Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHAN THỊ MỸ BÌNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ QUỐC TẾ
CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHAN THỊ MỸ BÌNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ QUỐC TẾ
CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Chuyên ngành : Quản lý công
Mã số



: 9 34 04 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. Hoàng Văn Chức
2. PGS. TS. Nguyễn Thanh Xuân

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ
rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào.

Tác giả luận án

Phan Thị Mỹ Bình


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... i
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................. viii
1.1. Công trình nghiên cứu về Giáo hội Công giáo Việt Nam .......................... viii
1.2. Công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về tôn giáo ............................. xii
1.3. Công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế và quản lý nhà nước về quan hệ

quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam ........................................................xvi
1.4. Những kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu..... xx
1.4.1. Những kết quả đạt được ....................................................................... xx
1.4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.......................................xxi
Kết luận chương 1 ................................................................................. xxiii
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO ................... xxv
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ xxv
2.1.1. Những khái niệm có liên quan ........................................................... xxv
2.1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo
................................................................................................................... xxxi
2.1.3. Chủ thể, khách thể, đối tượng và phương pháp quản lý ................... xxxvi
2.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... xliv
2.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo ở Việt
Nam ........................................................................................................... xliv
2.2.2. Yêu cầu khách quan quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế
của tổ chức tôn giáo .................................................................................. xlvii
2.2.3. Thực tiễn quan hệ quốc tế của Nhà nước Việt Nam và quan hệ quốc tế
của tổ chức tôn giáo Việt Nam thời gian vừa qua ....................................... xlix
2.3. Những bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nước đối với quan hệ quốc tế của
tổ chức tôn giáo ở Việt Nam .............................................................................. lii
2.3.1. Về quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội ................................................ lii


2.3.2. Về quan hệ với Tòa thánh Vatican .................................................... lviii
2.3.3. Bài học cho Việt Nam ......................................................................... lx
Kết luận chương 2 .................................................................................. lxiii
Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA GIÁO HỘI
CÔNG GIÁO VIỆT NAM ....................................................................... lxv

3.1. Khái quát về Giáo hội Công giáo Việt Nam ...............................................lxv
3.1.1. Quá trình du nhập và phát triển ...........................................................lxv
3.1.2. Tổ chức Giáo hội Công giáo Việt Nam ........................................... lxviii
3.1.3. Đặc điểm Giáo hội Công giáo Việt Nam.............................................lxx
3.2. Thực trạng quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam ............... lxxii
3.2.1. Với Tòa thánh Vatican .................................................................... lxxiii
3.2.2. Với một số Giáo hội Công giáo trên thế giới ....................................lxxix
3.2.4. Quan hệ giữa Tòa thánh Vatican với Nhà nước Việt Nam có liên quan
đến Giáo hội Công giáo Việt Nam .......................................................... lxxxiii
3.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội
Công giáo Việt Nam ................................................................................. lxxxviii
3.3.1. Xây dựng hệ thống pháp luật về quan hệ quốc tế của tôn giáo .... lxxxviii
3.3.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức.................................... xci
3.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quan hệ quốc tế của các tổ
chức tôn giáo .............................................................................................. xciii
3.3.4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật .......................................... c
3.3.5. Quản lý hoạt động quan hệ quốc tế cụ thể ............................................. ci
3.4. Nhận xét về thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế
của Giáo hội Công giáo Việt Nam ................................................................... cxii
3.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................... cxii
3.4.2. Những hạn chế................................................................................... cxii
3.4.3. Nguyên nhân ................................................................................... cxvii
Kết luận chương 3 ................................................................................. cxxi


Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA GIÁO
HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM ........................................................... cxxiii
4.1. Xu hướng hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam
..................................................................................................................... cxxiii

4.1.1. Mở rộng quan hệ quốc tế và đối thoại liên tôn giáo......................... cxxiii
4.1.2. Phát triển đạo gắn với hoạt động xã hội .......................................... cxxiv
4.1.3. Lợi dụng quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam của các thế
lực thù địch ............................................................................................... cxxv
4.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về tôn
giáo .............................................................................................................. cxxvi
4.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo ................. cxxvi
4.2.2. Quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước về tôn giáo và Công giáo
............................................................................................................... cxxviii
4.2.3. Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước về tôn giáo ............... cxxxiv
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của
Giáo hội Công giáo Việt Nam .................................................................... cxxxvi
4.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến thể chế, chính sách ........................ cxxxvi
4.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức
............................................................................................................. cxxxviii
4.3.3. Nhóm giải pháp về đối ngoại tôn giáo............................................... cxlii
4.3.4. Nhóm giải pháp về công tác vận động quần chúng ......................... cxlvii
4.3.5. Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo .. cli
4.3.6. Nhóm giải pháp về thủ tục hành chính .............................................. cliii
4.4. Khuyến nghị ............................................................................................. cliv
4.4.1. Đối với Chính phủ ............................................................................. cliv
4.4.2. Đối với Bộ Nội vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ ................................. cliv
Kết luận chương 4 .................................................................................. clvi
KẾT LUẬN .......................................................................................... clviii
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN .......................................................................................................... clxi


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. clxii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ......................... Error! Bookmark not defined.



CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
NXB

: Nhà xuất bản

QHQT

: Quan hệ quốc tế

QLNN

: Quản lý nhà nước

UBND

: UBND


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thống kê chức sắc Công giáo đi đào tạo ở nước ngoài từ năm 2002 đến
2018 .......................................................................................... cii
Bảng 3.2: Thống kê các đoàn Công giáo xuất cảnh ra nước ngoài .................. civ
Bảng 3.3: Thống kê các đoàn nhập cảnh vào Việt Nam liên quan đến Giáo hội
Công giáo Việt Nam ................................................................. cvii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Đánh giá về mức độ tham dự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. xciii
Biểu đồ 3.2: Khó khăn trong quản lý xuất cảnh của tín đồ, chức sắc Công giáo ....cvi

Biểu đồ 3.3: Nguyên nhân dẫn đến chưa thực hiện tốt công tác vận động quần
chúng, tranh thủ chức sắc. ........................................................ cxvi
Biểu đồ 3.4: Chất lượng đội ngũ, cán bộ làm công tác tôn giáo .................. cxviii
Biều đồ 3.5: Sự phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong việc giải quyết
các thủ tục hành chính về đối ngoại tôn giáo. ............................. cxix
Biểu đồ 4.1: Những giải pháp ưu tiên trong QLNN về QHQT của Giáo hội Công
giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ................................. cxxxix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa không
chỉ ở lĩnh vực kinh tế, văn hóa mà còn diễn ra hầu hết ở mọi mặt đời sống xã hội, nó đã
trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Toàn cầu hóa cũng như mọi hiện tượng xã hội
khác vừa đem lại ảnh hưởng tích cực đồng thời cũng có tác động tiêu cực nhất định.
Toàn cầu hóa tác động và chi phối đến mọi lĩnh vực trong đó có tôn giáo. Tham gia các
hoạt động quốc tế chính là công cụ hữu hiệu nhất góp phần chuyển tải thông điệp về
những tình cảm đồng đạo, truyền thông một cách có ý thức với những giá trị tích cực
trong văn hóa, lối sống, đạo đức tới mọi thành phần dân chúng trong cộng đồng quốc tế
góp phần lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Vì vậy, xu hướng hội nhập, quan hệ quốc tế
(QHQT) đang thúc đẩy các hoạt động đối ngoại tôn giáo hướng tới mục tiêu chung của
loài người và hướng tới đoàn kết các tín đồ tôn giáo khác nhau, liên kết các tổ chức tôn
giáo cùng nhau phát triển.
Với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, bắt đầu từ năm 1986 đánh dấu bằng
nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới
toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của
đất nước trong đó có tôn giáo. Năm 1990, Bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 24 NQTW ngày 16 tháng 10 năm 1990 về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình
mới”. Đây là dấu mốc mở đầu cho bước ngoặt thay đổi về nhận thức đối với tôn giáo
trong tình hình mới.
Cùng với xu thế đó, các tôn giáo ở Việt Nam dù là tôn giáo du nhập từ nước ngoài

hay tôn giáo ra đời ở Việt Nam hầu hết đều có mối QHQT với các cá nhân, tổ chức tôn
giáo và các tổ chức khác ở nước ngoài. Qua các hoạt động QHQT giúp cho tổ chức tôn
giáo trưởng thành về tổ chức Giáo hội, mở rộng hoạt động giao lưu, trao đổi về các hoạt
động tôn giáo thuần túy, nâng cao trình độ của đội ngũ chức sắc trong Giáo hội. Thông
qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài giúp giáo hội cũng
như các tín đồ, chức sắc tôn giáo tham gia các hoạt động mang tính toàn cầu như: bảo
vệ môi trường, chống đói nghèo, bình đẳng giới, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ hòa
bình, chống chiến tranh, các hoạt động từ thiện, nhân đạo,… Qua đó làm cho các tôn
giáo có thể xích lại gần nhau hơn, thắt chặt tình hữu nghị giữa tín đồ tôn giáo Việt Nam


với các tín đồ tôn giáo trên thế giới. QHQT cũng là cơ hội để tổ chức tôn giáo Việt Nam
giới thiệu những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, những hình ảnh tốt đẹp về
thành tựu và công cuộc đổi mới của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế góp phần
tích cực cho ngoại giao Việt Nam.
Giáo hội Công giáo Việt Nam là tổ chức tôn giáo du nhập từ nước ngoài vào. Từ
khi truyền vào Việt Nam đến nay, Giáo hội Công giáo Việt Nam có mối quan hệ chặt
chẽ và đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Giáo triều Vatican về mặt tổ chức giáo hội.
Đồng thời với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, Giáo hội Công giáo Việt Nam còn là tổ
chức mang tính quốc tế. Ngoài quan hệ với tòa thánh Vatican còn có QHQT với giáo
hội Công giáo các nước trong khu vực và trên thế giới như: Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ,
Giáo hội Công giáo Pháp, Giáo hội Công giáo Australia, Giáo hội Công giáo Italia,….
Hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam loại hình QHQT đặc biệt vì
ngoài mối quan hệ về mặt tổ chức giáo hội còn là quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.
Giáo hội Công giáo Việt Nam ngoài chứa đựng những giá trị văn hóa còn là một yếu tố
tâm linh trong đời sống tinh thần của đông đảo nhân dân và luôn gắn với đời sống chính
trị mà các thế lực xấu coi là mảnh đất tốt để lợi dụng. Trong khi đó, thực tiễn quản lý nhà
nước (QLNN) đối với hoạt động QHQT các tôn giáo nói chung và Giáo hội Công giáo
nói riêng là một công việc phức tạp và không ít khó khăn: vừa phải đảm bảo quyền tự
do tôn giáo phù hợp với pháp luật Việt Nam và quốc tế vừa đảm bảo chính sách QHQT

đúng đắn của Đảng và Nhà nước, vừa đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo phá hoại sự
nghiệp cách mạng. Với bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, mối QHQT của các tôn giáo
ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp.
Vì vậy, công tác QLNN đối với QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam sẽ phải
giải quyết và xử lý rất nhiều vấn đề khó khăn: quản lý hoạt động tôn giáo của cá nhân
tổ chức tôn giáo nước ngoài tại Việt Nam; cử người tham gia đào tạo, học tập, sinh hoạt
tôn giáo ở nước ngoài; quản lý xuất nhập cảnh của cá nhân, tổ chức tôn giáo Việt Nam
ra nước ngoài và hoạt động của cá nhân tổ chức tôn giáo nước ngoài tại Việt Nam; sinh
hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam tuy đã có quy định
nhưng triển khai còn lúng túng, chưa theo kịp với sự phát triển của tình hình. Đặc biệt
hiện nay Nhà nước Việt Nam chưa hoạch định được một chiến lược đối ngoại tôn giáo
đầy đủ và toàn diện. Các cơ quan quản lý chuyên môn liên quan đến hoạt động QHQT


của các tôn giáo ở địa phương nhất là khu vực vùng núi cao có đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống hiện nay với vấn đề này còn nhiều bỡ ngỡ và lúng túng, gặp không ít khó
khăn khi giải quyết từng vụ việc cụ thể.
Xuất phát từ thực trạng trên, QLNN đối với QHQT của Giáo hội Công giáo Việt
Nam là vấn đề bức xúc và cần được quan tâm một cách đầy đủ và toàn diện để có giải
pháp kịp thời hướng dẫn và quản lý hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo góp phần
thực hiện đường lối đối ngoại của Nhà nước Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc
tế.
Với tính cấp thiết trên, tác giả đã chọn: “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động
quan hệ quốc tế của Giáo hội Công Giáo Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ Quản lý
công.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu QLNN đối với hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam,
từ đó đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với hoạt động QHQT của
Giáo hội Công giáo Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về QLNN đối với hoạt động QHQT của Giáo
hội Công giáo Việt Nam.
- Làm rõ cơ sở khoa học QLNN đối với hoạt động QHQT của tổ chức tôn giáo
trong đó có Giáo hội Công giáo Việt Nam.
- Phân tích thực trạng hoạt động QHQT và QLNN đối với hoạt động QHQT của
Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay.
- Phân tích phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN
đối với hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam phù hợp với đường lối đối
ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu QLNN đối với hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo
Việt Nam.


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu QLNN đối với hoạt động QHQT
của Giáo hội Công Giáo Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước
quốc tế mà Việt Nam tham gia.
- Về không gian: đề tài được triển khai nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ Việt
Nam.
- Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 1990 đến năm 2018, đây là
mốc đánh dấu đổi mới nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước
Việt Nam theo Nghị quyết số 24/NQ-TƯ của Bộ Chính trị khóa VI, ngày 16 tháng 10
năm 1990 về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới.
4. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được tiếp cận trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin;

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam và những
chính sách của nhà nước Việt Nam về tôn giáo và đối ngoại tôn giáo trong thời kỳ đổi
mới.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, việc tìm hiểu,
nghiên cứu các tài liệu đã có trong lĩnh vực quản lý hành chính công là quan trọng thông
qua các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa, kế thừa
các kết quả nghiên cứu trên tài liệu, sách, báo, tạp chí, đề tài khoa học đã được công bố;
các văn bản về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
quản lý hành chính công, QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung và hoạt động
QHQT của các tổ chức tôn giáo nói riêng. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được
áp dụng nghiên cứu phục vụ cho quá trình xây dựng chương 1, chương 2 và đánh giá
thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động QHQT của các tổ chức tôn giáo ở chương
3.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra xã hội học:
Luận án xây dựng 02 mẫu phiếu điều tra khảo sát thực tế đối với các đối tượng
sau:
Phiếu khảo sát dành cho cán bộ làm công tác tôn giáo ở cấp Trung ương, tỉnh
gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Buôn Mê Thuột, Kon Tum, Nha
Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Vĩnh Long,…. Đó là những tỉnh, thành phố có
số lượng giáo dân, chức sắc đông, số phiếu khảo sát hợp lệ là 150 [Phụ lục 4].
Phiếu khảo sát dành cho chức sắc, tín đồ Công giáo gồm giám mục, linh mục và
một số tín đồ Công giáo bằng bảng hỏi và phiếu trưng cầu ý kiến. Số phiếu khảo sát hợp
lệ là 102 tương ứng với các tỉnh, thành phố đã khảo sát cán bộ, công chức làm công tác
tôn giáo [Phụ lục 5].

+ Phương pháp chuyên gia: trực tiếp trao đổi, thảo luận ý kiến với các nhà khoa
học, nhà quản lý, các chức sắc tôn giáo có nội dung liên quan đến QHQT, QLNN về
QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
+ Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
- Các phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác
+ Phương pháp tổng hợp;
+ Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS và
Excel.


+ Phương pháp so sánh: so sánh mục tiêu của các văn bản qua các giai đoạn với
kết quả thực hiện từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện thể chế trong QLNN đối với hoạt
động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
- Câu hỏi nghiên cứu:
Luận án được nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Mở cửa hội nhập quốc tế trong đó có QHQT của tổ chức tôn giáo có ảnh
hưởng, vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam?
Câu hỏi 2: Hoạt động QHQT của tổ chức tôn giáo trong đó có Giáo hội Công
giáo Việt Nam đã đạt được những kết quả như thế nào và có những hạn chế, bất cập gì
cần khắc phục?
Câu hỏi 3: Hoạt động QLNN đối với hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo
Việt Nam thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả song cũng còn những bất cập
cần được hoàn thiện. Nhà nước cần có giải pháp gì để khắc phục những bất cập, tiếp tục
hoàn thiện QLNN đối với hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam?
- Giả thuyết khoa học
Trong thời kỳ mở cửa hội nhập, đối ngoại tôn giáo và QLNN đối với hoạt động
QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng còn nhiều bất cập.
Bởi vậy, cần có những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện nội dung QLNN đối
với hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam để góp phần đảm bảo tốt hơn

đường lối đối ngoại của Đảng và QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt
Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về lý luận
Tổng quan có chọn lọc cơ sở khoa học QLNN đối với hoạt động QHQT của các
tổ chức tôn giáo ở Việt Nam và QLNN đối với hoạt động QHQT của Giáo hội Công
giáo Việt Nam.
6.2. Về thực tiễn
- Tổng quan các công trình khoa học đã công bố về QHQT và QLNN đối với
QHQT của tổ chức tôn giáo và Giáo hội Công giáo Việt Nam.
- Phân tích thực trạng hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam từ


năm 1990 đến năm 2018.
- Đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo
Việt Nam thời gian qua: những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân.
- Phân tích phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện
QLNN đối với hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
7. Đóng góp mới của luận án
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến QHQT và QLNN đối với
hoạt động QHQT của tổ chức tôn giáo và Giáo hội Công giáo Việt Nam.
- Tổng quan và làm rõ cơ sở khoa học QLNN đối với hoạt động QHQT của tổ
chức tôn giáo nói chung và hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói
riêng.
- Nghiên cứu, làm rõ thực trạng QLNN đối với QHQT của Giáo hội Công giáo
Việt Nam thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với hoạt động QHQT
của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
8. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; nội dung chính của

luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế
của tổ chức tôn giáo.
Chương 3: Thực trạng quan hệ quốc tế và quản lý nhà nước đối với hoạt động
quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt
động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam.


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Công trình nghiên cứu về Giáo hội Công giáo Việt Nam
Công giáo là một trong các tôn giáo lớn ở Việt Nam được du nhập từ thế kỷ XV,
vì vậy có nhiều học giả nghiên cứu về Công giáo và Giáo hội Công giáo Việt Nam ở
nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay các học giả nghiên cứu về Công giáo Việt
Nam chủ yếu dưới các hình thức lịch sử truyền giáo và quá trình du nhập, phát triển, cụ
thể:
- Tác phẩm “Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam” (Quyển 1: các thừa sai dòng Tên
1615-1665) của Linh mục Nguyễn Hồng do NXB Hiện tại xuất bản năm 1959 viết lịch
sử truyền giáo ở Việt Nam từ thế kỷ XVI đến năm 1665. Quá trình truyền giáo vào Việt
Nam có nhiều đoàn truyền giáo khác nhau với những dòng thánh khác ở các khu vực
vùng miền. Trong các đoàn truyền giáo đến Việt Nam thì người có đóng góp lớn cho
Giáo hội Công giáo Việt Nam là Cha Đắc-Lộ người Bồ Đào Nha. Tác giả có đánh giá
những thành công của 50 năm truyền giáo ở xứ Nam và 37 năm truyền giáo ở xứ Bắc.
- Tác phẩm “Giáo hội Công giáo ở Việt Nam” do Một Giáo sư Sử học (sách
không ghi rõ tên tác giả) biên soạn năm 1997 của nhà in Veritas gồm 3 quyển viết về
lịch sử Giáo hội Công giáo ở Việt Nam chia làm 4 thời kỳ: Thời kỳ mở đường và đặt
nền móng từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII; Thời kỳ xây dựng và tổ chức từ giữa thế

kỷ XVII sang đầu thế kỷ XIX; Thời vươn lên trong thử thách và đau thương thế kỷ XIX;
Thời kiến thiết và tiến tới trưởng thành cuối thế kỷ XIX và trong thế kỷ XX.
- Tác phẩm “Sự du nhập của Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVII đến
thế kỷ XIX” của Nguyễn Văn Kiệm (2001) do Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Trung
tâm Unesco bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc xuất bản. Tác phẩm nói về quá trình
truyền bá và phát triển đạo Công giáo (Thiên Chúa) vào Việt Nam từ năm 1533-1874;
chính sách của Nhà nước phong kiến nhà Nguyễn đối với đạo Công giáo và các nhận
định, đánh giá của tác giả về các chính sách của nhà nước Việt Nam đối với đạo Công
giáo thời bấy giờ.


- Trương Bá Cần là một linh mục của Giáo hội Công giáo Việt Nam, ông nghiên
cứu về Giáo hội Công giáo Việt Nam có viết 3 tập về “Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt
Nam” của NXB Tôn giáo, hiện nay mới xuất bản được tập 1 và 2.
Tập 1: Thời kỳ khai phá và hình thành (từ khởi thủy cho tới cuối thế kỷ XVIII).
Tác giả tập trung nói về công cuộc truyền giáo ở Việt Nam với các thừa sai dòng Tên từ
năm 1615 đến 1665 ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Ở Đàng Trong công cuộc truyền
giáo bắt đầu “18/1/1615 xuất phát từ Ma Cao, một đoàn truyền giáo do linh mục
Fracesco Buzomi dẫn đầu đã đặt chân lên Đà Nẵng” [16, tr.12]. Truyền giáo thời kỳ
này chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn 1615-1639 với thừa sai Buzomi, giai đoạn 16401645 với thừa sai Rhodes, giai đoạn 1645-1665 sau thừa sai Rhodes. Đàng Ngoài, công
cuộc tuyền giáo bắt đầu từ năm 1626-1665 cũng chia làm ba giai đoạn: 1627-1630,
1931-1647, 1648-1665. Thời kỳ đầu công cuộc truyền giáo chưa gây được ảnh hưởng,
đặc biệt ngày 9 tháng 7 năm 1645 linh mục Alexandre De Rhodes bị trục xuất vĩnh viễn
khỏi Đàng Trong. Tuy nhiên sau đó công cuộc truyền giáo có phát triển hơn “Từ khi
linh mục Rhodes bị trục xuất (7/1645) cho tới khi linh mục Saccano tới (2/1646) cũng
có tiến triển” [16, tr.96]. Thời kỳ này Công giáo Việt Nam đã có mối quan hệ với Tòa
thánh Roma “13/7/1626 linh mục Buzomi báo cáo về Roma là các thừa sai Đàng Trong
đã cử linh mục Rhodes tới Đàng Ngoài ngõ hầu bắt đầu mở cuộc truyền giáo trong xứ
này” [16, tr. 112]. Năm 1651 Tòa thánh Roma đã cho in 2 cuốn của linh mục Rhodes:
Phép giảng tám ngày và Tự điển Việt - Bồ - La. Đồng thời khi truyền giáo có tiến triển,

linh mục Rhodes đã có đề xuất với Tòa thánh Roma về tổ chức của tôn giáo này “Công
cuộc truyền giáo của Dòng Tên (1615-1665) đã phát triển tới mức đòi hỏi phải có một
cơ cấu và nhân sự phù hợp” [16, tr 199]. Ngày 29 tháng 7 năm 1658 Đức Alexandre
VII ký sắc phong Pallu làm giám mục cai quản Đàng Ngoài và Lambert làm giám mục
cai quản Đàng Trong. Tổ chức Giáo hội Công giáo Việt Nam được hính thành chặt chẽ
từ trên xuống dưới (giám mục, linh mục, quản hạt/quản xứ).
Tập 2: Thời kỳ thử thách và phát triển (từ đầu thế kỷ XIX đến mùa thu năm 1945).
Tác giả tập trung nói về công cuộc phát triển đạo với hai giai đoạn nổi bật: dưới triều
Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và giai đoạn Pháp xâm lược Việt Nam. Dưới triều Gia
Long Công giáo không được tạo điều kiện phát triển. Đến Triều Vua Minh Mạng, Công
giáo còn bị cấm bằng Chỉ dụ cấm đạo ngày 6 tháng 1 năm 1833. Tuy nhiên dưới thời


Vua Thiệu Trị mặc dù không có thiện cảm với Công giáo nhưng không tỏ ra tàn bạo với
Công giáo. Những người Công giáo bị tù đày dưới triều Minh Mạng đều được trả tự do.
Giai đoạn này tác giả đã nêu lên mối quan hệ ngoại giao và quan hệ giữa Nhà nước và
Giáo hội: “Chính sách ngoại giao của Vua Minh Mạng và Vua Gia Long là không muốn
đặt quan hệ chính thức với bất kỳ nước nào” [17, tr. 45]. “Tòa thánh không cho Nhà
Vua được bổ nhiệm giám mục ở Đông Đàng Ngoài thì Nhà Vua cho biết, qua các Bộ
trưởng của mình, rằng bao lâu Tòa thánh không cho Nhà Vua được đặc ân theo yêu
cầu, thì Nhà Vua sẽ không cấp cho các Đại diện tông tòa ở khu vực này sự tài trợ như
trước” [17, tr.40]. Giai đoạn Pháp sang xâm lược Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1858
đàn áp, bóc lột và nô dịch người dân thậm tệ trong khi đó lại tạo điều kiện cho Công
giáo phát triển. Đặc biệt với Hòa ước Giáp Tuất ngày 15 tháng 3 năm 1874 cho phép tự
do tôn giáo, tín đồ Công giáo “được đi thi và ra làm quan” [17, tr. 244]. Đến năm 1945
chấp dứt thời kỳ Pháp thuộc “Công giáo Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc đã phát triển như
chưa từng thấy trước đó” [17, tr. 765]. Chính vì xâm lược của Pháp mà Việt Nam nghĩ
rằng “Vì Công giáo mà Pháp xâm chiếm Việt Nam, vì Công giáo mà Việt Nam mất
nước” [17, tr. 193]. “Hình ảnh Công giáo phi dân tộc theo ngoại bang vẫn tồn tại mãi
trong tâm trí người Việt Nam cho tới Cách mạng tháng 8 năm 1945” [17, tr. 295]. Điều

này cho đến nay đã ảnh hưởng tới nhận thức của người Việt Nam, vẫn còn mặc cảm với
quá khứ, dè dặt, thận trọng trong quan hệ Nhà nước và Giáo hội.
- Tác phẩm: “Lịch sử Giáo hội Công giáo” của linh mục Bùi Đức Sinh do NXB
Veritas phát hành năm 2009 đã trình bày quá trình hình thành và phát triển và truyền
giáo của Giáo hội Công giáo từ thời nguyên thủy cho đến Giáo hội thời công đồng
Vatican II. Trong đó tác giả dành một chương viết về Giáo hội Công giáo Việt Nam từ
thời mở đường và đặt nền móng cho đến năm 1960.
- Thời gian gần đây tác giả Nguyễn Hồng Dương có nghiên cứu về Giáo hội Công
giáo Việt Nam với 4 tác phẩm:
+ Tác phẩm “Công giáo Việt Nam một số vấn đề nghiên cứu” của NXB Từ điển
bách khoa năm 2008 của nhiều tác giả trong đó Nguyễn Hồng Dương (chủ biên) đã
mang đến cho độc giả một cách nhìn khái quát về đạo Công giáo ở Việt Nam. Nội dung
tác phẩm trình bày những nét cơ bản của đạo Công giáo như: tổ chức xứ họ đạo Công
giáo từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, đường hướng của đạo Công giáo Việt


Nam, đạo Công giáo ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng Nai. Trong tác
phẩm có trình bày về một số hoạt động quốc tế của Giáo hội Công giáo từ năm 1975
đến năm 2000 với 3 nội dung: tín đồ, cá nhân đạo Công giáo tham gia hoạt động ở nước
ngoài, người nước ngoài thăm và làm việc với Giáo hội Công giáo Việt Nam, mối quan
hệ giữa Việt Nam và Vatican có quan hệ đến Giáo hội Công giáo Việt Nam. Tác giả
cũng đã có nhận xét và đánh giá về mối QHQT của đạo Công giáo Việt Nam.
+ Tác phẩm: “Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở Việt Nam lịch sử - hiện tại và
những vấn đề đặt ra” do NXB Khoa học xã hội xuất bản năm 2011 viết về đạo Công
giáo Việt Nam nhưng tập trung ở quá trình hình thành xứ, họ đạo và tổ chức xứ, họ đạo
ở khu vực miền Bắc, Nam bộ, vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ thế kỷ XVII cho đến
hiện nay từ đó tác giả có đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất một số giải pháp để quản
lý tốt vấn đề tôn giáo ở xứ, họ đạo.
+ Tác phẩm: “Công giáo Việt Nam - Tri thức cơ bản” xuất bản năm 2012 của
NXB từ điển bách khoa nói về Giáo hội Công giáo Việt Nam - tiến trình lịch sử trong

đó tác giả tập trung vào giai đoạn 1954 đến nay với cơ cấu tổ chức giáo hội, hàng giáo
phẩm, vấn đề đời sống đạo và đối ngoại của Giáo hội Công giáo Việt Nam với Tòa thánh
Vatican từ năm 1986 đến năm 2011.
+ Đặc biệt năm 2012 Nguyễn Hồng Dương đã xuất bản Tác phẩm “Một số vấn
đề cơ bản của đạo Công giáo ở Việt Nam hiện nay” do NXB Từ điển bách khoa phát
hành với 3 chương gồm: Chương 1 tác giả trình bày về tổ chức Giáo hội Công giáo Việt
Nam từ sau năm 1975 đến nay. Chương 2 về đời sống đạo Công giáo Việt Nam. Đặc
biệt, chương 3 tác giả dành trình bày về mối QHQT của đạo Công giáo Việt Nam: Mối
quan hệ giữa nhà nước Việt Nam với Vatican; Quan hệ giữa Giáo hội Công giáo Việt
Nam với Giáo hội Công giáo Roma; Xu hướng phát triển và những nhân tố ảnh hưởng
của Giáo hội Công giáo Việt Nam với dân tộc hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn đó tác
giả có đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm xây dựng kế sách ngoại giao tôn giáo trong
thời gian tới.
- Tác phẩm: “Một số tôn giáo ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Xuân do NXB
Tôn giáo xuất bản năm 2005, tái bản lần thứ 12 năm 2016 đã khái quát về một số tôn
giáo lớn ở Việt Nam trong đó có giới thiệu đạo Công giáo trên thế giới và đạo Công
giáo ở Việt Nam với khái quát về sự ra đời, nội dung cơ bản của giáo lý, giáo luật, lễ


nghi, những cách thức hành đạo và cơ cấu tổ chức, hệ phái. Đối với các tôn giáo du nhập
từ nước ngoài (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo) tác giả đã khái quát quá trình
du nhập và phát triển ở Việt Nam như thế nào. Tác phẩm cũng đã trình bày chi tiết về
tổ chức, các bộ phận cấu thành của một số tôn giáo ở Việt Nam; giới thiệu một số dòng
tu, các trào lưu thần học và các Công đồng chung của đạo Công giáo, trong tác phẩm
của mình, tác giả đã cung cấp cho độc giả một số những dữ liệu khái quát về tôn giáo
trên thế giới và ở Việt Nam.
- Tác giả Đỗ Quang Hưng với cuốn sách “Công giáo trong mắt tôi” (2013) của
NXB Lý luận chính trị tập hợp những bài viết ghi dấu chặng đường nghiên cứu của tác
giả gần 20 năm với bốn phần: Lịch sử Công giáo Việt Nam thông qua một số nhân vật
và sự kiện tiêu biểu; Có một không gian Công giáo như lối sống đạo của người Việt

Nam, lễ hội La Vang; Công giáo - nhân vật và sự kiện tiêu biểu: Trương Vĩnh Ký,
Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn văn Bình, đường hướng Công giáo đồng hành cùng dân
tộc và trong bối cảnh đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội; Công giáo Việt Nam hiện nay
với mối quan hệ với Phật giáo, vấn đề thần học giáo dân, giới trẻ Công giáo.
1.2. Công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về tôn giáo
Về quan điểm của Mác, Ăng-ghen, Lê-nin và tư tưởng Hồ chí Minh về tôn giáo
và công tác tôn giáo.
- PGS. Nguyễn Đức Sự đã tuyển chọn và biên soạn cuốn “Mác - Ăng-ghen, Lênin bàn về tôn giáo” của NXB Tôn giáo (2001) tạo nên một cái nhìn liên tục và đầy đủ
những di sản tư tưởng quí báu của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong lĩnh vực này. Trong tác
phẩm này, tác giả khái quát hai nội dung:
+ Phần trích tuyển từ các tác phẩm của Mác và Ăng-ghen gồm: góp phần phê
phán triết học pháp quyền của Hê-ghen; Về vấn đề Do thái, Tuyên ngôn Đảng cộng sản,
Luận cương về Phoi-ơ-bắc; Những sự kiện ở Trung Quốc; Chống Đuy-rinh; Biện chứng
của tự nhiên; Bàn về lịch sử đạo Cơ đốc sơ kỳ.
Trong các tác phẩm của Mác đã làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã
hội và nguồn gốc nhận thức của tôn giáo “Nhà nước ấy, xã hội ấy đã sản sinh ra tôn
giáo” [112, Tr. 38].
Vì vậy khi xem xét vấn đề tôn giáo phải dựa vào chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời Mác và Ăng-ghen nhìn nhận và đánh giá vai trò


xã hội của tôn giáo “Trong những điều kiện lịch sử nhất định, tôn giáo cũng có mặt tích
cực và sự tác động của nó đối với xã hội cũng có một tầm quan trọng đáng kể” [112,
Tr. 11, 12]. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tế Việt Nam, Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ Giáo hội Thiên Chúa từng bị lợi dụng nhưng Người cũng nhấn mạnh
tôn giáo có mặt tích cực và những điểm có ích cho sự tu dưỡng của con người.
+ Phần trích tuyển từ các tác phẩm của Lê-nin gồm: Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo;
Thái độ của Đảng công nhân đối với tôn giáo; Thái độ của các giai cấp và của đảng phái
đối với tôn giáo và giáo hội; Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.
Trong quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo “Tôn giáo phải được tuyên bố là một việc tư

nhân… Nhà nước không được dính đến tôn giáo, các đoàn thể tôn giáo không được dính
đến chính quyền Nhà nước” [112, tr. 400]. Nhà nước phải đảm bảo quyền tự do tôn giáo
“Bất kỳ ai cũng được hoàn toàn tự do theo tôn giáo mình thích hoặc không thừa nhận một
tôn giáo nào,… Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những công nhân có tín ngưỡng, tôn
giáo khác nhau đều hoàn toàn không thể dung thứ được” [112, tr. 400, 401].
- Tác phẩm: “Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác - Lênin đến thực tiễn Việt
Nam” của GS. Ngô Hữu Thảo đã phân tích quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin về
công tác tôn giáo như: nhận thức về công tác tôn giáo của hệ thống chính trị, nguồn gốc
tôn giáo, vai trò tôn giáo và những yêu cầu đối với người cộng sản về phương pháp nhìn
nhận đúng đắn đối với tôn giáo.
Trong tác phẩm, tác giả cũng đã bàn về tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn
giáo: khẳng định quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam chỉ có thể được đảm bảo
khi gắn liền với nền độc lâp tự do dân tộc của tổ quốc. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
chỉ được đảm bảo trong mối quan hệ với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới và với khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
trước hết là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhưng trong đó Đảng và Nhà nước là
nhân tố quan trọng hàng đầu. Tác giả cũng đã chỉ ra tư tưởng của Hồ Chí Minh về công
tác vận động quần chúng, tín đồ tôn giáo. Theo nghiên cứu của tác giả, Hồ Chí Minh
cho rằng vấn đề tiên quyết, quyết định sự thành công của công tác vận động quần chúng
tín đồ tôn giáo là phải thực sự tôn trọng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
nhân dân. Trong công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo phải biết khai thác các
giá trị nhân bản, tích cực của các tôn giáo, phát huy nó trong công cuộc chống giặc ngoại


xâm, bảo vệ và xây dựng đất nước. Nội dung công tác vận động tín đồ tôn giáo phải
thiết thực, không dừng lại là việc tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục mà quan trọng
hơn, phải xây dựng đời sống, kinh tế vật chất ngày càng phát triển. Qua tư tưởng của
Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo, tác giả đã rút ra những kết luận chỉ dẫn của Người
về công tác vận động quần chúng.
- QLNN đối với hoạt động tôn giáo được kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác

- Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh qua nghiên cứu của tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn
Đức Lữ với cuốn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo” năm 2003
của NXB Tôn giáo với nội dung chủ yếu của Hồ Chí Minh về tôn giáo và những nguyên
tắc cơ bản trong QLNN đối với các hoạt động tôn giáo như: Tôn trọng và đảm bảo quyền
tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo; Nghiêm cấm phân
biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng tôn giáo; Giải quyết nhu cầu tín ngưỡng
của quần chúng; Đấu tranh ngăn chặn kẻ địch lợi dụng tôn giáo, đội lốt tôn giáo phá
hoại cách mạng, phá hoại xã hội.
- Tác phẩm “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - lý luận và thực tiễn”
của GS. TS. Đỗ Quang Hưng do NXB Lý luận chính trị (2008) đã trình bày cho độc giả
ba nội dung: ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đối với nhận thức lý luận của Đảng
cộng sản Việt Nam về tôn giáo, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; Quá trình
phát sinh, phát triển tư duy lý luận của Đảng về tôn giáo và vấn đề tôn giáo; Quá trình
Đảng và Nhà nước xây dựng đường lối, chính sách tôn giáo từ năm 1945 đến trước năm
2004.
- Tác phẩm: “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Thanh Xuân (2015) của NXB Tôn giáo với 2 phần: tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và
chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Tác giả đã khái quát thực trạng đời sống tín ngưỡng,
tôn giáo ở Việt Nam, khái quát 13 tôn giáo đã được công nhận trong đó có Công giáo
Việt Nam và mối quan hệ với Giáo triều Vatican. Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa
Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo - cơ sở lý luận của chính sách tôn
giáo, luật pháp quốc tế và luật pháp một số nước về tôn giáo. Tác giả cũng đã trình bày
chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo trước thời kỳ đổi mới, thời
kỳ đổi mới và những chính sách cụ thể đối với tôn giáo giai đoạn hiện nay.


- Đặc biệt tác phẩm: “Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà
nước về tôn giáo và Công giáo - những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”
của nhóm tác giả Hoàng Minh Đô và Đỗ Lan Hiền (2015) của NXB Lý luận chính trị
đã khái quát một số nội dung cơ bản: Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin về tôn

giáo và Công giáo; Quan điểm của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo
và Công giáo; Thực trạng việc thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo và Công giáo
ở Việt Nam; Kinh nghiệm của một số nước: Pháp, Hoa Kỳ, Liên xô (trước đây), Trung
Quốc trong việc thực hiện chính sách đối với Công giáo và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam. Nhóm tác giả cũng đã đưa ra giải pháp trong QLNN đối với Công giáo như:
+ Tạo sự đồng thuận giữa Nhà nước và Giáo hội Công giáo;
+ Tiếp tục đổi mới nhận thức, quan điểm, chính sách đối với Công giáo: xem xét
Công giáo trong mối quan hệ với dân tộc, coi trọng công tác vận động quần chúng và cần
có cái nhìn bao dung ghi nhận vai trò của Công giáo với xã hội.
+ Chính sách đối với Công giáo cần mềm dẻo, linh hoạt và khéo léo vì không chỉ
là chính sách đối nội mà còn cả đối ngoại.
Về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
- Trong cuốn “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay” năm 2005 của tác giả Nguyễn Hữu
Khiển do NXB Công an nhân dân đã nêu khái quát các nội dung: quan điểm Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, nguồn gốc hình thành tôn giáo và các yếu tố
cấu thành một tôn giáo (giáo lý, giáo luật, giáo lễ và giáo hội); tình hình tôn giáo ở Việt
Nam trước năm 2001 với 6 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao
Đài và Phật giáo Hòa Hảo; Nội dung chủ yếu của QLNN đối với hoạt động tôn giáo
theo Nghị định số 26/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 1999.
- Tác giả Bùi Đức Luận với cuốn “Quản lý hoạt động tôn giáo - cơ sở lý luận và
thực tiễn” do NXB Tôn giáo (2005) nêu khái quát cơ bản một số vấn đề lý luận về
QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam như: mục tiêu quản lý, chủ thể quản lý,
khách thể quản lý, phương pháp quản lý; Thực tiễn QLNN đối với hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo thông qua giới thiệu các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động tôn giáo
trong từng giai đoạn và cụ thể giới thiệu nội dung QLNN đối với các hoạt động tôn giáo
trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004.


Nhìn chung, các nghiên cứu về tôn giáo và QLNN đối với hoạt động tôn giáo đều
chỉ ra khái quát nội dung cơ bản nhất (sự ra đời, giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tổ chức tôn

giáo) về một số tôn giáo lớn ở Việt Nam; Nội dung cơ bản của công tác tôn giáo ở Việt
Nam từ năm 2004 trở về trước.
1.3. Công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế và quản lý nhà nước về quan
hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam
- Hiện nay tài liệu nghiên cứu liên quan đến QHQT của các tổ chức tôn giáo ở
Việt Nam mới có cuốn sách “Tôn giáo và quan hệ quốc tế” của nhóm tác giả: Lê Thanh
Bình và Đỗ Thanh Hải do NXB Chính trị quốc gia (2012) xuất bản. Trong cuốn sách
này có làm rõ một số nội dung sau:
Tổng quan tóm tắt một số khái niệm cơ bản về tôn giáo, khái quát về lịch sử ra
đời, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, cơ cấu tổ chức của một số tôn giáo lớn trên thế giới là: Kitô
giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo và đạo Cao Đài.
Phân tích những vấn đề liên quan đến xung đột quốc tế có nguồn gốc tôn giáo:
Bất đồng giữa các quốc gia về tự do tôn giáo và chính sách tôn giáo liên quan; các tổ
chức tôn giáo là các chủ thể xuyên quốc gia có sức mạnh chính trị và kinh tế, có khả
năng thách thức chính quyền; Mâu thuẫn giữa các tổ chức tôn giáo ở cấp quốc gia nhưng
có hệ lụy quốc tế.
Làm rõ những vấn đề tôn giáo trong đời sống chính trị QHQT của Việt Nam.
Trong đó tác giả có nêu vấn đề tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Việt Nam như:
tự do tôn giáo trong đối thoại dân chủ, nhân quyền giữa Việt Nam và các nước phương
Tây đặc biệt tác giả có nêu lên mối quan hệ Việt Nam và toà thánh Vatican “là quan hệ
kép: giữa hai quốc gia - nhà nước, và giữa quốc gia và một chủ thể tôn giáo xuyên quốc
gia. Trong mối quan hệ này mâu thuẫn nổi trội là giữa chủ quyền quốc gia và dân chủ
nhân quyền và tự do tôn giáo, giữa hệ thống chính trị của Việt Nam và hệ thống thể chế
của Giáo hội Công giáo thể hiện trên nhiều vấn đề cụ thể. Bên cạnh đó còn có các vấn
đề do lịch sử để lại” [12, tr. 195]. Tác giả cũng nhận định “Để vượt qua được những
tôn tại này, cần phải có thời gian và nỗ lực của hai bên” [12, tr. 195]. Tác giả cũng đã
nêu các lợi ích khi Việt Nam thiết lập quan hệ với Vatican: góp phần mở rộng QHQT
giúp Nhà nước Việt Nam có thêm kinh nghiệm tham gia giải quyết các vấn đề tôn giáo
hiệu quả, bình đẳng và hòa bình; tăng thêm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;



×