 2
Bộ luật Bảo vệ người tiêu dùng của Pháp có thể xem là một trong
những ví dụ điển hình cho pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của các nước
theo truyền thống civil law. Được ban hành năm 1993, là kết quả của sự pháp
điển hóa hơn 600 văn bản luật, nghị định của Pháp, các văn bản pháp luật của
Liên minh Châu Âu và các điều ước quốc tế. Trong đó, những quy định liên
quan đến hợp đồng theo mẫu được quy định tại phần “Điều khoản lạm dụng
người tiêu dùng”.
Nhà lập pháp Pháp đã sớm ý thức được việc trong thực tế đời sống,
nhiều nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp sử dụng các hợp đồng mẫu để giao kết
với người tiêu dùng (ví dụ: điện, nước, điện thoại cố định và di động...);
người tiêu dùng không được đàm phán các nội dung của hợp đồng mà chỉ có
sự chọn lựa: giao kết hay không giao kết hợp đồng. Vấn đề đặt ra là nếu trong
các hợp đồng này có chứa những điều khoản gây bất lợi cho người tiêu dùng
thì có giải pháp nào để khắc phục không?
Trong một án lệ nổi tiếng của Tham chính viện vào năm 1978 và được
pháp điển hóa bằng Luật ngày 1 tháng 2 năm 1995, vấn đề này đã được quy
định như sau:
" Trong các hợp đồng được giao kết giữa nhà chuyên môn và người
tiêu dùng, các điều khoản bị coi là điều khoản lạm dụng người tiêu dùng nếu
có đối tượng hoặc hệ quả tạo ra một sự mất cân xứng một cách rõ ràng giữa
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

Nguyễn Hữu Huyên (2009), “Kinh nghiệm pháp luật của Pháp và EU về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,
Trang thông tin điện tử Bộ Tư pháp tại địa chỉ: đăng ngày 11/08/2009
2


13


Chính phủ có thể ban hành Nghị định, sau khi tham vấn Tham chính
viện và Ủy ban quốc gia về điều khoản lạm dụng người tiêu dùng, để xác
định những điều khoản nào bị coi là điều khoản lạm dụng người tiêu dùng.
Tuy nhiên, danh mục này không phải là bất biến, trong quá trình xét xử,
tòa án hoàn toàn có thể coi những điều khoản khác là điều khoản lạm dụng
người tiêu dùng.
Các điều khoản lạm người tiêu dùng có hệ quả bị vô hiệu. Các
điều khoản khác của hợp đồng vẫn có giá trị áp dụng nếu không bị tuyên
vô hiệu".
Trên thực tế, các điều khoản này thường là:
- Loại trừ hoặc hạn chế trách nhiệm pháp lý của nhà chuyên môn
trong trường hợp người tiêu dùng bị chết;
- Cho phép nhà chuyên môn được quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng mà không cần thông báo trước cho người tiêu dùng trong trường hợp
các hợp đồng có thời hạn không xác định;
- Cho phép nhà chuyên môn được đơn phương thay đổi nội dung
của hợp đồng mà không có lý do chính đáng;
- Bắt buộc người tiêu dùng phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng
ngay cả trong trường hợp nhà chuyên môn không thực hiện nghĩa vụ;
- Cấm hoặc ngăn cản người tiêu dùng khởi kiện ra tòa án hoặc khiếu
nại lên cơ quan có thẩm quyền;
- Quy định rằng giá của sản phẩm sẽ được xác định vào thời điểm
giao hàng hoặc cho phép người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ
quyền tự ý tăng giá mà không tạo điều kiện cho người mua hàng hóa, dịch
vụ quyền chấm dứt hợp đồng nếu giá cuối cùng của hàng hóa, dịch vụ quá
cao so với giá thoả thuận vào thời điểm giao kết hợp đồng (Xem Phụ lục
Điều L.132-1 Code de la consommation)...3

Nguyễn Hữu Huyên (2009), “Kinh nghiệm pháp luật của Pháp và EU về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,

Trang thông tin điện tử Bộ Tư pháp tại địa chỉ: đăng ngày 11/08/2009
3


14

1.4.2. Pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức
Đức là nước điển hình ban hành văn bản luật riêng nhằm kiểm soát
những điều kiện giao dịch chung và những điều khoản không công bằng đối
với người tiêu dùng (viết tắt là ABGs) năm 1976, (sửa đổi, bổ sung năm
1996) với 32 điều khoản. Từ năm 2002, đạo luật ABGs được sáp nhập vào
chung với Bộ luật Dân sự Đức. Về cơ bản, Bộ luật Dân sự Đức cũng sử dụng
toàn bộ nội dung của đạo luật ABGs, làm thành một chương riêng trong Bộ
luật Dân sự Đức, trong đó có bổ sung một số các quy định thể hiện nổi bật
hơn tinh thần bảo vệ người tiêu dùng theo chủ trương nội luật hóa Chỉ thị của
Ủy ban Châu Âu số 93/13/EEC ngày 05/4/1993 về những điều khoản không
công bằng trong hợp đồng với người tiêu dùng.
Việc kiểm soát các điều khoản hợp đồng không công bằng ở Cộng hòa
Liên bang Đức được thiết kế theo hướng quy định điều khoản mang tính
nguyên tắc chung, theo đó, các điều khoản hợp đồng không công bằng sẽ vô
hiệu khi đi ngược lại nguyên tắc thiện chí, tạo ra sự bất lợi một cách bất hợp
lý cho bên còn lại của hợp đồng. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự Đức còn ban
hành danh mục những điều khoản giả định là có dấu hiệu bất công bằng (Điều
208 Bộ luật Dân sự Đức) và danh mục điều khoản bị coi là bất công bằng
(Điều 309 Bộ luật Dân sự Đức). Bên cạnh những điều khoản quy định mang
tính nguyên tắc chung này, Cộng hòa Liên bang Đức còn có những điều
khoản quy định mang tính bảo vệ riêng đối với người tiêu dùng ở những hợp
đồng đặc thù trong lĩnh vực tiêu dùng như hợp đồng giao kết từ xa và hợp
đồng bán hàng tận cửa trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cơ chế
bảo vệ người tiêu dùng ở đây là cho phép người tiêu dùng được rút lui khỏi

hợp đồng khi có thông báo trước và quy định chặt chẽ nghĩa vụ cung cấp
thông tin cụ thể đối với hàng hóa khi giao dịch mua bán qua mạng.4

Chuyên mục nghiên cứu trao đổi, “Kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền ở VN
và một số nước trên thế giới”, Trang thông tin điện tử Bộ Tư pháp tại địa chỉ:
đăng ngày 11/01/2018
4


15

1.4.3. Pháp luật Canada (Quebec)
Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Quebec cũng như bản hướng dẫn
thực thi Luật đã quy định một cách chi tiết các vấn đề liên quan đến hợp đồng
tiêu dùng. Quan điểm của nhà làm Luật Quebec là bảo vệ người tiêu dùng
thông qua chế định hợp đồng, do đó, các chế định trong Luật Bảo vệ người
tiêu dùng của Quebec đều liên quan đến chế định hợp đồng. Hay nói cách
khác, có thể xem Luật Bảo vệ người tiêu dùng Quebec như một đạo luật bảo
vệ người tiêu dùng thông qua quan hệ hợp đồng giữa người tiêu dùng và
thương nhân.
Chương I của Luật đưa ra các quy định chung liên quan đến việc bảo
vệ người tiêu dùng thông qua Hợp đồng hàng hóa, dịch vụ. Ngay tại Điều 8,
Luật khẳng định: “người tiêu dùng có thể đề nghị tuyên bố vô hiệu một hợp
đồng hoặc đề nghị giảm nghĩa vụ của mình nếu trong hợp đồng thể hiện rõ sự
không cân xứng giữa phần nghĩa vụ tương ứng của các bên mà phần lớn thuộc
về người tiêu dùng hoặc nếu nghĩa vụ của người tiêu dùng là quá nhiều,
không hợp lý”. Điều này có nghĩa là một hợp đồng có thể bị tuyên là vô hiệu
nếu nó chứa đựng những điều khoản gây bất lợi cho người tiêu dùng về phần
nghĩa vụ mà người tiêu dùng phải thực hiện. Tuy nhiên, Luật không coi trong
trường hợp này hợp đồng sẽ bị vô hiệu đương nhiên mà chỉ bị tuyên là vô

hiệu khi có yêu cầu của người tiêu dùng. Đây là một quy định bảo vệ người
tiêu dùng một cách rõ ràng trong trường hợp họ thấy những quy định trong
hợp đồng là vô lý.
Tại Điều 10 của Luật còn quy định về những điều khoản bị cấm, theo
đó: “Bất kì quy định nào mà nhờ đó một thương nhân được giải phóng khỏi
hậu quả do việc làm của chính thương nhân hoặc đại diện của thương nhân đó
gây ra đều bị cấm.”. Điều 11 cũng quy định: “Bất kì quy định nào mà nhờ đó
một thương nhân duy trì quyền quyết định đơn phương: (i) mà người tiêu
dùng không có khả năng để hoàn thành một hoặc một vài trong số các nghĩa
vụ của mình, hoặc (ii) mà trên thực tế đã xảy ra trường hợp trên đều bị cấm”.


16

Như vậy, kể cả khi điều khoản bất lợi trong hợp đồng chưa gây thiệt hại cho
người tiêu dùng cũng như người tiêu dùng không đề nghị hủy bỏ hoặc tuyên
vô hiệu hợp đồng nhưng nếu hợp đồng chứa những nội dung bị cấm (giải
phóng nghĩa vụ của thương nhân) thì đều bị cấm.
Về ngôn ngữ hợp đồng, Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Quebec quy
định cụ thể về ngôn ngữ hợp đồng trong từng loại hợp đồng nhất định đồng
thời đưa ra nguyên tắc về giải thích từ ngữ trong trường hợp ngôn ngữ của
hợp đồng mập mờ khó hiểu. Điều 17 của Luật quy định: “Trong trường hợp
có những điều khoản bị nghi ngờ hoặc tối nghĩa/mơ hồ, hợp đồng sẽ được giải
thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng”.5
1.4.4. Pháp luật Hàn Quốc
Ngoài luật khung về người tiêu dùng với những quy định rõ ràng
và linh hoạt từ chính sách đến các vấn đề liên quan tới người tiêu dùng,
Hàn Quốc còn có một luật riêng quy định về Hợp đồng theo mẫu và Nghị
định quy định chi tiết vấn đề này.
Luật Hợp đồng theo mẫu của Hàn Quốc ngay tại Điều 1 đã chỉ rõ mục

đích của Luật này là để bảo vệ người tiêu dùng bằng cách ngăn chặn các tổ
chức, cá nhân kinh doanh sử dụng hợp đồng theo mẫu lạm dụng các ưu thế
của mình áp đặt các điều khoản hợp đồng không công bằng đối với người tiêu
dùng, hạn chế việc sử dụng các điều khoản hợp đồng không công bằng trong
giao dịch thương mại nhằm thiết lập trật tự công bằng, lành mạnh trong
thương mại và đảm bảo sự cân bằng giữa các bên trong giao dịch.
Cũng như pháp luật Việt Nam, Luật hợp đồng theo mẫu của Hàn Quốc
khẳng định hợp đồng theo mẫu phải được xây dựng trên nguyên tắc thiện chí
và không được giải thích khác đối với từng người tiêu dùng khác nhau và

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Bộ Công Thương, Báo cáo nghiên cứu nguyên đề:
So sánh luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới – bài học kinh nghiệm và đề xuất một số nội dung
cơ bản quy định trong dự thảo Luật bảo vệ quyền lời người tiêu dùng Việt Nam, Tài liệu phục vụ công tác
xây dựng Luật bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
5


17

trong trường hợp các điều khoản của hợp đồng không rõ ràng thì sẽ giải thích
theo hướng có lợi cho người tiêu dùng.
Luật đưa ra những quy định rất cụ thể, chi tiết về các điều khoản
không công bằng trong hợp đồng theo mẫu. Theo đó, những điều khoản miễn
trách nhiệm, những điều khoản định sẵn khoản bồi thường thiệt hại quá lớn
đối với người tiêu dùng, những điều khoản hạn chế quyền của người tiêu
dùng hoặc đưa ra những quy định cấm đối với người tiêu dùng… đều bị coi là
không công bằng và sẽ bị tuyên bố vô hiệu.
Đồng thời, Luật về hợp đồng theo mẫu của Hàn Quốc còn quy định rất
đầy đủ về các chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng
theo mẫu. Theo đó, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào vi phạm quy định của Luật

đều có thể bị xử phạt tiền và thậm chí là phạt tù. Các mức phạt đưa ra cũng rất
nghiêm khắc: phạt tù đến hai năm hoặc bị phạt tiền tới 100.000.000 Won
(khoảng hơn 2 tỉ VNĐ). Thậm chí, doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm
liên đới cho những hành vi vi phạm do người đại diện hay cán bộ, nhân viên
của mình gây ra.
Có thể thấy, Hàn Quốc là quốc gia có khung pháp lý vững chắc và
toàn vẹn về hợp đồng mẫu nói riêng và bảo vệ người tiêu dùng nói chung.
Trên cơ sở các quy định pháp luật này, người tiêu dùng có một sự bảo đảm để
tránh bị lép vế và bị lợi dụng trong các quan hệ giao dịch với doanh nghiệp,
các nhà cung cấp dịch vụ.6
1.4.5. Pháp luật Đài Loan
Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Đài Loan tiếp cận vấn đề bảo vệ
người tiêu dùng thông qua chế định hợp đồng bằng việc quy định một cách
khá chi tiết về - Hợp đồng theo mẫu. Theo định nghĩa tại Khoản 9, Điều 2 của
Luật có quy định: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng mà một phần hoặc toàn
Chuyên mục nghiên cứu trao đổi, “Kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền ở VN
và một số nước trên thế giới”, Trang thông tin điện tử Bộ Tư pháp tại địa chỉ:
đăng ngày 11/01/2018
6


×