Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự lào và việt nam dưới góc độ so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

SOMEXAI KEOMANE

KIỂM SÁT VIỆC KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO PHÁP
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LÀO VÀ VIỆT NAM
DƢỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH
Chuyên ngành

: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số

: 8380104

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

(Định hƣớng nghiên cứu)

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TUÂN

HÀ NỘI - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.


Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

SOMEXAI KEOMANE


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên đầy đủ

BLHS

Bộ luật Hình sự

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

CQĐT

Cơ quan điều tra


VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân nhân tối cao

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SÁT VIỆC KHỞI TỐ VỤ ÁN
HÌNH SỰ .....................................................................................................................8

1.1. Khởi tố vụ án hình sự .......................................................................................8
1.1.1. Khái niệm khởi tố vụ án hình sự ................................................................8
1.1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự .......................................11
1.2. Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự ...............................................................14
1.2.1. Hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân .....................................14
1.2.2. Khái niệm kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự ........................................16
1.2.3. Đặc điểm kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự .........................................18
1.2.4. Ý nghĩa của kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự ......................................19
1.3. Khái quát lịch sử quy định pháp luật tố tụng hình sự Lào và Việt Nam về
kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự .......................................................................21

1.3.1. Khái quát lịch sử các quy định pháp luật tố tụng hình sự Lào trước năm
2012 về kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự ......................................................21
1.3.2. Khái quát lịch sử các quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trước
năm 2015 về kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự ..............................................24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .........................................................................................29
CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LÀO VÀ VIỆT NAM VỀ KIỂM
SÁT VIỆC KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ DƢỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH .......................31

2.1. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Lào (sửa đổi) năm 2012 về kiểm sát
việc khởi tố vụ án hình sự .....................................................................................31
2.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 về kiểm sát việc
khởi tố vụ án hình sự .............................................................................................33


2.3. So sánh quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Lào và Việt Nam về kiểm sát
việc khởi tố vụ án hình sự .....................................................................................38
2.3.1. Những điểm tương đồng ..........................................................................38
2.3.2. Những điểm khác biệt ..............................................................................45
2.3.3. Nhận xét chung ........................................................................................53
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .........................................................................................57
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KIỂM
SÁT VIỆC KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở LÀO ......................................................58

3.1. Thực trạng áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về kiểm sát việc
khởi tố vụ án hình sự ở Lào ...................................................................................58
3.1.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................58
3.1.2. Những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng
hình sự về kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự ở Lào và nguyên nhân ..............61
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về
kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự ở Lào .............................................................66

3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Lào về kiểm sát việc
khởi tố vụ án hình sự ..........................................................................................66
3.2.2. Các giải pháp khác ..................................................................................71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .........................................................................................79
KẾT LUẬN ................................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................82


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và cải cách tƣ pháp ở nƣớc
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) hiện nay, bộ máy Nhà nƣớc đang
trong quá trình cải cách nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà
nƣớc nói chung, các cơ quan tƣ pháp nói riêng. Việc nghiên cứu để hoàn thiện các cơ
chế bảo vệ pháp luật, trong đó có vấn đề thực hành quyền công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự là một trong những nhiệm vụ cấp thiết vì nó
không chỉ liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND)
mà còn liên quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nói chung, trƣớc hết
và đặc biệt là các cơ quan tƣ pháp.
Là cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân
theo pháp luật, những quyết định áp dụng pháp luật khách quan, nghiêm minh, thống
nhất của VKSND đã đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh chống tội phạm và vi
phạm pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN), giữ vững an ninh, chính
trị và trật tự an toàn xã hội. Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao (VKSNDTC) Lào, các VKSND địa phƣơng trong cả nƣớc đã thực
hiện tốt chức năng nhiệm vụ của ngành, nâng cao tỉ lệ phát hiện tội phạm, hạn chế bỏ
lọt tội phạm. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt đƣợc vẫn còn có những hạn chế gây ra
những hậu quả về danh dự, nhân phẩm cũng nhƣ vật chất đối với những ngƣời bị bắt,

khởi tố, điều tra oan, sai, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến uy tín của ngành Kiểm sát nói
riêng và các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung trƣớc quần chúng nhân dân và dƣ
luận xã hội.
Trong tố tụng hình sự, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của hoạt động
tố tụng hình sự, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định có hay không dấu hiệu tội
phạm để quyết định đƣa vụ việc giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự với nguyên tắc
"Mọi hình vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chóng, công minh,
theo đúng pháp luật".
Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, đây là giai
đoạn đầu tiên, mở đầu cho các giai đoạn tiếp theo của tố tụng hình sự trong vụ án hình


2

sự. Giai đoạn này bắt đầu từ việc tiếp nhận và phát hiện các nguồn thông tin về tội
phạm và kết thúc bằng việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố hay không
khởi tố vụ án hình sự. Khởi tố vụ án hình sự có căn cứ đúng pháp luật là cơ sở cho các
hoạt động tiếp theo, ngƣợc lại khởi tố không có căn cứ pháp luật sẽ dẫn đến tình trạng
làm oan ngƣời vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Các qui định của Bộ luật tố tụng hình sự
Lào năm 2004, đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2012 (sau đây gọi tắt là BLTTHS Lào năm
2012) về khởi tố vụ án hình sự nói chung và căn cứ, cơ sở khởi tố vụ án hình sự nói
riêng là cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền thực thi có hiệu quả quyết định
đƣa sự việc giải quyết bằng thủ tục tố tụng hình sự. Đồng thời nó cũng là những công
cụ để bảo vệ quyền con ngƣời trong tố tụng hình sự góp phần thực hiện đấu tranh
phòng ngừa tội phạm có hiệu quả.
Tuy nhiên, thực tiễn thi hành BLTTHS đã bộc lộ những hạn chế trong các qui
định của pháp luật, nhƣ: các quy định về trách nhiệm tiếp nhận thông tin về tội phạm,
kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết thông tin về tội phạm; các quy định về trách nhiệm
xác định dấu hiệu tội phạm, trách nhiệm quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định
không khởi tố vụ án hình sự, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động khởi tố

vụ án hình sự và chế độ bảo mật và bảo vệ ngƣời cung cấp thông tin về tội phạm còn
hạn chế. Ngoài ra, trong hoạt động tố tụng hình sự vẫn còn tình trạng các cơ quan có
thẩm quyền xác định không đúng căn cứ và cơ sở khởi tố vụ án hình sự nên dẫn đến
tình trạng bỏ lọt tội phạm, bắt, giữ, giam, truy tố oan sai ngƣời vô tội. Thực trạng đó
làm ảnh hƣởng đến uy tín của Nhà nƣớc mà trƣớc hết là uy tín của các cơ quan bảo vệ
pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm lòng tin
của nhân dân đối với nền tƣ pháp XHCN. Mà một trong những nguyên nhân đó là việc
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án hình sự còn nhiều bất cập, đòi hỏi
phải đƣợc hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
Nhận thức rằng, việc học tập, nghiên cứu pháp luật các quốc gia trên thế giới,
đặc biệt là các nƣớc láng giềng anh em có mối quan hệ truyền thống và những điểm
tƣơng đồng về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có Việt Nam, là điều
vô cùng cần thiết đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật tố
tụng hình sự của Lào nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, trên khía cạnh


3

nghiên cứu về hoạt động kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, tôi đã lựa chọn đề tài
“Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Lào và Việt
Nam dưới góc độ so sánh” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm vừa qua, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động VKS trong khởi tố
vụ án hình sự, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực này.
Ở Việt Nam, hoạt động kiểm sát của VKSND là một vấn đề quan trọng, vì vậy,
hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật nói chung, kiểm
sát việc khởi tố vụ án hình sự đƣợc quan tâm từ rất sớm, trong đó:
(1) Về sách có thể kể đến các công trình tiêu biểu nhƣ: Lê Hữu Thể (chủ biên,
2008), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn
điều tra, Sách chuyên khảo, NXB Tƣ pháp;…

(2) Về luận án, luận văn: Lê Thị Tuyết Hoa (2002), Quyền công tố ở Việt Nam,
Luận án tiến sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Công Hòa (2004), Kiểm
sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố -điều tra vụ án hình sự, Luận văn
thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Lê Lan Chi (2005), Kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự -Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Đặng Văn Thực
(2014), Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của VKS trong giai đoạn khởi tố vụ án
hình sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn
Khắc Quang (2014), Vai trò của VKS trong khởi tố vụ án hình sự, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội;…
(3) Về tạp chí có thể kể đến: Trần Văn Độ (2004), “Một số vấn đề về hoạt động
tƣ pháp và kiểm sát hoạt động luật pháp ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí Luật học, số
2/2004; Nguyễn Minh Đức (2006), “Về chức năng, nhiệm vụ của VKS theo tinh thần
cải cách tƣ pháp”, Tạp chí Kiểm sát, số 9/2006; Khuất Văn Nga (2005), “Những chủ
trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta về cải cách tƣ pháp tổ chức hoạt động của VKSND
trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Kiểm sát, số 15/2005; Đỗ Văn Đƣơng (2006), “Cơ
quan thực hành quyền công tố trong cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí
Kiểm sát, số 4/2006; Phạm Mạnh Hùng (2007), “Hoàn thiện các quy định của


4

BLTTHS về quan hệ giữa VKS và CQĐT trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số
2/2007; Phạm Mạnh Hùng (2007), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc khởi tố
vụ án và kiểm sát việc khởi tổ vụ án”, Tạp chí Kiếm sát, số Tân Xuân, 2/01-2007;
Nguyễn Tiến Sơn (2009), “Phân biệt thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tƣ pháp trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 09, tháng 5/2009; Lê Hữu
Thể (2012), “Một số đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về VKS trong Hiến pháp
năm 1992”, Tạp chí Kiểm sát, Số Xuân tháng 01/2012; Vũ Gia Lâm (2013), “Hoàn
thiện một số quy định của BLTTHS nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động của

VKSND trong kiểm sát việc khởi tổ vụ án hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, sô 07, tháng
4/2013; Nguyễn Nhƣ Hùng (2014), “Những quy định về kiểm sát hoạt động tƣ pháp
trong dự thảo Luật tổ chức VKSND (sửa đổi)”, Tạp chí Kiểm sát, số 04, tháng
02/2014;....
Tại nƣớc CHDCND Lào, dù hệ thống pháp luật mới hơn 40 năm xây dựng và
phát triển, nhƣng các vấn đề về hoạt động tƣ pháp, tổ chức, hoạt động của VKSND
cũng nhƣ hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đã đƣợc đặt trọng tâm nghiên
cứu, để đảm bảo tính minh bạch, vững mạnh của nền tƣ pháp nƣớc nhà. Trong đó có
thể kể đến các công trình tiêu biểu nhƣ: Trƣờng Đại học Quốc gia Lào (2014), Giáo
trình Luật tố tụng hình sự Lào, NXB Đại học Quốc gia Lào, Viêng Chăn; Khamkeo
Vongxi (2006), So sánh Pháp luật tố tụng hình sự Lào – Thái Lan về chức năng,
nhiệm vụ của VKS, Luận án tiến sĩ Luật học, Cao đẳng miền Bắc Lào; Cha Khăm
Bupha Livan (2005), Chức năng kiểm sát của VKSNDTC Lào, Luận văn thạc sĩ Luật
học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Lào; Toong Kao Saynhachit (2008), Một số kiến
nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Lào về hoạt động kiểm sát của VKSND Lào,
NXB Tƣ pháp, Viêng Chăn; Xoom Khay Phumavong (2010), “Chức năng của VKS
trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, (2);…
Những công trình nghiên cứu khoa học, những bài viết trên đây đã tập trung
nghiên cứu về tổ chức, hoạt động của VKSND nói chung, về chức năng chính của
VKS trên một số hoạt động cụ thể. Cũng đã có công trình nghiên cứu về chức năng,
nhiệm vụ nói chung của VKS trong khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, chƣa có công
trình nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự dƣới


5

góc độ so sánh giữa pháp luật tố tụng hình sự Lào và pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam. Do vậy, có thể nói đề tài “Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự theo pháp luật tố
tụng hình sự Lào và Việt Nam dưới góc độ so sánh” là đề tài hoàn toàn mới, và mang
tính cấp thiết trong bối cảnh yêu cầu sửa đổi, bổ sung các quy định tố tụng hình sự cho

phù hợp với Hiến pháp Lào 2015, cải cách tƣ pháp cũng nhƣ bảo đảm quyền con
ngƣời ở nƣớc CHDCND Lào hiện nay.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tƣợng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật tố tụng hình
sự về kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự của hai nƣớc Lào và Việt Nam. Thực tiễn áp
dụng quy định của BLTTHS Lào năm 2012 cũng là đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
này, là cơ sở để tác giả đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
công tác kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự của VKSND Lào trong giai đoạn hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu quy định pháp luật của Nhà nƣớc Lào cũng nhƣ
Nhà nƣớc Việt Nam về kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự mà cụ thể là BLTTHS Lào
năm 2012 và BLTTHS Việt Nam năm 2015.
Về thực tiễn, luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của
BLTTHS Lào năm 2012 đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2012, trong giai đoạn 5 năm từ
2012-2017.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện công
tác kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự; những quy định của pháp luật tổ tụng hình sự
về kiểm sát việc khởi tổ vụ án hình sự của hai nƣớc Lào và Việt Nam, qua đó đánh giá
những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong các quy định của pháp luật tố tụng hình sự
hai nƣớc trong kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự,. Từ đó rút ra đƣợc những bài học
kinh nghiệm và một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật tổ tụng hình sự
Lào cũng nhƣ giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm sát việc khởi tổ án hình sự ở
Lào trong thời gian tới.


6

5. Các câu hỏi nghiên cứu

- Khởi tố vụ án hình sự là gì? Đặc điểm và ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự?
- Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự là gì? Ý nghĩa của hoạt động kiểm sát việc
khởi tố vụ án hình sự?
- Quá trình hình thành và phát triển các quy định của pháp luật tố tụng hình sự
Lào và Việt Nam về kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự?
- Quy định pháp luật tố tụng hình sự Lào và Việt Nam hiện hành về kiểm sát
việc khởi tố vụ án hình sự?
- Những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong quy định pháp luật tố tụng hình sự
Lào và Việt Nam hiện hành về kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự? Các bài học kinh
nghiệp rút ra từ việc so sánh pháp luật tố tụng hình sự Lào và Việt Nam hiện hành về
kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự?
- Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật tố tụng hình sự Lào về kiểm sát việc
khởi tố vụ án hình sự trong thời gian qua: Những kết quả đạt đƣợc, hạn chế còn tồn tại
và nguyên nhân?
- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLTTHS về
kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự ở Lào?
6. Các phƣơng pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và Pháp luật, các quan điểm và đƣờng lối
của Đảng, Nhà nƣớc hai nƣớc về cái cách tƣ pháp.
Đề tài sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thề nhƣ: phân tích, thống kê,
tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn... nhằm giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
của đê tài.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Trƣớc yêu cầu của cải cách tƣ pháp cùng nhƣ đòi hỏi thực tế về tính chính xác,
hiệu quả của khởi tố vụ án hình sự và mục đích bảo vệ pháp chế XHCN ở nƣớc
CHDCND Lào, luận văn đã tổng hợp, nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng
hình sự về kiểm sát việc khởi tô vụ án hình sự. Thông qua việc so sánh, đánh giá
những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong các quy định của pháp luật Lào và Việt



7

Nam về vấn dề này, đề tài đã tổng hợp lại những bài học kinh nghiệm của pháp luật
Việt Nam trong công tác kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự. Từ đó đề xuất một số
kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nhằm nâng cao chất lƣợng công tác kiểm sát việc
khởi tố vụ án hình sự trên thực tế ở Lào hiện nay.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm có 3 chƣơng sau:
Chương 1. Những vấn đề chung về kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự.
Chương 2. Pháp luật tố tụng hình sự Lào và Việt Nam về kiểm sát việc khởi tố
vụ án hình sự dưới góc độ so sánh.
Chương 3. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát việc khởi tố
vụ án hình sự ở Lào.


8

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SÁT VIỆC KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1. Khởi tố vụ án hình sự
1.1.1. Khái niệm khởi tố vụ án hình sự
Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nƣớc và ngƣời phạm tội, trong
đó với tƣ cách là ngƣời bảo vệ lợi ích của toàn xã hội, Nhà nƣớc có quyền khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với ngƣời phạm tội, buộc ngƣời phạm tội
phải chịu trách nhiệm tƣơng ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm mà họ
đã gây ra.
Khi tội phạm xảy ra, việc giải quyết vụ án phải trải qua nhiều giai đoạn và do
nhiều cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nhằm xác định chính xác, khách quan bản

chất vụ án, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với ngƣời phạm tội. Toàn bộ quá trình giải
quyết vụ án đƣợc gọi là tố tụng hình sự.
Tố tụng hình sự là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, mặc dù có
nhiệm vụ và ý nghĩa khác nhau nhƣng đều nhằm một mục đích là kịp thời, nhanh
chóng phát hiện và xử lý tội phạm. Trong quá trình này, khởi tố vụ án hình sự (trong
tiếng Lào là mở cuộc điều tra) là giai đoạn tố tụng đầu tiên, là giai đoạn tố tụng khởi
động quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Về khái niệm khởi tố vụ án hình sự, cho đến nay, đã có nhiều khái niệm khởi tố
vụ án hình sự đƣợc đƣa ra. Theo Từ điển Luật học, “khởi tố vụ án hình sự là một giai
đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra. Trong giai đoạn này, cơ quan có
thẩm quyền khởi tố tiến hành các hoạt động để xác định dấu hiệu của tội phạm”1. Khái
niệm này khẳng định khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng độc lập, có ý nghĩa
là giai đoạn mở đầu của quá trình tố tụng hình sự, xác định chủ thể tiến hành cũng nhƣ
nhiệm vụ của chủ thể trong giai đoạn này là “xác định dấu hiệu tội phạm” nhƣng vẫn
chƣa đƣa đến mục đích cuối cùng của việc thực hiện nhiệm vụ này. Mặt khác, khái
niệm vẫn chƣa khái quát đƣợc phạm vi của khởi tố vụ án hình sự, những cơ sở để thực
hiện nhiệm vụ và những biện pháp thực hiện nhiệm vụ của chủ thể tiến hành.
1

Bộ Tƣ pháp – Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tƣ pháp – Nxb Từ điển Bách khoa, Hà
Nội, tr. 429.


9

Theo các tác giả Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trƣờng Đại học
Luật Hà Nội2 thì: Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu cửa tố tụng hình sự, trong
đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu vi phạm để ra quyết
định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Trong khi đó, các tác giả Giáo trình
Luật tố tụng hình sự Lào của Khoa Luật - Trƣờng Đại học Quốc gia Lào3 định nghĩa

về khởi tố vụ án hình sự (mở cuộc điều tra) nhƣ sau: “mở cuộc điều tra” là giai đoạn
mở đầu cửa tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không
có dấu hiệu vi phạm để ra quyết định mở cuộc điều tra hoặc quyết định không mở
cuộc điều tra. Hai khái niệm này đã khẳng định mở cuộc điều tra/ khởi tố vụ án hình
sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự; do cơ quan có thẩm quyền tiến hành cũng
nhƣ đƣa ra đƣợc nhiệm vụ của các cơ quan đó trong giai đoạn này. Mặc dù chƣa thực
sự đầy đủ, nhƣng nhìn chung khái niệm này đã phần nào khắc họa đƣợc những đặc
điểm của khởi tố vụ án hình sự.
Theo tác giả Lê Cảm thì giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng
hình sự đầu tiên mà trong đó cơ quan tƣ pháp hình sự có thẩm quyền căn 10cứ vào các
quy định của pháp luật tố tụng hình sự, tiến hành việc xác định có (hau không) các dấu
hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đƣợc thực hiện, đồng thời
ban hành quyết định về việc khởi tố vụ án (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên
quan đến hành vi đó4. Do vậy, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của trình tự
giải quyết vụ án, có nhiệm vụ xác định một sự việc xảy ra trong thực tế có hay không
có dấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án
hình sự. Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đƣợc tiến hành trƣớc các giai
đoạn tố tụng tiếp theo nhƣ: điều tra, truy tố, xét xử... . Do đó giai đoạn này có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, xác lập cơ sở pháp lý cho hoạt
động điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, ngƣời phạm tội, lập hồ sơ vụ
án, đề nghị truy tố ngƣời phạm tội ra trƣớc Tòa án để xét xử.

2

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, tr. 233.
3
Trƣờng Đại học Quốc gia Lào – Khoa Luật (2014), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Lào, Nxb Đại học Quốc gia
Lào, Viêng Chăn, tr.150.
4

Lê Cảm (2004), “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, (2). tr 26.


10

“Khởi tố vụ án hình sự” đƣợc Tiến sĩ Trần Quang Tiệp khắc họa khá chi tiết
nhƣ sau: khởi tố vụ án hình sự “là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự có nhiệm vụ
xác định sự việc có xảy ra dấu hiệu tội phạm hay không? Giai đoạn này bắt đầu từ khi
Cơ quan điêu tra, VKS, Tòa án, đơn vị Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải qua Viện Kiêm
lâm và các cơ quan có thẩm quyền khác nhận được tin báo hoặc tố giác về tội phạm
hoặc trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm và kết thúc bằng việc cơ quan có thẩm
quyền ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tổ vụ hình sự”5. Khái niệm đã vạch ra
tƣơng đối đầy đủ các đặc điểm của khởi vụ án hình sự: khẳng định là giai đoạn tố tụng
hình sự đầu tiên, nêu đủ nhiệm vụ, chủ thể có thẩm quyền thực hiện, đối tƣợng tác
động của chủ thể (những cơ sở).
Các quan điểm nêu trên tuy đƣợc diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhƣng
đều thể hiện sự thống nhất đó là coi khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu của tố tụng
hình sự, là giai đoạn khởi động quá trình tố tụng hình sự, có vai trò làm căn cứ pháp lý
cho các giai đoạn tiếp theo. Trong giai đoạn này, các cơ quan có thẩm quyền xác định
có hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình
sự. Là một giai đoạn tố tụng hình sự nên nó cũng có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết
thúc. Do vậy, thời điểm bắt đầu của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự đƣợc xác định kể
từ khi các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin về tội phạm
nhƣ: Tố giác của công dân; tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tin báo trên các
phƣơng tiện thông tin đại chúng; kiến nghị khởi tố của các cơ quan nhà nƣớc; Cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm; ngƣời phạm
tội tự thú. Thời điểm kết thúc của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là khi các cơ quan có
thẩm quyền ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.
Nhƣ vậy, việc khởi tố vụ án hình sự là hoạt động nằm ở thời điểm kết thúc của
giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Từ đó, có thể hiểu, Khởi tố vụ án hình sự là việc các

cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định
khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự, làm cơ sở cho các
hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự.

5

Trần Quang Tiệp (2007), “Áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc quyết định khởi tố thay
đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can”, Tạp chí Kiểm sát, (2), tr. 22.


11

1.1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự
1.1.2.1. Đặc điểm
Từ khái niệm chung nhất về khởi tố vụ án hình sự cho thấy giai đoạn này có
những đặc điểm chính sau đây6:
Thứ nhất, về vị trí: Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự
đầu tiên, đƣợc bắt đầu với việc các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tiếp nhận
tố giác, tin báo... hoặc trực trực tiếp phát hiện về tội phạm và thời điểm kết thúc của
giai đoạn này là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố hoặc quyết định
không khởi tố vị án hình sự. Việc khởi tố vụ án hình sự nằm ở thời điểm kết thúc của
giai đoạn khởi tố vụ án hình sự.
Thứ hai, về chủ thể có quyền tiến hành việc khởi tố vụ án hình sự bao gồm:
CQĐT; VKS; Tòa án; các Cơ quan đƣợc giao tiến hành một số hoạt động điều tra nhƣ
Kiểm lâm, Hải quan… Những cơ quan này trên cơ sở kết quả kiểm tra, xác minh thông
tin về tội phạm sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố
vụ án hình sự.
Thứ ba, về phạm vi nhiệm vụ: trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, các cơ
quan có thẩm quyền chỉ có nhiệm vụ xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm
để ra quyết định khởi tố hay quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Thứ tư, cơ sở của việc khởi tố vụ án hình sự là nguồn tin về tội phạm mà CQĐT
dựa vào đó, tiến hành xác minh, xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm. Dấu
hiệu tội phạm phải đƣợc xác định thông qua những nguồn túi về tội phạm mà pháp luật
đã quy định thì mới có giá trị pháp lý là căn cứ của việc khởi tố vụ án. Theo quy định
pháp luật thì những cơ sở để xác đinh dấu hiệu tội phạm bao gồm: tố giác của công
dân; tin báo của cơ quan tổ chức, phƣơng tiện thông tin đại chúng; CQĐT, VKS, Tòa
án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lƣợng Cảnh sát biển và các cơ quan
khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm và nguồn tin từ chính ngƣời
phạm tội tự thú.

6

Phạm Văn Huân (2013), Những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật –
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 6.


12

Thứ năm, các biện pháp mà các cơ quan có thẩm quyền đƣợc sử dụng trong giai
đoạn khởi tố vụ án hình sự bao gồm: Biện pháp yêu cầu cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã
hội hoặc công dân cung cấp tài liệu cần thiết liên quan đến thông tin về tội phạm; yêu
cầu cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội hoặc công dân có liên quan giải thích làm rõ sự
việc; khám nghiệm hiện trƣờng và tiến hành các biện pháp khác theo quy định của
pháp luật để xác định dấu hiệu của tội phạm; nếu bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp
hoặc phạm tội quả tang thì lấy lời khai của ngƣời bị bắt...;
1.1.2.2. Ý nghĩa
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự giải
quyết một vụ án, có nhiệm vụ và ý nghĩa về mặt lý luận, ý nghĩa về mặt pháp lý và ý
nghĩa về mặt chính trị - xã hội rất rõ ràng: Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình

sự là sự tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm; kiểm tra, xác minh nguồn thông
tin đó để xác định có hay không có tội phạm xảy ra làm cơ sở cho việc ra quyết định
khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn này có nhiệm vụ làm rõ các tình
tiết loại trừ tố tụng của vụ việc, đồng thời với việc giữ gìn, bảo quản những cơ sở và
căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Giai đoạn khởi tố vụ án hình
sự tạo ra những điều kiện cần thiết để xác định ngƣời phạm tội, tội phạm ở giai đoạn
tiếp theo nhƣ: giai đoạn điều tra; truy tố; xét xử; Thi hành án hình sự theo quy định của
pháp luật. Trong đó:
Thứ nhất, ý nghĩa về mặt pháp lý
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu cho các giai đoạn tố tụng hình sự tiếp
theo để giải quyết vụ án hình sự. Thực hiện việc khởi tố vụ án hình sự làm phát sinh
quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng nhƣ CQĐT, VKS, Tòa án, Thi hành án hình
sự khi thực hiện các hành vi tố tụng để phát hiện nhanh chóng, chính xác và xử lý
nghiêm minh tội phạm. Thời điểm bắt đầu áp dụng các qui định của Bộ luật Hình sự
(BLHS) và BLTTHS là khi các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định
khởi tố vụ án hình sự, từ thời điểm này các quan hệ pháp luật hình sự đƣợc thực hiện7.

7

Phạm Văn Huân (2013), Những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật –
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 8.


13

Thứ hai, ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội
Ngày nay đất nƣớc Lào và Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều tội phạm
nguy hiểm, tội phạm mang yếu tố quốc tế, có tổ chức, xuyên quốc gia và sử dụng công
nghệ cao... với thủ đoạn hoạt động tinh vi, phƣơng thức hoạt động xảo quyệt, manh
động, liều lĩnh. Tội phạm hình sự có tổ chức, băng nhóm "xã hội đen"gây án nghiêm

trọng, băng nhóm tội phạm ma túy có vũ trang ở khu vực biên giới, tội phạm tham
nhũng và tội phạm kinh tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đầu tƣ, quản lý, sử dụng
đất đai và thƣơng mại, tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng vẫn hết
sức nhức nhối. Mức độ hậu quả gây ra cho xã hội của các loại tội phạm ngày càng lớn,
xâm phạm nghiêm trọng trật tự, kỷ cƣơng pháp luật XHCN, lợi ích của Nhà nƣớc và
xã hội, tài sản, tính mạng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, làm suy giảm
niềm tin xã hội và cản trở công cuộc phát triển đất nƣớc. Công tác đấu tranh phòng và
chống tội phạm luôn là đòi hỏi sự quan tâm lãnh đạo và thực hiện nghiêm túc của các
cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành các cấp, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính
trị xã hội, các tổ chức xã hội -nghề nghiệp và mọi công dân trong đó CQĐT, VKS,
Tòa án, Thi hành án giữ vai trò nòng cốt. Trên tinh thần đó, khởi tố vụ án hình sự có ý
nghĩa quan trọng hàng đầu trong đấu tranh phòng, ngừa và chống tội phạm, là công cụ
hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân. Đồng thời cũng thể hiện sự trừng phạt đối với ngƣời thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật góp phần bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trƣớc pháp luật "...không
phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất kể người
nào phạm tội đều bị xử lý trước pháp luật"8. Việc khởi tố vụ án chính xác, khách
quan, công bằng sẽ tạo niềm tin cho nhân dân vào sự nghiêm minh của pháp luật,
đồng thời giáo dục mọi ngƣời ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm9.

8

Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vũ Thị Nhiên (2017), Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình
sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 12-13.
9


14


1.2. Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự
1.2.1. Hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện kiểm sát là một hoạt động cơ bản, có tính
truyền thống chuyên biệt và để thực hiện chức năng riêng của mình. Việc thực hiện
kiểm sát của Viện kiêm sát nhân dân vừa thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tƣ
pháp, vừa để hỗ trợ thực hiện chức năng thực hành quyền công tố của chính VKSND.
Thuật ngữ "kiểm sát các hoạt động tư pháp" đƣợc xuất hiện trong các văn kiện
của Đảng nhƣ Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết số 08 ngày 02 /1/2002
của Bộ chính trị và đặc biệt đƣợc quy định tại Điều 107 Hiến pháp Việt Nam năm
2013 và Điều 4 Luật Tổ chức VKSND Việt Nam năm 2014, Điều 99 Hiến pháp Lào
năm 2015 và Điều 5 Luật tổ chức VKSND Lào (sửa đổi) năm 2017. Theo đó, chức
năng kiểm sát các hoạt động tƣ pháp có vai trò xuyên suốt toàn bộ hoạt động của hệ
thống cơ quan VKS, đồng thời thể hiện bản chất trong hoạt động của VKSND của nhà
nƣớc pháp quyền XHCN.
Luật tổ chức VKSND năm 2014 của Việt Nam lần đầu tiên đã đƣa ra khái niệm
kiểm sát hoạt động tƣ pháp:
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính
hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt
động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình
sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định
của pháp luật.10
Khái niệm đã khái quát tƣơng đối đầy đủ các thông tin cần phản ánh về kiểm
sát hoạt động tƣ pháp nhƣ về chủ thể thực hiện; về phạm vi thực hiện, khái niệm cũng
liệt kê các hoạt động tƣ pháp thƣờng xuyên có sự tham gia kiểm sát của VKS; về nội
dung của kiểm sát và đối tƣợng hƣớng đến của kiểm sát.


10

Khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.


15

Trong khi đó, các nhà lập pháp của Lào lại chƣa đƣa ra một định nghĩa pháp lý
chung nhất của khái niệm "kiểm sát các hoạt động tư pháp" nên dẫn đến nhiều quan
điểm nhận thức khác nhau về khái niệm này.
Từ điển Luật học đã đƣa ra khái niệm Kiểm sát hoạt động tƣ pháp là “kiểm tra,
giám sát, xem xét, theo dõi việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án, giam giữ, cải tạo của các cơ quan tiến hành tố tụng và giải quyết
các hành vi phạm pháp, kiện tụng trong nhân dân nhằm đảm bảo cho pháp luật được
chấp hành nghiêm chỉnh và tốt nhất”11. Định nghĩa này cho rằng kiểm sát hoạt động tƣ
pháp là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc, là việc giám sát trực tiếp các
hoạt động cụ thể của các cơ quan tƣ pháp và các cơ quan đƣợc giao một số thẩm quyền
tƣ pháp trong quá trình tố tụng.
Các học giả Lào và Việt Nam cũng đƣa ra các quan điểm khác nhau về “kiểm
sát các hoạt động tư pháp”. Qua quá trình nghiên cứu, tham khảo các công trình cho
thấy, tựu chung lại có ba nhóm quan điểm sau:
(1) Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng, "kiểm sát các hoạt động tư pháp chỉ
bao gồm nội dung kiểm sát các hoạt động tố tụng như điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án"12.
(2) Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng, "kiểm sát các hoạt động tư pháp bao
gồm việc kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử (cả các vụ án hình sự,
dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính) và phần "tư pháp" trong
thi hành án"13.
(3) Nhóm quan điểm thứ ba cho rằng, hoạt động tƣ pháp là một dạng hoạt động

thực hiện quyền lực nhà nƣớc và cũng phải chịu sự giám sát từ bên ngoài cũng nhƣ từ
bên trong hệ thống tƣ pháp, chịu sự giám sát Nhà nƣớc và giám sát xã hội. Theo nghĩa
rộng, kiểm sát tƣ pháp cũng đƣợc hiểu là giám sát tƣ pháp, là một bộ phận, một lĩnh
vực của hoạt động giám sát Nhà nƣớc trong lĩnh vực tƣ pháp. Còn theo nghĩa hẹp thì
11

Bộ Tƣ pháp – Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tƣ pháp - Nxb Từ điển Bách khoa, Hà
Nội, tr. 441.
12
Nguyễn Tất Viễn (2003), "Hoạt động tƣ pháp và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp", Kỷ yếu đề tài cấp bộ:
Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Hà Nội, tr.
49.
13
Nguyễn Tất Viễn (2003), "Hoạt động tƣ pháp và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp", Kỷ yếu đề tài cấp bộ:
Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Hà Nội, tr.
50.


16

kiểm sát tƣ pháp đƣợc hiểu là chức năng của VKS. Phạm vi kiểm sát tƣ pháp là việc
chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, xét xử các vụ án hình sự, giải quyết các
vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác
theo quy định của pháp luật. Mục đích của của kiểm sát tƣ pháp là bảo đảm cho pháp
luật đƣợc áp dụng thống nhất trong giải quyết các vụ án trên cơ sở tuân thủ nghiêm
chỉnh thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định14.
Mỗi quan điểm trên đây đều có những lập luận đúng của mình về khái niệm
"kiểm sát các hoạt động tư pháp". Tuy nhiên, trƣớc hết cần phải khẳng định kiểm sát
các hoạt động tƣ pháp là chức năng hiến định của VKS. Kiểm sát các hoạt động tƣ
pháp là một dạng giám sát Nhà nƣớc về tƣ pháp, đây là hoạt động mang tính quyền lực

nhà nƣớc. Tuy nhiên, khác với hoạt động giám sát Nhà nƣớc nói chung về tƣ pháp,
kiểm sát các hoạt động tƣ pháp là sự giám sát trực tiếp các hoạt động cụ thể của các cơ
quan tƣ pháp trong quá trình tố tụng với mục đích là nhằm đảm bảo cho pháp luật
đƣợc áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhất trong quá trình giải quyết các vụ án và bản
chất pháp lý của chức năng kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trong tố tụng hình sự là
kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp trong hành vi của các chủ thể bị kiểm sát. Từ
đó, theo chúng tôi có thể đƣa ra định nghĩa về khái niệm kiểm sát các hoạt động tƣ
pháp trong tố tụng hình sự nhƣ sau:
Kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự là chức năng hiến định của
VKSND, có nội dung là giám sát các hoạt động của các cơ quan tư pháp trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự, nhằm bảo đảm cho pháp luật tố tụng hình sự được thực
hiện một cách nghiêm chỉnh, thống nhất.
1.2.2. Khái niệm kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự
Là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự, có nhiệm vụ phát hiện kịp
thời mọi tội phạm, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự cũng là giai đoạn đầu tiên của quá
trình tố tụng hình sự có sự tham gia của VKSND nhằm thực hiện các hoạt động kiểm
tra tính có căn cứ, hợp pháp; giám sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thể trong
giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên này.
14

Trần Văn Độ (2003), "Một số vấn đề về hoạt động tƣ pháp và kiểm soát hoạt động tƣ pháp ở nƣớc ta hiện
nay", Kỷ yếu đề tài cấp bộ: Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp, Hà Nội, tr. 21-22.


17

Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Theo cách hiểu tại quy định của Điều 161 BLTTHS Việt Nam năm 2015 và
Điều 94 BLTTHS Lào năm 2012 thì: Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự bao gồm: a/

Kiểm sát quyết định khởi tố vụ án hình sự; b/ Kiểm sát quyết định thay đổi hoặc bổ
sung quyết định khởi tố; c/ Kiểm sát quyết định không khởi tố, quyết định hủy bỏ
quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Theo cách hiểu phạm vi rộng hơn, thì kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự bao
gồm kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự (theo quy định tại Điều 161 BLTTHS Việt
Nam năm 2015, Điều 94 BLTTHS Lào năm 2012) và kiểm sát việc giải quyết nguồn
tin tội phạm (tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố) (theo quy định tại Điều
160 BLTTHS Việt Nam năm 2015, Điều 87 BLTTHS Lào năm 2012).
Ngoài ra, còn một cách hiểu phạm vi rộng hơn, thì kiểm sát việc khởi tố vụ án
hình sự bao gồm: a/ kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố; và b/ Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự.
Với phạm vi nghiên cứu của luận văn đề cập đến chức năng kiểm sát việc khởi
tố vụ án hình sự, tức là chỉ bao gồm Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định
tại Điều 161 BLTTHS Việt Nam năm 2015 và Điều 94 BLTTHS Lào năm 2012.
Chức năng kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự của VKS thực chất là kiểm sát
việc tuân theo pháp luật các hoạt động tƣ pháp của CQĐT và các cơ quan khác đƣợc
giao tiến hành một số hoạt động điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Hoạt
động kiểm sát khởi tố với tính chất là một chức năng của VKS thì hoạt động đó có bản
chất pháp lý là kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp các hoạt động tố tụng hình sự
đƣợc thực hiện bởi CQĐT và các cơ quan khác đƣợc giao tiến hành một số hoạt động
điều tra trong giai đoạn khởi tố các vụ án hình sự nhằm bảo đảm việc khởi tố vụ án
đúng tội danh, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm.
Từ những nội dung nêu trên, có thể đƣa ra định nghĩa về chức năng kiểm sát
các hoạt động tƣ pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự nhƣ sau:
Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự là chức năng hiến định của VKSND, là sự
giám sát, đánh giá tính có căn cứ, hợp pháp của các quyết định, hành vi tố tụng hình
sự; theo dõi sự tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp của các cơ quan, chủ


18


thể có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, đảm bảo cho việc khởi tố vụ án hình sự có
căn cứ, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả.
1.2.3. Đặc điểm kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự
Xuất phát từ khái niệm đã nêu ở trên và trên cơ sở nghiên cứu các quy định của
pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm sát tƣ pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình
sự, có thể rút ra một số đặc điểm chung của nó nhƣ sau:
Thứ nhất, về đối tượng của kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự:
Đối tƣợng của kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự là các quyết định, hành vi,
các hoạt động của cơ quan có thẩm quyền trong việc khởi tố vụ án hình sự. Cụ thể là
việc ban hành quyết định khởi tố hay quyết định không khởi tố vụ án hình sự của
CQĐT, cơ quan có thẩm quyền trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Trong quá trình
tham gia thực hành quyền công tố, Kiểm sát viên đồng thời xem xét tính hợp pháp,
tính có căn cứ của các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyền trong
giai đoạn này.
Khi tiến hành hoạt động kiểm sát, VKS phải dựa trên các căn cứ pháp lý là Hiến
pháp, Luật tổ chức VKSND, BLHS, BLTTHS và các văn bản pháp luật khác có liên
quan để tiến hành kiểm sát bảo đảm sự tuân theo pháp luật, cũng nhƣ bảo đảm tính có
căn cứ và hợp pháp của các hành vi tố tụng hình sự mà chủ thể bị kiểm sát thực hiện.
Thứ hai, về phạm vi của kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự:
Phạm vi của kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự bắt đầu đƣợc xác định bắt đầu
từ khi có tội phạm xảy ra hoặc phát hiện đƣợc dấu hiệu của tội phạm cho tới khi cơ
quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án
hình sự. Việc xác định phạm vi nhƣ vậy là thể hiện tính đầy đủ, toàn diện của hoạt
động kiểm sát khởi tố các vụ án hình sự của VKS, cũng nhƣ thể hiện đầy đủ bản chất
pháp lý của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố các vụ án hình
sự đó là kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp trong hoạt động tố tụng của cơ quan
tiến hành tố tụng trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự.
Thứ ba, về chủ thể thực hiện kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự:
Kiểm sát các hoạt động tƣ pháp nói chung, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự

là chức năng hiến định của VKS. Mục đích của kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự là


19

nhằm phát hiện kịp thời những quyết định, hành vi không có căn cứ của cơ quan có
thẩm quyền trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự đồng thời có những biện pháp hiệu
quả nhằm khắc phục kịp thời, đảm bảo các quy định của pháp luật trong hoạt động nay
đƣợc tuân thủ chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Thứ tư, về hình thức kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự:
Khác hẳn với việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, VKS ban
hành các quyết định, phê chuẩn,... nhằm thực hiện quyền hạn tội của Nhà nƣớc đảm
bảo phát hiện, xử lý kịp thời, khách quan, không bỏ sót tội phạm. Trong công tác kiểm
sát việc khởi tố vụ án hình sự, VKS không trực tiếp ban hành các quyết định, phê
chuẩn... mà chính trong quá trình tham gia thực hành quyền công tố, giám sát tiến trình
xác minh của CQĐT, VKS đồng thời thực hiện chức năng kiểm sát, kiểm tra tính có
căn cứ cả về nội dung và hình thức của các quyết định, hành vi tố tụng, nếu phát hiện
các vi phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thì yêu cầu bổ
sung, khắc phục, hơn nữa thì áp dụng biện pháp kiến nghị, kháng nghị.
Nhƣ vậy, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự là hoạt động của VKS nhằm kiềm
tra, giám sát, đánh giá có căn cứ, hợp pháp của các quyết định, hành vi tổ tụng hình sự;
theo dõi sự tuân theo pháp luật trong các hoạt động tƣ pháp của các cơ quan, chủ thể
có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, đảm bảo cho việc khởi tố vụ án hình sự có căn
cứ, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả.
1.2.4. Ý nghĩa của kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự
Là giai đoạn tố tụng đầu tiên, giai đoạn khởi đầu cho quá trình tố tụng hình sự,
khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với cả quá trình giải quyết
vụ án hình sự. Do vậy, việc quy định VKS thực hiện kiểm sát ngay từ giai đoạn khởi
tố vụ án hình sự có ý nghĩa rất quan trọng cho cả quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử vụ án hình sự.

Thứ nhất, hoạt động kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự của VKSND là hoạt
động nhằm bảo vệ pháp chế XHCN. Đảm bảo mọi hoạt động tiếp nhận, tiến hành xác
minh của cơ quan có thẩm quyền trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự đều tuân thủ
nghiêm chỉnh quy định của pháp luật. Dựa trên những chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn mà Nhà nƣớc quy định cụ thể trong Hiến pháp, BLTTHS và Luật tổ chức


20

VKSND, VKS tham gia ngay từ đầu khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, theo dõi sát
sao việc Cơ quan có thẩm quyền ra quyết phân công xác minh tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố sao đúng thời hạn theo quy định và gửi cho VKS kịp thời;
đảm bảo trƣờng hợp tiến hành bắt khẩn cấp, tạm giữ, khám xét, khám xét khẩn cấp có
căn cứ theo quy định pháp luật... Thông qua kiểm sát việc khởi tố hình sự, VKS đã
tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, bảo nguyên tắc pháp chế XHCN và
tƣơng tự, thông qua việc giám sát chặt chẽ hoạt động của cơ quan có thẩm quyền trong
khởi tố vụ án hình sự, hoạt động của VKS cũng góp phần đảm bảo nguyên tắc pháp
chế XHCN của các cơ quan có thẩm quyền trong khởi tố vụ án hình sự.
Thứ hai, hoạt động kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự của VKS đảm bảo mọi
quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyền khởi tố đều khách quan, có căn
cứ, đúng pháp luật, đảm bảo hoạt động khám nghiệm hiện trƣờng, khám nghiệm từ thi
đúng trình tự theo quy định, thu đƣợc nhiều dấu vết phục vụ cho quá trình xác minh
một cách chuẩn xác nhất; hoạt động lấy lời khai ban đầu khách quan, trung thực nhất...
từ những việc tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật trong quá trình xác minh, kết quả
xác minh đƣợc đƣa ra là khách quan, đúng pháp luật nhất. Là giai đoạn tố tụng đầu
tiên, kết quả xác minh là căn cứ để đƣa ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án
hình sự; có thể là sự khởi đầu của quá trình tô tụng hình sự tiếp theo. Nhƣ vậy sự tham
gia kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩa trong việc đảm bảo mọi hành vi có
dấu hiệu tội phạm đều bị phát hiện, xử lý kịp thời hiệu quả đúng quy định pháp luật.
Thứ ba, hoạt động kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự của VKSND còn có ý

nghĩa đảm bảo quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc tôn trọng, bảo vệ. Các biện
pháp ngăn chặn nhƣ bắt, tạm giữ, biện pháp khám xét, khám xét khẩn cấp có thể đƣợc
áp dụng trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Ở vị trí là cơ quan có chức năng giám
sát, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình
sự, VKS trong giai đoạn này có nhiệm vụ đánh giá tính có căn cứ của việc bắt ngƣời
(bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp), đánh giá sự cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giữ,
biện pháp khám xét... Bởi lẽ, ngay ở biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ; biện pháp
khám xét đã thể hiện tính giai cấp, tính quyền lực nhà nƣớc, các biện pháp này đƣợc
áp đụng chính là xâm phạm vào quyền tự đo của con ngƣời, của công dân; xâm phạm


×