Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

MO DUN 25 bảo dưỡng và sửa chữa TH HTNLDIESEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.69 MB, 118 trang )

Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

Bài 1: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL DÙNG
BƠM CAO ÁP TẬP TRUNG PE
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
dùng bơm tập trung PE.
- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ
diesel dùng bơm tập trung PE.
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng bên ngòai các bộ phận của hệ thống
nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm tập trung PE đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 12 h (LT: 6h; TH: 6h)
I. Nhiệm vụ, phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm tập trung PE.
1. Nhiệm vụ
 Cung cấp một lượng nhiên liệu chính xác, đúng thời điểm vào các buồng đốt
động cơ phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ.
 Phun nhiên liệu vào buồng đốt dưới dạng tơi sương để hoà trộn giữa nhiên liệu
và không khí, đồng thời nhiên liệu phun phải đồng đều trong thể tích buồng đốt
để nhiên liệu cháy kịp thời và hoàn toàn cho động cơ phát công suất cao nhất.
2. Yêu cầu
– Thùng chứa nhiên liệu dự trử phải đảm bảo cho động cơ hoạt động liên tục.
– Lọc sạch nước và tạp chất cơ học (Cặn bẩn) có trong nhiên liệu.
– Chắc chắn và độ chính xác cao.
– Dễ chế tạo và giá thành hạ.
– Tiện nghi cho việc bảo dưỡng và sửa chữa.
3. Phân loại thống nhiên liệu Diesel:
Căn cứ vào cấu tạo của bơm cao áp hệ thống nhiên liệu Diesel gồm các loại sau
đây:
 Hệ thống nhiên liệu bơm cao áp kiểu bơm cao áp đơn (PF)
 Hệ thống nhiên liệu bơm cao áp kiểu bơm cao áp kép (PE)


 Hệ thống nhiên liệu bơm cao áp kiểu phân phối, gồm:Bơm cao áp PSB, CAV,
DPA, ROOSA MASTER, PENKING, EP – VA, EP –VM,VE.
 Hệ thống nhiên liệu bơm vòi phun kết hợp GM
 Bơm thời áp (bơm CUMMINS).
Hiện nay thông dụng nhất là loại: PE, VE

1


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

1 – Thùng chứa
2 – Lọc thô
3 – Bơm tiếp vận
4 – Bộ phun sớm tự động
5 – Cốt bơm
6 – Bộ điều tốc
7 – Bộ điều hòa tỉ trọng
8 – Đầu phân phối
9 – Kim phun
10 – Ống dầu về
11 – Lọc tinh

Hình 1.1 Sơ đồ hệ thông nhiên liệu bơm cao áp PSB.

1 – Thùng chứa;
2 – Lọc thô;
3 – Bơm tiếp vận;
4 – Lọc tinh;
5 – Ống dầu đến;

6 – Ống dầu về.
7 – Bơm kim liên
hợp;
8 – Ống dẫn dầu.
Hình 1.2 Hệ thống nhiên liệu bơm kim liên hợp GM

Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu CUMMINS
2


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

1– Thùng chứa; 2– Ống dẫn dầu; 3– Lọc; 4– Bơm bánh răng; 5– Bộ giảm chấn;
6– Bộ điều tốc; 7– Lọc tinh; 8 – Quả tạ; 9– Mạch cầm chừng; 10– Vít chỉnh tối
thiểu; 11– Vỏ bọc điều tốc; 12– Mạch tối đa; 13– Tai chịu; 14– Bộ cúp dầu;
15– Ống dẫn dầu đến kim bơm; 16– Cò mổ kim; 17– Đũa đẩy; 18– Ống dầu về;
19– Lỗ định lượng; 20– Cam điều khiển kim
Cung cấp một lượng nhiên liệu chính xác, đúng thời điểm vào các buồng đốt
động cơ phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ.
Phun nhiên liệu vào buồng đốt dưới dạng tơi sương để hoà trộn giữa nhiên liệu
và không khí, đồng thời nhiên liệu phun phải đồng đều trong thể tích buồng đốt để
nhiên liệu cháy kịp thời và hoàn toàn cho động cơ phát công suất cao nhất.
II. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm
tập trung PE.
1. Sơ đồ hệ cấu tạo

Hình 1.4 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm cao áp kép
1- Thùng chứa nhiên liệu; 2- Lưới lọc; 3- Lọc sơ cấp; 4- Bơm truyền nhiên liệu
piston; 5- Bơm tay; 6- Bơm cao áp kép; 7- Lọc tinh; 8- Ống dầu cao áp;
9- Vòi phun; 10- Van ổn áp; 12- Đường ống dầu về

2. Nguyên lý làm việc
Khi động cơ làm việc nhiên liệu được bơm truyền nhiên liệu hút từ thùng chứa
qua lưới lọc sơ, nước và tạp chất cơ học được giữ lại ở bầu lọc sơ cấp. Sau đó nhiên
liệu qua bơm theo đường ống đến bầu lọc tinh, tại đây nhiên liệu được lọc sạch một
lần nữa rồi vào khoang chứa trong bơm cao áp. Tại bơm cao áp nhiên liệu được piston
bơm cao áp nén đến áp suất cao đưa đến vòi phun. Vòi phun phun nhiên liệu vào
buồng đốt dưới áp suất cao và dạng tơi, sương hoà trộn với không khí tạo thành hỗn
hợp và tự bốc cháy. Nhiên liệu thừa ở bơm cao áp qua van ổn áp và ở vòi phun theo
đường ống dầu về, được đưa về bơm bơm truyền nhiên liệu hoặc thùng chứa.
Các vòi phun được bơm cao áp cung cấp nhiên liệu theo đúng thứ tự làm việc của
các xi lanh với lưu lượng đồng đều và đúng thời điểm.
3


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

III. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
dùng bơm tập trung.
1- Quy trình tháo lắp các bộ phận ra khỏi động cơ.
a. Chuẩn bị công việc:
- Dụng cụ tháo lắp: Khẩu, cần siết, cờ lê vòng miệng, kềm nhọn, tua vít, vam hai
chấu...
- Khay chứa dụng cụ, khay chứa chi tiết, khay nhựa đựng dầu gas-oil, đồ gá chi tiết.
- Dụng cụ làm sạch: Bàn chảy cước, cọ rửa, gió nén, giẻ lau.
- Dầu gas-oil sạch.
b. Tháo Cụm bơm cao áp ra khỏi động cơ:
(1) Vệ sinh xung quanh bên ngoài bơm cao áp.Yêu
cầu làm sạch hết bụi bẩn, dầu mỡ đảm bảo nắp máy
và nơi làm việc khô ráo, sạch sẽ.
(2) Tháo các đường ống cao áp

Chú ý: Bịt kín các rắc co van triệt hồi.
Ghi nhớ: Vị trí lắp các đường ống cao áp
(3) Tháo đường ống dầu vào và ra bơm truyển nhiên
liệu.
(4) Tháo dây cần ga và cần tắt máy.
(5) Tháo két làm mát nước (theo quy trình riêng0
(6) Tháo nắp che bánh răng cam
(7) Kiểm tra dấu đặt bơm.
(8) Tháo bánh răng dẫn động bơm cao áp.
(9) Tháo các bulông giữ bơm cao, lấy bơm cao áp ra
ngoài.

c. Tháo cụm vòi phun ra khỏi động cơ
(1) Tháo đường ống dầu hồi
(2) Tháo các bu-lông giữ vòi phun lấy vòi phun ra ngoài.
Chú ý: Nếu khó lấy phải dùng búa gỏ cho vòi phun xoay tròn sẽ dễ lấy, chú ý đệm làm
kín.
(3) Dùng vải sạch bịt kín lỗ lắp vòi phun.
4


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

d. Tháo cụm bình lọc:
(1) Vệ sinh bên ngoài
(2) Tháo đường dầu vào và ra
(3) Tháo bình lọc ra khỏi động cơ

2. Nhận dạng và kiểm tra bên ngoài các bộ phận
 Nhận dạng loại bơm cao áp;

 Nhận dạng bơn thấp áp (bơm truyền nhiên liêu
 Nhận dạng vòi phun
 Nhận dạng lọc thô và lọc tinh
 Vẽ sơ đồ hệ thống nhiên liêu bơm cáo áp PE
3. Lắp các bộ phận lên động cơ:
a. Lắp cụm bơm ca áp
(1) Lắp bơm cao áp lên động cơ siết cứng bu-lông giữ bơm cao áp; Chú ý: Vị trí bulông ở giữ lỗ hình bầu dục.
(2) Lắp bánh răng dẫn động bơm; Chú ý: Phải đúng dấu đặt bơm
(3) Lắp nắp che bánh răng cam
(4) Lắp két làm mát nước
(5) Lắp dây cần ga và cần tắt máy
b. Lắp cụm vòi phun
(1) Lắp vòi phun; Chú ý: Có đệm làm kín
(3) Lắp bu-lông giữ vòi phun; Chú ý: Chưa siết cứng
(4) Lắp các đường ống cao áp; Chú ý: Sử dụng 2 cờ-lê
5


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

(5) Siết các bu-lông giữ vòi phun đúng lực siết
(6) Lắp đường ống dầu hồi
c. Lắp bình lọc
(1) Lắp bình lọc lên động cơ
(2) Lắp đường ống dẫn dầu vào và ra
Lưu ý:
- Lắp đúng dường dầu vào và ra
- Đầy đủ đệm đồng.
(3) Lắp đường ống vào và ra trên bơm cao áp và bơm truyền nhiên liệu; Chú ý: Đúng
vị trí các đường ống

d. Xả gió trong hệ thống nhiên liệu:
(1) Đổ dầu vào thùng chứa.
(2) Xả gió trên bầu lọc tinh:
 Nới vít xả không khí trên lắp bầu lọc
tinh;
 Dùng bơm tay bơm truyền nhiên liệu
ra và quan sát vít xả khí không còn
bọt không khí ta siết cứng vít xả khí;
(3) Xả gió trên khoang chứa dầu trên bơm
cao áp:
 Nới lỏng ví xả không khí trên thân bơm cao áp
 Dùng bơm tay bơm truyền nhiên liệu cho dầu ra không còn bọt không khí, siết
cứng vít xả không khí.
(4) Xả gió trên đường ống cao áp:
 Nới lõng các rắc-co nhiên liệu đến vòi phun;
 Đưa cần ga về vị trí cung cấp cực đại
 Khởi động động cơ thấy dầu ra mạnh ở các đầu ống cao áp
 Siết cứng các rắc-co ống dầu cao áp

6


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

Bài 2: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL DÙNG
BƠM PHÂN PHỐI VE
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này người học có khả năng
-


Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
dùng bơm phân phối VE.

-

Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ
diesel dùng bơm phân phối VE.

-

Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng bên ngòai các bộ phận của hệ thống
nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm phân phối VE đúng yêu cầu kỹ thuật.

Nội dung của bài: Thời gian: 12 h (LT: 6h; TH: 6h)
I. Nhiệm vụ, phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm phân phối
VE.
Trước đây, bơm cao áp phân phối được thiết kế nhằm cung cấp
nhiên liệu cho động cơ diesel ô tô chỡ khách,nhưng kích thước nhỏ gọn
hơn loại bơm cao áp PE . ngày nay, loại bơm cao áp ve được trang bị cho
ôtô tải nhẹ động cơ 6 xy lanh phun dầu trực tiếp. Áp suất phun dầu cao
hơn so với loại dùng cho động cơ buồng đốt phân cách phun dầu gián
tiếp . còn đối với loại ôtô diesel du lịch nhỏ , buồng đốt trực tiếp , vận
tốc trục khuỷu cao đòi hỏi loại bơm cao áp hiện đại hơn
Bơm cao áp VE có các đặc điểm sau:
-Bơm nhỏ nhẹ ít chi tiết hơn bơm PE(bảng so sánh)
Trọnglượng

Kích thước(mm)

(kg)


(dàixcao)

Số chi
tiết

Bơm quay VE

5.5

207x181

196

Bơm quay VM

4.9

189x182

238

Bơm thẳng hàng PE 4A

11.6

293x210

326


Bơm thẳng hàng PE6A

13.8

347X210

368

Loại bơm cao áp

Ghi
chú

-Bơm có thể lắp trên động cơ đứng hay nằm ngang.
-Có thể làm việc ở tốc độ cao với tốc độ động cơ lên tới 6000v/ph .
-Có thể đáp ứng dễ dàng mônen kéo c ủa động cơ.
-Có thể ngăn việc phun nhi ên liệu nếu động cơ quay ngược.
-Việc điều khiển tính năng động cơ đơn giản hơn.các cơ cấu điều
khiền như bộ phận điều khiển mônen,bộ điều khiển phun sớm….được lắp
độc lập.
7


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

- Có thể ngừng động cơ tức thì bằng cách ngừng việc phun do tắc
chìa khoá công tắc.
-Việc bôi trơn đơn giản(không cân bảo dưỡng):nhiên liệu được
chứa trong buồng bơm đồng thời làm nhiệm vụ bôi trơn nên không cần
nhớt riêng để bôi trơn. vì vậy , bớt được thời gian kiểm tra.

II. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm
phân phối VE.
1. Sơ đồ cấu tạo

Hình 2.1 Hệ thông cung cấp nhiên liệu VE
Bình lọc; 2.Cần ga; 3. Van điều tiết; 4. Vít điều chỉnh l ượng nhiên liệu
toàn tải; 5. Ống dầu hồi; 6. Vỏ bơm; 7. Vòi phun; 8. Ống cao áp; 9.
Khâu phân lượng; 10. Piston bơm; 11. Đĩa cam; 12. Bộ điều chỉnh phun
dầu sớm; 13. Thùng chứa dầu; 14. Ống dẫn dầu; 15. Bơm cung cấp; 16.
Van điều chỉnh áp suất; 17.Bơm cách gạt
2. Nguyên lý hoạt động.
Bơm cung cấp hút dầu từ thùng chứa nhiên liệu, đưa đến bình lọc nhiên liệu.
Bơm cánh gạt hút nhiện liệu vào luân chuyển trong thân bơm với một áp suất nhất
định, được điều chỉnh bằng van điều chỉnh áp suất, nhiên liệu luân chuyển trong bơm
còn có tác dụng làm mát các chi tiết bên trong bơm. Nhiên liệu trong bơm qua qua van
điều tiết theo đường dầu hồi trở về thùng chứa. Khi trục bơm quay piston vừ quay vừa
tịnh tiến nạp nhiên liệu vào xy lanh và nén nhiên liệu qua bơm phân phối đến vòi
phun, phun vào buồng đốt. Dồng thời có một phần nhiên liệu trong xy lanh qua van

8


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

phân lượng trở về thùng chứa, van phân lượng có nhiệm vụ thay đổi lượng nhiên liệu
cung cấp theo tải động cơ.
III. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
dùng bơm phân phối VE
1. Quy trình tháo các bộ phận ra khỏi động cơ.
a. Chuẩn bị công việc:

- Dụng cụ tháo lắp: Khẩu, cần siết, cờ lê vòng miệng, kềm nhọn, tua vít, vam hai
chấu...
- Khay chứa dụng cụ, khay chứa chi tiết, khay nhựa đựng dầu gas-oil, đồ gá chi tiết.
- Dụng cụ làm sạch: Bàn chảy cước, cọ rửa, gió nén, giẻ lau.
- Dầu gas-oil sạch.
b. Tháo bơm cao áp ra khỏi động cơ:
(1) Vệ sinh bề ngoài
(2) Tháo két làm mát nước (theo qui trình
riêng)
(3) Tháo nắp che dây đai
(4) Tháo dây đai (theo qui trình riêng)
(5) Tháo bánh răng đai trên trục bơm cáo áp
(5) Tháo dây cần ga và dây tắc máy
(6) Tháo đường ống nhiên liệu vào và ra
bơm cao áp
(7) Tháo đường ống cao áp đến vòi phun

Hình 2.2 Tháo đường ống đến vòi phun Hình 2.3 Tháo đường ống đến bơm cao áp
(8) Tháo kẹp giữ ống cao áp
(9) Tháo đường ống cao áp ra khỏi bơm; Ghi nhớ : Vị trí lắp ống cao áp; Lưu ý:
Tránh làm xoán ống
(10) Tháo các bu lông bắt bơm cao áp
(11) Lấy bơm ra khỏi động cơ

9


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

c. Tháo bình lọc dầu

(1) Vệ sinh bên ngoài
(2) Tháo đường dầu vào và ra
(3) Tháo bình lọc ra khỏi động cơ
2. Nhận dạng và kiểm tra bên ngoài các bộ phận
 Nhận dạng các bộ phân trên bom cao áp
 Nhận dạng và phân loại vòi nhun
 Nhận dạng lọc thô và lọc tinh
3. Lắp các bộ phận lên động cơ.
a. Lắp bình lọc
(1) Lắp bình lọc lên động cơ
(2) Lắp đường ống dẫn dầu vào và ra
b. Lắp bơm cao áp lên động cơ
(1) Vệ sinh bề ngoài
(2) Lắp bơm cao áp vào động cơ, siết cứng các bu lông giữ bơm Tháo két làm mát
nước (theo qui trình riêng)
(3) Lắp đường ống cao áp Lưu ý: Đúng vị trí các đường ống
(4) Lắp kẹp giữ ống cao áp
(5) Lắp dây đai; Lưu ý: Lắp đúng dấu đặt bơm và đặt cao (theo quy trình riêng)
Tháo cần ga và dây tắc máy
(6) Lắp nắp che dây đai
Tháo đường ống nhiên liệu vào và ra bơm cao áp
(7) Lắp két làm mát nước Ghi nhớ đổ nước làm mát vào đúng qui định
(8) Lắp dây cần ga và dây tắc máy
(9) Lắp đường ống nhiên liệu vào và ra bơm cao áp; Lưu ý; Đầy đủ đệm làm kín
(10) Xả gió trong hệ thống nhiên liệu:
 Cho đầy nhiên liệu vào thùng chứa;
 Tác động cần bơm tay trên bình lọc;
 Nới lỏng vít xả gió trên bình lọc tinh;
 Nhiên liệu sẽ chảy ra nơi vít không còn bọt khí;
 Tiếp tực bơm tay thấy dầu ra trên ống dầu hồi không còn bọt khí;

 Xả vòi phun: khởi động động cơ, nới lỏng rắc co nhiên liệu đến vòi phun 1/4
đến 1/2 vòng khi nào hết bọt thì thôi. Vặn chặt rắc co lại;

Bài 3: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BƠM CAO ÁP TẬP TRUNG PE
10


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

Mục tiêu của bài:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại bơm cao áp tập trung PE.
- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bơm cao áp tập trung PE.
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được bơm cao áp tập trung
PE đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 18 h (LT: 5h; TH: 13h)
I. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bơm cao áp tập trung PE.
1. Nhiệm vụ và đặc điểm
Cung cấp lượng nhiên liệu như nhau tương ứng với tải trọng động cơ vào buồng
đốt của mỗi xi lanh qua vòi phun với áp suất cao vào những thời điểm được xác định
chính xác.
Bơm cao áp kép còn gọi là bơm thẳng hàng hay PE, sử dụng cho động cơ nhiều
xy-lanh có trục cam nằm trong thân bơm. Nhiệm vụ của bơm như bơm cao áp đơn,
ngoài ra cò có nhiệm vụ phân phối nhiên liệu đến các xylanh theo thứ tự nổ của động
cơ , tự điều chỉnh tốc độ động cơ nhờ bộ điều tốc lắp trên bơm, và bộ điều chỉnh góc
phun sớm theo số vòng quay động cơ.

Hình 3.1 Cấu tạo và ký hiêu trên bơm cao áp kép kiểu Bosch
Đặc điểm ký hiệu ghi trên bơm cao áp kép: Ví dụ: APE6A70B.......
A : Nước sản xuất (American ) Mỹ.

PE : Bơm có trục cam nằm trong thân bơm.
6 : Số tổ bơm bằng số xy-lanh động cơ.
11


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

70 : Đường kính piston và xy-lanh, 70 = 7/10 mm = 7 mm.
B...: Chỉ sô đặc điểm riêng của nhà chế tạo.
Ngoài ra bơm cao áp PE của mỹ có thêm hàng chữ:
- TIMED RORT CLOSING: Piston có cạnh vát phía trên.
- TIMED RORT OPENING: Piston có cạnh vát phía dưới.
II. Cấu tạo và hoạt động của bơm cao áp tập trung PE (điều khiển bằng cơ khí và
chân không).
1. Cấu tạo
Bơm cao áp kép có nhiều phần tử bơm ráp chung trong một vỏ, được điều khiển
do một trục cam nằm trong vỏ bơm. Một thanh răng điều khiển chung các piston bơm
để thay đổi lưu lượng nhiên liệu. Phần trên vỏ bơm là khoang nhiên liệu thông với tất
cả các xi lanh bơm. Ở đầu và cuối bơm có bộ điều tốc và cơ cấu điều chỉnh phun dầu
sớm, liên hệ với trục cam.
Các phần tử bơm là bộ phận cung cấp nhiên liệu chính, có số lượng bằng số xi
lanh động cơ. Một phần tử bơm bao gồm: piston, xi lanh, vòng răng, bộ van cao áp
(van triệt hồi), các lò xo và con đội.

Hình 3.2 Cấu tạo bơm cao áp kép

12


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel


(a)

(b)

Hình 3.3 (a) Bộ điều tốc ; (b) Bộ phun sớm.
2. Nguyên lý làm việc ( hình 3.4)

Hình 3.4 Sơ đồ nguyên lý làm việv bơm cao áp kép kiểu Bosch

13


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

(a)

(b)

(c)

Hình 3.5 Hoạt động cặp piston xy-lanh bơm cao áp kép
 Khi piston đi xuống, (cam ở vị trí thấp) triệt hồi đóng, tạo sự giảm áp trong xylanh và nhiên liệu được nạp đầy không gian phía trên piston khi lỗ dầu nạp
được mở, cho tới khi piston ở vị trí thấp nhất.( hình 3.4a)
 Khi piston đi lên (cam quay ở vị trí cao) lúc đầu nhiên liệu trong xy-lanh bị đẩy
qua lỗ dầu nạp ra ngoài, khi đỉnh piston che kín lỗ dầu nạp, thì nhiên liệu phía
trên piston bị nén làm áp suất tăng lên đột ngột, thắng sức căng của lò xo van
triệt hồi van van triệt hồi mở, nhiên liệu đi vào đường ống cao áp tới vòi phun.
(hình 3.5b)
 Khi áp suất nhiên liệu ở vòi phun đủ lớn để nâng kim phun nhiên liệu từ vòi

phun được phun vào động cơ. Quá trình cấp nhiên liệu cho vòi phun sẽ kết thúc
khi cạnh xiên của piston trùng với lỗ dầu nạp trên xy-lanh (hình 3.5c), cho
nhiên liệu còn lại trong xy-lanh theo rãnh đứng qua cạch xiên thoát qua lỗ dầu
nạp thoát ra ngoài làm áp suất nhiên liệu phía trên đỉnh piston giảm đột ngột,
khiến van cao áp đóng lại (nhờ lực lò xo và áp suất dư trên đường ống cao áp )
 Muốn thay đổi lượng nhiên liệu chỉ cần kéo thanh răng làm xoay piston. Quá
trình quay piston làm cho thời điểm đóng cửa thoát sớm hay muộn, tức là thay
đổi khoảng chạy của piston. Trên hình vẽ ta kéo thanh răng làm khâu răng quay
cùng chiếu làm tăng lượng nhiên liệu. ngược lại làm giảm lượng nhiên liệu
cung cấp.
III. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa
chữa bơm cao áp tập trung PE.
Trong quá trình làm việc, bơm cao áp kép thường xảy ra những hư hỏng chủ yếu
làm ảnh hưởng đến thời điểm phun, lượng nhiên liệu cung cấp của các tổ bơm không

14


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

đúng hoặc không đồng đều giữa các tổ bơm với nhau. Những hư hỏng thường gặp
trong bơm cao áp như sau:
1. Hao mòn của piston:
- Hai vùng nhiều nhất vùng đối diện với lỗ nạp và vùng mặt nghiêng đối diện với lỗ
thoát.
- Đặc điểm vết mòn: Vết xước có thể dài đến2/3 chiều dài đầu piston. Vết sâu nhất
có thể đạt đến 20-25 và giảm dần ra hai bên, sự phân bố mòn này không theo quy lật
nào cả.
- Cạnh nghiêng hao mòn trở thành cạnh tròn.


Hình 3.6 Vị trí mòn của của piston xy-lanh bơm cao áp
2. Hao mòn của xilanh:
 Ở lỗ nạp phần trên bị cào xước (A) nhiều hơn phần dưới chiều dài bị cào xước
trung bình ở phần trên là 5-6(mm) vết mòn dài nhất dọc theo đường tâm lỗ. Độ
sâu nhất của vết mòn trên từ 24-27, của vệt dưới15-17.
 Ở lỗ thoát: Vết hao mòn dịch về phía trái của mép lỗ (B), thành một đai rộng từ
2-2,5(mm)
 Kéo dài từ phái trên từ 23(mm) về phía dưới từ 4,55(mm).
 Nguyên nhân của những hư hỏng chủ yếu trên:
Nguyên nhân hao mòn do tích tụ các vết cào xước lâu ngày. Sự cào xước là do
những hạt bụi rắn lẫn trong dầu, trong quá trình làm việc, vừa có động năng lớn do sự
chuyển động của piston tạo ra. Nên những hạt bụi này bị chèn ép, mức độ cào xước
phụ thuộc vào tốc độ hạt bụi, mức độ tập chung và phương hướng di chuyển của
chúng.
 Tác hại của những hư hỏng bộ đôi piston-xilanh:
Hiện tượng hao mòn của piston-xilanh làm tăng khe hở lắp ghép do vậy chúng
gây ra tác hại sau.
 Làm giảm áp suất, lượng nhiên liệu cung cấp.
 Làm tăng hiện tượng dò dỉ nhiên liệu, chậm thời điểm phun.
3. Các hư hỏng khác
- Lò xo piston bị gãy, mất tính đàn hồi.
- Mấu cam, con đội, đuôi piston bị mòn.
15


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

- Thanh răng và khâu răng bị mòn.
- Bộ điều tốc bị hư hỏng.
- Ổ bi bị mòn, rơ.

- Cụm van triệt hồi bị hư hỏng như ở bơm cao áp đơn.
- Điều chỉnh chỉnh sai: Điều chỉnh thời điểm cung cấp, lượng nhiên liệu cung cấp
không đúng qui định, không đồng đều ở các tổ bơm hoặc điều chỉnh bộ điều tốc sai.
IV. Bảo dưỡng và sửa chữa bơm cao áp tập trung PE.
1. Tháo lắp bơm cao áp tập trung PE.
a. Trình tự tháo
(1) Xả nhớt trong bộ điều tốc và trong bơm cao áp.
(2) Tháo bơm truyền ra khỏi bơm cao áp.
(3) Tháo nắp che trên thân bơm và nắp đậy bộ điều tốc.

(4) Dùng dầu gas-oil súc rửa bên trong và bên
ngoài bơm cao áp cho sạch sẽ. sau đó dùng
gió nén thổi khô.
(5) Tháo các móng hãm lò xo piston. Có thể
dùng tua vít dẹt bẩy lò xo lên sau đó dùng
kềm nhọn lấy móng hãm.
(6) Tháo các rắc co van triệt hồi, lấy lò xo, đế lò xo ra
ngoài. Sắp xếp theo thứ tự .
(7) Dùng dụng cụ chuyên dùng vam lấy van và đế van ra
ngoài, lắp van vào đế van và ngâm vào trong dầu sạch.
Chú ý tránh làm lẫn lộn giữa cac van và đế van.
(8) Tháo vít định vị xy-lanh,lấy piston và xy lanh về phía
trên, ngâm đồng bộ piston xy-lanh trong dầu sạch,
tránh làm lẫn lộn giữa các piston và xy-lanh.
 Chú ý: Có loại bơm cao áp không thể lấy piston về
phía trên, ta tháo trục cam trước sau đó lấy piston
về phía dưới sau đó mới tháo xy-lanh bơm cao áp. Khi tháo trục cam phải chêm
các con đội ở vị trí không tiếp xúc với trục cam.
16



Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

(9) Tháo các lò xo, lấy khâu răng ra ngoài. Chú ý chiều
lắp khâu tăng.
(10) Tháo các con đội ra khỏi bơm, sắp xếp theo thứ tự.
(11) Tháo bộ điều tốc và bộ phun sớm tự động, lấy các
then trên đầu trục. Chú ý tránh làm biến dạng then
và rãnh then.
(12) Tháo vít định vị thanh răng, lấy thanh răng ra
ngoài. Chú ý chiều lắp của thanh răng.
(13) Tháo nắp dậy phía trước và sau đó lấy trục cam về phía trước. Chú ý chiều lắp
của trục cam, tránh làm biến dạng đầu trục cam và hư hỏng ren đầu trục.
(14) Tháo nắp phía sau và tháo các ổ bi, nếu cần.
(15) Vệ sinh toàn bộ các chi tiết, sắp xếp các chi tiết theo thứ tự, các chi tiết có độ
chính xác cao như: cụm van triệt hồi; cặp piston – xy lanh bơm cao áp phải lắp lại
đồng bộ, ngâm vào khay nhựa có chứa dầu sạch, để riêng biệt. Tuyệt đối không
được làm lẫn lộn các chi tiết với nhau.
b. Lắp ráp bơm cao áp tập trung PE.
Việc lắp ráp bơm được thực hiện ngược lại với trình tự tháo, nhưng cần chú ý:
(1) Các chi tiết phải được vệ sinh thật sạch, nhúng các chi tiết vào trong dầu gas-oil
sạch trước khí lắp.
(2) Lắp trục cam phải đúng chiều, bôi nhớt vào các cổ trục trước khi lắp, sau khí siết
cứng nắp trước và sau, kiểm tra độ rơ ổ bi ta quay thử trục cam phải nhẹ nhàng,
không bị cứng hoặc sượng ta điều chỉnh lại (ổ đở chặn) bằng cách thay đổi đệm
nắp đậy.
(3) Lắp con đội phải bôi nhớt lên phần thân, đúng rãnh định vị, kiểm tra phải di
chuyển nhẹ nhàng.

(4) Lắp thanh răng phải đúng chiều, sau khi siết vít định vị thanh răng phải kiểm tra

thanh răng dịch chuyển nhẹ nhàng.
(5) Lắp khâu răng phải đúng chiều, đầu lắp vít siết khâu răng cùng nằm một phía (phía
bên phài) và một hướng. Khi đặt thanh răng ở vị trí giữa vít siết khâu răng ở vị trí
giữ. Sau đó lắp đế lò xo và lò xo để giữ khâu răng.

17


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

(6) Lắp cụm piston-xy lanh: Rãnh vát trên piston hướng về lỗ định vị xy lanh, tay ở
đuôi piston trùng với rãnh trên ống răng. Lắp vít định vị phải trùng với rãnh trên xy
lanh. Với loại piston tháo sau trục cam piston lắp từ dưới lên.
(7) Khi lắp móng hãm lò xo phải quay trục cam cho cam ở vị trí không đội, khi lắp
xong phải kiểm tra khe hở dự trữ:
- Quay trục cam cho cam đội cao nhất.
- Dùng tua vít bẩy con đội lên, giữa bu-lông điều chỉnh và đuôi pis ton có khoảng hở
lớn hơn 0,3mm, nếu nhỏ hơn phải điều chỉnh lại bu lông.
Sau khi lắp xong một piston phải quay trục cam vài vòng và kéo thanh răng để
kiêm tra, nếu thấy nặng hoạc sượng phải kiểm tra lại. Có thể piston bị dơ bẩn ,trầy
xước, lắp không đúng kỹ thuật.
(8) Lắp cụm van triệt hồi: Đệm làm kín phải tốt, siết rắc co van triệt hồi đúng lực.
(9) Châm nhớt vào thân bơm và bộ điều tốc đúng qui định.
(10) Sau khi lắp chi tiết bơm cao áp kép phải kiểm tra điều chỉnh bơm cao áp trên bàn
khảo nghiệm bơm cao áp để kiểm tra điều chỉnh lại: Áp sất mở van ổn áp, áp suất
mở van triệt hồi, bộ điều tốc, thời điển phun, lượng nhiên liệu cung cấp và kiểm tra
bơm truyền nhiên liệu.
(11) Khi lắp vào động cơ phải đúng thời điểm phun (gọi là đặt bơm cao áp lên động
cơ)
2. Bảo dưỡng:

Các vị trí điều chỉnh :
 Điều chỉnh thời điểm phun:
Trên bơm cao áp đòi hỏi thời điểm cung cấp nhiên liệu phải đúng và đồng điều giữa
các phân bơm theo góc lệch công tác. Trường hợp sớm thì điều chỉnh bằng cách giảm
chiều cao con đội. Trường hợp muộn thì tăng chiều cao con đội. Khi điều chỉnh phải
đảm bảo khoảng chạy dự trữ của piston không nhỏ quá 0.15mm.
Phương pháp: Quay cho mấu cam đội ở vị trí cao nhất, dùng vít bẫy piston lên,
đồng thời đưa piston lên đụng đế van triệt hồi, dùng căn lá đưa vào đo khe hở giữa đầu
con đội và đuôi piston. Khe hở này chính là khoảng chạy dự trữ của piston.
 Điều chỉnh khâu răng: dùng để cung cấp nhiên liệu đồng điều giữa các nhánh
bơm.
Phương pháp: Nới vít hãm khâu răng rồi xoay khâu răng cho piston quay đến vị
trí tăng hoặc giảm lượng nhiên liệu cho phù hợp và xiết lại.
Chú ý: Khi tháo lắp bơm cao áp kép không được điều chỉnh chiều cao con đội hoặc
xoay khâu răng.
 Điều chỉnh rắcco nhiên liệu:dùng để điều chỉnh áp suất mở van triệt hồi của
từng nhánh bơm và sự đồng đều giữa các nhánh bơm.
 Phương pháp: xiết thêm hoặc nới lỏng răc co nhiên liệu, cũng có thể thêm
hoặc bớt đệm để tăng hoặc giảm sức căng lò xo van triệt hồi.

18


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

 Điều chỉnh bộ điều tốc: tăng hoặc giảm sức căng lò xo bằng cách vặn vít điều
chỉnh vào hoặc ra để tăng hoặc giảm số vòng quay ở chế độ không tải hoặc toàn
tải của động cơ.
 Điều chỉnh tốc độ hạn chế của động cơ: nếu tốc độ của động cơ không đạt
yêu cầu kỹ thuật thì ta vặn vít để điều chỉnh tay ga ở vị trí tối đa hay tối thiểu.

 Chỉnh bơm sớm, muộn: Nới 3 vít ở khớp nối mặt bích bơm, có rãnh dài.
Muốn chỉnh bơm sớm hơn ta xoay cốt bơm ngược chiều quay. Muốn chỉnh
bơm muộn ta xoay cốt bơm cùng chiều quay sau đó xiết 3 vít lại.
3. Kiểm tra Sửa chữa:
a. Kiểm tra tổng quát :


Dùng mắt kiểm tra nứt bể, ren thân bơm, nứt gãy, biến dạng các lò xo.



Kiểm tra nứt gãy vòng hãm, các đêm bằng đồng.



Vít định vị xy-lanh hư ren, gãy phải thay mới.
b. Kiểm tra chi tiết:

(1) Piston và xy-lanh bơm cao áp:
– Dùng kính lúp kiểm tra trầy xước của piston bơm, nhất là nơi vùng đối diện với
cửa nạp (C), cửa thoát cạnh rãnh vát (D). Nếu trầy xước nhiều thay mới cặp piston
và xy-lanh, trầy xước nhẹ xoáy lại. Ở xy-lanh xung quanh cửa thoát (A), Cửa nạp
(A).
– Kiểm tra khe hở piston và xy-lanh như kiểm tra khe hở thân kim phun và đót kim
phun, nếu khe hở lớn phải thay mới (Thay phải đồng bộ).

Hình 3.7 Vị trí mòn của của piston xy-lanh bơm cao áp
(2) Thanh răng và vòng răng: Kiển tra nứt, bể, mòn của khâu trăng và thanh răng. Nếu
có phải thay mới mới hoặc khắc phục bằng cách lật ngược lại 1800.
(3) Cụm van triệt hồi:

– Dùng kính lúp kiểm tra sự trầy xước, tróc
rổ bề mặt phần côn (A) và phần trụ (B). Nếu
trầy xước nhiều phải thay mới, bề mặt côn
trầy xước nhẹ ta dùng cao rà để ra lại. Để
kiểm tra phần côn và phần trụ van triệt hồi
người ta có thể dùng thiết bị chuyên dùng.
– Kiểm tra mặt phẳng lắp vơi xy-lanh (E)
trầy xước rà lại.
19


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

- Kiểm tra phần trụ van bằng kinh nhiệm:
Trước khi kiểm tra van phải được rửa sạch trong dầu Diesel:
 Kéo van lên, bịt lỗ dưới của đế van bằng ngón
tay, khi thả van ra nó phải tụt nhanh và dừng ở
vị trí mà phần trụ đóng ở lỗ đế van.

 Bịt lỗ dưới của đế van bằng ngón tay đưa van
vào đế van và ấn nó xuống bằng ngón tay, khi
thả ngón tay ra van phải được nâng lên ở vị trí
ban đầu.

 Bỏ ngón tay bịt bên dưới van phải đóng hoàn
toàn bởi trọng lượng của bản thân.

- Sửa chữa:
 Van và đế van bị mòn lõm, xước, đóng không kín có thể khắc phục bằng cách
dùng bột nà mịn rà lại.

 Lò xo van triệt hồi yếu thì thay mới.
 Kiểm tra phần trụ ở b6n trên không đạt phải thay mới cụm van.
(4) Kiểm tra đệm bằng nhựa hoặc thau ở đế van. Nếu biến dạng ít dùng giấy nhám
mịn rà lại, bị bể, mòn nhiều thay mới.
(5) Kiểm tra sự mài mòn của các mấu cam, kiểm tra sự trờn ren của các đầu ren, các
răcco van cao áp, bơm truyền.
(6) Kiểm tra sự mài mòn của các con đội, con lăn.
(7) Kiểm tra lò xo hồi vị piston, lò xo điều tốc,lò xo van triệt hồi...có bị gãy biến dạng
hay mất tính đàn hồi hay không.

Bài 4: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI VE
20


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

Mục tiêu của bài:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại bơm cao áp phân phối VE.
- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bơm cao áp phân phối VE.
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được bơm cao áp phân phối
VE đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 18 h (LT: 5h; TH: 13h)
I. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bơm cao áp phân phối VE
Trước đây, bơm cao áp phân phối được thiết kế nhằm cung cấp nhi ên
liệu cho động cơ diesel ô tô chỡ khách,nhưng kích thước nhỏ gọn hơn
loại bơm cao áp PE . ngày nay, loại bơm cao áp ve được trang bị cho ôtô
tải nhẹ động cơ 6 xy lanh phun dầu trực tiếp. Áp suất phun dầu cao hơn
so với loại dùng cho động cơ buồng đốt phân cách phun dầu gián tiếp .
còn đối với loại ôtô diesel du lịch nhỏ , buồng đốt trực tiếp , vận tốc trục

khuỷu cao đòi hỏi loại bơm cao áp hiện đại hơn
Bơm cao áp ve có các đặc điểm sau:
- Bơm nhỏ nhẹ ít chi tiết hơn bơm PE(bảng so sánh)
Trọnglượng

Kích thước(mm)

(kg)

(dàixcao)

Số chi
tiết

Bơm quay VE

5.5

207x181

196

Bơm quay VM

4.9

189x182

238


Bơm thẳng hàng PE 4A

11.6

293x210

326

Bơm thẳng hàng PE6A

13.8

347X210

368

Loại bơm cao áp

Ghi
chú

-Bơm có thể lắp trên động cơ đứng hay nằm ngang.
-Có thể làm việc ở tốc độ cao với tốc độ động cơ lên tới 6000v/ph .
-Có thể đáp ứng dễ dàng mônen kéo c ủa động cơ.
-Có thể ngăn việc phun nhi ên liệu nếu động cơ quay ngược.
-Việc điều khiển tính năng động cơ đơn giản hơn.các cơ cấu điều
khiền như bộ phận điều khiển mônen,bộ điều khiển phun sớm….được lắp
độc lập.
- Có thể ngừng động cơ tức thì bằng cách ngừng việc phun do tắc
chìa khoá công tắc.


21


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

-Việc bôi trơn đơn giản(không cân bảo dưỡng):nhiên liệu được
chứa trong buồng bơm đồng thời làm nhiệm vụ bôi trơn nên không cần
nhớt riêng để bôi trơn. vì vậy , bớt được thời gian kiểm tra.
II. Cấu tạo và hoạt động của bơm cao áp phân phối VE.

Hình 4.1. Cấu tạo bơm cao áp VE
1.Cần ga; 2. Van hạn chế dầu hồi; 3. Vít điều chỉnh lượng nhiên liệu
toàn tải; 4. Van cắt nhiên liệu; 5. Xy lanh; 6. Piston; 6. Vỏ bơm; 7. Van
phân phối cao áp; 9. Van phân l ượng; 10.Đĩa cam; 11. Bom cánh gạt;
12. Trục bơm; 13 Van điều chỉnh áp suất; Quả văng
Bơm VE là loại bơm phân phối có áp lực cao, có kết cấu đơn giản, nhỏ gọn, có
một piston bơm duy nhất vừa chuyển động tịnh tiến vừa xoay tròn để cung cấp nhiên
liệu cho nhiều xy lanh. Không sử dụng vòng bi, các chi tiết không chuyển động tăng
theo số xy lanh của động cơ, có nâng suất cao và độ chính xác lớn đáng tin cậy, không
cần tổ chức bôi trơn cho bơm mà sự bôi trơn và làm mát của các chi tiết chuyển động
bên trong bơm cao áp nhờ vào dầu diesel sạch lưu thông liên tục bên trong với một áp
suất chuyển cố định. Vì vậy rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rải trên các loại xe ô
tô , du lịch đời mới.
1. Bơm cung cấp liệu và van điều tiết áp suất:
 Bơm cung cấp liệu (hình a): Bơm kiểu cánh gạt có bốn cánh gạt lắp trong một rô-to,
rô-to lắp lệch tâm với nòng xy lanh tạo thành buồng chứa nhứa nhiên liệu. Trục bơm
dẫn động rô-to nhờ then nên khi rô-to quay nhờ lực ly tâm làm văng các cánh gạt ra
tiếp xúc với mặt trong của nòng xy lanh như vậy sẽ hút và nén nhiên liệu đưa vào
buồng áp suất trong bơm.


22


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

 Van điều tiết áp suất (hình b): Khi tốc độ của bơm tăng áp suất nhiên liệu tăng theo,
để giữ nhiên liệu trong buồng bơm có một áp suất nhất định, ở gần đường nhiên
liệu vào có lắp một van điều tiết áp suất. Khi áp suất nhiên liệu tăng cao lò xo bị
nép, piston mở cho nhiện liệu trong buồng bơm trở lại đường vào.

(a)

(b)

Hình 4.2 Bơm cung cấp nhiên liệu và van điều tiết áp suất
2. Bộ phận phân phối:
Bộ phân phối còn gọi là dầu dầu gồm;
Xy lanh được ép trong đầu dầu, phía trên có cửa nạp và 4 cửa phân phối (động
cơ 4 xy lanh).
Piston lắp trong xy lanh với độ chính xác cao. Trên đầu piston có 4 rãnh nạp
(tương ứng với số xy lanh động cơ), ở giữa piston có 1 rãnh phân phối thông với lỗ
trung tâm của piston, phía dưới piston có ngang để thoát nhiên liệu.
Đĩa cam có số mặt cam bằng xy lanh (động cơ 4 xy lanh thì đĩa cam có 4 mặt
cam). Đĩa cam quay trên con lăn cố định nó giúp piston chuyển động tịnh tiến và quay
tròn để phân phối nhiên liệu như vậy piston quay một vòng tịnh tiến 4 lần. Hai lo xo
pitston luôn đẩy piston và đĩa cam tỳ lên các con lăn.
Van phân lượng lắp bên dưới piston dùng để thay đổi lượng nhiên liêu cung cấp.

Hình 4.3 Cấu tạo bộ phận phận phối

23


Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

 Quá trình bơm và phân phối nhiên liệu:
Trục bơm quay sẽ dẫn động bơm cung cấp nhiên liệu và đĩa cam với piston để thực
hiện bơm và phân phối nhiên liệu như sau:
Khi mở công tắc máy, Van cắt nhiên liệu mở cửa nạp nhiên liệu từ buồng bơm vào
cửa nạp.


Hành trình hút:

Con lăn ở phần lõm của đĩa cam, piston ở vị trí thấp và rãnh nạp trên đầu piston
trùng với cửa nạp nhiên liệu được nạp vào xy-lanh bơm.

Hình 4.4 Hành trình hút


Hành trình cung cấp nhiên liệu:

Piston vừa quay, vừa được nâng lên nhờ đĩa cam, khi piston quay rãnh nạp trên
đầu piston qua khỏi cửa nạp nhiên liệu bên trong xy-lanh bị nén. Đến khi rãnh phân
phối trên piston trùng với lỗ phân phối, nhiên liệu qua lỗ phân phối và van phân phối
đến vòi phun để phun vào buồng đốt.

Hình 4.5 Hành trình cung cấp nhiên liệu

24



Mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ Thống Nhiên Liệu Diesel

 Kết thúc phun:
Piston tiếp tục đi lên, đến khi
rãnh ngang trên piston thoát ra khỏi
van phân lượng, nhiên liệu phía trên
piston theo lỗ trung tâm qua van
phân lượng trở về buồng bơm , vòi
phun ngưng phun.

Hình 4.6 Hành trình kết thúc phun
 Quá trình thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp:
Quá trình thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp bằng cách đưa khâu phân lượng về
phía đầu hoặc đuôi piston.
Giảm lượng nhiên liệu (hình 15.8), ta đưa khâu phân lượng xuống làm hành trình
có ích giảm, như vậy lượng nhiên liệu cung cấp giảm.
Tăng lượng nhiên liệu, ta đưa khâu phân lượng lên làm hành trình có ích tăng, như
vậy lượng nhiên liệu cung cấp tăng.

Hình 4.7 Giảm lượng nhiên liệu cung cấp

Hình4.8 Tăng lượng nhiên liệu cung cấp
25


×