Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

LO âu, TRẦM cảm và một số yếu tố LIÊN QUAN ở THAI PHỤ mắc đái THÁO ĐƯỜNG THAI kỳ được QUẢN lý tại BỆNH VIỆN PHỤ sản TRUNG ƯƠNG năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
--------------------------------

ĐỖ THỊ LOAN

LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở THAI PHỤ MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN
TRUNG ƯƠNG NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-------------------------------

ĐỖ THỊ LOAN – C00696

LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở THAI PHỤ MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN
TRUNG ƯƠNG NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Chuyên ngành

: Y tế công cộng


Mã số

: 60.72.03.01

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. TRƯƠNG VIỆT DŨNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới BGH trường đại học Thăng
Long, các thầy cô giáo trong toàn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
GS.TS. Trương Việt Dũng- người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc, các bác sỹ và điều dưỡng tại
bệnh viện Phụ sản Trung Ương đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài tốt nghiệp một cách
hoàn chỉnh nhất. Song không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân
chưa thấy được. Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn
đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 08/2018
Học viên


ĐỖ THỊ LOAN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài tốt nghiệp của riêng tôi. Nội dung trong đề

tài tốt nghiệp này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong
bất cứ mộtcông trình nào khác. Đề tài tốt nghiệp này do bản thân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Người làm đề tài

Đỗ Thị Loan


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADA

: american diabetes association
(Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ)

BDI

: Beck Depression Inventory
(Thang tự đánh giá trầm cảm của Beck)

ĐTĐ

: Đái tháo đường


ĐTĐTK

: Đái tháo đường thai kỳ

IADPSG

: International Association of Diabetes and Pegnancy Study Groups
(Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về Đái tháo đường và thai nghén)

NPDNG

: Nghiệm pháp dung nạp Glucose

OR

: Tỷ số chênh (Odds Ratio)

ORhc

:

RLDNG

: Rối loạn dung nạp Glucose

RLLA

: Rối loạn lo âu


RLTC

: Rối loạn trầm cảm

Rr

: Tỷ số nguy cơ (Risk ratio)

WHO

: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

Tỷ số chênh hiệu chỉnh (Odds Ratio Adjusted )


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
1.1.Đại cương về Lo âu và các yếu tố liên quan đến lo âu............................3
1.2.Đại cương về Trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm..............5
1.3.Thang đo đánh giá lo âu, trầm cảm.........................................................6
1.4.Đại cương về đái tháo đường thai kỳ và thực trạng mắc đái tháo đường
thai kỳ tại Việt Nam...............................................................................7
1.4.1.Định nghĩa...........................................................................................................................7
1.4.2.Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ........................................................8
1.4.3.Thời điểm chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ........................................................12
1.4.4.Đặc điểm dịch tễ đái tháo đường thai kỳ........................................................................13
1.4.5.Các yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ...........................................................14

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............18

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu...........................................18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................18
2.1.2. Địa điểm...........................................................................................................................18
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.......................................................................................................18

2.2. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................18
2.3. Cỡ mẫu và cách chọn...........................................................................19
2.4. Phương pháp thu thập thông tin...........................................................20
2.4.1. Công cụ nghiên cứu.........................................................................................................20
2.4.2. Kỹ thuật thu thập số liệu.................................................................................................20

2.5. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................20
2.6. Sai số và khống chế sai số....................................................................21
2.7. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................21
2.8. Biến số, chỉ số nghiên cứu....................................................................22


2.9. Hạn chế của nghiên cứu.......................................................................24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................26
3.1. Một số thông tin dân số học và tiền sử sản khoa của thai phụ.............26
3.2. Kết quả đánh giá tình trạng lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu
27
3.2.1. Thực trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu...................................................................29
3.2.2. Thực trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu...........................................................35

3.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm của đối tượng
nghiên cứu...........................................................................................41
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN..............................................................................47
4.1. Một số thông tin dân số học và tiền sử sản khoa của thai phụ.............47
4.2. Thực trạng lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu.........................48

4.2.1. Thực trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu...................................................................50
4.2.2. Thực trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu...........................................................52

4.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm của đối tượng
nghiên cứu...........................................................................................54
4.3.1. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu...........................54
4.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu.................56

KẾT LUẬN.....................................................................................................58
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................84
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK theo Carpenter – Coustan...............8
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK theo ADA từ 2001 -2010................9
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK từ năm 2010..................................10
Bảng 1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ trong thai kỳ của WHO năm 2013.....11
Bảng 1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo WHO năm 2013.........................11
Bảng 1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ đối với phương pháp
2 bước..............................................................................................................12
Bảng 1.7. Tỷ lệ ĐTĐTK của một số tác giả trên thế giới...............................13
Bảng 1.8. Tỷ lệ ĐTĐTK ở Việt Nam qua các nghiên cứu..............................14
Bảng 3.1. Thông tin dân số học của thai phụ (n= 540)...................................26
Bảng 3.2. So sánh điểm lo âu trung bình theo thang SAS giữa hai nhóm có và
không ĐTĐTK theo 3 nhóm tuổi thai.............................................................27
Bảng 3.3. So sánh điểm trầm cảm trung bình theo thang đánh giá trầm cảm
của BDI giữa hai nhóm có và không ĐTĐTK theo 3 nhóm tuổi thai.............29
Bảng 3.4. Tỷ lệ lo âu chung của hai nhóm thai phụ (n=540)..........................29

Bảng 3.5. Tỷ lệ lo âu của nhóm thai phụ không mắc đái tháo đường thai kỳ
(n=270)............................................................................................................31
Bảng 3.6. Tỷ lệ lo âu của nhóm thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ (n=270)
.........................................................................................................................33
Bảng 3.7. Tỷ lệ trầm cảm chung của hai nhóm thai phụ (n=540)...................35
Bảng 3.8. Tỷ lệ trầm cảm của nhóm thai phụ không mắc đái tháo đường thai
kỳ (n=270).......................................................................................................37
Bảng 3.9. Tỷ lệ trầm cảm của nhóm thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ
(n=270)............................................................................................................39


Bảng 3.10. Tình trạng lo âu trên hai nhóm có và không có đái tháo đường thai
kỳ.....................................................................................................................41
Bảng 3.11. Tình trạng trầm cảm trên hai nhóm có và không có đái tháo đường
thai kỳ..............................................................................................................42
Bảng 3.12.Mối liên quan giữa ĐTĐTK và tình trạng lo âu của thai phụ........43
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa ĐTĐTK và tình trạng trầm cảm của thai phụ43
Bảng 3.14.Các yếu tố liên quan đến tình trình trạng lo âu của thai phụ (trên
mô hình hồi quy logistic).................................................................................43
Bảng 3.15.Các yếu tố liên quan đến tình trình trạng trầm cảm của thai phụ
(trên mô hình hồi quy logistic ).......................................................................45


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1.Tình huống lo âu chung của 2 nhóm thai phụ theo từng câu hỏi
cụ thể (n=540).................................................................................................30
Biểu đồ 3. 2. Tình huống lo âu của nhóm thai phụ không mắc đái tháo đường
thai kỳ theo từng câu hỏi cụ thể (n=270).........................................................32
Biểu đồ 3. 3. Tình huống lo âu của nhóm thai phụ.........................................34
mắc đái tháo đường thai kỳ theo từng câu hỏi cụ thể (n=270)........................34

Biểu đồ 3. 4. Tình huống trầm cảm chung của hai nhóm thai phụ theo từng
câu hỏi cụ thể (n=540).....................................................................................36
Biểu đồ 3. 5. Tình huống trầm cảm của nhóm thai phụ không mắc đái tháo
đường thai kỳ theo từng câu hỏi cụ thể (n=270).............................................38
Biểu đồ 3. 6. Tình huống trầm cảm của nhóm thai phụ mắc đái tháo đường
thai kỳ theo từng câu hỏi cụ thể (n=270).........................................................40
Biểu đồ 3. 7. Tình trạng lo âu và trầm cảm trên hai nhóm: có và không có
ĐTĐTK...........................................................................................................42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian gần đây, một vấn đề y tế công cộng được quan tâm
ngày càng nhiều về tác động trên tình trạng tâm lý của thai phụ, trong đó có
đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ để lại các hậu quả nặng nề cho
thai phụ và thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị. Trong quá trình
mang thai, đái tháo đường thai kỳ có thể gây nên tiền sản giật, thai chết lưu,
sảy thai, hội chứng suy hô hấp cấp, tử vong chu sinh, thai to gây khó đẻ….
Trẻ sơ sinh của những bà mẹ có đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ hạ glucose
máu, hạ canxi máu, vàng da; khi trẻ lớn có nguy cơ béo phì và mắc Đái tháo
đường type 2 , . Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới lo âu và trầm cảm
của thai phụ.
Nghiên cứu của Marilyn K. Evans và cộng sự năm 2005 cho thấy sự
gia tăng của rối loạn lo âu trên nhóm phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ và
rối loạn lo âu và trầm cảm được xem như hậu quả của đái tháo đường thai kỳ .
Ở Việt Nam, đã có một nghiên cứu về vấn đề này ở thai phụ với tỷ lệ lo âu,
trầm cảm khá cao [15] [17].
Nghiên cứu của Katherine Bowers năm 2013 xem xét mối liên quan
giữa trầm cảm và sự phát triển của đái tháo đường thai kỳ cho thấy trầm cảm

có mối liên quan đáng kể với nguy cơ phát triển đái tháo đường thai kỳ (OR:
1,42; 95%CI:1,26-1,60) . Năm 2016 nghiên cứu của Stefanie N. Hinkle cho
thấy nhóm phụ nữ có điểm số trầm cảm cao nhất có nguy cơ đái tháo đường
thai kỳ gấp 1,72 lần so với nhóm phụ nữ mang thai có điểm số trầm cảm thấp
nhất (95%CI: 0,92-3,23). Nghiên cứu định tính của Marilyn K. Evans và cộng
sự năm 2005 lại cho thấy sự lo lắng gia tăng trên nhóm phụ nữ mắc đái tháo
đường thai kỳ và lo lắng được xem như hậu quả của đái tháo đường thai kỳ .


2

Việc kết hợp giữa tình trạng sức khỏe tâm thần kém và tình trạng đái
tháo đường thai kỳ có thể đem đến nhiều hậu quả xấu cho bà mẹ và thai nhi .
Cho đến nay chúng tôi vẫn chưa ghi nhận các nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan
giữa sức khỏe tâm thần và đái tháo đường thai kỳ triển khai tại Việt Nam. Trong
khi đái tháo đường thai kỳ ngày càng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Việc nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tâm thần trên bà mẹ có đái
tháo đường thai kỳ là cần thiết nhằm xây dựng các chiến lược y tế công cộng
giảm thiểu hậu quả không mong muốn đến từ đái tháo đường thai kỳ cũng như
các hậu quả tiêu cực của sức khỏe tâm thần trên bà mẹ.
Một số nghiên cứu được triển khai tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc đái
tháo đường thai kỳ trong các cộng đồng dân cư giao động từ 3,6-20,0% , .
Bệnh viện Phụ sản Trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành
của Việt Nam về sản phụ khoa. Số lượng bà mẹ mang thai đến quản lý thai kỳ
tại bệnh viện rất lớn. Theo Vũ Thị Bích Nga và cộng sự tỷ lệ mắc đái tháo đường
thai kỳ ở nhóm thai phụ đến khám tại bệnh viện chiếm khoảng 5,7% . Các
nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trên nhóm thai phụ có đái tháo đường thai kỳ
đến khám và điều trị tại bệnh viện cho đến nay rất hạn chế. Hiện nay vẫn chưa
có một nghiên cứu chính thức nào về tình trạng lo âu, trầm cảm trên nhóm bệnh
nhân này được triển khai tại khoa khám bệnh của Bệnh viện.

Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài “Lo âu, trầm cảm và
một số yếu tố liên quan ở thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ được quản
lý tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2018” với 2 mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng lo âu, trầm cảm ở hai nhóm thai phụ mắc và không
mắc đái tháo đường thai kỳ được quản lý tại Bệnh viện Phụ sản Trung
ương năm 2018.

2.

Phân tích vai trò của đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên quan
đến lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về Lo âu và các yếu tố liên quan đến lo âu.
Lo âu là trạng thái cảm xúc chủ quan, thoáng qua hoặc dai dẳng (lo âu
dai dẳng thường do đặc điểm nhân cách) khi con người phải đối đầu với một
sự đe dọa, một công việc khó hoàn thành, thường thì các nguyên nhân này
không có tính trực tiếp và cụ thể, mơ hồ, khó xác định, lo âu trở nên bệnh lý
khi ta không kiểm soát được nó, lúc này lo âu gây rối loạn toàn bộ hành vi
con người , .
Lo âu thường có sự kết hợp với các rối loạn khác như trầm cảm, căng
thẳng, rối loạn giấc ngủ... Rối loạn lo âu tổng quát có thể là một thách thức
lâu dài. Trong nhiều trường hợp, lo âu xảy ra cùng với sự lo lắng khác hoặc
các rối loạn tâm trạng khác nhau. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, rối
loạn lo âu tổng quát được cải thiện bằng thuốc hoặc tư vấn tâm lý. Thay đổi

lối sống, học tập kỹ năng đối phó và sử dụng các kỹ thuật thư giãn.
Triệu chứng rối loạn lo âu tổng quát có thể khác nhau. Có thể bao gồm:
bồn chồn, mệt mỏi, liên tục lo lắng, ám ảnh về các mối quan tâm nhỏ hoặc
lớn, khó tập trung tâm trí, khó chịu, cơ bắp căng thẳng hoặc đau nhức bắp thịt,
run rẩy, cảm thấy bối rối hoặc dễ dàng bị giật mình, khó ngủ, ra mồ hôi, buồn
nôn hoặc tiêu chảy, khó thở hoặc nhịp tim nhanh. Rối loạn lo âu được chia
làm 4 nhóm
Tuy nhiên có thể các nguy cơ hoàn toàn biến mất, nhưng tình trạng lo
âu vẫn tiếp tục xảy ra ngay cả khi không có lý do rõ ràng. Ví dụ, có thể cảm
thấy lo lắng căng thẳng về sự an toàn hoặc của những người thân yêu, hoặc có
thể có một cảm giác chung là một cái gì đó tồi tệ sắp xảy ra …
Các yếu tố nguy cơ của lo âu bao gồm:
- Là phụ nữ: Phụ nữ có nguy cơ lo âu nhiều hơn nam giới từ 1,5 - 2 lần.


4

- Chấn thương thời thơ ấu: Những trẻ em đã phải chịu đựng sự lạm dụng
hoặc chấn thương, bao gồm cả chứng kiến sự kiện chấn thương, có nguy cơ
cao phát triển rối loạn lo âu tổng quát tại một số thời điểm trong cuộc sống.
- Bệnh tật: Có một tình trạng bệnh mãn tính hay bệnh tật nghiêm trọng,
chẳng hạn như ung thư, có thể dẫn đến nỗi lo thường trực về tương lai, điều
trị và tài chính. Sự kết hợp giữa lo âu và mang thai cũng được một số tác giả
đề cập đến do sự thay đổi về hocmon và các yếu tố liên qua khác trong quá
trình thai nghén.
- Căng thẳng: Một sự kiện lớn hoặc một số tình huống căng thẳng nhỏ
hơn có thể gây ra lo lắng quá mức. Sự liên kết giữa các tình trạng rối loạn tâm
lý khác với rối loạn lo âu cũng có thể xảy ra.
- Rối loạn nhân cách và di truyền: Một số rối loạn nhân cách có thể liên
quan đến rối loạn lo âu tổng quát. Rối loạn lo âu cũng có thể di truyền trong

gia đình.
- Lạm dụng ma túy hoặc rượu có thể làm trầm trọng thêm rối loạn lo âu
tổng quát: Caffeine và nicotine, rượu và các chất ma túy tổng hợp cũng có thể
làm tăng sự lo lắng.
- Áp lực từ môi trường: Các áp lực từ môi trường như công việc, gia
đình, bạn bè cũng tạo ra hoặc làm tăng nặng tình trạng rối loạn lo âu của đối
tượng .
Lo âu nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến các biến chứng
khác không mong muốn như: trầm cảm, lạm dụng thuốc, rối loạn giấc ngủ,
các vấn đề tiêu hóa hay đường ruột, nhức đầu, nghiến răng… Vì vậy, một số
các biến chứng được lấy làm mốc đánh dấu giai đoạn của rối loạn lo âu.


5

1.2. Đại cương về Trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm.
Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn có tỷ lệ rất cao trong
người dân các nước trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, 5%
dân số thế giới có rối loạn trầm cảm.
Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng chung nghiêm trọng. Nó gây ra các
triệu chứng ảnh hưởng đến cảm nhận, suy nghĩ và xử lý các hoạt động hàng
ngày như ngủ, ăn uống, hay làm việc. Hội chứng trầm cảm điển hình bao gồm
các thành phần sau:
- Cảm xúc ức chế: Trương lực cảm xúc giảm, người bệnh buồn rầu, ủ
rũ, mau mỏi mệt, không muốn làm việc, không thấy hứng thú trong công việc,
chán ăn, hoạt động tình dục giảm, mọi việc dường như vô nghĩa, mất cảm
giác thích thú cũ, cuộc sống gia đình, xã hội nhàm chán, tương lai đen tối…
- Tư duy ức chế: suy nghĩ chậm chạp, quá trình liên tưởng khó khăn, ý
tưởng nghèo nàn, người bệnh khó phát triển các ý tứ của mình, khó tập trung
tư tưởng, có nhiều ý tưởng tự ti, tự buộc tội, người bệnh trở nên vô vọng, có

thể có những ý tưởng đen tối như ý tưởng tự sát.
- Vận động ức chế: vẻ mặt người bệnh trầm buồn, lờ đờ, chậm chạp, vẻ
mặt và dáng điệu nghèo nàn, giọng nói trầm và đơn điệu, người bệnh trông
già trước tuổi, giảm động tác, trong trường hợp nặng có thể dẫn đến bất động.
- Các triệu chứng kết hợp: các triệu chứng thường gặp như lo âu, người
bệnh cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi với nhiều rối loạn thần kinh thực vật như
hồi hộp, nhịp tim tăng, đau vùng trước tim, chóng mặt, đau đầu, khô miệng,
táo bón, chán ăn, gầy ốm, mất ngủ, thường là mất ngủ cuối giấc, người bệnh
thức dậy với nhiều triệu chứng lo âu , , .
Các giai đoạn trầm cảm theo ICD-10 bao gồm:
- Giai đoạn trầm cảm nhẹ (người bị bệnh cảm thấy không được khỏe
và tìm sự giúp đỡ của bác sĩ, sinh hoạt bình thường).


6

- Trầm cảm mức trung bình (những yêu cầu trong công việc và việc
nhà không thể đảm nhiệm nổi).
- Trầm cảm nặng (người bệnh cần được điều trị).
- Trầm cảm nặng kèm theo những biểu hiện thần kinh khác.
- Những giai đoạn trầm cảm khác .
- Các yếu tố được cho là liên quan đến trầm cảm được chia thành 2
nhóm: Nhóm yếu tố sinh học và nhóm yếu tố từ môi trường. Các yếu tố sinh
học bao gồm sự thay đổi về hocmon, tình trạng bệnh tật đặc biệt là các bệnh
mãn tính và phụ nữ trong đó phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có tỷ lệ trầm
cảm khá cao. Các yếu tố từ môi trường bao gồm các nhóm yếu tố gia đình,
công việc và xã hội là những nhóm yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến tình
trạng trầm cảm.
1.3. Thang đo đánh giá lo âu, trầm cảm
Các thang đo đánh giá lo âu, trầm cảm được nhiều nhà tâm lý học quan

tâm. Điển hình trong số đó có thể kể đến thang đánh giá trầm cảm Beck
(BDI), thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên (RAS 10-20), thang đánh giá
trầm cảm ở người già (RDS), thang đánh giá trầm cảm Hamilton (HAMD),
bảng nghiệm kê nhân cách (EPI), thang đánh giá lo âu Zung (SAS), thang đo
đánh giá lo âu và trầm cảm HADS... DASS-21 là bộ công cụ đánh giá cả ba
tình trạng trầm cảm, lo âu, căng thẳng được phát triển bởi quỹ tâm lý Úc. Sự
phát triển của thang đo phù hợp với mẫu phi lâm sàng, nó phù hợp cho cả
thanh thiếu niên và người lớn . Tuy nhiên mỗi một thang đo đều có các ưu và
nhược điểm khác nhau, thang đo DASS-21 với độ nhạy trên lâm sàng thấp
nên ít được ưu tiên trên một mẫu lâm sàng mà thường sử dụng trên một mẫu
phi lâm sàng, thang đo HADS phù hợp với mẫu lâm sàng nhưng lại khó bao
quát hết các góc độ của lo âu và trầm cảm khi chỉ với 7 câu hỏi để đánh giá 7
khía cạnh của lo âu và 7 khía cạnh của trầm cảm… Để khắc phục các nhược


7

điểm đó, nghiên cứu này sử dụng 2 thang đo riêng biệt để đánh giá tình trạng
lo âu và trầm cảm trên đối tượng nghiên cứu là S
Đối với một mẫu lâm sàng, việc sử dụng thang đo đánh giá tình trạng
rối loạn lo âu Zung được xem là thang đo đánh giá phù hợp . Thang đo bao
gồm 20 câu hỏi với 4 mức độ cho mỗi câu hỏi: Không có, đôi khi, phần lớn
thời gian, hầu hết thời gian. Tổng điểm của 20 câu hỏi được xem xét trên 5
mức độ lo âu: ≤40 điểm (không có lo âu); 41- 50 điểm (lo âu mức độ nhẹ);
51-60 điểm (lo âu mức độ vừa); 61-70 điểm (lo âu mức độ nặng); 71-80 điểm
(lo âu mức độ rất nặng).
Thang đánh giá trầm cảm Beck được phát triển từ năm 1961 và hiện
nay đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Thang đo gồm 21 câu hỏi với 4
mức độ cho mỗi câu hỏi. mỗi mục được cho điểm từ 0-3 với tổng điểm giao
động trong khoảng từ 0-63 điểm . Kết quả đánh giá không có dấu hiệu trầm

cảm nếu tổng điểm <14 điểm, từ 14-19 điểm là trầm cảm nhẹ, từ 20-29 điểm
là trầm cảm vừa và từ 30-63 điểm là trầm cảm nặng .
1.4. Đại cương về đái tháo đường thai kỳ và thực trạng mắc đái tháo
đường thai kỳ tại Việt Nam.
1.4.1. Định nghĩa
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa "đái tháo đường thai kỳ là
tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc
được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Định nghĩa này được áp
dụng cho cả những thai phụ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn mà không cần dùng
insulin và cho dù sau đẻ có còn tồn tại ĐTĐ hay không. Nhưng đa số trường
hợp ĐTĐTK sẽ hết sau khi sinh. Định nghĩa này không loại trừ trường hợp
bệnh nhân đã có rối loạn dung nạp glucose từ trước (nhưng chưa được phát
hiện) hay là xảy ra đồng thời với quá trình mang thai .


8

Định nghĩa này đã tạo nên sự thống nhất trong chiến lược phát hiện và
phân loại ĐTĐTK, tuy nhiên không loại trừ được những người có thể bị ĐTĐ
từ trước khi mang thai. Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về ĐTĐ và thai nghén
(IADPSG) khuyến cáo nên chẩn đoán riêng những trường hợp mắc ĐTĐ
trước khi mang thai, điều trị và theo dõi kiểm soát tốt đường huyết trong thai
kỳ. Thời điểm để làm xét nghiệm phát hiện thai phụ bị ĐTĐ từ trước là ở lần
khám thai đầu tiên, đặc biệt những người có nguy cơ cao. Sau đẻ họ cần được
khẳng định chẩn đoán ĐTĐ và nếu có, cần được điều trị tiếp .
1.4.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ
Cho đến nay, đã có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để chẩn đoán ĐTĐTK.
Loại xét nghiệm thông dụng nhất là NPDNG với 75g glucose trong 2 giờ và
100g glucose trong 3 giờ.Hội nghị Quốc tế (HNQT) ĐTĐTK lần thứ 4 (1998)
đã đề nghị nên sử dụng tiêu chuẩn của Carpenter – Coustan, áp dụng phương

pháp định lượng với men glucose oxidase. Làm NPDNG với 100g glucose,
sau khi thai phụ đã nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ, không quá 14 giờ, sau 3
ngày ăn uống bình thường, hoạt động thể lực bình thường. Thai phụ ngồi
nghỉ, không hút thuốc trong quá trình xét nghiệm. Chẩn đoán ĐTĐTK khi có
≥ 2 trị số glucose máu bằng hoặc cao hơn giá trị quy định (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK theo Carpenter – Coustan
Thời gian

Đói

Sau ăn 1 giờ

Sau ăn 2 giờ

Sau ăn 3 giờ

Đường huyết ≥5,3mmol/l ≥10,0mmol/l
≥8,6mmol/l
Nguồn: Diabetes Care Journal .

≥7,8mmol/l

Năm 2001, Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) mặc dù vẫn sử dụng tiêu chuẩn
chẩn đoán ĐTĐTK theo Carpenter & Coustan, nhưng họ cũng đã đề xuất tiêu
chuẩn chẩn đoán mới dựa trên NPDNG với 75g glucose với giá trị glucose
máu ở các điểm cắt lúc đói, sau 1 giờ và 2 giờ. Tiêu chuẩn này được áp dụng
cho đến đầu năm 2010 và được cho là cách chẩn đoán ĐTĐTK phù hợp nhất


9


với các nước có nguy cơ cao mắc ĐTĐTK (trong đó có Việt Nam). Thực hiện
NPDNG với 75g glucose, chẩn đoán ĐTĐTK khi có ít nhất 2 tiêu chuẩn sau
(Bảng 1.2):
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK theo ADA từ 2001 -2010
Thời gian
Đường huyết

Đói

Sau ăn 1 giờ

Sau ăn 2 giờ

≥5,3mmol/l
≥10,0mmol/l
Nguồn: Diabetes Care Journal .

≥8,6mmol/l

Điểm hạn chế lớn nhất của tiêu chuẩn chẩn đoán trên là dựa nhiều vào
khả năng người mẹ sẽ bị ĐTĐ týp 2 về sau, mà ít để ý đến các kết quả sản
khoa. Trong khi một số nghiên cứu cho thấy tăng đường huyết mức độ nhẹ
hơn

tiêu

chuẩn

trên


cũng

làm

tăng

nguy



sản

khoa.

Nghiên cứu về tăng đường huyết và hậu quả bất lợi trong thai kỳ
(HAPO – Hyperglycemia and Adverse Pregnancy Outcome) đã được tiến
hành trên khoảng 25.000 thai phụ, tại 9 quốc gia, trong thời gian từ tháng
7/2000 đến tháng 4/2006, nhằm làm rõ nguy cơ của tăng đường huyết của
người mẹ ở mức độ nhẹ hơn tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành. Kết quả cho
thấy tăng đường huyết của mẹ ở mức độ nhẹ hơn tiêu chuẩn có làm tăng tỷ lệ
xảy ra các biến chứng như thai to, mổ đẻ, chấn thương khi đẻ, hạ đường huyết
sơ sinh, tiền sản giật, đẻ non, tăng bilirubin máu .
Nghiên cứu ở Mỹ trên 958 thai phụ bị ĐTĐTK nhẹ (đường huyết lúc
đói < 5,3 mmol/l) cho thấy điều trị ĐTĐTK ở những bệnh nhân này tuy
không làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ thai chết lưu, chết chu sinh và một số biến
chứng nặng ở trẻ sơ sinh, nhưng làm giảm nguy cơ thai to, trật khớp vai, mổ
đẻ và tăng huyết áp. Điều đó chứng tỏ tăng đường huyết ở thai phụ mức độ
nhẹ hơn tiêu chuẩn chẩn đoán có liên quan đến các biến chứng ở trẻ sơ sinh,
điều trị có thể làm giảm mức ảnh hưởng này, mặc dù ngưỡng cần phải điều trị

chưa được thiết lập.


10

Từ đó, IADPSG xem xét mối tương quan giữa các mức đường huyết
với các biến cố để xác định ngưỡng chẩn đoán ĐTĐTK mới. Tháng 3/2010,
IADPSG đã chính thức đưa ra khuyến cáo mới về chẩn đoán ĐTĐTK mà hiệp
hội hy vọng có thể coi là chuẩn mực cho toàn thế giới. Chẩn đoán ĐTĐTK
khi có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau: (Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK từ năm 2010
Thời gian
Đường huyết

Đói

Sau ăn 1 giờ

Sau ăn 2 giờ

≥5,1mmol/l
≥10,0mmol/l
Nguồn: IADPSG

≥8,5mmol/l

Kỹ thuật làm NPDNG: Thai phụ được hướng dẫn chế độ ăn không hạn
chế carbohydrate, đảm bảo lượng carbohydrate ≥200g/24 giờ, không hoạt
động thể lực nặng trong 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp. Lấy máu tĩnh
mạch vào buổi sáng, sau khi nhịn đói 8-12 giờ, định lượng glucose máu lúc

đói. Cho thai phụ uống 75g glucose pha trong 250ml nước lọc từ từ trong 5
phút. Lấy máu tĩnh mạch sau uống 1 giờ, 2 giờ định lượng glucose. Giữa hai
lần lấy máu thai phụ nghỉ ngơi tại chỗ, không hoạt động thể lực, không ăn.
Nếu chẩn đoán ĐTĐTK theo hướng dẫn của IADPSG thì tỷ lệ ĐTĐTK
tăng từ 5 - 6% lên đến 15 - 20%. Việc áp dụng các tiêu chí của IADPSG thay
cho các tiêu chí của WHO làm giảm tỷ lệ đẻ thai to 0,32%, giảm tỷ lệ tiền sản
giật 0,12%. Một bằng chứng khác cũng cho thấy áp dụng tiêu chí của
IADPSG mang lại hiệu quả kinh tế hơn.
Năm 2013, nhằm hướng tới một tiêu chuẩn chẩn đoán phổ cập cho
ĐTĐTK, WHO đã chấp nhận khuyến cáo của IADPSG, và đưa ra ngưỡng
đường huyết để phân biệt ĐTĐ trong thai kỳ (mắc ĐTĐ trước khi có thai
được phát hiện trong thai kỳ) và ĐTĐTK. Theo đó, chẩn đoán ĐTĐ khi có ít
nhất một tiêu chuẩn sau (Bảng 1.4):


11

Bảng 1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ trong thai kỳ của WHO năm 2013
Thời gian

Đói

Sau ăn 1 giờ

Bất kỳ

Đường huyết
≥7,0 mmol/l
≥11,1mmol/l
≥8,5mmol/l

ĐTĐTK được chẩn đoán vào bất kỳ thời điểm trong thời gian mang
thai với ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau (Bảng 1.5):
Bảng 1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo WHO năm 2013
Thời gian

Đói

Sau ăn 1 giờ

Sau ăn 2 giờ

Đường huyết
≥5,1-6,9 mmol/l ≥10,0mmol/l
8,5-11,0mmol/l
Tại Việt Nam năm 2017, bộ y tế ban hành quyết định 3319/QQĐ/BYT
trong đó có hướng dẫn chẩn đoán ĐTĐTK bởi 1 trong 2 phương pháp sau:
Phương pháp 1 bước (one-step strategy)
Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (75-g
OGTT): đo nồng độ glucose huyết tương lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2
giờ, ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn
đoán ĐTĐ trước đó. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được
thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ. Chẩn đoán
ĐTĐ thai kỳ khi bất kỳ giá trị glucose huyết thỏa mãn tiêu chuẩn sau đây:
- Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
- Ở thời điểm 1 giờ sau ăn ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
- Ở thời điểm 2 giờ sau ăn ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)
Phương pháp 2 bước (two-step strategy)
- Bước 1: Thực hiện nghiệm pháp uống glucose 50g hoặc uống tải glucose 50
gam (glucose loading test: GLT): Uống 50 gam glucose (trước đó không nhịn
đói), đo glucose huyết tương tại thời điểm 1 giờ, ở tuần thứ 24 đến 28 của thai

kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán ĐTĐ trước đó. Nếu mức
glucose huyết tương được đo lường tại thời điểm 1 giờ sau uống là 130


12

mg/dL, 135 mg/dL, hoặc 140 mg/dL (7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L)
tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g.
- Bước 2: Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g (100-g
OGTT): Nghiệm pháp phải được thực hiện khi bệnh nhân đang đói: Bệnh
nhân nhịn đói, uống 100 gam glucose pha trong 250-300 ml nước, đo glucose
huyết lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, sau khi uống glucose. Chẩn
đoán ĐTĐ thai kỳ khi ít nhất có 2 trong 4 giá trị mức glucose huyết tương
bằng hoặc vượt quá các ngưỡng sau đây:
Bảng 1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ đối với phương
pháp 2 bước
Tiêu chí chẩn đoán của
Carpenter/ Coustan

Tiêu chí chẩn đoán theo
nhóm dữ liệu về tiểu

đường Quốc tế
Lúc đói
5mg/dL (5,3 mmol/L)
105 mg/dL (5,8 mmol/L)
Ở thời điểm 1 giờ 180 mg/dL (10,0 mmol/L) 190 mg/dL (10,6 mmol/L)
Ở thời điểm 2 giờ 155 mg/dL (8,6 mmol/L)
165 mg/dL (9,2 mmol/L)
Ở thời điểm 3 giờ

140 /dL (7,8 mmol/L)
145 mg/dL (8,0 mmol/L)
1.4.3. Thời điểm chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Theo hội nghị quốc tế lần thứ IV về ĐTĐTK, các yếu tố nguy cơ của
ĐTĐTK được chia làm ba mức độ: nguy cơ cao, trung bình và thấp. Dựa vào
mức độ nguy cơ mà áp dụng thời gian sàng lọc ĐTĐTK, có thể sàng lọc ngay từ
lần khám thai đầu tiên hoặc ở tuổi thai 24-28 tuần, hoặc không cần sàng lọc.
Việc sàng lọc ĐTĐTK cho những thai phụ có yếu tố nguy cơ hay cho
tất cả thai phụ cũng có nhiều ý kiến. Nếu chỉ sàng lọc cho thai phụ có yếu tố
nguy cơ thì có thể bỏ sót đến 30% thai phụ mắc ĐTĐTK. Ở những vùng có tỷ
lệ ĐTĐTK < 3% có thể chỉ cần sàng lọc cho những thai phụ có yếu tố nguy
cơ. Vùng có tỷ lệ ĐTĐTK > 3% thì nên sàng lọc cho tất cả thai phụ.


13

1.4.4. Đặc điểm dịch tễ đái tháo đường thai kỳ.
Cùng với sự gia tăng của ĐTĐ, ĐTĐTK cũng không ngừng gia tăng, tỷ
lệ này thay đổi khác nhau tuỳ theo quốc gia, theo vùng, theo chủng tộc và
theo tiêu chuẩn chẩn đoán áp dụng. Theo Hiệp hội đái tháo đường Mỹ tỷ lệ
dao động từ 1 đến 14% , Bên cạnh đó, nguy cơ tương đối tăng từ 1,6- 3,5 lần
ở người da đen, tăng 1,8 lần ở người có nguồn gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha, tăng 8,5 lần ở người sống ở vùng Đông Nam châu Á, tăng 10,9 lần ở
người Đông Ấn và 15 lần ở người Mỹ bản địa. Những phát hiện này cũng
tương tự như đối với tỷ lệ ĐTĐ typ 2 ở các nhóm chủng tộc tương ứng.
Dưới đây là tỷ lệ ĐTĐTK của một số tác giả (các nghiên cứu này áp
dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau) .
Bảng 1.7. Tỷ lệ ĐTĐTK của một số tác giả trên thế giới
Tác giả


Quốc gia, vùng lãnh thổ

Tỷ lệ (%)

O'sullivan và Mahan (1964)

United State American

1,0 ĐTĐ và
1,0 RLDNG

Hadden (1980)

Băc Ailen

0,2-3,5

Stangenberg

Thụy Điển

4,0

Henry O.A (1993)

Úc

4,3-7,8

Ramachandran A


Ấn Độ

0,87

Maegawa Y (2003)

Nhật Bản

2,9

Fan Z.T (2006)

Hoa Kỳ

3,8

Krishinaveri G.V

Anh

6,2

Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tỷ lệ ĐTĐTK. Các nghiên
cứu này đều được tiến hành tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh , , .


14


Bảng 1.8. Tỷ lệ ĐTĐTK ở Việt Nam qua các nghiên cứu.

1.4.5. Các yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ.
Trên thực tế lâm sàng các bác sĩ sản khoa ít chú ý khai thác các yếu tố
dịch tễ liên quan đến đái tháo đường thai kỳ. Điều này có thể dẫn đến việc bỏ
sót điều trị, tăng các tai biến sản khoa liên quan đến ĐTĐTK. Một nghiên cứu
hệ thống gồm 135 nghiên cứu năm 2002 ở Anh đã cho thấy những yếu tố
nguy cơ mắc bệnh ĐTĐTK cụ thể như:
-

Người béo phì có tình trạng kháng insulin, tăng tiết insulin, dễ mắc

ĐTĐ. Doherty và cộng sự nghiên cứu cho thấy béo phì trước khi mang
thai là yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐTK. Tạ Văn Bình và cộng sự thấy tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐTK giữa hai nhóm BMI < 23 và BMI ≥ 23 có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0,005 .
Nghiên cứu thuần tập đánh giá ảnh hưởng độc lập của BMI trước
khi mang thai và tình trạng dung nạp glucose cho thấy chỉ số BMI của bà mẹ
trước khi mang thai có ảnh hưởng hơn so với dung nạp glucose đến tình trạng
thai to, mổ đẻ, cao huyết áp trong thai kỳ và thai già tháng .
-

Thai phụ có tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ, đặc biệt là người ĐTĐ

thế hệ thứ nhất là một trong những yếu tố nguy cơ cao của ĐTĐTK.


15

Nghiên cứu của Ostlund đã cho thấy thai phụ có tiền sử gia đình bị

ĐTĐ nguy cơ mắc ĐTĐTK tăng 2,74 lần (95%CI=1,47 - 5,11) . Tại Việt
Nam, theo Lê Thanh Tùng, tiền sử gia đình có người ĐTĐ làm tăng nguy cơ
mắc ĐTĐTK .
-

Tỷ lệ ĐTĐTK khác nhau tuỳ chủng tộc, phụ nữ Châu Á trong đó có

Việt Nam có tỷ lệ ĐTĐTK cao.Theo Dornhorst, tỷ lệ ĐTĐTK ở người da
trắng 0,4%, da đen 1,5%,Đông Nam Á 3,5%, Ấn Độ 4,4%. Sau khi điều chỉnh
yếu tố tuổi mẹ, chỉ số BMI, số lần sinh, thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐTK (so với
người da trắng) tăng 3,1 lần ở người da đen, 7,6 lần ở Đông Nam Á, 11,3 lần
ở người Ấn Độ .
-

Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ gây nhiều bất lợi cho thai nhi.

Theo Lê Thanh Tùng, tăng ≥ 18kg trong thai kỳ là tăng cân nhiều, nguy cơ
mắc ĐTĐTK tăng 3,82 lần ( 95%CI 1,67 - 8,47) .
-

Tiền sử sản khoa bất thường cũng là một yếu tố nguy cơ với ĐTĐTK.

Thai chết lưu, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân vừa được coi là
hậu quả, vừa là yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK. Theo tác giả Lê Thanh Tùng, thai
phụ có tiền sử thai chết trong tử cung không rõ nguyên nhân có nguy cơ
ĐTĐTK tăng 5,43 lần so với nhóm không có tiền sử . Sayeed MA cho rằng
bệnh nhân có tiền sử thai lưu hoặc tử vong chu sinh làm tăng nguy cơ mức
ĐTĐTK . Theo Jane và cộng sự, tỷ lệ thai phụ có tiền sử thai lưu trong nhóm
không ĐTĐTK là 2.97%, trong nhóm ĐTĐTK là 3.8%; sự khác biệt là có ý
nghĩa .

-

Theo Hiệp hội sản khoa Hoa Kỳ, mẹ ≥ 25 tuổi được coi trung bình

ĐTĐTK. Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao
của ĐTĐTK. Theo nghiên cứu của Lê Thanh Tùng, tỷ lệ ĐTĐTK tro ≥ 35
tuổi cao hơn trong nhóm < 35 tuổi . Theo Jane E nghiên cứu ở thành phố Hồ
Chí Minh năm 2010 - 2011, tuổi trung bình ở nhóm thai phụ mắc ĐTĐTK là


×