Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề cương phục hồi chức năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.17 KB, 10 trang )

ĐỀ CƯƠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Câu 1: Kể tên các hình thức vận động được áp dụng trong PHCN, trình bày phương pháp
tập kháng trở và tập kéo dãn?
1. Đại cương: Sự vận động hoàn toàn của một khớp gọi là tầm vận động, khi cử
động của chi thể được thực hiện trong tầm vận động, mọi cấu trúc như: cơ, diện
khớp, dây chằng, thần kinh, mạch máu, thần kinh... đều tham gia hoặc có ảnh
hưởng. Để mô tả tầm vận động một khớp, các thuật ngữ được dùng như: Gập, duỗi,
dạng, khép, xoay...Trong phục hồi chức năng các bài tập vận động gồm:
2. Tập theo tầm vận động khớp:
- Tập vận động thụ động
- Tập chủ động có trợ giúp
- Tập chủ động
3. Tập kháng trở: Là động tác tập do chính bệnh nhân hoàn tất có sự kháng lại bởi
kỹ thuật viên hoặc dụng cụ
- Chỉ định: Co cơ bậc 4, 5
- Tác dụng:
+ Tăng sức mạnh của cơ (lực tạo ra khi co cơ)
+ Tăng sức bền của cơ (cơ co cường độ thấp trong thời gian kéo dài)
+ Tăng công của cơ (hiệu suất của cơ)
+ Thận trọng : cao tuổi, loãng xương, bệnh tim mạch, quá mệt mỏi
- CCĐ: Viêm nhiễm, đau nhiều
4. Tập kéo dãn: Là động tác tập cưỡng bức do kỹ thuật viên hay do dụng cụ cơ học,
cũng có thể do bệnh nhân tự kéo dãn khi tầm vận động bị hạn chế. Tầm vận động bị
hạn chế thường do hậu quả của co rút, dính khớp và hình thành sẹo tổ chức làm cho
cơ, tổ chức liên kết và da bị ngắn lại so với bình thường
- CĐ:
+ Khi tầm vận động khớp bị hạn chế
+ Khi co rút gián đoạn các hoạt động chức năng hàng ngày và chăm sóc điều
dưỡng
+ Khi cơ bị yếu, tổ chức bị căng cơ yếu cần được kéo dài trước khi cần làm
mạnh


- Mục đích:
+ Tái thiết lập lại tầm hoạt động của khớp và vận động của phần mềm xung
quanh khớp
+ Đề phòng co rút vĩnh viễn
- Thận trọng:
+ Bệnh nhân có loãng xương
+ Bệnh nhân nằm, hoặc bất động lâu, tuổi cao, sử dụng Corticoid kéo dài
+ Các cơ và mô liên kết bị bất động lâu ngày
+ Bệnh nhân bị đau khớp, đau cơ
+ Các mô bị phù
+ Tránh kéo dãn quá mức các cơ yếu
- CCĐ:
+ Khi khối xương giới hạn vận động của khớp
1


+ Sau một gãy xương mới
+ Viêm cấp tính hoặc nhiễm trùng
+ Có đau nhói và đau cấp tính
+ Có khối máu tụ
Câu 2: Kể tên các thể lâm sàng Bại não? Nêu các nguyên nhân gây bại não? Cách phát
hiện sớm trẻ bại não?
1. Định nghĩa: Bại não là tổn thương não không tiến triển xảy ra vào giai đoạn trước
khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh đến 5 tuổi. Biểu hiện bằng các rối loạn về vận
động, trí tuệ, giác quan và hành vi
2. Nguyên nhân gây bại não:
2.1 Trước sinh:
- Mẹ bị cúm, sốt cao khi đang mang thai
- Nhiễm độc thai nghén nặng
- Mẹ bị bệnh tim, tiểu đường, các bệnh chuyển hoá khác

- Bất đồng nhóm máu Rh
- Chấn thương
- Không rõ nguyên nhân
2.2 Trong khi sinh:
- Trẻ đẻ non
- Cân nặng dưới 2,5kg
- Đẻ ngạt
- Có can thiệp sản khoa: Forcep, giác hút
- Các dị tật bẩm sinh: não bé, não úng thuỷ,...
2.3 Sau khi sinh:
- Trẻ bị sốt cao co giật
- Bị ngạt nước, ngạt hơi
- Chấn thương vào đầu
- Các bệnh nhiễm trùng thần kinh: viêm não, màng não
- Nguyên nhân khác
3. Các dấu hiệu nhân biết bại não:
- Trẻ đẻ ra không khóc ngay
- Bị ngạt tím, ngạt trắng
- Mềm nhẽo hoặc cứng đờ, khó bế ẵm
- Phát triển chậm hơn so với trẻ cùng độ tuổi
- Khó cử động (liệt) một hay nhiều chi
- Nghe kém, nhìn kém
- Có những cử động bất thường
- Có thể bị động kinh
- Hành vi bất thường
4. Các thể lâm sàng của trẻ Bại não:
- Thể co cứng
- Thể múa vờn
- Thể thất điều
- Thể nhẽo

- Thể phối hợp co cứng và múa vờn
2


Câu 3: Nêu đặc điểm lâm sàng: mục tiêu phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa
người do TBMN giai đoạn hồi phục?
1. Định nghĩa: TBMN là những thiếu sót thần kinh thường là khi trú xảy ra đột ngột,
có thể phục hồi hoàn toàn hoặc dẫn đến tử vong trong 24h, loại trừ các nguyên nhân
sang chấn
2. Biểu hiện lâm sàng:
+ Tri giác nhận thức:
- Được cải thiện và ổn định, do vậy BN có thể hối hợp được với việc thăm
khám và điều trị
- Hoạt động hô hấp, ăn uống, bài tiết được kiểm soát
- Giảm bớt nguy cơ các thương tật thứ cấp
- Trong giai đoạn này cần chú ý đến: hội chứng bán cầu não không ưu thế,
mất thực dụng rối loạn giác quan
+ Khiếm khuyết vận động: BN có liệt cứng với mẫu co cứng điển hình, cử động
khối
+ Hội chứng vai tay và hiện tượng đau khớp vai bên liệt
- Còn được gọi là phản xạ loạn dưỡng giao cảm
- Khớp vai bên liệt sưng, nóng, đỏ, đau, co rút, hạn chế vận động
- Đau lan xuống các khớp của chi
- XQ: Loãng xương, hình đốm, mất Calci của xương
+ Các hoạt động chức năng:
- Di chuyển: Thường bằng xe lăn, BN có thể tự lăn trở ngồi dậy tại giường.
Thăng bằng điều hợp chưa tốt cản trở di chuyển
- Các hoạt động tự chăm sóc: Tay liệt hồi phục chậm hơn, các hoạt động hàng
ngày chủ yếu dựa vào tay lành
- Rối loạn ngôn ngữ và lời nói: Hay gặp thất ngôn, mất thực dụng lời nói

3. Mục tiêu PHCN
1) Duy trì sức khoẻ ổn định, tạo điều kiện cho việc luyện tập, vận động
2) Tăng cường sức mạnh cơ bên liệt
3) Tạo thuận và khuyến khích tối đa các hoạt động chức năng
4) Kiểm soát các rối loạn tri giác, nhận thức, giác quan, ngôn ngữ
5) Hạn chế và kiểm soát các thương tật thứ cấp
6) Giáo dục và hướng dẫn gia đình cùng tham gia PHCN
Câu 4: Trình bày quá trình bệnh lý dẫn đến tàn tật, cách phòng ngừa?
1. Bệnh: Khi các tác nhân như vật lý, hoá học, sinh học, di truyền,... làm thay đổi về
sinh hoá, sinh lý của cơ thể gọi là quá trình bệnh lý, bệnh lý thường diễn biến thành
bệnh. Bệnh là do quá trình bệnh lý tác động vào tế bào, cơ quan, hệ thống cơ quan
làm ảnh hưởng ít hoặc nghiêm trọng đến chức năng của cơ quan hay hệ thống cơ
quan của cơ thể, có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tồn tại của người
bệnh
2. Khiếm khuyết: Khiếm khuyết (Impairment): là sự mất đi, hoặc bất thường về cấu
trúc giải phẫu hoặc chức năng. Khiếm khuyết đề cập đến mức độ tổn thương của cơ
quan cơ thể
VD: Cụt chi, Đục thuỷ tinh thể, Tổn thương não do đè ngạt
3


3. Giảm khả năng: Giảm khả năng (Disability): là bất cứ sự hạn chế hay thiếu (do
hậu quả của khiếm khuyết) về khả năng thực hiện một hoạt động theo cách hay
trong giới hạn thông thường
VD:
- Cụt chân: Giảm khả năng tự chăm sóc, vận động
- Tổn thương não: Gây liệt, khó học, khó tiếp thu
- Tổn thương cơ quan thính giác: Câm điếc
4. Tàn tật (Handicap): Là tình trạng bất lợi của một cá nhân, do bị ảnh hưởng của
khiếm khuyết hay giảm khả năng mà bị hạn chế hoặc cản trở việc thực hiện vai trò

bình thường của mình trong điều kiện tuổi, giới, các yếu tố văn hoá xã hội của
người đó
VD:
- Người chậm phát triển tinh thần không được tham gia đào tạo nghề: tàn tật nghề
nghiệp, hoà nhập xã hội
- Người cụt chi: tàn tật vận động, nghề nghiệp
* Các biện pháp phòng ngừa:
+ Từ người khoẻ mạnh để không bị bệnh, tai nạn và khiếm khuyết gọi là phòng
ngừa tàn tật bước I, bao gồm các biện pháp cơ bản:
Phòng ngừa khiếm khuyết được gọi là phòng ngừa tàn tật cấp bao gồm:
1) Tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ cao nhất
2) Phát hiện sớm, điều trị kịp thời
3) Phát triển tốt y học cộng đồng
4) Có đầy đủ các điều kiện đảm bảo sức khoẻ
5) Phát triển ngành phục hồi chức năng, phát hiện tàn tật sớm, tìm nhu cầu
phục hồi chức năng, cung cấp kịp thời mắt kính, máy trợ thính, dụng cụ chỉnh
hình, xe lăn để giảm tác động của khiếm khuyết
+ Phòng ngừa giảm khả năng: Các biện pháp ngăn ngừa tình trạng khiếm khuyết
dẫn đến giảm khả năng gọi là phòng ngừa tàn tật bước II, bao gồm:
1) Các biện pháp phòng ngừa khiếm khuyết
2) Giáo dục đặc biệt (giáo dục hoà nhập hoặc giáo dục chuyên biệt cho trẻ bị
khiếm khuyết)
3) Dạy nghề, tạo việc làm cho người bị khiếm khuyết
4) Phát triển, áp dụng kỹ thuật phục hồi chức năng cho người khiếm khuyết:
ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, vận động trị liệu, sản xuất dụng cụ trợ
giúp, chỉnh hình
+ Để phòng ngừa khiếm khuyết, giảm khả năng không trở thành tàn tật gọi là phòng
ngừa tàn tật bước III bao gồm các biện pháp phòng ngừa tàn tật bước I,II
Câu 5: Trình bày phương pháp PHCN cho bệnh nhân gãy xương?
1. Định nghĩa: Gãy xương là tình trạng xương bị phá huỷ làm mất sự toàn vẹn do

lực tác động (chấn thương, tai nạn: giao thông, lao động, sinh hoạt), hoặc do một
quá trình bệnh lý của xương (viêm, ung thư, loãng xương) có kèm theo thương tổn
phần mềm lân cận
2. Phương pháp phục hồi chức năng

4


2.1 Giai đoạn bất động: Đây là giai đoạn bệnh nhân còn phương tiện bất động như:
bó bột, kết xương kim loại, cung cố định ngoại vi... Giai đoạn này ổ gãy đang hình
thành cale
- Vận động trị liệu:
+ Đối với các vùng chi bị phù nề: Để chi cao bằng cách kê gối đệm
+ Đối với các vùng gãy xương phải bất động: khuyến khích bệnh nhân co cơ
tĩnh (lên gân) để đề phòng teo cơ, giảm phù nề, làm tăng quá trình liền xương
+ Đối với các vùng chi lành: cho tập vận động chủ động, tập có lực cản, tập
có đề kháng
+ Người già: cần đề phòng viêm phổi, xẹp phổi bằng tập thở, kích thích ho
khạc bằng vỗ rung lồng ngực, dẫn lưu tư thế
- Vật lý trị liệu: Nhiệt trị liệu, điện trị liệu trong giai đoạn chấn thương có tác dụng
giảm đau, tăng cường tuần hoàn, dinh dưỡng
2.2 Giai đoạn sau bất động: Đây là giai đoạn đã tháo bỏ phương tiện bất động gãy
xương (bó bột, nẹp bột...), đã hình thành can xương độ 3 hoặc đang sửa chữa can
xương thực thụ
- Vận động trị liệu:
+ Tập vận động: Thực hiện các động tác chủ động, thụ động, chủ động có trợ
giúp, tập có đề kháng làm phục hồi tầm vận động khớp, sức cơ
+ Tập với dụng cụ như thanh song song, xe đạp, ghế tập, tập với ròng rọc, kéo
tạ,..
- Hoạt động trị liệu: Phục hồi và hoàn thiện các chức năng sinh lý bình thường.

- Vật lý trị liệu:
+ Nhiệt trị liệu: sử dụng hồng ngoại, paraphin làm mềm sẹo, tăng tuần hoàn
dinh dưỡng vùng tổn thương
+ Điện trị liệu: điện xung, điện phân có tác dụng giảm đau, giãn cơ
+ Xoa bóp trị liệu làm tăng dinh dưỡng tại chỗ, giảm xơ dính phần mềm
quanh chỗ gãy
Câu 6: Trình bày các thương tật thứ phát do loãng xương, loét do đè ép, cách phòng ngừa?
1. Định nghĩa: Các thương tật thứ phát là các biến chứng xảy ra do không chăm sóc
hoặc chăm sóc không đúng trong quá trình điều trị người bệnh
2. Loét do đè ép: Là tình trạng tổn thương hoại tử khu trú ở da và tổ chức dưới da
khi có sự đè ép gây thiếu máu tổ chức. Đây là một thương tật thứ cấp khá phổ biến,
đặc biệt gặp nhiều ở bệnh nhân liệt tuỷ, đột quỵ... Tần suất gặp trên 28% bệnh nhân
điều trị nội trú. Đặc biệt ở bệnh nhân liệt tuỷ sống, tỷ lệ này cao tới 24-85%. Các
vùng hay bị loét: vùng gáy, xương cùng, mấu chuyển lớn, ụ ngồi, gót chân, mắt cá
chân
2.1 Phòng ngừa loét do đè ép:
+ Phát hiện sớm nguy cơ tổn thương da
+ Cần chú ý đến những bệnh nhân có nguy cơ cao như hôn mê, liệt tuỷ, đa
chấn thương, bệnh nhân cần bất động kéo dài
+ Các vùng bị tì đè như bả vai, chẩm, cùng cụt, mắt cá ngoài...
+ Các dấu hiệu của loét: da tấy đỏ, trắng nhợt, phỏng nước, loét...
+ Thay đổi tư thế ít nhất 2 giờ/ lần: bệnh nhân được hướng dẫn tự lăn trở hoặc
được sự hỗ trợ của điều dưỡng, kĩ thuật viên, người nhà
5


+ Thường xuyên kiểm tra các vùng có nguy cơ cao, vệ sinh hàng ngày cho
bệnh nhân
+ Dùng đệm chống loét
+ Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng Protein, Vitamin...

3. Loãng xương: Là tình trạng giảm mô xương tương đối so với thể tich giải phẫu
của xương, mô xương giảm nhưng tỷ lệ chất vô cơ và hữu cơ của xương không thay
đổi gặp ở bệnh nhân nằm bất động lâu ngày (loãng xương toàn thể), hoặc các vùng
chi thể bất động lâu ngày (loãng xương khu trú)
3.1 Phòng ngừa loãng xương:
+ Nếu bệnh nhân hợp tác tự vận động được hướng dẫn vận động chủ động.
Bệnh nhân hôn mê, liệt không vận động được cần vận động thụ động. Một số trường
hợp cần hướng dẫn bệnh nhân co cơ tĩnh
Câu 7: Trình bày mục đích, nội dung các nhóm kỹ thuật phụ hồi chức năng?
1. Định nghĩa:
Phục hồi chức năng gồm các biện pháp y học, xã hội, giáo dục, hướng nghiệp,
nhằm hạn chế tối đa giảm chức năng, tạo cho người khuyết tật có cơ hội tham
gia hoạt động để hội nhập, tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng trong cộng
đồng xã hội
2. Mục đích
(1) Phục hồi chức năng thể chất, tâm lý, nghề nghiệp
(2) Giúp người tàn tật khả năng tự chăm sóc, giao tiếp, vận động, hành vi ứng
xử và có thu nhập
(3) Ngăn ngừa các thương thật thứ phát
(4) Tăng cường khả năng còn lại để hạn chế hậu quả tàn tật
(5) Thay đổi thái độ, hành vi của xã hội, chấp nhận người tàn tật là thành viên
bình đẳng
(6) Cải thiện môi trường rào cản để người tàn tật hội nhập xã hội như giao
thông, công sở, nhà ở, nơi sinh hoạt văn hoá, du lịch thể thao
(7) Tạo điều kiện để người tàn tật được hội nhập, tái hội nhập xã hội để họ có
chất lượng cuộc sống tốt hơn như vui chơi, giải trí, việc làm có thu nhập
3. Các kỹ thuật phục hồi chức năng gồm hai nhóm:
3.1 Các kỹ thuật can thiệp phục hồi chức năng cho người tàn tật
1) Y học: Phẫu thuật chỉnh hình, y học nội khoa, các kỹ thuật chẩn đoán y
khoa

2) Sản xuất, cung cấp các dụng cụ chỉnh hình, thay thế như mắt kính, tai
nghe, xe lăn, máy phát âm (thường để khắc phục tình trạng khiếm khuyết)
3) Ngôn ngữ trị liệu
4) Hoạt động trị liệu
5) Vận động trị liệu
6) Tâm lý trị liệu
3.2: Các kỹ thuật khắc phục giúp đỡ người tàn tật tham gia hội nhập xã hội
1) Cán bộ xã hội: Nghiên cứu các khía cạnh xã hội có liên quan đến người tàn
tật và khắc phục có hiệu quả
2) Giáo dục đặc biệt: giáo dục hoà nhập, giáo dục chuyên biệt
3) Dạy nghề: tạo việc làm có thu nhập cho người tàn tật
6


4) Cải thiện môi trường như đường đi, nhà ở,...phương tiện đi lại để người tàn
tật có thể đến những nơi họ cần đến, làm các việc có ích cho cuộc sống của
họ
Câu 8: Trình bày thương tật thứ phát do nhiễm trùng và biến chứng về tim mạch, cách
phòng ngừa?
1. Định nghĩa: Các thương tật thứ phát là các biến chứng xảy ra do không chăm sóc
hoặc chăm sóc không đúng trong quá trình điều trị người bệnh
2. Nhiễm trùng: Bệnh nhân thường gặp nhiễm khuẩn phổi, tiết niệu, da,... do nấm
lâu làm ứ đọng dịch tiết, kết hợp với điều kiện vệ sinh kém, sức đề kháng của bệnh
nhân giảm
3. Các biện pháp phòng ngừa:
3.1 Nhiễm trùng hô hấp:
(1) Cho bệnh nhân ngồi dậy, vận động kém
(2) Hướng dẫn cách thở, cách ho, khạc đờm, thực hiện vỗ rung khi có ứ đọng
đờm rãi
(3) Đặt dẫn lưu tư thế khi có viêm phổi thuỳ

(4) Dùng kháng sinh, long đờm, vitamin,...
3.2 Nhiễm trùng tiết niệu
(1) Cho bệnh nhân ngồi dậy, vận động sớm
(2) Uống nhiều nước, hướng dẫn bệnh nhân tiểu, vệ sinh đúng cách
(3) Dùng kháng sinh
4. Các biến chứng tim mạch
4.1: Rối loạn tái phân bố dịch cơ thể:
Khi bệnh nhân nằm không còn áp lực thuỷ tĩnh, lượng máu ở hai chân
(khoảng 700ml) sẽ chuyển về tim và phổi tăng cung lượng tim và tần số tim
và tăng bài tiết nước tiểu làm giảm thể tích huyết tương
4.2: Hạ huyết áp tư thế:
Sự tái phân bố dịch cơ thể là nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế
4.3: Biện pháp phòng ngừa:
Cho bệnh nhân đứng trên bàn nghiêng, mỗi lần khoảng 20 phút, cần đạt 75
4.4 Rối loạn điều hoà tim mạch: là tình trạng giảm khả năng hoạt động chức năng
của hệ tim mạch giảm do bất động
Các bài tập làm tăng sự chịu đựng của hệ tim mạch đối với vận động sẽ kiểm
soát được các rối loạn này
4.5 Huyết khối: Hiện tượng giảm thế tích huyết tương cộng với ứ trệ tuần hoàn làm
tăng nguy cơ đông máu (hay gặp ở bệnh nhân tổn thương tuỷ sống giai đoạn cấp
hoặc sau phẫu thuật), có thể dùng thuốc chống đông: Aspirin, heparin, flavix
Câu 9: Nêu đặc điểm lâm sàng: mục tiêu phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa
người do TBMN giai đoạn cấp?
1. Định nghĩa: TBMN là những thiếu sót thần kinh thường là khi trú xảy ra đột ngột,
có thể phục hồi hoàn toàn hoặc dẫn đến tử vong trong 24h, loại trừ các nguyên nhân
sang chấn
2. Biểu hiện lâm sàng:
+ Thay đổi về tri giác, nhận thức:
7



Bệnh nhân có thể bị hôn mê trong các trường hợp tổn thương phạm vi mạch
não rộng do xuất huyết não, hoặc khi tai biến xảy ra ở thân não. Ngoài ra, có thể gặp
những rối loạn tri giác-nhận thức ở mức độ khác nhau: lú lẫn, mất định hướng, giảm
tập trung chú ý, rối loạn trí nhớ, ngôn ngữ, tư duy, cảm xúc và mất thực dụng
+ Khiếm khuyết vận động
Tuỳ vào tổn thương nguyên phát, vị trí tổn thương mạch máu mà các rối loạn
vận động biểu hiện khác nhau
- Hội chứng khuyết não ở bao trong gây liệt nửa người thuần tuý vận động
- Tổn thương bán cầu não do động mạch não giữa gây liệt nửa người, tay và
mặt nặng hơn chân, kèm theo rối loạn cảm giác và ngôn ngữ...
- Tai biến hệ thân nền gây liệt nửa người kèm liệt giao bên của các dây thần
kinh sọ não, có thể kèm theo hội chứng tiểu não, rối loạn thị trường
+ Các rối loạn giác quan:
Cảm giác: những rồi loạn cảm giác có thể gặp ở bệnh nhân TBMM gồm mất
hoặc giảm cảm giác nông gồm cảm giác đau, nóng lạnh, cảm giác sờ, sâu: cảm giác
về vị trí. Thông thường những khiếm khuyết cảm giác hay bị bỏ qua do bệnh nhân ít
khi kêu ca về nó. Rối loạn cảm giác thường được hồi phục gần hoàn toàn trong vòng
tháng thứ nhất, thứ hai
+ Các hậu quả của bất động
Có thể xảy ra các thương tật thứ cấp như loét do đè ép, teo cơ, co rút, cốt hoá
lạc chỗ, huyết khối tĩnh mạch, bội nhiễm phổi hoặc nhiễm trùng tiết niệu
3. Mục tiêu phục hồi chức năng
1) Chăm sóc, nuôi dưỡng
2) Theo dõi và kiểm soát chức năng
3) Đề phòng thương tật thứ cấp
4) Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
5) Nhanh chóng đưa người bệnh ra khỏi trạng thái bất động tại giường
Câu 10: Kể tên các bệnh gây chậm phát triển trí tuệ? Dấu hiệu phát hiện sớm và nguyên
tắc phục hồi chức năng?

1. Hội chứng Down: Là một bệnh gây nên bởi rối loạn nhiễm sắc thể (thừa NST 21)
1.1 Dấu hiệu nhận biết sớm:
+ Ngay sau sinh trẻ mềm nhẽo, ít khóc
+ Bộ mặt đặc biệt: Mắt xếch, mí mắt lộn lên đôi khi bị lác, tai thấp, miệng trễ và
luôn há, hàm ếch cao và hẹp, lưỡi dày và hay thè ra ngoài
+ Đầu nhỏ và ngắn, gáy phẳng, cổ ngắn, vai tròn
+ Bàn tay ngắn và to, các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo. Có 1 đường vân
sâu nằm ngang đường bàn tay
+ Bàn chân phẳng, ngón chân cái toè, khớp háng, cổ chân, khuỷu lỏng lẻo
+ Trương lực cơ giảm
+ Chậm phát triển về vận động: lẫy, ngồi, bò, đứng, đi
+ Chậm phát triển về trí tuệ: chậm nói, chậm hiểu ngôn ngữ, khó khăn khi học các
kỹ năng tự chăm sóc
+ Cứ 10 trẻ Down có 1 trẻ bị tổn thương đốt sống cổ gây nên tổn thương tuỷ sống
và bị liệt
+ Cứ 3 trẻ Down có 1 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh
8


+ Không có khả năng có con
2. Bệnh suy giáp trạng: Là tình trạng thiếu Hormon phát triển Thyroid của tuyến
giáp gây nên
2.1 Dấu hiệu nhân biết sớm:
+ Phù niêm (Bộ mặt đặc biệt): Mặt phị, mắt hùm hụp, lưỡi thè, tóc mọc thấp: 2
+ Da nổi vân tím: 1
+ Thoát vị rốn: 1
+ Thóp sau rộng >0,5cm: 1
+ Chậm lớn (Chậm tăng cân và chiều cao): 1
+ Chậm phát triển vận động trí tuệ: 1
+ Táo bón trên 3 tháng, kéo dài thường xuyên: 2

+ Vàng da sinh lý trên 30 ngày: 1
+ Thai già tháng trên 40 tuần: 1
+ Cân lúc đẻ > 3,5kg: 1
Tổng điểm:12. Nghi ngờ suy giáp nếu điểm ở mức: >4
- Xét nghiệm: Hormon giáp trạng bất thường:
T3 giảm (bình thường 1,2 – 2,7 nmol/l)
T4 giảm (bình thường 64,5 – 148 nmol/l)
TSH tăng (bình thường 0,23 – 4 nmol/l)
3. Nguyên tắc phục hồi chức năng:
+ Can thiệp sớm ngay sau khi phát hiện bệnh chậm PTTT
+ Can thiệp PHCN phối hợp với giáo dục mẫu giáo, tiêu học
+ Phối hợp can thiệp tại các trung tâm, trường mầm non và chương trình can thiệp
tại nhà
+ Khám đánh giá về sự phát triêrn vận động thô-tinh, giao tiếp-ngôn ngữ, cá nhânxã hội, trí tuệ thường quy 6 tháng/lần tại các khoa PHCN hoặc các trung tâm PHCN
tại địa phương
4. Phòng ngừa
+ Bà mẹ khi mang thai cần ăn uống, tiêm phòng đầy đủ, không được uống thuốc khi
không có chỉ định của bác sỹ
+ Khám thai thường quy có thể phát hiện sớm các bệnh lý của bà mẹ và tính trạng
bất thường của thai gây tổn thương não của trẻ
+ Nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế xã, huyện, tỉnh là biện
pháp tích cực nhất nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ tổn thương não gây chậm phát triển
5. Các biện pháp can thiệp sớm
+ Vận động trị liệu:
- Xoa bóp cơ tay, chân, lưng
- Các kỹ thuật tạo thuận lẫy, ngồi, bò, đứng đi
+ Hoạt động trị liệu:
- Huấn luận kỹ năng vận động tinh bàn tay: cầm nắm bằng hai tay
- Huấn luận kỹ năng sinh hoạt hàng ngày: ăn, uống, tắm rửa vệ sinh
+ Ngôn ngữ trị liệu:

- Kích thích kỹ năng giao tiếp sớm: giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, điệu bộ, ra dấu
- Huấn luận kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ
+ Giáo dục mầm non:
+ Thuốc: Hormone tuyến giáp, Cerebrolysin, điều trị còi xương nếu có bệnh
9


Câu 11: Nêu tác dụng sinh học của bức xạ hồng ngoại?
1. Tác dụng sinh lý: Khi bức xạ hồng ngoại được hấp thu bởi các mô của cơ thể,
nhiệt được tạo ra từ điểm hấp thụ và được chuyển đến các vùng xung quanh do vòng
tuần hoàn hay bằng sự tiếp xúc trực tiếp. Sự xâm nhập của các tia phụ thuộc vào
bước sóng của chúng. Các bức xạ hồng ngoại có bước sóng ngắn hơn sẽ xuyên sâu
hơn và ngược lại
2. Tác dụng tại chỗ:
-Tác dụng giãn mạch: Trong vòng vài phút sau khi chiếu, da trở nên ấm thì các
mạch máu ngoại biên sẽ giãn nở gây hiện tượng đỏ da xung huyết. Da càng nóng đỏ
da càng đậm. Sự giãn mạch ngoại vi là do tác dụng trực tiếp của nhiệt vào các đầu
mút tận cùng cảm giác tạo nên giãn mạch phản xạ. Kết quả là tuần hoàn tại chỗ
tăng, gia tăng sự cung cấp Oxy và các chất dinh dưỡng, gia tăng chuyển hoá và tăng
cường các quá trình bài tiết của các tuyến mồ hôi
- Tác dụng lên đầu dây thần kinh cảm giác: Nóng nhẹ có tác dụng làm dịu các đầu
dây thần kinh thụ cảm. Ngược lại khi cường độ sưởi nóng nhiều hơn lại có tác dụng
kích thích. Tác dụng này thường được nhận thấy do các bức xạ phát ra từ nguồn
phát quang
- Tác dụng lên mô cơ: Gia tăng nhiệt độ làm cho cơ thư giãn và tăng hiệu năng co
cơ. Trong các bài tập vận động các cơ chủ vận hoạt động dễ dàng hơn khi sợi co
giãn nhanh hơn, và các cơ đối kháng thư giãn
- Đen da: Chiếu hồng ngoại nhiều lần sẽ làm da sạm lại, đen da do hồng ngoại có
tính chất loang lổ. Khác với sự tạo thành hắc sắc tố do bức xạ tử ngoại
3. Tác dụng toàn thân: Khi điều trị với diện rộng kéo dài, nhiệt độ tại vùng chiếu gia

tăng. Máu ngoại vi nhận nhiệt lượng và di chuyển khắp cơ thể kích thích trung khu
điều hoà thân nhiệt hoạt động làm giãn toàn thể hệ thống mạch ngoại biên, gia tăng
hoạt động của tuyến mồ hôi. Hiệu quả là hạ huyết áp, tăng hoạt động tuyến mồ hôi
làm gia tăng sự thải bỏ chất cặn bã
Liều và thời gian điều trị: điều trị thời gian từ 10-15 phút/ lần, ngày 1-2 lần

10



×