Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bai 7 lop 12 – TÂY ÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.56 KB, 6 trang )

Ngày soạn 10/9/2017
Ngày giảng : 12A5 – 14/9;
Tiết 09

12A6 – 11/9
Bài 7 – TÂY ÂU

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Biết rõ các giai đoạn phát triển của khu vực Tây Âu từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai đến năm 2000 về các mặt kinh tế và đối ngoại.
- Hiểu được vì sao từ năm 1950 trở đi, kinh tế các nước Tây Âu lại phát triển
nhanh chóng, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- Trình bày được những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển
của Liên minh châu Âu (EU).
2. Kĩ năng
- Biết so sánh tình hình kinh tế của khu vực Tây Âu với nước Mĩ qua các giai
đoạn phát triển từ năm 1945 đến năm 2000.
- Rèn luyện các kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát, phương pháp tự học, sử
dụng SGK, khai thác lược đồ lịch sử,…
3. Thái độ, tư tưởng
- Lên án chính sách xâm lược trở lại thuộc địa của các nước Tây Âu.
- Nhận thức rõ các mối liên hệ, những nguyên nhân đưa tới sự liên kết khu vực
Tây Âu và quan hệ giữa Mĩ với Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
4. Định hướng năng lực hình thành
4.1. Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ
- Năng lực khai thác thông tin, sử dụng Internet


4.2. Năng lực bộ môn
- Tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử
- Thực hành bộ môn
- Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử
- Xác định, giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng tác động giữa các sự kiện, hiện
tượng lịch sử với nhau
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
* Phương tiện dạy học
- Lược đồ các nước Châu Âu, Liên minh Châu Âu (2007), một số hình ảnh về
các nước châu âu sau CTTG thứ 2.
* Học liệu: SGK,SGV và tài liệu liên quan
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, SBT, sưu tầm các tranh ảnh, tài liệu liên quan đến
bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu
- Với việc quan sát những lược đồ và những hình ảnh về Tây Âu dưới
đây để từ đó HS có thể dự đoán về tình hình các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới


thứ hai. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều chưa
biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2. Phương thức
- GV giao nhiệm vụ cho HS (theo sách HDH).
- GV cho HS quan sát lược đồ, hình ảnh tư liệu và thảo luận các vấn đề sau:

Lược đồ các nước Tây Âu

1. Hiểu biết của em về khu vực Tây Âu?

2. Dự đoán về tình hình các nước Tây Âu sau chiến tranh tranh?
- GV tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân.


3. Gợi ý sản phẩm
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01
sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950
Hoạt động 1: Về kinh tế, đối nội, đối ngoại.
* Mục tiêu:
- Học sinh nắm được tình hình kinh tế, chính sách đối nội đối ngoại của Tây Âu
từ năm 1945 đến năm 1950
* Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc thông tin mục I SGK trang 46, 47 và
thảo luận về các vấn đề sau:
+ Hãy cho biết các biện pháp khôi phục kinh tế và ổn định tình hình chính trị,
xã hội của các nước Tây Âu ?
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi
đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc
trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Gợi ý sản phẩm:
* Về kinh tế:
- Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây nên nhiều hậu quả nặng nề cho các nước
Tây Âu: hàng triệu người chết, bị thương, nhiều trung tâm công nghiệp, nhà cửa bị tàn
phá,...
- Biện pháp phục hồi:
+ Dựa vào viện trợ của Mĩ thông qua “Kế hoạch Mácsan”.

+ Tiến hành cải cách để củng cố chính quyền của giai cấp tư sản
 Đến 1950, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.
* Về đối ngoại:
+ Liên minh chặt chẽ với Mĩ
+ Xâm lược trở lại các thuộc địa cũ của mình: Pháp tái chiếm Đông Dương, Hà
Lan tái chiếm Inđônêxia,…
II. Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973
Hoạt động 2. Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973
* Mục tiêu: Học sinh thấy được kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của Tây
Âu từ năm 1950 đến năm 1973
* Phương thức: HS hoạt động cá nhân tìm hiểu kinh tế đối ngoại của Tây Âu
và thảo luận các vấn đề sau:
+ Vậy những nguyên nhân nào thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng kinh tế các
nước Tây Âu ?
+ Chính sách đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong giai đoạn 1950 –
1973 so với giai đoạn 1945 – 1950 có gì mới?
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao
đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc
trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Gợi ý sản phẩm:


* Sự phát triển kinh tế:
+ Kinh tế các nước Tây Âu có tốc độ phát triển nhanh chóng, tiêu biểu là Đức,
Anh, Pháp,...
+ Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới (cùng với Mĩ
và Nhật Bản)
* Nguyên nhân của sự phát triển:

+ Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
+ Vai trò của Nhà nước trong quản lí, điều tiết nền kinh tế
+ Biết tận dụng các cơ hội từ bên ngoài (viện trợ của Mĩ, mua được nguyên liệu
rẻ,…)
* Đối nội: Tiếp tục phát triển nền dân chủ tư sản để duy trì trật tự, ổn định xã
hội, nhưng vẫn xảy ra nhiều biến động ở một số nước như Pháp, Đức, Italia,…
* Đối ngoại:
+ Nhiều nước vừa tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, vừa muốn đa phương
hóa, đa dạng hóa với bên ngoài.
+ Nhân dân nhiều nước thuộc địa giành được độc lập  Các nước Tây Âu phải
công nhận nền độc lập cho các nước thuộc địa.
III. Tây Âu từ năm 1973 đến năm 2000
Hoạt động 3. Tây Âu từ năm 1973 đến năm 2000
* Mục tiêu: Học sinh thấy được kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của Tây Âu từ
năm 1973 đến năm 2000
* Phương thức: HS hoạt động cá nhân tìm hiểu kinh tế đối ngoại của Tây Âu
và thảo luận các vấn đề sau:
+ Tìm hiểu đặc điểm, tình hình kinh tế các nước Tây Âu những năm 1973 –
1991.
+ Chính sách đối ngoại của Tây Âu giai đoạn 1973 – 1991 so với giai đoạn
1950 – 1973 có gì mới?.
+ Tìm hiểu đặc điểm, tình hình kinh tế các nước Tây Âu những năm 1991 –
2000.
+ Những nét chính về đối ngoại của Tây Âu những năm 1991 – 2000.
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao
đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc
trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Gợi ý sản phẩm:

* Kinh tế:
- Lâm vào suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định, tiêu biểu là ở Anh,
Pháp, Đức,...
- Nguyên nhân: Tác động của khủng hoảng năng lượng (1973), sự cạnh tranh
quyết liệt của Mĩ, Nhật Bản, các nước NICs,…
- Từ năm 1994, kinh tế phục hồi và phát triển trở lại, tiếp tục là một trong ba
trung tâm kinh tế - tài chính, chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới.
* Đối ngoại:
- Bắt đầu xu thế hòa hoãn, giảm bớt sự căng thẳng giữa Tây Âu với các nước
XHCN: kí Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975), phá bỏ bức
tường Béclin (1989) để tái thống nhất nước Đức (1990).
- Anh tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, còn Pháp và Đức thì trở thành đối


trọng với Mĩ
- Mở rộng quan hệ với khu vực Đông Âu, các nước đang phát triển ở châu Á,
châu Phi,…
IV. Liên minh châu Âu (EU)
Hoạt động 4. Liên minh châu Âu (EU)
* Mục tiêu: Học sinh thấy được quá trình hình thành và phát triển của Liên minh EU
* Phương thức: HS hoạt động cá nhân tìm hiểu Quá trình hình thành và phát triển của
Liên minh EU và thảo luận các vấn đề sau:
Vì sao các nước Tây Âu lại có nhu cầu liên kết khu vực ?Quá trình hình thành
và phát triển của Liên minh châu Âu diễn ra như thế nào?
Hãy cho biết vai trò của EU đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, đối ngoại và
an ninh ở Tây Âu và mối quan hệ giữa EU với Việt Nam.
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao
đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc

trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Gợi ý sản phẩm:
* Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh EU:
+ Tháng 4/1951, sáu nước Tây Âu thành lập Cộng đồng than – thép châu Âu.
+ Tháng 3/1957, sáu nước Tây Âu tiếp tục thành lập Cộng đồng năng lượng
nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu
+ Tháng 7/1967, các nước hợp nhất ba tổ chức trên lại thành Cộng đồng châu
Âu (EC), đến ngày 1/1/1993 thì đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
+ Năm 2007, Liên minh EU mở rộng tổ chức lên 27 thành viên.
* Vai trò của Liên minh EU:
+ Thúc đẩy sự hợp tác, liên minh giữa các nước thành viên trong các lĩnh vực
kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh: sử dụng đồng tiền chung châu Âu
(Ơrô), nhiều nước đã kí kết hủy bỏ sự kiểm soát đi lại của công dân các nước qua vùng
biên giới của nhau
+ EU là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn ¼
DGP của thế giới.
+ Năm 1990, quan hệ EU – Việt Nam chính thức được thiết lập.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã
được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về kinh tế, đối nội, đối ngoại của Tây
Âu từ 1945 – 2000. Sự hình thành và phát triển của EU.
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm
việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
1. Kinh tế, đối nội, đối ngoại của Mĩ qua các giai đoạn từ sau chiến tranh thế
ghiới thứ hai.
3. Dự kiến sản phẩm
1. Đến 1950, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.
Từ năm 1950 đến năm 1973 Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của
thế giới (cùng với Mĩ và Nhật Bản). Từ năm 1994, kinh tế phục hồi và phát triển trở

lại, tiếp tục là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính, chiếm 1/3 tổng sản phẩm
công nghiệp của thế giới. Đối ngoại chủ yếu liên kết với Mĩ.


D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những
vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về:
+ Sự thay đổi các chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
1. Nhận xét các chính sách của Tây Âu, So sánh với Mĩ
2. HS tự sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu liên quan tới nước Mĩ.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
3. Gợi ý sản phẩm:
1. Phù hợp thực tế tình hình cụ thể của đất nước, nhanh chóng phục hồi nèn
kinh tế và nhanh chóng phát triển.
2. HS tự sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu liên quan liên quan tới nước Tây Âu.
E. RÚT KINH NGHIỆM



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×