Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

lop 12 Bài 6 NƯỚC MĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.62 KB, 5 trang )

Ngày soạn 3/9/2017
Ngày giảng : 12A6 – 6/9 ; 12A5 – 12/9
CHƯƠNG IV
MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 – 2000)
Tiết 08

Bài 6
NƯỚC MĨ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Trình bày được các giai đoạn phát triển của nước Mĩ từ năm 1945 đến năm
2000 với những nét tiêu biểu, điển hình về kinh tế và chính sách đối ngoại.
- Hiểu rõ những nhân tố chủ yếu thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh
chóng trong giai đoạn 1945 – 1973.
2. Kĩ năng
- Biết so sánh tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của nước Mĩ
qua các giai đoạn phát triển từ năm 1945 đến năm 2000.
- Rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khai thác kênh hình,…
3. Thái độ, tư tưởng
- Nhận thức được kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ luôn là trung tâm
kinh tế, tài chính số 1 của thế giới, là nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật lần thứ hai. Từ đó, có ý thức tiếp thu những thành tựu của khoa học thế giới vào
công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay.
- Nhận thức rõ những âm mưu của giới cầm quyền Mĩ trong việc thi hành chính
sách đối ngoại “chiến lược toàn cầu” nhằm mưu đồ làm bá chủ thống trị toàn thế giới,
nhưng cuối cùng Mĩ đã vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại trong cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975).
4. Định hướng phát triển năng lực
- Hình thành năng lực tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh...


II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
* Phương tiện dạy học
- Lược đồ nước Mĩ và một số hình ảnh về nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai (thành tựu phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, vũ trụ, chân dung một số tổng
thống, vụ khủng bố 11/9/2001,… )
* Học liệu: SGK,SGV và tài liệu liên quan
2. Học sinh: Tìm hiểu về các đời Tổng thống nước Mĩ. Tranh ảnh thành tựu
KH-KT Mĩ sau CTTG thứ hai.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu
- Với việc quan sát những lược đồ và những hình ảnh về nước Mĩ dưới đây để
từ đó HS có thể dự đoán về tình hình nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đó
kích thích sự tò mò, lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động
hình thành kiến thức mới của bài học.
2. Phương thức


- GV giao nhiệm vụ cho HS (theo sách HDH).
- GV cho HS quan sát lược đồ, hình ảnh tư liệu và thảo luận các vấn đề sau:

1. Hiểu biết của em về nước Mĩ?
2. Dự đoán về tình hình nước Mí sau chiến tranh thông qua bức tranh?
- GV tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân.
3. Gợi ý sản phẩm
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01
sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Nước Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973

Hoạt động 1: Về kinh tế, khoa học kĩ thuật, đối nội, đối ngoại.
* Mục tiêu:
- Học sinh nắm được tình hình kinh tế, khoa học kic thuật và chính sách đối nội
đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973
* Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc thông tin mục I SGK trang 42, 43 và
thảo luận về các vấn đề sau:
+ Biểu hiện của sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh đó là gì? Những nhân
tố nào thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh?
+ Liệt kê những thành tựu tiêu biểu của nước Mĩ trong cuộc cách mạng khoa
học kĩ thuật hiện đại.
+ Giai đoạn 1945 – 1973, các giới cầm quyền Mĩ đã thực hiện chính sách đối
nội và đối ngoại như thế nào? Em biết gì về “chủ nghĩa Mác Cácti” và chiến lược toàn
cầu của Mĩ?
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao
đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc
trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Gợi ý sản phẩm:
* Về kinh tế:
- Thành tựu: Mĩ trở thành nước có nền kinh tế tư bản phát triển mạnh nhất, là
trung tâm kinh tế - tài chính số 1 của thế giới trong suốt 20 năm sau Chiến tranh thế
giới thứ hai.


- Nguyên nhân của sự phát triển:
+ Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, giàu tài nguyên, có nhiều nhân công với trình độ kĩ
thuật, tay nghề cao,…
+ Mĩ không bị chiến tranh tàn phá, mà làm giàu từ chiến tranh thông qua buôn

bán vũ khí
+ Biết áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại
+ Quá trình tập trung tư bản cao, các tổ hợp công nghiệp – quân sự hoạt động
có hiệu quả
+ Vai trò điều tiết của Nhà nước
* Về khoa học kĩ thuật
Mĩ là nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại với việc chế
tạo chiếc máy tính điện tử vào năm 1946, sử dụng nhiều nguồn năng lượng mới, chinh
phục vũ trụ,…
* Về đối nội, đối ngoại
- Đối nội: Các tổng thống đề ban hành một số chính sách để vừa ổn định tình
hình chính trị, khắc phục khó khăn trong nước; vừa ngăn chặn, đàn áp các phong trào
đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ.
- Đối ngoại:
+ Đề ra “chiến lược toàn cầu” với tham vọng thống trị và làm bá chủ thế giới,
như: ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ CNXH trên phạm vi toàn thế giới; đàn áp các phong
trào giải phóng dân tộc, phong trào chống chiến tranh; bắt các nước tư bản, đế quốc
khác phải lệ thuộc vào Mĩ.
+ Năm 1972, Mĩ hòa hoãn với hai nước lớn là Liên Xô và Trung Quốc để ngăn chặn
họ giúp đỡ các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
II. Nước Mĩ từ năm 1973 đến năm 2000
Hoạt động 2. Nước Mĩ từ năm 1973 đến năm 2000
* Mục tiêu: Học sinh thấy được kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của nước
Mĩ từ năm 1973 đến năm 2000
* Phương thức: HS hoạt động cá nhân quan sát các hình ảnh kinh tế đối ngoại
của Mĩ và thảo luận các vấn đề sau:
- Tìm hiểu đặc điểm, tình hình kinh tế Mĩ trong những năm 1973 – 1991.
- Nêu những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ những năm 1973 –
1991.
- Tìm hiểu đặc điểm, tình hình kinh tế Mĩ trong những năm 1991 – 2000.

- Nêu những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ những năm 1991 –
2000.

- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao
đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.


- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc
trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Gợi ý sản phẩm:
* Kinh tế:
+ Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng (1973), nên kinh tế Mĩ bị suy
thoái kéo dài đến tận năm 1982: hệ thống tài chính – tiền tệ bị rối loạn, dự trữ vàng và
ngoại tệ đều giảm sút.
+ Từ năm 1983, kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển trở lại. Mĩ vẫn đứng đầu thế
giới về kinh tế - tài chính, nhưng tỉ trọng đã giảm sút.
* Đối ngoại:
+ Từ 1973 đến 1991, Mĩ tiếp tục theo đuổi “chiến lược toàn cầu”, nhưng
không đạt được mục đích. Kinh tế và chính trị của Mĩ bị suy giảm  tháng 12/1989,
Liên Xô và Mĩ kí kết chấm dứt Chiến tranh lạnh
+ Giai đoạn cầm quyền của B. Clintơn (1993 – 2000), Mĩ chuyển sang chiến
lược “cam kết và mở rộng”, đưa ra tham vọng thiết lập trật thế giới “đơn cực” do Mĩ
cầm đầu.
+ Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, Mĩ dần dần điều chỉnh chính sách đối nội
và đối ngoại..
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã
được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về kinh tế, khoa học kĩ thuật, đối nội,
đối ngoại của Mĩ từ 1945 – 2000.

2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm
việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
1. Kinh tế của Mĩ qua hai giai đoạn 1945 – 1973 và 1945 - 2000
2. Đối nội, đối ngoại của Mĩ qua hai giai đoạn 1945 – 1973 và 1945 – 2000
3. Dự kiến sản phẩm
1. Mĩ trở thành nước có nền kinh tế tư bản phát triển mạnh nhất, là trung tâm
kinh tế - tài chính số 1 của thế giới trong suốt 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Đề ra “chiến lược toàn cầu” với tham vọng thống trị và làm bá chủ thế giới,
như: ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ CNXH trên phạm vi toàn thế giới; đàn áp các phong
trào giải phóng dân tộc, phong trào chống chiến tranh; bắt các nước tư bản, đế quốc
khác phải lệ thuộc vào Mĩ.
- Từ 1973 đến 1991, Mĩ tiếp tục theo đuổi “chiến lược toàn cầu”.
- Giai đoạn cầm quyền của B. Clintơn (1993 – 2000), Mĩ chuyển sang chiến
lược “cam kết và mở rộng”, đưa ra tham vọng thiết lập trật thế giới “đơn cực” do Mĩ
cầm đầu.
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những
vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về:
+ Sự thay đổi các chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
1. Nhận xét các chính sách của Mĩ, liên hệ thực tế Việt Nam cùng thời kì.


2. HS tự sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu liên quan tới nước Mĩ.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
3. Gợi ý sản phẩm:
1. Thay đổi chính sách phù hợp thực tế tình hình cụ thể của đất nước.

- Liên hệ
+ Việt Nam đang trong quá trình chống Pháp, chống Mĩ nên chưa có điều kiện
phát triển kinh tế
2. HS tự sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu liên quan liên quan tới nước Mĩ.
E. RÚT KINH NGHIỆM



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×