Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

ĐAU dây THẦN KINH HÔNG TO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.79 KB, 19 trang )

HỌC VIỆN Y – DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BÀI GIẢNG
ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNG TO

GIẢNG VIÊN: LÊ ĐĂNG TRƯƠNG


MỤC TIÊU

1. Trình bày nguyên nhân triệu chứng của đau
thần kinh hông to
2. Điều trị đau thần kinh hông to bằng xoa bóp
bấm huyệt


Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Đại cương:
Thần kinh toạ là một dây thần kinh lớn của cơ thể được
tạo nên bởi các rễ thần kinh từ đốt sống thắt lưng L3,
L4,L5, S1. Đau thần kinh toạ là biểu hiện hay gặp, là
biểu hiện nặng nề nhất trong bệnh cảnh chung của đau
cột sống thắt lưng. Biểu hiện này thường xuất hiện đột
ngột, có thể hết sau vài tuần, nhưng cũng có thể kéo dài
nhiều tháng, nhiều năm gây ảnh hưởng nhiều đến khả
năng lao động và chất lượng cuộc sống.



 Tuổi thường gặp nhất là từ 30- 60 tuổi với
tỷ lệ nam/nữ là 3/1.


 Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát
vị đĩa đệm. Điều trị nội khoa là chính. Tuy
nhiên, nếu đau kéo dài ảnh hưởng đến khả
năng vận động, cần xem xét phương pháp
phẫu thuật.


2. Chẩn đoán xác Định:
Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng.
2.1. Triệu chứng cơ năng:
Đau thắt lưng, lan xuống mông, kheo và cẳng chân
theo đường đi của dây thần kinh hông. Có khi đau
âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt
hơi, cúi. Đau tăng về đêm, giảm khi nằm trên
giường cứng và co gối lại. có thể kèm theo cảm giác
kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm bờ ngoài bàn
chân chéo qua mu chân đến ngón cái (rễ thắt lưng
5), ở gót chân hoặc ngón út (rễ cùng 1). Một số bệnh
nhân bị đau ở hạ bộ và đau khi tiểu đại tiện do tổn
thương rộng xâm phạm các rễ thuộc đám rối thần
kinh đuôi ngựa.


2.2. Triệu chứng thực thể:
Cột sống: phản ứng co cứng cơ cạnh cột sống, cột
sống mất đường cong sinh lý, vẹo do tư thế chống đau,
gẫy khúc đường gai sống
Triệu chứng chèn ép rễ: dấu hiệu lasegue dương
tính, Walleix(+). Khám phản xạ, cảm giác, vận động,
tình trạng teo cơ để xác định vị trí rễ bị tổn thương.

+ Rễ L5: Phản xạ gân gót bình thường, giảm hoặc mất
cảm giác phía ngón cái (có thể tăng ở giai đoạn kích
thích), không đi được bằng gót, teo nhóm cơ cẳng chân
trước ngoài, các cơ mu chân.
+ Rễ S1: Phản xạ gót giảm hoặc mất, cảm giác giảm
hoặc mất phía ngón út, không đi được bằng mũi chân,
teo cơ bắp cẳng chân, cơ gan bàn chân.


2.3. Chẩn đoán hình ảnh:
Chụp cộng hưởng từ (MRI): có thể đánh giá được
cấu trúc mô mềm như đĩa đệm hoặc cơ, dây chằng
cạnh cột sống và xương phát hiện khối u. Cho phép
chẩn đoán sớm và nhậy, có thể phát hiện được
30% những tổn thương không có triệu chứng lâm
sàng. Tuy nhiên có thể không có sự tương ứng giữa
triệu chứng lâm sàng với biểu hiện trên MRI.


3. Điều trị
3.1. Điều trị nội khoa
- Điều trị bằng thuốc:
+ Thuốc giảm đau: Chọn một trong các thuốc theo bậc
thang giảm đau của WHO paracetamol, efferalgan
codein, morphin.
+ Chống viêm không steroid: Voltaren, Mobic…
+ Thuốc giãn cơ: Mydocalm, myonal
- Điều trị không dùng thuốc:
+ Chế độ bất động trong giai đoạn đau cấp tính
+ Vận động hợp lý trong những giai đoạn sau

+ Thể dục vận động thân thể tăng cường sức khoẻ mạnh
của cơ cột sống.
+ Kéo giãn cột sống.


3.2. Điều trị phẫu thuật:
Chỉ định:
- Khi điều trị nội khoa không kết quả ( thường sau
3 -6 tháng điều trị nội khoa đúng cách mà bệnh
nhân không đỡ đau hoặc có teo cơ)
- Bệnh nhân có dấu hiệu chèn ép rễ như rối loạn
cơ tròn, liệt 2 chân hoặc teo cơ nhanh.


Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Đại cương
Bệnh đau dây thần kinh hông to là bệnh thường gặp
nhất trong các bệnh của các dây thần kinh ngoại biên.
Trong y văn của YHCT có nói đến bệnh “toạ điến
phong”, “ toạ cốt phong”, “Yêu cước thống”, “yêu cước
đông thống”… thuộc phạm vi chứng tý và bệnh có
triệu chứng lâm sàng giống với bệnh đau dây thần
kinh hông to


2. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh:
2.1. Do ngoại nhân ( thể đau cấp)
Thường do phong, hàn, thấp thừa lúc tấu lý sơ hở
xâm phạm vào hai kinh túc thái dương Bàng

quang và kinh túc thiếu dương Đởm; hoặc do khí
trệ, huyết ứ ở hai kinh trên làm cản trở sự vận
hành của kinh khí mà gây nên đau (thông thì bất
thống, thống thì bất thông).


2.2. Do nội nhân ( thể đau mạn)
Thường gặp ở người do chính khí suy yếu mà dẫn đến
rối loạn chức năng của các tạng, nhất là hai tạng can
và thận. Sự rối loạn chức năng của hai tạng can thận
và hai phủ đởm, bang quang sẽ ảnh hưởng đến sự
tuàn hoàn của khí huyết, kinh khí bị trở trệ dọc đường
đi của kinh Bàng quang và kinh Đởm.
2.3. Do bất nội ngoại nhân
Do lao động quá sức, sau khi mang vác vật nặng, bị
đánh, bị ngã.. làm khí trệ huyết ứ mà gây nên đau.


3. Triệu chứng:
Chia làm ba thể:
- Thể do phong hàn, hàn thấp: giống như đau thần kinh
hông do lạnh của YHHĐ
- Thể do huyết ứ: giống như đau thần kinh hông do sang
chấn của YHHĐ.
- Thể do can thận hư: Giống như đau thần kinh hông do
mắc bệnh mạn tính ở cột sống thắt lưng (như thoái hoá
cột sống, gai đôi cột sống..)
Cả ba thể trên thường có các triệu chứng:
+ Đau: người bệnh thấy đau liên tục hoặc đau từng cơn
dọc từ lưng xuống chân, hạn chế vận động, đau nhiều về

đêm; đau tăng lên mỗi khi hắt hơi, khi ho, khi ngồi xuống
hoặc khi cúi xuống, vận động đi lại nhiều; có khi ê ẩm
(do thấp); đau như kim châm, đau như bị dao cắt( do
hàn ngưng, huyết ứ)


+ Có thể có rối loạn cảm giác ở mặt sau hay mặt ngoài
cẳng chân.
+ Có thể có teo cơ mông và chi dưới, tê ở mặt ngoài đùi,
cẳng chân, bàn chân, gót chân. Bệnh nhân đi lại khó
khăn, vận động bị hạn chế ( do các cơ bị co lại)
+ Mạch tượng: các trường hợp đau cấp nguyên nhân do
phong hàn mạch thường phù khẩn; đau do hàn thấp
mạch thường trầm hoạt; còn nếu do can thận hư
mạch thường trầm nhược, lưỡng xích yếu khó bắt.
+ Chất lưỡi đỏ, rêu lưới trắng mỏng( do hàn); rêu lưỡi
vàng dày, có vết nứt và vết hằn răng ( do thấp nhiệt).


4. Điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt:
4.1. Phép: Khu tà, thông kinh hoạt lạc, giảm đau.
4.2. Tiến hành
- Bệnh nhân nằm sấp, thầy thuốc đứng, lần lượt làm
các thủ thuật sau:
- Day dọc từ thắt lưng tới mặt sau cẳng chân 3 lần.
- Lăn từ thắt lưng tới mặt sau cẳng chân 3 lần.
- Bóp từ thắt lưng tới sau cẳng chân 3 lần.
- Bấm huyệt: Giáp tích nơi đau, Thận du, Đại trường
du, Hoàn khiêu, Thừa phù, Ủy trung, Thừa sơn, Côn
lôn.

- Nếu đau mặt ngoài đùi và cẳng chân bấm thêm
huyệt Phong thị và Dương lăng tuyền.


- Vận động cột sống:
+ Vận động cột sống (giống đau lưng cấp)
+ Gập đùi vào ngực (giống đau lưng cấp)
+ Nếu có thoát vị đĩa đệm thì không làm.
- Vận động chân: bệnh nhân nằm ngửa, một tay
thầy thuốc nắm cổ chân, một tay để ở đầu gối, gập
chân bệnh nhân vào bụng rồi kéo duỗi thẳng chân,
làm như vậy 3 lần, đến lần thứ 3 khi duỗi thẳng
chân thì giật mạnh một cái. Bệnh nhân nằm sấp,
phát từ thắt lưng xuống mặt sau cẳng chân một lần.


4.3. Liệu trình
Ngày xoa bóp một lần, mỗi lần 30 phút. Mỗi đợt
điều trị từ 1 đến 2 tuần, nếu chưa khỏi, nghỉ một
tuần, sau đó lại tiếp tục. trong thời gian nghỉ, thay
bằng châm cứu hoặc thuốc thang.
4. Chú ý: Thủ thuật xoa bóp cần làm mạnh, nhanh.
Nếu do thoát vị đĩa đệm (đã phục hồi) cần xoa bóp
thêm vùng lưng có vặn lưng.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×