Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

“Sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 phổ thông trung học tại trường THPT Trại Cau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.67 KB, 15 trang )

I. LỜI GIỚI THIỆU
Trong chương trình giáo dục phổ thông, bộ môn Lịch sử có vị trí, ý nghĩa
hết sức quan trọng. Cùng với các bộ môn khoa học khác, bộ môn Lịch sử có
nhiệm vụ thực hiện phát triển năng lực nhận thức toàn diện của học sinh. Lịch
sử còn là môn học đảm nhiệm trọng trách giáo dục tư tưởng, chính trị cho học
sinh những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống đấu tranh dựng
nước và giữ nước của dân tộc, niềm tin và sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào
con đường cách mạng hiện nay của dân tộc...Để có thể thực hiện được nhiệm vụ
nặng nề và vẻ vang đó, người giáo viên trước hết cần làm tốt công tác giảng dạy
của mình, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu lấy đổi
mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cần nắm vững
và vận dụng linh hoạt, có hiệu quả phương pháp tổ chức các hoạt động dạy-học.
Giáo viên cần không ngừng học tập, bổ sung các nguồn tư liệu gắn với
nội dung các khóa trình lịch sử, đặc biệt lịch sử dân tộc để làm cơ sở cho việc
thực hiện các phương pháp dạy học phù hợp với bộ môn. Công việc khai thác và
sử dụng các nguồn tư liệu dùng cho dạy học lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong
dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Nó chính là một trong
các điều kiện để giáo viên có cơ sở để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học,
khắc phục lối giáo dục giáo điều, khiên cưỡng, áp đặt. Nhận thức tầm quan trọng
của việc sử dụng tư liệu dạy học, bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi, tích lũy kinh
nghiệm, không ngừng nâng cao chất lượng các nguồn tư liệu để phục vụ cho
giảng dạy bộ môn. Trên cơ sở đó, tôi xin được đề xuất kinh nghiệm của bản thân
tôi trong việc sử dụng tài liệu lịch sử cho công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử lớp
12, phần Lịch sử Việt Nam mà tôi đã thực hiện tại đơn vị công tác là trường
THPT Trại Cau như sau qua đề tài “Sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh trong
dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 phổ thông trung học tại trường THPT Trại Cau”
II. TÊN SÁNG KIẾN: “Sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh trong dạy
học lịch sử Việt Nam lớp 12 phổ thông trung học tại trường THPT Trại Cau”.
1



III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Lăng Minh Tá.
- Chức vụ: Giáo viên.
- Địa chỉ: Tổ 8 thị trấn Trại Cau, huyên Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đơn vị công tác : trường THPT Trại Cau, Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
- Điện thoại: 0982698425.
- Email:
IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
Lăng Minh Tá
V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Sáng kiến được xây dựng từ việc tích lũy những kinh nghiệm trong việc
khai thác, vận dụng các tác phẩm của Hồ Chí Minh làm tư liệu dạy học trong
quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử tại trường THPT Trại Cau.
Trong phạm vi sáng kiến này tôi tập trung nghiên cứu sử dụng tác phẩm
của Hồ Chí Minh làm tư liệu dạy học trong việc giảng dạy nội dung Lịch sử lớp
12, phần Lịch sử Việt Nam.
VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU
Ngày 10 tháng 10 năm 2016
VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
1. Nội dung sáng kiến
Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy – học bộ môn Lịch sử lớp 12,
phần Lịch sử Việt Nam giáo viên cần thiết phải sử dụng nhiều tài liệu khác nhau
bên cạnh tài liệu sách giáo khoa. Trong đó, các tác phẩm, bài nói, bài viết của
Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Những tác phẩm đó phản ánh nội
dung của lịch sử dân tộc, về cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng, làm sáng rõ chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng…

2



Xuất phát từ nội dung, mục tiêu của chương trình và bài học cụ thể, việc sử
dụng các tác phẩm của Hồ Chí Minh được thực hiện ở các nội dung sau:
1.1. Tác phẩm của Hồ Chí Minh sử dụng trong giảng dạy lịch sử Việt
Nam chương trình lớp 12
- Sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh nhằm góp phần làm cho HS hiểu rõ
con đường cứu nước đúng đắn mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn.
Thông qua các tài liệu cụ thể, trích từ các tác phẩm của Hồ Chí Minh như
“Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, “Con
đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác – Lê-nin”, các tham luận về vấn đề thuộc
địa…giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích nội dung và ý nghĩa của các tài liệu
đó, qua đó học sinh rút ra một cách sâu sắc rằng, việc Nguyễn Ái Quốc tìm con
đường cứu nước là một quá trình. Qúa trình này bao gồm những hoạt động lý
luận kết hợp với thực tiễn, diễn ra dần dần, từng bước. Nó là sản phẩm sự kết
hợp những yếu tố dân tộc, giai cấp và tính thời đại. Thông qua đó, phát triển
năng lực nhận thức của học sinh, giúp học sinh hiểu sâu sắc rằng công lao đầu
tiên của Nguyễn Ái Quốc với dân tộc. Thông qua các tài liệu này, học sinh hiểu
rõ con đường cứu nước mới do Nguyễn Ái Quốc tìm ra, khác với con đường cứu
nước truyền thống. Đồng thời, học sinh có được nhận thức cụ thể về những hoạt
động của Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị điều kiện tư tưởng, chính trị và tổ chức cho
sự thành lập Đảng Cộng sản.
- Sử dụng các tác phẩm của Hồ Chí Minh trong giảng dạy về quá trình
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông qua các tác phẩm của Hồ Chí Minh được lựa chọn sử dụng làm tư
liệu dạy học nhằm giúp học sinh hiểu được bản chất của sự ra đời của Đảng là
sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước Việt Nam. Trong số các tác phẩm của Hồ Chí Minh, chúng tôi tập
trung khai thác tác phẩm quan trọng của Người là Đường Kách mệnh và ba văn
kiện quan trọng liên quan trực tiếp đến sự thành lập Đảng Chính cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt, Lời kêu gọi thành lập Đảng. Giáo viên hướng dẫn học sinh

3


khai tác các tư liệu trên để hiểu được những nội dung cơ bản của đường lối cách
mạng giải phóng dân tộc do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đề ra, nhận thức rõ ý nghĩa
của sự thành lập Đảng. Đồng thời, tạo cơ sở cho các em hiểu được nguyên nhân
của những thắng lợi mà cách mạng dân tộc có được trước hết là sự ra đời và lãnh
đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản.
- Sử dụng các tác phẩm Hồ Chí Minh trong giảng dạy nội dung những sự
kiện về cuộc vận động giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945.
Các tác phẩm của Hồ Chí Minh đều có thể sử dụng để giúp học sinh nhận
thức về nguyên nhân, quá trình, kết quả và ý nghĩa lịch sử của ba phong trào
cách mạng từ khi Đảng ra đời đến ngày cách mạng tháng Tám thành công.
- Sử dụng các tác phẩm Hồ Chí Minh trong giảng dạy về cuộc đấu tranh
bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng từ sau ngày nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời (2-9-1945) đến trước ngày kháng chiến toàn quôc chống Pháp
(19-12-1946)
Cùng với tài liệu sách giáo khoa, giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu,
khai thác một số đoạn trích trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh để hiểu được
tình thế ngàn cân treo sợi tóc của nhà nước cách mạng gặp phải ngay sau khi
thành lập và nhận thức được việc giành được chính quyền đã khó nhưng bảo vệ
chính quyền cách mạng lại càng khó hơn. Những tài liệu như “Những nhiệm vụ
cấp bách của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”, Báo cáo chính trị tại đại hội II,
các thư gửi cho đồng bào ra sức chống giặc đói, giặc dốt làm cho học sinh hiểu
sâu sắc tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám, làm rõ cơ sở của những chủ
trương, biện pháp mà Đảng và Bác đưa ra nhằm giải quyết khó khăn đưa sự
nghiệp cách mạng dân tộc đi lên.
- Sử dụng tác phẩm Hồ Chí Minh giúp học sinh làm sáng tỏ thêm nội
dung cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ (1946 – 1954).
Những tài liệu của Hồ Chí Minh như Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

sẽ giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về nguyên nhân và tính chất của cuộc kháng
chiến chống Pháp. Cùng với việc kết hợp sử dụng những tài liệu khác như Chỉ
4


thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng, “Kháng chiến nhất định thắng
lợi” của Trường Chinh… các tác phẩm của Hồ Chí Minh giúp học sinh hiểu rõ
hơn về nội dung của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực
cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, về mối quan hệ giữa kháng chiến
với kiến quốc, giữa hậu phương với tiền tuyến, về việc xây dựng khối đoàn kết
toàn dân…
- Sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh làm tư liệu dạy học giúp nâng cao
nhận thức về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975).
Trong giảng dạy về nội dung nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước (1954-1975) giáo viên có thể khai thác nhiều tư liệu là các
tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở đây, chúng tôi chọn một số tác phẩm
(đặc biệt là Di chúc) làm tư liệu dạy học, giúp học sinh nhận thức đầy đủ, toàn
diện và sâu sắc về tình hình nước ta sau năm 1954, về âm mưu của đế quốc Mĩ,
về tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến của nhân dân ta, quyết tâm của
nhân dân hai miền, triển vọng giành tất thắng của cuộc kháng chiến…Qua đó,
các em được củng cố và nâng cao nhận thức về ý nghĩa trọng đại của thắng lợi
lịch sử này, đồng thời giáo dục một cách hiệu quả cho học sinh niềm tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng
cách mạng của nhân dân ta.
- Sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh làm rõ hơn đường lối cách mạng
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 – 1975) và của cả nước (từ năm
1975 đến nay).
1.2. Phương pháp sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh trong dạy –
học lịch sử Việt Nam lớp 12.
Thứ nhất, sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh để thông báo, kể chuyện,

tường thuật, miêu tả nhằm tạo biểu tượng lịch sử. Chúng tôi đề xuất các hình
thức sử dụng:
+ Dựa vào nguyên văn đoạn trích để thông báo, tường thuật, miêu tả.

5


Ví dụ 1. Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1929 đến
năm 1925, mục 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Ở mục này, giáo viên tổ
chức cho học sinh tìm hiểu quá trình Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu
nước giải phóng dân tộc và những hoạt động nhằm chuẩn bị về tư tưởng, chính
trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. Để giúp cho học sinh có được nhận thức cụ
thể về nội dung và ý nghĩa của những bài viết của Người sau khi tìm thấy con
đường cứu nước đi theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin và trở thành Đảng viên cộng
sản được đăng trên các tờ báo như Người cùng khổ, Tạp chí thư tín quốc tế…
Giáo viên có thể sử dụng đoạn trích nói về việc làm chủ nghĩa thực dân Pháp ở
một số nước thuộc địa châu Phi như sau: “Một hôm binh lính bắt tất cả những
người Ả-rập chẳng mắc tội tình gì ngoài các tội đã trốn tránh sự tàn bạo của kẻ
đã chinh phục họ. Viên quan năm ra lệnh đem giết ngay không cần điều tra, xét
xử gì cả. Và đây là điều đã xảy ra…Họ bắt tất cả 30 người. Người ta đào 30 cái
hố ở bãi cát rồi đem chôn họ xuống đến cổ, trần truồng, đầu cạo trọc, dưới trời
nắng giữa trưa. Để cho họ không chết ngay, thỉnh thoảng người ta đem nước
tưới như tưới cải bắp…Nửa giờ sau, mi mắt họ sưng húp lên, con mắt lòi ra.
Lưỡi sưng vù lên đầy cả cái miệng mở há hốc trông thật khủng khiếp…rồi da
nứt ra, trán thì vàng lên như thịt lợn quay…Một bộ tộc ở Băng – ghi không thể
cung cấp được đủ số lượng cao su cho chủ đồn điền. Đồn điền này muốn buộc
họ phải nộp cho đủ số lượng thiếu, liền bắt 58 phụ nữ và 10 trẻ em để giữ làm
con tin. Những con tin này bị nhốt vào chỗ thiếu không khí, thiếu ánh sáng,
thiếu ăn và ngay cả nước uống cũng thiếu nữa. Thỉnh thoảng người ta lại đến
đánh đập họ. Theo bọn thực dân nói thì tiếng kêu la của họ dùng để thôi thúc

công việc. Sau ba tuần chịu đau đớn khốc liệt, 58 phụ nữ và 2 trẻ em chết. Năm
đó, hạn hán. Mùa màng mất cả. Toàn vùng đó ở châu Phi bị khốn khổ. Người ta
phải ăn cỏ và rễ cây. Các cụ già chết vì đói lả. Thế mà Chính phủ khai hóa vẫn
cứ bắt phải nộp thuế. Những người dân đang bị hạn hán bỏ lại cho Chính phủ
ruộng đất, vườn tược, nhà cửa và trốn vào núi. Viên quan cai trị đưa chó săn và
lính vào truy nã và tìm thấy họ trong một các hang. Người ta bèn hun cho họ
chết…”.
6


Với việc sử dụng trích đoạn như trên làm tư liệu dạy học, giáo viên đã
giúp cho học sinh có được nhận thức cụ thể về tội ác và bản chất xâm lược, bóc
lột của bọn thực dân Pháp. Thông quá đó, chức năng phát triển năng lực nhận
thức của học sinh diễn ra một cách tự nhiên, không khiên cưỡng đồng thời củng
cố cho học sinh niềm tin vào con đường cách mạng mà Bác Hồ lựa chọn cho
dân tộc.
Ví dụ 2. Trong quá trình tổ chức dạy – học về nội dung cuộc chiến đấu
chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ (Bài 22. Cả nước trực tiếp
chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược), để khắc sâu cho học sinh tư tưởng chỉ
đạo và tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cuộc kháng chiến, tinh
thần quyết tâm với ý chí “không có gì quý hơn độc lập, tự do” của nhân dân hai
miền giáo viên sử dụng trích đoạn trong tác phẩm “Di chúc” của Người: “Cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước có thể kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh
nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến
thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”
+ Kết hợp các tài liệu khác nhau của Hồ Chí Minh, kết hợp tài liệu của
Người với các tài liệu tham khảo khác để xây dựng bài tường thuật - miêu tả kết
hợp.

Ví dụ 1. Khi dạy bài 13 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm
1925 đến năm 1930 mục II.2 Hội nghị thành lập Đảng. Sau khi sử dụng các
phương pháp tổ chức dạy học để học sinh thấy được sự cấp bách của việc thống
nhất các tổ chức cộng sản thành một chính Đảng Cộng sản duy nhất lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, giáo viên khai thác tư liệu của Nguyễn Ái Quốc trong Báo
cáo gửi Quốc tế Cộng sản và một số tài liệu khác để tường thuật, miêu tả về diễn
biến của Hội nghị thành lập Đảng: “Cuối tháng 1 – 1930, Hồng Kông đang vào
xuân. Tiếng pháo đón tết sớm của trẻ con đã nổ râm ran trên đường phố. Bảy
đại biểu đã có mặt tại Cửu Long (2 đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng; 2
đại biểu của An Nam Cộng sản đảng cùng với Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu và
7


Nguyễn Ái Quốc). Lần đầu tiên các đại biểu được gặp Nguyễn Ái Quốc là tên
tuổi từ lâu đã được các nhà cách mạng Việt Nam nói đến với lòng kính yêu, kính
trọng, nên rất vui mừng và cảm động. Hội nghị diễn ra trong ngôi nhà bé nhỏ
của một cơ sở cách mạng Trung Quốc tại Cửu Long thuộc khu ổ chuột, với
những túp lều bằng tôn chen chúc nhau trên phần đất liền của lãnh thổ Hồng
Kông. Mọi người ngồi xung quanh một chiếc bàn có để sẵn một bộ súc sắc –
một trò chơi ưu thích của người Trung Quốc ở Hồng Kông. Nếu có ai nghi ngờ
vì mấy tiếng ồn ào trong buồng thì có thể tưởng rằng đây là nơi tụ tập của
những ke cờ bạc. Uy tín của ông Nguyễn Ái Quốc có sức thuyết phục đặc biệt
đối với các đại biểu. Trong các buổi thảo luận, Nguyễn Ái Quốc khéo léo hướng
dẫn. Nhờ những lời phát biểu cởi mở, súc tích và những kết luận có căn cứ,
Người đã làm cho tất cả các đại biểu nhất trí việc hợp nhất các tổ chức Cộng
sản thành lập một Đảng thống nhất, thông qua cương lĩnh, Điều lệ Đảng. Hội
nghị thành công tốt đẹp”.
Với việc sử dụng cách làm như trên sẽ có tác dụng thu hút sự tập trung và
hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời, cung cấp các thông tin làm cơ sở để
học sinh trả lời các câu hỏi như: Thời gian, địa điểm và thành phần của hội nghị

thành lập Đảng ? Nội dung của hội nghị ? Vì sao hội nghị thống nhất các tổ chức
Cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất thành công ? Điều này cho thấy
việc kết hợp các tài liệu khác nhau để xây dựng thành bài tường thuật, miêu tả
trong dạy học Lịch sử đem lại nhiều tác dụng, vừa gây hứng thú vừa là cơ sở
giúp học sinh tìm hiểu và khắc sâu kiến thức mới.
Ví dụ 2. Khi dạy bài 14 phong trào cách mạng 1930 – 1931. Cao trào Xô
viết Nghệ - Tĩnh, giáo viên sử dụng trích đoạn trong “Báo cáo gửi Ban Chấp
hành Quốc tế Cộng sản” của Nguyễn Ái Quốc nhận định về tinh thần đấu tranh
của công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh như sau: “Trong cuộc đấu
tranh hiện nay, công nhân và nông dân Nghệ - Tĩnh vẫn giữ vững truyền thống
cách mạng của mình. Nghệ - Tĩnh thật xứng đáng với danh hiệu đỏ”. Giáo viên
kết hợp hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bức tranh “Xô viết Nghệ - Tĩnh”
của họa sĩ Nguyễn Đức Nùng, để hình dung khí thế đấu tranh mạnh mẽ của nhân
8


dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Dựa vào các tài liệu trên, giáo viên xây dựng bài
tường thuật về những sự kiện trong phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ An
và Hà Tĩnh, đặc biệt là về cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 tại Hưng Nguyên (Nghệ
An) với hơn 20 nghìn nông dân tham gia và khi đến Vinh con số này đã lên đến
30 nghìn người kéo dài 4 km. Việc kết hợp sử dụng trích đoạn của Nguyễn Ái
Quốc với tài liệu trực quan là bức tranh của Nguyễn Hữu Nùng để xây dựng bài
tường thuật sẽ giúp cho học sinh hình dung cụ thể về tinh thần đấu tranh của nhân
dân ta kể từ khi có Đảng lãnh đạo, thấy được ý nghĩa của phong trào và vai trò sự
lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng của nhân dân ta.
- Thứ hai, sử dụng các tác phẩm của Hồ Chí Minh nhằm giúp học sinh
giải thích một sự kiện lịch sử, học sinh hiểu được bản chất của sự kiện, tăng
hứng thú học tập cho học sinh.
Ví dụ 1. Khi giảng dạy về quá trình xây dựng và chuẩn bị lực lượng vũ
trang tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (Bài 16. Phong trào giải phóng dân

tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám 1939-1945. Nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa ra đời), giáo viên có thể sử dụng trích đoạn trong “Chỉ thị thành lập Đội
Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân” như sau: “Đội Việt Nam Tuyên truyền
giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có đội đàn em khác. Tuy
lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi
điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt
Nam”. Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn cho học sinh nhận thức được ý nghĩa
quan trọng của sự thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, đánh
dấu bước phát triển trong chuẩn bị lực lượng toàn diện để khi có “thời cơ” là sẵn
sàng đứng lên giành chính quyền.
Ví dụ 2. Khi tổ chức cho học sinh tìm hiểu về ý nghĩa của chiến dịch Việt
Bắc Thu đông 1947 (Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp) giáo viên sử dụng nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch trong tác phẩm “Những lời kêu
gọi của Hồ Chủ tịch” (Nhà xuất bản Sự thật, tập I) : “…Lực lượng của chúng
cũng giống như mặt trời vào lúc hoàng hôn, hống hách lắm nhưng đã gần tắt nghỉ
9


“…Lực lượng của ta ngày càng thêm mạnh như suối chảy, như lửa mới
nhen, chỉ có tiến, không có thoái…”
Kết hợp tài liệu sách giáo khoa, việc sử dụng đoạn tư liệu trên đây với sự so
sánh đầy hình ảnh về tương quan lực lượng giữa địch và ta sẽ giúp cho học sinh
nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của việc ta giành thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc,
nhìn thấy triển vọng tất thắng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ví dụ 3. Khi tổ chức dạy – học về cuộc chiến đấu chống chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” của nhân dân miền Nam (Bài 22. Nhân dân hai miền trực
tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược) để học sinh rút ra được ý nghĩa quan
trọng của việc đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, tinh thần phấn khởi, tin
tưởng của nhân dân hai miền giáo viên sử dụng mấy lời thơ của Bác trong “Thư

chúc mừng năm mới” (ngày 1-11-1968) như sau:
“Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc rằng thắng to
Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ, đồng bào
Bắc - Nam sum họp, xuân nào vui hơn”.
- Thứ ba, sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh trong ôn tập, kiểm tra, làm
bài tập. Đây là việc sử dụng các nhận định, các khái quát hóa trong tác phẩm của
Hồ Chí Minh để củng cố nhận thức lịch sử của học sinh sau khi học một giai
đoạn, thời kì lịch sử. Nó giúp các em nắm vững tri thức, rèn luyện các kĩ năng
học tập, tạo điều kiện cho các hoạt động nhận thức tiếp theo.
2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Qua nghiên cứu về lý luận dạy – học và thực tiễn công tác dạy học bộ
môn tại trường THPT Trại Cau, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết và tầm qua
trọng của phương pháp sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh trong hoạt động dạy
– học bộ môn lịch sử. Sau khi tổ chức thực hiện phương pháp trên qua các bài

10


học, chúng ta đã tiến hành thực nghiệm để so sánh, đối chiếu các phương pháp
đó qua 2 bài học.
Bài 1: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930.
Bài 2: Phong trào cách mạng 1930 – 1935.
Mục đích của thực nghiệm là đánh giá hiệu quả của việc thay đổi một
phần nội dung bài học, khi sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh với việc chỉ sử
dụng tài liệu sách giáo khoa. Để đánh giá hiệu quả của bài học thực nghiệm (bài
học có sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh làm tư liệu dạy học) với lớp chỉ khai
thác sách giáo khoa chúng tôi tiến hành kiểm tra nhận thức của học sinh với

nhiều hình thức, mức độ và yêu cầu khác nhau như kiểm tra miệng, kiểm tra
viết. Ở đây, chúng tôi xin dẫn kết quả làm bài kiểm tra viết qua 3 câu hỏi của 2
bài học trên.
Kết quả như sau:
T.số
Câu hỏi

Lớp

Số HS trả lời

Số HS trả lời

Số HS trả

đúng, đủ

đúng, thiếu

lời thiếu, sai

75

10 – 13,3 %

30 – 40 %

35 – 46,7 %

130


85 – 65,38 %

75

25 – 33,3 %

học
sinh

1. Trình bày tóm
tắt hoạt động của

Đối

Nguyễn Ái Quốc

chứng

từ năm 1919 đến
năm

1925.

Ý

nghĩa của những

Thực
nghiệm


40 – 30, 76
%

5 – 3,86 %

hoạt động đó.
2. Nguyên nhân

Đối

của phong trào

chứng

cách mạng 1930 -

Thực

1931
Câu hỏi

nghiệm
Lớp

40 – 53,3 %

10 – 13,4%

20 – 15,38


12 – 9,22 %

130

98 – 75,4 %

T.số

Số HS trả lời

Số HS trả lời

Số HS trả

học

đúng, đủ

đúng, thiếu

lời thiếu, sai

11

%


sinh
3. Vì sao Xô viết


Đối

Nghệ - Tĩnh là

chứng

đỉnh

cao
1930

5 – 6,67 %

130

85 – 65,38 %

40 – 53,33

30 – 40,00

%

%

của

phong trào cách
mạng


75

Thực

- nghiệm

35 – 26,62
%

10 – 8,00 %

1031
Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm sử dụng tác phẩm Hồ Chí Minh trong dạy
học Lịch sử lớp 12 phần Lịch sử Việt Nam.
Kết quả học tập của học sinh qua thực nghiệm chứng tỏ rằng, khi sử dụng
tốt tài liệu của Hồ Chí Minh trong dạy – học thì hiệu quả bài học sẽ cao hơn.
Điều này thể hiện ở tỉ lệ học sinh khá, giỏi ở các lớp thực nghiệm cao hơn các
lớp đối chứng. Như vậy, có thể khảng định rằng việc sử dụng tác phẩm Hồ Chí
Minh phù hợp với nội dung, yêu cầu bài học và trình độ học sinh sẽ thu được
hiệu quả cao trong dạy – học lịch sử.
Việc nghiên cứu, sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh vào dạy – học bộ
môn Lịch sử phải giúp cho học sinh rút ra được cái cơ bản nhất, đặc trưng nhất,
xác định được quan điểm khoa học về các sự kiện đang học đồng thời giáo dục
tư tưởng cho học sinh về ý thức học tập, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
con đường đi lên của cách mạng dân tộc. Khi sử dụng tác phẩm của Hồ Chí
Minh cần lựa chọn tài liệu phù hợp với nội dung bài học, trình độ của học sinh.
Cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau:
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tài liệu
- Nội dung chủ yếu của tài liệu, giải thích các thuật ngữ, khái niệm.

- Những luận điểm được thể hiện trong tác phẩm của Hồ Chí Minh liên
quan đến kiến thức đang học, làm sáng tỏ sự kiện cơ bản bài học.
- Tác dụng và ý nghĩa của tài liệu
12


XIII. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1. Về lý luận
Trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, quá trình nhận thức
của học sinh đi từ tri giác tài liệu đến tạo biểu tượng rồi phân tích, so sánh, đối
chiếu …để tìm ra dấu hiệu bản chất, tức là hình thành khái niệm, rút ra quy luật,
bài học. Vì vậy, giáo viên cần phải nắm vững kiến thức lý luận về phương pháp
dạy học bộ môn, về con đường hình thành và phát triển năng lực nhận thức của
học sinh. Việc dạy học bộ môn Lịch sử được tổ chức theo hướng lấy học sinh
làm trung tâm, người thầy đóng vai trò thiết kế, hướng dẫn. Để hoàn thành tốt
chức năng, nhiệm vụ của mình, giáo viên cần làm tốt công tác khai thác tư liệu lịch
sử trong đó đặc biệt là tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm tư liệu dạy học.
2. Thực tiễn
Chương trình Lịch sử lớp 12 có vị trí, vai trò quan trọng trong chương
trình giáo dục của bộ môn. Nội dung của chương trình trang bị những kiến thức
cơ bản, trọng tâm về lịch sử dân tộc trong đấu tranh giành độc lập và đi lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Nội dung đó chiếm tỉ lệ cao trong các đề thi, đề kiểm tra.
Do vậy, khóa trình Lịch sử lớp 12, nhất là phần về Lịch sử Việt Nam nhận được
sự quan tâm lớn của học sinh.
Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất phong phú về thể loại, số
lượng lớn và rất phổ biến. Giáo viên có thể dễ dàng tiếp cận qua nhiều kênh, trên
cơ sở đó nghiên cứu, lựa chọn và vận dụng vào công tác giảng dạy bộ môn.
Giáo viên dạy học bộ môn nắm vững kiến thức và phương pháp sử dụng tài
liệu lịch sử, nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử.
Học sinh có ý thức, trách nhiệm cao trong học tập nói chung và bộ môn

Lịch sử nói riêng.
XIX. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC CỦA SÁNG KIẾN
Sáng kiến này góp phần đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm khai thác tư
liệu lịch sử, đặc biệt các tác phẩm của Hồ Chí Minh phục vụ trong dạy – học
13


Lịch sử lớp 12, nội dung về lịch sử Việt Nam. Tích cực đổi mới phương pháp
dạy học, phù hợp nhu cầu và tạo hứng thú đối với học sinh. Góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học tại trường THPT Trại Cau. Kết quả của phương pháp sử
dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh trong dạy – học Lịch sử đã nâng cao chất
lượng giáo dục bộ môn của học sinh.
Cụ thể :
Năm học

Học lực Khá,

Học lực Trung

Học lực yếu

Học lực kém

giỏi (%)
bình (%)
(%)
(%)
2014 - 2015
25
74,5

0,5
0
2015 - 2016
26
73,8
0,2
0
2016 - 2017
33,9
66,6
0,01
0
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu (nếu có):
X. DANH SÁCH LỚP ĐÃ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU
Số Tên tổ chức/cá
TT
nhân
1

Lớp 12 A1,
12A2, 12A5

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
Giảng dạy nội dung Lịch sử

Trường THPT Trại Cau


Việt Nam lớp 12 Trung học phổ
thông

Trại Cau, ngày….... tháng năm 201
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
HIỆU TRƯỞNG
- Điểm công nhận sáng kiến: ………
- Xếp loại: ……………..

Trại Cau, ngày….... tháng 10 năm 2017
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Lăng Minh Tá

14



×