Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Khảo sát thực hành tư vấn của người bán lẻ thuốc với bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính tại một số cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 72 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC

KHẢO SÁT THỰC HÀNH TƢ VẤN CỦA
NGƢỜI BÁN LẺ THUỐC VỚI BỆNH
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP CẤP TÍNH TẠI
MỘT SỐ CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ NỘI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI, 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC
Mã sinh viên: 1401434

KHẢO SÁT THỰC HÀNH TƢ VẤN CỦA
NGƢỜI BÁN LẺ THUỐC VỚI BỆNH
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP CẤP TÍNH TẠI
MỘT SỐ CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ NỘI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Phƣơng Thuý
Nơi thực hiện:
Bộ môn Quản lý Kinh tế Dƣợc



HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Từ tận đáy lòng, tôi xin gửi đến cô giáo ThS. Nguyễn Thị Phƣơng Thuýgiảng viên Bộ môn Quản lý Kinh tế Dược, người trực tiếp hướng dẫn tôi lời cảm ơn
chân thành, lòng kính trọng sâu sắc nhất. Cô đã ân cần chỉ bảo, quan tâm hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên, dìu dắt và truyền ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết cho tôi
trong suốt thời gian làm khoá luận.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô và
cán bộ đang công tác tại Bộ môn Quản lý Kinh tế Dƣợc đã giảng dạy và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá
luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, Phòng
Đào tạo và toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình 5 năm học tập tại trường, đã mang đến cho tôi
những kiến thức bổ ích và nhiều kinh nghiệm quý báu để làm hành trang cho tôi
bước vào cuộc đời Dược sĩ.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình và bạn bè tôi, những
người đã luôn ở bên ủng hộ và động viên tôi về mọi mặt, là nguồn động lực cho tôi
tiếp tục phấn đấu trong học tập và công việc.

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 3
1.1. Bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính ............................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm về bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính ........................................ 3
1.1.2. Đặc điểm triệu chứng cụ thể của bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính ........ 3
1.1.3. Hướng dẫn tư vấn bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính ............................... 4
1.2. Yêu cầu về thực hành tƣ vấn tại cơ sở bán lẻ thuốc ................................... 9
1.2.1. Khái quát thực hành tư vấn với các bệnh, triệu chứng nhẹ của NBT trên
thế giới ................................................................................................................. 9
1.2.2. Yêu cầu trong thực hành tư vấn tại cơ sở bán lẻ thuốc tại Việt Nam ...... 11
1.3. Phƣơng pháp đóng vai khách hàng ............................................................ 12
1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 16
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 18
2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................ 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 18
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 18
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 18
2.2.1. Các biến số nghiên cứu ............................................................................ 18
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 20
2.2.3. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 20
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 20
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................... 22
2.2.6. Vấn đề đạo đức ........................................................................................ 26
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................ 27
3.1. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TƢ VẤN VỚI BỆNH NHIỄM
TRÙNG HÔ HẤP CẤP TÍNH (ARI) CỦA NGƢỜI BÁN THUỐC TẠI MỘT
SỐ NHÀ THUỐC, QUẦY THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2019 . 27



3.1.1. Hoạt động hỏi........................................................................................... 27
3.1.2. Hoạt động khuyên .................................................................................... 31
3.1.3. Hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc ....................................................... 34
3.2. MÔ TẢ CÁC SẢN PHẨM ĐÃ TƢ VẤN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP CẤP TÍNH CỦA NGƢỜI BÁN THUỐC TẠI
MỘT SỐ NHÀ THUỐC, QUẦY THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM
2019 ....................................................................................................................... 36
3.2.1. Đặc điểm các sản phẩm đã bán ................................................................ 36
3.2.2. Đặc điểm về quyết định điều trị của NBT ............................................... 39
3.3. BÀN LUẬN ................................................................................................... 45
3.3.1. Mô tả thực hành số tư vấn với bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính (ARI)
của người bán thuốc tại một số nhà thuốc, quầy thuốc ..................................... 45
3.3.2. Mô tả các sản phẩm đã tư vấn trong điều trị bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp
tính của người bán thuốc tại một nhà thuốc, quầy thuốc ................................... 50
3.3.3. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ........................................................ 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ARI

Chú giải nghĩa
Tiếng Anh
Acute respiratory infection

Tiếng Việt

Nhiễm trùng hô hấp cấp tính

NBT

Người bán lẻ thuốc

KS

Kháng sinh

KSKĐ

Kháng sinh không đơn

OTC

Over The Counter

TB
WHO

Thuốc không kê đơn
Trung bình

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Hướng dẫn điều trị cho ARI (triệu chứng ho hoặc khó thở) cho trẻ em từ
2 tháng đến 5 tuổi ....................................................................................................... 5
Bảng 1.2. Nội dung một số cụm từ viết tắt nhằm khai thác thông tin người bệnh
được dược sĩ cộng đồng sử dụng trên thế giới ........................................................... 9
Bảng 1.3. Kịch bản đóng vai bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính trên thế giới......... 13
Bảng 2.4. Các biến số nghiên cứu ............................................................................ 18
Bảng 2.5. Chỉ số nghiên cứu .................................................................................... 23
Bảng 2.6. Đặc điểm của các cơ sở bán lẻ đã khảo sát .............................................. 25
Bảng 3.7. Hoạt động hỏi của NBT trong tình huống ARI ....................................... 28
Bảng 3.8. Đánh giá điểm cho hoạt động hỏi ............................................................ 30
Bảng 3.9. Nội dung khuyên của NBT ...................................................................... 32
Bảng 3.10. Đánh giá điểm cho hoạt động khuyên ................................................... 33
Bảng 3.11. Hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc ..................................................... 34
Bảng 3.12. Người bán thuốc trả lời về tác dụng phụ của kháng sinh đã bán trong
tình huống ARI trẻ em .............................................................................................. 35
Bảng 3.13. Đặc điểm sản phẩm đã bán .................................................................... 36
Bảng 3.14. Phân loại thuốc đã bán theo tác dụng điều trị ........................................ 37
Bảng 3.15. Đặc điểm phối hợp các sản phẩm .......................................................... 40
Bảng 3.16. Đặc điểm NBT bán kháng sinh bán theo cấp độ yêu cầu trong tình
huống ARI người lớn................................................................................................ 41
Bảng 3.17. Đặc điểm tình huống ARI bán kháng sinh và ARI không bán kháng sinh
.................................................................................................................................. 41
Bảng 3.18. Các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc NBT đã bán ........................... 43


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1. Đánh giá điểm hoạt động hỏi ................................................................... 31
Hình 3.2. Đánh giá điểm hoạt động khuyên ............................................................. 33
Hình 3.3. Nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc của NBT.......................................... 35
Hình 3.4. Đặc điểm kháng sinh đã bán trong tình huống ARI ................................. 39



ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm trùng hô hấp cấp tính (ARI) là nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong
phổ biến, chiếm 5,8 triệu ca tử vong trên toàn thế giới trong năm 2010 [32]. Đây là
bệnh thường gặp ở tất cả các đối tượng, bất kể tuổi tác hay giới tính [22]. Ở Việt
Nam, ARI có tỷ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em
dưới 5 tuổi. Tại các nước đang phát triển, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới
WHO, mỗi trẻ em trung bình trong 1 năm mắc ARI từ 4-9 lần. Theo Niên giám
thống kê y tế năm 2015, trên toàn quốc, số ca mắc bệnh hô hấp là 16,61%, chiếm tỷ
lệ cao nhất trong cơ cấu bệnh tật, trong đó viêm phổi là 1 trong 10 nguyên nhân
mắc bệnh và tử vong hàng đầu tại bệnh viện [8]. Điều đó đòi hỏi người chăm sóc y
tế ban đầu, đặc biệt là người bán lẻ thuốc phải được đào tạo, có kiến thức để xử trí
ARI hợp lý.
Nhà thuốc cộng đồng là điểm chăm sóc ưu tiên cho ARI [27]. Các lý do
người bệnh tìm kiếm sự chăm sóc từ nhà thuốc hơn là bác sĩ được xác định là khả
năng tiếp cận nhà thuốc, khả năng chi trả, tính sẵn có của thuốc, khách hàng biết
người bán thuốc, giờ hoạt động thuận tiện, khả năng mua thuốc với số lượng nhỏ,
thời gian chờ đợi ngắn, tin rằng ARI là một bệnh nhẹ [16]. Do đó, dược sĩ cộng
đồng là những chuyên gia chăm sóc sức khoẻ đầu tiên mà hầu hết người dân tiếp
cận để được tư vấn y tế. Khi đó, người dược sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc
quản lý các triệu chứng bệnh nhẹ thường gặp cho người dân bằng cách cung cấp
các loại thuốc không kê đơn (OTC) phù hợp và các biện pháp điều trị không dùng
thuốc hoặc tư vấn người bệnh đến bác sĩ khi cần thiết. Ngoài ra, dược sĩ có kiến
thức về kháng sinh cần thiết để đảm bảo sử dụng kháng sinh hợp lý và góp phần
làm giảm kháng kháng sinh trong cộng đồng. Họ cũng đóng góp vào việc sử dụng
kháng sinh phù hợp và an toàn bằng cách cung cấp lời khuyên, giáo dục cho người
bệnh và cung cấp kháng sinh theo đơn của bác sĩ [20], [27].
Tuy nhiên, thực trạng cho thấy tình trạng người bán thuốc khi xử trí, tư vấn
đã lạm dụng kháng sinh cho các triệu chứng hô hấp nhẹ đang phổ biến ở nhiều

quốc gia. Tổng quan của Asa Auta (năm 2019) tại 24 quốc gia cho thấy khi thực
hiện phương pháp đóng vai khách hàng với tình huống bệnh nhiễm trùng hô hấp
trên, tỷ lệ bán kháng sinh không đơn của người bán thuốc là 67% (95% CI: 55 - 79)
1


[11]. Đây chính là một yếu tố chính làm gia tăng tình trạng sử dụng kháng sinh
không hợp lý trong cộng đồng. Sự xuất hiện và lan truyền của kháng kháng sinh,
đặc biệt là sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc có khả năng kháng
nhiều loại kháng sinh, đã gây ra mối lo ngại lớn về sức khoẻ cộng đồng toàn cầu
[13], [19], [20], [27], [38]. Theo một nghiên cứu tại Việt Nam về quản lý bệnh
nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em tại các nhà thuốc tư nhân tại Hà Nội vào năm
2001, kết quả báo cáo cho thấy có tới 83% nhà thuốc bán kháng sinh mà không có
đơn của bác sĩ [25]. Trong bối cảnh hiện nay (2019), khi cơ quan quản lý đang có
nhiều biện pháp can thiệp và tác động tại cơ sở bán lẻ thuốc nhằm giảm tình trạng
bán kháng sinh không có đơn, câu hỏi đặt ra người bán thuốc thực hành tư vấn, xử
trí với bệnh ARI ra sao? Tỷ lệ cung cấp kháng sinh không có đơn như thế nào? Do
đó, nghiên cứu “Khảo sát thực hành tư vấn của người bán lẻ thuốc với bệnh nhiễm
trùng hô hấp cấp tính tại một số cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn Hà Nội” được tiến
hành nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả hoạt động thực hành tư vấn với bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính
(ARI) của người bán thuốc tại một số nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Hà Nội
năm 2019.
2. Mô tả các sản phẩm đã tư vấn trong điều trị bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp
tính của người bán thuốc tại một số nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Hà Nội năm
2019.

2



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính
1.1.1. Đặc điểm về bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính
Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính
của đường hô hấp trên hoặc dưới gây ra các bệnh từ cảm lạnh thông thường đến
viêm phổi [15]. Ở Việt Nam, ARI có tỷ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ở các nước đang phát triển, theo số liệu của Tổ
chức Y tế Thế giới, mỗi trẻ em trung bình trong 1 năm mắc ARI từ 4-9 lần.
Về giải phẫu các chuyên gia lấy nắp thanh quản làm ranh giới để phân loại
nhiễm trùng hô hấp trên và nhiễm trùng hô hấp dưới
 Nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm cảm lạnh thông thường, viêm
thanh quản, viêm amidan, viêm mũi cấp tính, viêm mũi họng, viêm tai
giữa, ho [14].
 Nhiễm trùng đường hô hấp dưới bao gồm viêm tiểu phế quản, viêm phế
quản, viêm phổi và viêm khí quản [14].
Nhiễm trùng đường hô hấp trên thường có tính chất nhẹ và thường do vi- rút
gây ra. Phần lớn các trường hợp tử vong do ARI và các đợt bệnh nặng là do nhiễm
trùng hô hấp dưới, bao gồm chủ yếu là viêm phổi và nhiễm trùng hô hấp cấp tính
nặng [20], [34].
1.1.2. Đặc điểm triệu chứng cụ thể của bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính
Nhiễm trùng hô hấp có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của đường hô hấp như
mũi, họng, thanh quản, khí quản, đường dẫn khí hoặc phổi. Các vị trí của đường hô
hấp có thể có dấu hiệu, triệu chứng nhiễm trùng. Bao gồm các triệu chứng:


Ho;



Khó thở;




Đau họng;



Sổ mũi;



Vấn đề về tai.

Sốt cũng thường gặp trong nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Tuy nhiên,
hầu hết trẻ em có các triệu chứng hô hấp này chỉ bị nhiễm trùng nhẹ, chẳng hạn
như cảm lạnh. Người bệnh có thể được điều trị tại nhà mà không cần dùng kháng
3


sinh. Tuy nhiên, một số ít trẻ bị viêm phổi. Nếu không được điều trị bằng kháng
sinh, những trẻ này có thể tử vong do thiếu oxy hoặc nhiễm trùng huyết. Để điều trị
cho trẻ trong trường hợp này, nhân viên y tế phải có khả năng thực hiện nhiệm vụ
khó khăn là xác định một số ít trẻ em bị bệnh nặng trong số rất nhiều trẻ bị nhiễm
trùng đường hô hấp. Thực tế, nhân viên y tế có thể xác định gần như tất cả các
trường hợp viêm phổi bằng cách xem xét hai dấu hiệu lâm sàng: thở nhanh và rút
lõm lồng ngực. Khi trẻ bị viêm phổi, phổi của chúng trở nên cứng. Một trong
những phản ứng của cơ thể đối với phổi cứng và thiếu oxy là thở nhanh. Khi viêm
phổi trở nên nghiêm trọng hơn, phổi thậm chí còn cứng hơn. Rút lõm lồng ngực là
dấu hiệu của viêm phổi nặng [35], [36].
1.1.3. Hướng dẫn tư vấn bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính

1.1.3.1.Trên thế giới
Theo hƣớng dẫn của Tổ chức y tế thế giới (WHO), các bước để quản lý
nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi bao gồm đánh
giá trẻ (thu thập thông tin cần thiết về các dấu hiệu của các vấn đề về hô hấp), phân
loại bệnh (sử dụng các dấu hiệu để phân loại bệnh) và xác định phương pháp điều
trị thích hợp [35], [36].
 Đánh giá triệu chứng:
HỎI: trẻ có ho hay khó thở? Khó thở là bất kỳ kiểu thở bất thường nào. Các
bà mẹ mô tả điều này theo những cách khác nhau. Họ có thể nói rằng tiếng thở
“nhanh” hoặc “ồn ào” hoặc “bị gián đoạn”.
HỎI: Triệu chứng xuất hiện bao lâu? Trẻ bị ho hoặc khó thở trong hơn 30
ngày được xác định là ho mạn tính. Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh lao, hen
suyễn, ho gà hoặc một vấn đề khác.
Đếm nhịp thở trong một phút của trẻ để xác định trẻ có thở nhanh không. Trẻ
nên được giữ bình tĩnh và im lặng trước khi đếm nhịp thở. Trẻ có nhịp thở nhanh sẽ
được chẩn đoán là viêm phổi. Đối với trẻ 2 - 12 tháng tuổi: ≥ 50 lần/ phút là thở
nhanh. Trẻ từ 1 - 5 tuổi: ≥ 40 lần/ phút là thở nhanh.
Rút lõm lồng ngực được định nghĩa là một chuyển động xác định vào bên
trong thành ngực trong khi hít vào. Để quan sát, trẻ nên được nằm thẳng hoặc trong
lòng mẹ. Bất cứ khi nào có rút lõm lồng ngực (có hoặc không có thở nhanh) cần
4


chẩn đoán viêm phổi. Rút lõm lồng ngực cần phải có mặt với mọi lần thở.
Thở rít là tiếng thở rít nghe ở thì hít vào. Thở rít xảy ra khi sưng thanh quản,
khí quản hoặc nắp thanh quản, cản trở không khí đi vào phổi. Nó có thể đe dọa tính
mạng khi đường thở của trẻ bị chặn. Đặt tai gần miệng của trẻ vì thở rít có thể khó
nghe.
Các dấu hiệu nguy hiểm đối với trẻ em dưới năm tuổi: không thể bú hoặc
uống, li bì hoặc khó đánh thức, co giật, thở rít khi nằm yên và suy dinh dưỡng

nặng.
 Phân loại bệnh và điều trị
Bảng 1.1. Hƣớng dẫn điều trị cho ARI (triệu chứng ho hoặc khó thở) cho trẻ
em từ 2 tháng đến 5 tuổi
Dấu hiệu

Điều trị

Phân loại

Bất kỳ dấu hiệu Viêm phổi Cho liều đầu kháng sinh thích hợp.
nguy hiểm hoặc nặng
rút

lõm

lồng bệnh

hoặc Chuyển GẤP đi bệnh viện.
rất

ngực hoặc thở nặng
rít khi nằm yên
Thở nhanh

Viêm phổi

Cho kháng sinh đường uống thích hợp trong 5
ngày.
Làm dịu cổ họng và giảm ho bằng một biện pháp

an toàn.
Khuyên bà mẹ khi nào cần đưa trẻ đến khám
ngay.
Khám lại sau 2 ngày.

Không có dấu Không viêm Nếu ho trên 30 ngày, chuyển đi bệnh viện
hiệu của viêm phổi:
phổi, viêm phổi hoặc

ho Làm dịu cổ họng và giảm ho bằng một biện pháp
cảm an toàn.

nặng hoặc bệnh lạnh

Khuyên bà mẹ khi nào cần đưa trẻ đến khám

rất

ngay.

trọng

nghiêm

Khám lại sau 5 ngày, nếu không tiến triển tốt.

5


Tại một số quốc gia khác nhƣ Bangladesh, dựa trên chính hướng dẫn của

WHO đã đưa ra hướng dẫn nhận thức về bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính đối với
cả trẻ em và người lớn cho người bán thuốc tại quốc gia này. Hướng dẫn này được
tư vấn bởi các chuyên gia về hô hấp ở trẻ em và người lớn, giám đốc dự án của
WHO về quản lý bệnh ở trẻ em và giám đốc Viện Dịch tễ học, kiểm soát và nghiên
cứu bệnh tật của chính phủ Bangladesh. Vì không có hướng dẫn hiện hành về quản
lý ARI ở người lớn, hướng dẫn của nghiên cứu này đã khuyến nghị điều trị triệu
chứng cho người lớn bằng thuốc không kê đơn (OTC) và chuyển người bệnh ARI
phức tạp đến bác sĩ. Trong nghiên cứu của Fahmida Chowdhury, thực hành tư vấn
của NBT được hướng dẫn trên các tiêu chí cụ thể sau [15]:
 Khai thác thông tin:
Xác định tuổi của người bệnh
Thời gian xuất hiện triệu chứng ho: thông thường ho có thể kéo dài đến 1-2
tuần. Nhưng trong một số trường hợp, ho có thể kéo dài đến 4 tuần sau khi nhiễm
trùng đã hết, ho hơn 3 tuần cần loại trừ bệnh lao.
Bản chất của ho: một người bị ho cùng với thở khó như thở khò khè hoặc
thở ngắn, hoặc ho có lẫn với máu phải đến ngay bác sĩ.
Thời gian sốt: thông thường sốt có thể kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Sốt hơn 7
ngày cần tư vấn với bác sĩ để xác định nguyên nhân gây sốt.
Bản chất của sốt: tư vấn để ghi lại nhiệt độ
Bất kì bệnh nào khác có liên quan: tư vấn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nhiễm
trùng đường hô hấp cấp tính có liên quan đến tiêu chảy hoặc bất kì dịch bệnh
nghiêm trọng.
Hỏi về các bệnh mắc kèm như loét dạ dày, hen suyễn, tiểu đường, huyết áp
cao hoặc bệnh tim, khuyên liên hệ với bác sĩ nếu có.
Dị ứng cụ thể đã biết: đôi khi bệnh nhân có thể có tiền sử dị ứng với một số
loại thuốc như penicillin, cotrimoxazol. Vì vậy, người bán thuốc nên lưu ý về dị
ứng thuốc trước khi tư vấn thuốc.
Các dấu hiệu nguy hiểm đối với trẻ em dưới năm tuổi: không thể bú hoặc
uống, li bì hoặc khó đánh thức, co giật, nôn nhiều lần.
 Đánh giá lâm sàng

6


Nhiệt độ: nếu có thể nên đo nhiệt độ nếu người bệnh than phiền về sốt. Nhiệt
độ nách 100,4°F (38°C) trở lên nên được đánh giá là sốt.
Đối với trẻ em, nếu người chăm sóc trẻ phàn nàn về tình trạng hô hấp của
trẻ, người bán thuốc nên đếm nhịp thở và tìm kiếm rút lõm lồng ngực và các dấu
hiệu nguy hiểm khác của trẻ (theo hướng dẫn của WHO như trên).
 Chẩn đoán (trẻ em dưới năm tuổi)
Bệnh rất nặng hoặc viêm phổi nặng nếu người bệnh có rút lõm lồng ngực, có
hoặc không thở nhanh với bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào.
Viêm phổi nếu trẻ có thở nhanh.
Không bị viêm phổi (ho và cảm lạnh) nếu trẻ không có thở nhanh.
 Quản lý người bệnh
Nếu bệnh nhân bị sốt hãy dùng paracetamol (lời khuyên đúng đắn về liều
lượng và thời gian sử dụng paracetamol). Paracetamol cũng có thể được sử dụng
trong trường hợp đau cơ / đau đầu.
Không dùng kháng sinh trừ viêm phổi ở trẻ em.
Để giảm ho, uống nước chanh ấm, mật ong, trà chanh hoặc súc miệng nước
muối.
Đối với người lớn: điều trị triệu chứng có thể dùng thuốc không kê đơn như
siro ho và thuốc kháng histamin, dùng acetaminophen nếu sốt.
Quay lại sau 5 ngày nếu triệu chứng không cải thiện.
 Đi khám bác sĩ nếu: sốt nặng, đau ngực hoặc đau đầu, khó thở như thở khò
khè hoặc thở ngắn, ho ra máu, ho > 3 tuần liên tiếp.
 Sự phù hợp của thuốc được phân phối [15]
Sử dụng kháng sinh: sử dụng kháng sinh không hợp lý dẫn đến kháng kháng
sinh. Sử dụng kháng sinh không hợp lý có nghĩa là làm dụng kháng sinh trong
trường hợp nhiễm trùng không do vi khuẩn (như bệnh hô hấp do vi- rút), liều lượng
và thời gian không phù hợp. Do kháng kháng sinh, điều trị tiêu chuẩn trở nên

không hiệu quả và do đó nhiễm trùng vẫn tồn tại và có thể lây sang người khác.
Sử dụng steroid: corticosteroid (dexamethason, betamethason, prednison)
không được khuyến cáo sử dụng trong điều trị sốt hoặc suy hô hấp do bệnh hô hấp
cấp tính. Chúng làm tổn hại hệ thống miễn dịch của cơ thể hơn nữa, do đó làm tăng
7


nguy cơ nhiễm trùng (nhiễm trùng thứ cấp của vi khuẩn) gần như không thể chữa
khỏi ngay cả khi dùng kháng sinh thế hệ mới nhất.
Thuốc dùng để điều trị dị ứng: thuốc kháng histamin không nên được sử
dụng ở trẻ em dưới năm tuổi, vì nó có thể làm tăng sung huyết và có thể dẫn đến
hen suyễn. Thuốc kháng histamin có thể được sử dụng ở người lớn bị viêm mũi dị
ứng nhưng không phải viêm mũi do vi- rút. Viêm mũi dị ứng có thể được chẩn
đoán là sổ mũi trong khoảng một tháng hoặc viêm mũi trong bất kỳ tình trạng dị
ứng cụ thể nào.
Thuốc long đờm và thuốc giảm ho: bằng chứng từ các nghiên cứu khác nhau
cho thấy rằng việc sử dụng thuốc long đờm và thuốc giảm ho không có tác dụng tác
dụng có lợi đối với cảm lạnh thông thường hoặc ho cấp tính ở người lớn hoặc trẻ
em.
1.1.3.2. Tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam chưa có hướng dẫn tư vấn bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp
tính dành cho NBT. Các hướng dẫn chủ yếu tập trung với các bệnh nặng, điều trị
tại cơ sở khám chữa bệnh bao gồm Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh
thường gặp ở trẻ em, Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị bệnh hô hấp, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
do Bộ Y tế ban hành [1], [5], [6], [9]. Ngoài ra, tài liệu Mims Pharmacy là tài liệu
bằng Tiếng Việt duy nhất có hướng dẫn NBT tư vấn với bệnh ARI, tuy nhiên đây
không phải tài liệu được đánh giá và ban hành bởi Bộ Y tế.
Hướng dẫn điều trị ARI mức độ nhẹ ở trẻ em (Chương trình ARI quốc gia
Việt Nam, Cấp độ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng) được đề cập trong một nghiên

cứu tại Việt Nam trước đây cụ thể như sau [25]:
Hỏi để xác định trẻ có biểu hiện của một hoặc nhiều dấu hiệu nguy hiểm sau
không: Khó thở (thở nhanh và/ hoặc co rút lồng ngực và/ hoặc thở rít và/ hoặc thở
khò khè) HOẶC sốt cao HOẶC không thể ăn uống HOẶC li bì, khó đánh thức
HOẶC ho hơn 30 ngày. Nếu có một hoặc nhiều triệu chứng ở trên, khuyên nên đưa
ngay trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra. Nếu không có triệu chứng nào ở trên:


Đề nghị uống đủ nước và theo dõi các triệu chứng nghi ngờ



Khuyên điều trị sốt (nếu xảy ra) với paracetamol (acetaminophen)
8




Khuyên điều trị thở khò khè nhẹ (rhonchi) (nếu xảy ra) với thuốc long

đờm


Khuyên điều trị ho bằng y học cổ truyền thích hợp



Cung cấp chẩn đoán và điều trị các bệnh khác (nếu xảy ra)




Không kê toa/ phân phối thuốc kháng sinh hoặc thuốc có chứa codein

hoặc thuốc kháng histamin
1.2. Yêu cầu về thực hành tƣ vấn tại cơ sở bán lẻ thuốc
1.2.1. Khái quát thực hành tư vấn với các bệnh, triệu chứng nhẹ của NBT trên
thế giới
Trong thập kỷ gần đây, việc tự chăm sóc được thúc đẩy mạnh mẽ trên toàn
thế giới do chi phí chăm sóc sức khoẻ tăng cao. Các cơ sở bán lẻ thuốc xử lý số
lượng lớn khách hàng đến tìm kiếm trợ giúp và tư vấn cho các bệnh nhẹ (minor
ailments). Do đó, các hoạt động của dược sĩ đóng vai trò quan trọng và yêu cầu cần
phải có hoạt động khai thác thông tin, chẩn đoán, ra quyết định đảm bảo người
bệnh được hướng dẫn an toàn, hợp lý và chính xác khi trình bày các triệu chứng
[30], [31].
Trong thực hành tư vấn, tác giả Sinopoulou V đã đề cập việc người bán
thuốc sử dụng các cụm từ viết tắt để khai thác thông tin về triệu chứng bệnh của
khách hàng, từ đó đưa ra chẩn đoán. Phương pháp này đã được sử dụng để ghi nhớ
đã được ủng hộ và chấp nhận rộng rãi vì các từ viết tắt dễ nhớ, đơn giản và thực
hiện nhanh trong quá trình giao tiếp với bệnh nhân tại nhà thuốc. Những công cụ
này giúp thu thập các thông tin cần thiết để chẩn đoán và đưa ra quyết định phù hợp
[30]. Nhiều cụm từ viết tắt như vậy đã được phát triển như WWHAM, ENCORE,
ASMETHOD, SIT DOWN SIR và LINDO CARRF [26].
Bảng 1.2. Nội dung một số cụm từ viết tắt nhằm khai thác thông tin ngƣời
bệnh đƣợc dƣợc sĩ cộng đồng sử dụng trên thế giới [26]
Cụm từ viết tắt
WWHAM

Nội dung tiếng Anh

Nội dung tiếng Việt


Who is the patient?

Người bệnh là ai?

What are the symptoms?

Các triệu chứng là gì?

How long have the

Các triệu chứng đã xuất hiện được

symptoms been present?

bao lâu?

9


ASMETHOD

Action taken

Biện pháp đã áp dụng?

Medication being taken

Thuốc đang sử dụng?


Age/ Appearance

Tuổi, ngoại hình

Self/ Someone else

Bản thân hay người khác

Medication

Thuốc điều trị

Extra medicines

Các thuốc khác

Time persisting

Thời gian xuất hiện các triệu
chứng

History

Tiền sử

Other symptoms

Các triệu chứng khác

Danger symptoms


Dấu hiệu nguy hiểm

Nghiên cứu định tính của Sinopoulou V với các dược sĩ cộng đồng tại Anh
về quá trình thực hành tư vấn và đưa ra quyết định của dược sĩ cộng đồng với các
dấu hiệu, triệu chứng của người bệnh khi đến nhà thuốc cho thấy cách tiếp cận phổ
biến của dược sĩ cộng đồng phụ thuộc vào sử dụng cụm từ viết tắt (mnemonics)
[31]. Khi sử dụng công cụ này cho phép chuẩn hoá thông tin thu được từ bệnh
nhân. Trong đó, tất cả các dược sĩ được phỏng vấn phản ánh sử dụng cụm từ viết
tắt “WWHAM” là nhiều nhất. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp ghi nhớ từ viết
tắt là không thể áp dụng cho từng trường hợp riêng lẻ hoặc lượng thông tin hạn chế.
Thật vậy, Paul Rutter đã nhận định không cụm từ nào xem xét tất cả các yếu tố có
thể ảnh hưởng đến việc ra một chẩn đoán chính xác. Tất cả đều không thành lập
được một mô tả đầy đủ từ bệnh nhân về lối sống và các yếu tố xã hội hoặc sự liên
quan của tiền sử gia đình. Chúng được thiết kế chủ yếu để thiết lập bản chất và mức
độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh [26].
Theo Paul Rutter, dược sĩ cộng đồng cần chẩn đoán phân biệt với triệu
chứng bệnh nhẹ thường gặp cần dựa vào suy luận lâm sàng. Về cơ bản nó khác với
việc sử dụng các từ viết tắt ở chỗ nó được xây dựng xung quanh kiến thức và hoạt
động lâm sàng được áp dụng cho từng bệnh nhân [26].
Theo kết quả nghiên cứu định tính với dược sĩ cộng đồng tại Anh cho thấy
các quyết định dựa trên chẩn đoán và suy luận lâm sàng đã được áp dụng nhưng
lỏng lẻo hoặc sử dụng không đúng cách và thay vào đó thường dựa trên các giả
10


định, không dựa trên bằng chứng. Chẳng hạn như sử dụng dịch tễ học trong định
hướng tư duy, nhận dạng về bề ngoài, đánh giá các triệu chứng. Hầu hết NBT chẩn
đoán người bệnh thông qua niềm tin, kinh nghiệm của bản thân [31].
Các phương pháp dựa trên lý luận lâm sàng, vốn nổi bật trong y tế để ra

quyết định, dường như là một giải pháp phù hợp hơn khi kết hợp kiến thức và kinh
nghiệm với thông tin khai thác. Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu được sử dụng
một cách lỏng lẻo hoặc không đúng cách [31].
Lựa chọn sản phẩm dường như là kết quả chính của việc tư vấn. Chiến lược
đặt câu hỏi sử dụng trong quá trình tư vấn hướng tới việc lựa chọn sản phẩm
nhằm giảm triệu chứng đã được mô tả bởi người bệnh. Nhiều dược sĩ đã đề cập đến
danh sách các sở thích cá nhân của người dùng [31].
Trên thực tế, dược sĩ phụ thuộc rất nhiều vào việc đặt câu hỏi theo cụm từ
viết tắt, điều này khiến họ đặt câu hỏi mà không biết lý do tại sao. Việc đưa ra
quyết định dựa trên chẩn đoán hiếm khi được sử dụng bởi các dược sĩ cộng đồng.
Các tư vấn của dược sĩ thường được định hình xung quanh sản phẩm và do đó
chiến lược đặt câu hỏi được tập trung vào thu thập thông tin để đưa ra lựa chọn sản
phẩm phù hợp và an toàn cho bệnh nhân. Sự an toàn của bệnh nhân bị ảnh hưởng
nếu không đưa ra chẩn đoán, vì lựa chọn sản phẩm không phù hợp và có thể che
dấu các triệu chứng, hoặc làm các triệu chứng xấu đi [31].
1.2.2. Yêu cầu trong thực hành tư vấn tại cơ sở bán lẻ thuốc tại Việt Nam
Yêu cầu về nhân sự, người bán lẻ thuốc là người phụ trách chuyên môn về
dược và nhân viên làm việc tại cơ sở bán lẻ thuốc có bằng cấp chuyên môn được
đào tạo về dược phù hợp với loại hình và phạm vi hoạt động của cơ sở. Trong đó,
bán lẻ thuốc là hoạt động chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm việc cung
cấp, bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng thuốc kèm theo việc tư vấn và hướng
dẫn sử dụng thuốc an toàn và có hiệu quả cho người sử dụng [2].
Hoạt động tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc là hoạt động chính của các cơ sở
bán lẻ thuốc. Theo quy định Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP), nhà thuốc,
quầy thuốc phải có quy trình bán thuốc, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc không kê
đơn, quy trình bán thuốc, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc kê đơn [2]. Người bán
thuốc phải tiến hành các hoạt động cụ thể sau [7]:
11



- Tìm hiểu các thông tin của khách hàng, trong trường hợp khách hàng hỏi
và tư vấn điều trị một số bệnh thông thường, cần tìm hiểu:
 Ai? (tuổi, giới,…) mắc chứng/ bệnh gì? Biểu hiện? thời gian mắc chứng/
bệnh? Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng?
 Bệnh nhân có đang mắc bệnh mạn tính gì? Đang dùng thuốc gì?
 Bệnh nhân đã dùng những thuốc gì để điều trị bệnh/ triệu chứng này? Dùng
như thế nào? Hiệu quả?
- Đưa ra những lời khuyên đối với từng bệnh nhân cụ thể:
 Nếu việc sử dụng thuốc của bệnh nhân chưa đúng hoặc chưa phù hợp: giải
thích, tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuyển sang loại thuốc khác đúng và
phù hợp hơn. Trong trường hợp cần thiết, khuyên bệnh nhân đi khám và mua
theo đơn của bác sĩ.
 Trao đổi, đưa ra lời khuyên về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp với
từng đối tượng, từng chứng/ bệnh cụ thể.
 Cung cấp các thông tin cụ thể về thuốc phù hợp với khách hàng để khách
hàng lựa chọn.
Yêu cầu khi bán thuốc, người bán lẻ tư vấn và thông báo cho người mua:
cách dùng thuốc, các thông tin về thuốc, tác dụng không mong muốn, tương tác
thuốc, các cảnh báo.
- Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có
chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về
thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.
- Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên
bán thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng
bệnh.
1.3. Phƣơng pháp đóng vai khách hàng
Trong thập kỷ qua, phương pháp đóng vai khách hàng đã được sử dụng trên
toàn cầu, như một công cụ đánh giá và giáo dục, xác định các vấn đề trong thực
hành dược hiện tại và thông báo các can thiệp để định hình hành vi hành nghề của
dược sĩ [27], [37]. “Bệnh nhân giả” được đào tạo trước khi thực hiện đóng vai đến

nhà thuốc mua thuốc. Tình huống được thiết kế phù hợp với hành vi của khách
12


hàng thường gặp nhằm đánh giá một số khía cạnh trong chăm sóc sức khoẻ mà
nhân viên nhà thuốc cung cấp [12], [21], [24], [37]. Nhà thuốc cộng đồng là môi
trường lý tưởng cho loại nghiên cứu và quan sát theo thời gian này, vì có thể chủ
động thực hiện đánh giá mà không cần hẹn trước với dược sĩ và nhân viên nhà
thuốc, không giống như các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ khác. Phương pháp
đóng vai khách hàng là cách lượng giá không gây chú ý để quan sát phản ứng thực
tế của người bán thuốc trong môi trường tự nhiên, có nghĩa là trong điều kiện
không bị ảnh hưởng bởi nhận thức rằng hành vi đang được theo dõi. Do đó, đây là
một phương pháp hiệu quả để đạt được kết quả thực tế, có giá trị [37]. Phương
pháp này ứng dụng ngày càng tăng trong nghiên cứu dược cộng đồng trên toàn thế
giới (ở các quốc gia bao gồm Úc, Hoa Kỳ, Anh, Đức và New Zealand) trong đánh
giá thực hành của người bán lẻ thuốc tại nhà thuốc cộng đồng [33].
Một số hạn chế của phương pháp này là yếu tố liên quan đến trí nhớ của
người đóng vai khách hàng có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của dữ liệu thu thập.
Do đó việc ghi chép sau khi đóng vai kết hợp với ghi âm quá trình tương tác giữa
người bán thuốc và khách hàng làm tăng cường độ tin cậy của phương pháp đóng
vai khách hàng [33].
Về kịch bản đóng vai khách hàng trong các nghiên cứu đánh giá tình trạng
lạm dụng kháng sinh của người bán thuốc phổ biến nhất là bệnh lý hô hấp, đặc biệt
là nhiễm trùng hô hấp trên. Kết quả tổng hợp các kịch bản đóng vai bệnh nhiễm
trùng hô hấp cấp tính trên thế giới như sau:
Bảng 1.3. Kịch bản đóng vai bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính trên thế giới

13



T
T
1

Tác giả, năm
xuất bản, quốc

Kịch bản

gia
Daniel Asfaw
Erku, 2016,

Xử trí
phù hợp

Người lớn, ho, sốt, Không
sổ mũi, 3 ngày.

%
KS

Nội dung hỏi


75,9 Tiền sử dị ứng

bán KS

thuốc (4,5%)


Nội dung
khuyên
Khám bác

3

Liều dùng (95,4%),

Thuốc đã bán

amoxicillin (93,2%),
amoxicillin /acid

(90,9%), tác dụng

clavulanic (72,7%),

phụ(15,9%)

azithromycin (50%)

Aref Abdulhak,

Người lớn, khó

Không

2011, Ả Rập


nuốt, sốt nhẹ, 1

bán KS

Xê Út [13]

ngày. Ba cấp độ

tiền sử dị ứng

azithromycin (20%)

yêu cầu KS

thuốc (0%)

amoxicillin (17%)

amoxicillin / acid

(40%), sốt (9%),

sĩ (5%)

(0%)

clavulanic (60%)

bán KS,


(68%), thuốc đã

sĩ nếu sốt

dùng hết thuốc

cổ truyền (32%), thuốc

codein,

dùng (22%), đau

(8%)

(15%), uống thuốc

chống ho (26%),

kháng

họng (18%) khó

với nước (11%)

paracetamol (2%),

histamin

thở (11%)


2 ngày

[28]

Tương tác thuốc

KS (35%), thuốc y học

Chúc, 2001,

2015, Ấn Độ

Khám bác

Uống sau ăn (23%),

Không

Người lớn, ho,

Triệu chứng

Khám bác

Trẻ em, 4 tuổi, ho,

Anita Shet,

90


Ho (84%), sốt

Nguyễn TK

Việt Nam [25]

4

dẫn sử dụng thuốc

sĩ (22,4%) thời gian dùng

Ethiopia [17]

2

Nội dung hƣớng

Không

83

71,3 Dị ứng thuốc

chảy nước mũi, sốt bán KS

(0%), yêu cầu

4 ngày. Hai cấp


đơn thuốc (9,1%)

độ yêu cầu KS

corticoid (1%)
Khám bác

Liều lượng (96,3%), amoxicillin (51,2%),

sĩ (21,7%) thời gian dùng
(91,5%), tác dụng
phụ (0%),

14

azithromycin (12,2%),
ciprofloxacin (12,2%)


5

MarkovicPekovic, 2012,
Srpska [20]

Người lớn, đau

Không

họng, sổ mũi,


bán KS

58,0

-

Khám bác

Hướng dẫn sử dụng

KS (58,0%), thuốc OTC

sĩ (27%)

thuốc (97%)

(67%)

nghẹt mũi, ho nhẹ,
2-3 ngày

6

Woranuch
Saengcharoen,

Người lớn, đau

Không


87,5 Tiền sử dị ứng

họng

bán KS

thuốc (83,6%),

(14,8%),

(12,5%), thuốc chống

ho (57,0%), sổ

uống đủ

viêm không steroid

mũi (57,0%), sốt

nước

(7,8%)

(52,3%), khó

(16,4%)

2008, Thái Lan
[27]


Nghỉ ngơi

-

KS (87,5%), corticoid

nuốt (32,8%),
mang thai (0%)
7

8

Carl Llor, 2009, Người lớn, ho, sốt

Không

34,8 Triệu chứng
(70,8%), tiền sử

Hướng dẫn dùng

sĩ (12,5%) thuốc (83,1%), thời

87,5% amoxicillin,

Tây Ban Nha

nhẹ, khó nuốt, 1


[19]

ngày. Ba cấp độ

dị ứng thuốc

gian điều trị

acid clavulanic, 4,2%

yêu cầu KS

(33,3%)

(37,5%)

azithromycin

Maria C.
Guinovart,
2015, Tây Ban

bán KS

Khám bác

Người lớn, ho, sốt

Không


nhẹ, khó nuốt, 1

bán KS

47,9

-

ngày

Nha [18]

15

-

-

8,3% amoxicillin và

-


Về kịch bản, các triệu chứng hô hấp phổ biến được sử dụng là ho, chảy nước
mũi, sốt nhẹ [17], [19], [25], [28]. Đây là các triệu chứng của ARI nhẹ, chủ yếu do
vi- rút gây ra. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bán KSKĐ dao động lớn từ 34,8% đến 90%.
Tình trạng lạm dụng kháng sinh với các triệu chứng hô hấp nhẹ là phổ biến trên
toàn thế giới. Các nghiên cứu cũng chỉ ra amoxicillin là KSKĐ được bán phổ biến
nhất cho ARI [17], [19], [28]. Tại Tây Ban Nha, các nhà nghiên cứu tiến hành lặp
lại kịch bản đóng vai hô hấp của 6 năm trước để xác định tỷ lệ bán KSKĐ 6 năm

sau, kết quả cho thấy tỷ lệ này tăng từ 34,8% lên 47,9% [18], [19].
Nội dung hỏi trong nghiên cứu được xem xét chủ yếu là tiền sử dị ứng thuốc,
các triệu chứng liên quan. Trong đó, tiền sử dị ứng là nội dung được báo cáo nhiều
nhất [13], [17], [19], [28]. Tỷ lệ NBT khai thác tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân
khác biệt rõ rệt ở các quốc gia, dao động từ 0 đến 83,6%. Khai thác triệu chứng với
tình huống đóng vai kể bệnh cũng được đề cập ở nhiều nghiên cứu, tỷ lệ dao động
từ 40% đến 70,8%.
Nội dung khuyên được phản ánh trong nghiên cứu nhiều nhất là đi khám bác
sĩ, với tỷ lệ từ 0 đến 27%. Nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc được ghi nhận trong
các nghiên cứu nhiều nhất liên quan đến liều lượng, thời gian dùng, tác dụng phụ
của kháng sinh. Trong đó, hầu hết NBT đều hướng dẫn về liều lượng và thời gian
dùng thuốc với tỷ lệ trên 90%.Tuy nhiên, cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc còn
hạn chế.
Một số kịch bản đóng vai sử dụng cấp độ yêu cầu để thuyết phục các dược sĩ
bán kháng sinh nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhu cầu khách hàng lên quyết định
của dược sĩ, tìm hiểu lý do từ chối bán kháng sinh không đơn (do quy định pháp
luật hay do vấn đề liên quan đến sức khỏe của người bệnh hoặc cả hai) [10], [18].
Hầu hết, tỷ lệ KSKĐ đã bán đều tăng theo cấp độ yêu cầu kháng sinh, duy chỉ có ở
Ả Rập Xê Út [13] là tỷ lệ này được giữ nguyên khi sử dụng cấp độ yêu cầu.
1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh
tế, xã hội và văn hóa. Nơi đây có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, là đầu não
chính trị - hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh
tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường
16


hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế. Tốc
độ tăng trưởng bình quân của Hà Nội cao gấp 1,3 lần tốc độ chung cả nước. Đến
cuối năm 2017, Hà Nội đã đóng góp 19% nguồn thu ngân sách cả nước, 16,5%

GDP cả nước.
Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tính đến tháng 12 năm 2018, tổng
số trên địa bàn thành phố có 7338 cơ sở hành nghề dược (gồm 3602 nhà thuốc,
2410 quầy thuốc, 1160 doanh nghiệp bán buôn thuốc (công ty) và 166 cơ sở tổ
chức với các hình thức khác). Số lượng cơ sở hành nghề dược tại Hà Nội những
năm gần đây không ngừng tăng cao. Theo số liệu tại Sở Y tế Hà Nội, từ tháng
7/2018 đến 2/2019, Sở đã cấp phép cho 1637 cơ sở hành nghề dược [39].
Tính cấp thiết của đề tài
Theo Niên giám thống kê y tế năm 2015, trên toàn quốc, số ca mắc bệnh hô
hấp là 16,61%, chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu bệnh tật, trong đó viêm phổi là 1
trong 10 nguyên nhân mắc bệnh và tử vong hàng đầu tại bệnh viện [8]. Điều đó đòi
hỏi người chăm sóc y tế ban đầu, đặc biệt là người bán lẻ thuốc phải được đào tạo,
có kiến thức để xử trí ARI hợp lý. Theo một nghiên cứu tại Việt Nam về quản lí
bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em tại các nhà thuốc tư nhân tại Hà Nội vào
năm 2001, kết quả báo cáo cho thấy có tới 83% nhà thuốc bán kháng sinh mà
không có đơn của bác sĩ [25]. Trong bối cảnh hiện nay (2019), khi cơ quan quản lý
đang có nhiều biện pháp can thiệp và tác động tại cơ sở bán lẻ thuốc nhằm giảm
tình trạng bán kháng sinh không có đơn, câu hỏi đặt ra người bán thuốc thực hành
tư vấn, xử trí với bệnh ARI ra sao? Tỷ lệ cung cấp kháng sinh không có đơn như
thế nào? Do đó, nghiên cứu “Khảo sát thực hành tư vấn của người bán lẻ thuốc với
bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính tại một số cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn Hà
Nội” được tiến hành.

17


×