Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

MỘT số mô HÌNH và GIẢI PHÁP CAN THIỆP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác y tế TRƯỜNG học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.13 KB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

MẠC ĐĂNG TUẤN

MỘT SỐ MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP
CAN THIỆP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
=====

MẠC ĐĂNG TUẤN

MỘT SỐ MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP
CAN THIỆP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Thị Thanh Xuân
2. PGS.TS. Chu Văn Thăng


Cho đề tài: Thực trạng y tế trường học ở các trường tiểu học,
trung học cơ sở của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 – 2017
và kết quả một số giải pháp can thiệp
Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số

: 62720301

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

Hà Nội - 2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CSSK
CSSKBĐ
CSSKHS
CVCS
GDSK
HS
KSK
NCSK
PVS
TH
THCS
TTB
VSATTP
VSMT
WHO


:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Chăm sóc sức khỏe học sinh
Cong vẹo cột sống
Giáo dục sức khỏe
Học sinh
Khám sức khỏe
Nâng cao sức khỏe
Phỏng vấn sâu
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trang thiết bị
Vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh môi trường
World Health Organization

(Tổ chức Y tế Thế giới)
YTDP : Y tế dự phòng
YTTH : Y tế trường học


MỤC LỤC


5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, thực hiện Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật
Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, ngành Giáo dục đã phối
hợp với ngành Y tế và các ngành khác thực hiện công tác y tế trường học
(YTTH) đã thu được một số kết quả nhất định. Một số văn bản qui phạm pháp
luật về công tác YTTH được ban hành. Mạng lưới YTTH từng bước được
củng cố. Nhiều Trung tâm y tế dự phòng đã và đang có cán bộ theo dõi công
tác y tế trong trường học. Một số chương trình phòng chống bệnh tật trong
nhà trường đang được đưa vào một số trường học nhằm bảo vệ và nâng cao
sức khỏe cho học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, công tác y tế trong các trường học vẫn còn tồn tại nhiều khó
khăn, bất cập. Trong đó có những vấn đề nổi cộm liên quan đến nguồn lực của
công tác y tế trong các trường học. Mạng lưới cán bộ y tế trong các trường
học thiếu về số lượng, chưa đảm bảo chất lượng.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá về công tác y tế trường học cho
đến nay chủ yếu dừng lại ở việc mô tả kết quả của hoạt động chuyên môn về
y tế trường học, mô hình bệnh tật và đề cập một số bất cập trong triển khai

chính sách chứ chưa đi sâu đánh giá, tìm hiểu về những bất cập và vướng mắc
trong triển khai thực hiện các chính sách, quy định về y tế trường học một
cách có hệ thống. Các báo cáo cũng chưa chỉ ra được nguyên nhân không
triển khai được các quy định trong hệ thống văn bản chính sách về y tế trường
học cũng như vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong phối hợp hoạt
động. Các nghiên cứu cũng chưa đưa ra được các thông tin về nhu cầu đầu tư
cụ thể cho mạng lưới y tế học đường về nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị,
kinh phí hoạt động thường xuyên của y tế trường học với cơ chế phù hợp.
Thực tế từ năm 2007 đến nay, công tác YTTH còn gặp nhiều khó khăn,
bất cập. Mạng lưới cán bộ YTTH thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất


6

lượng, trên 80% số trường học trong cả nước chưa có cán bộ y tế (CBYT)
chuyên trách [1]. Số đông cán bộ YTTH là giáo viên kiêm nhiệm, chưa được
đào tạo về chuyên môn YTTH. Các hoạt động YTTH chủ yếu tập trung vào
việc phát thuốc thông thường, truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) và
một số trường kết hợp với y tế địa phương tổ chức khám sức khỏe định kỳ
cho học sinh. Ở những vùng nông thôn khó khăn, vùng sâu, vùng xa thì rất ít
trường có cán bộ YTTH chuyên trách.
Mục tiêu của chuyên đề:
1.

Tổng quan một số mô hình nhằm nâng cao hiệu quả công tác y tế

2.

trường học.
Tổng quan một số nhóm giải pháp can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả

công tác y tế trường học.


7

NỘI DUNG
1.1 Khái niệm về YTTH
1.1.1 Khái niệm YTTH ở trên Thế giới
Hiện nay có một số khác biệt về định nghĩa của chương trình YTTH.
Theo Tổ chức y tế thế giới, YTTH hay trường học nâng cao sức khỏe là
“trường học trong đó cả lời nói và việc làm đều có những hoạt động hỗ trợ và
cam kết thúc đẩy sức khỏe toàn diện cho tất cả mọi thành viên trong cộng
đồng nhà trường từ tình cảm, xã hội, thể chất đến các vấn đề đạo đức” [2],
[3], [4].
Theo định nghĩa của viện thuộc ủy ban y tế về các chương trình YTTH
từ lớp mẫu giáo tới lớp 12 của Hoa Kỳ: Một chương trình y tế trường học tại
các trường là việc hợp nhất về kế hoạch, tính liên tục, sự phối hợp trong việc
xây dựng các hoạt động và các dịch vụ nhằm nâng cao thể chất, tinh thần,
hiệu quả học tập cùng khả năng hòa nhập xã hội tốt nhất cho các học sinh.
Chương trình hoạt động phải thu hút được sự ủng hộ từ gia đình, cộng đồng.
Các mục tiêu hoạt động được đặt ra dựa trên các nhu cầu, đòi hỏi, các tiêu chí
và nguồn lực từ cộng đồng của địa phương [5].
Trên thế giới, thuật ngữ trường học nâng cao sức khỏe (NCSK) được sử
dụng ở các nước châu Âu, châu Á khu vực Thái Bình Dương và châu Mỹ
Latinh. Thuật ngữ này được sử dụng có nghĩa tương tự như các thuật ngữ:
Chương trình y tế trường học (school health progaram) [6], , chương trình Y
tế trường học phối hợp (coordinated school health programs) [7], trường học
khỏe mạnh (healthy schools) , nâng cao sức khỏe trường học (school health
promotion), trường học nâng cao sức khỏe (health promoting schools) [8],
[9], [10], [11], [12] và y tế trường học toàn diện (comprehensive school

health). Khái niệm này mô tả cách tiếp cận toàn diện (comprehensive


8

approach) có sự phối hợp liên ngành nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển xã
hội và giáo dục thông qua trường học [13], [7], [14], [15].
1.1.2 Khái niệm YTTH ở Việt Nam
Tại Việt Nam, có nhiều thuật ngữ về YTTH được sử dụng như y tế học
đường, vệ sinh trường học, sức khỏe học đường, sức khỏe trường học [16], [17],
[3] và trường học nâng cao sức khỏe [18], [19], . Tuy nhiên, văn bản chính thức
thống nhất về tên gọi y tế trường học để dễ sử dụng còn chưa đầy đủ.
Tại Việt Nam, Bộ y tế đưa ra khái niệm về YTTH học như sau:
-

YTTH là một hệ thống các phương pháp, biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ,
nâng cao sức khoẻ học sinh, biến các kiến thức khoa học thành các kỹ năng

-

thực hành trong mọi hoạt động sống của lứa tuổi học đường [5].
YTTH là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành y học dự phòng nghiên cứu tác
động của điều kiện sống, sinh hoạt và học tập trên cơ thể học sinh, trên cơ sở
đó xây dựng và triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm bảo vệ và
nâng cao sức khoẻ, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho các em học sinh phát
triển một cách toàn diện [5].
1.2. Một số mô hình nhằm nâng cao hiệu quả công tác y tế trường
học
1.2.1. Trên Thế giới
Từ thế kỉ thứ 19 nhiều nước ở châu Âu đã có những chủ trương và

phương pháp thực hiện YTTH. Các nhà nghiên cứu tập trung vào việc
thống kê xây dựng trường sở và bắt đầu đưa ra những tiêu chuẩn vệ
sinh trong lĩnh vực này.
Trong những năm cuối thế kỉ thứ 19 hệ thống YTTH đã phát triển
và các bác sĩ, y tá học đường với nhiệm vụ khám sức khỏe định kỳ và
khám chuyên khoa. Trọng tâm công tác YTTH là phòng chống bệnh
dịch và tổ chức quản lí công tác tiêm chủng.


9

Đến thế kỉ 20 đã có sự cộng tác chặt chẽ giữa các bác sĩ học
đường với các cơ sở phòng lao và đã đánh dấu một bước tiến bộ theo
đường lối dự phòng.
Từ năm 1995 đến năm 2011, các Tổ chức quốc tế trên thế giới đã
sáng kiến những mô hình hoạt động YTTH nhằm giải quyết những
thách thức về sức khỏe thông qua trường học bằng cách áp dụng một
cách tiếp cận toàn diện và đa yếu tố, tóm tắt các mô hình như sau:


10

Bảng 1.1. Tóm lược các mô hình hoạt động YTTH
Chương trình
Năm
Trường học thân 1995
thiện (CFS)

Đối tác
UNICEF


Tập trung vào
YTTH (FRESH)

2000

WHO, WB,
UNICEF,
UNESCO

Gói thiết yếu (EP)

2002

UNICEF,
WFP

Trường học thân
thiện DD (NFSI)

2006

FAO, WHO,
UNICEF

Chương trình SHPPS

2006

CDC


Mục tiêu hành động
Nội dung thực hiện
Giáo dục dựa trên Quyền TE, bình đẳng Giới, Chất lượng
nền tảng chất lượng học tập, Thực tiễn, Đa dạng, SK thể chất
và quyền được hưởng và tinh thần, Chi phí, Giáo viên, Gia đình
và cộng đồng
Cải thiện chất lượng 4 thành phần: Chính sách trường học;
và công bằng trong Nước, môi trường trường học lành mạnh;
giáo dục
GDSK; Dịch vụ sức khỏe và DD
3 chiến lược: Mối liên hệ GV và CB
YTTH; Mối liên hệ với cộng đồng; sự
tham gia của HS
Cải thiện học tập Các can thiệp hiệu quả cải thiện SK và DD
thông qua SK, tập của trẻ em độ tuoi đi học bao gồm giáo
trung vào dinh dưỡng dục cơ bản, thực phẩm, nước và vệ
sinh,GDSK, tẩy giun , bổ sung vi chất dinh
dưỡng.
Chia sẻ gánh nặng 5 thành phân chính với: 22 tiêu chí liên
kép về bệnh tật liên quan đến chính sách trường học thân thiện
quan dinh dưỡng
với DD, nâng cao năng lực nhà trường,
môi trường trường học hỗ trợ, dinh dưỡng
và dịch vụ YTTH
Giới thiệu thông tin Cung cấp các thông tin chính sách cấp tiểu
hành lang pháp lý để bang, cấp quận và cấp trường liên quan
cung cấp các dịch vụ được việc giải quyết tình các vấn đề liên
y tế cơ bản cho học quan đến học đường



11

Trường học
thiện (CFS)

UNICEF

sinh
Hướng các trường
học và hệ thống giáo
dục theo tiêu chuẩn
chất lượng

thân

2009

Các chương trình sức
khỏe trường học
được
phối
hợp
(CSHPs) [20]

2009

Hội Ung thư Thực hiện ở trường
Hoa Kỳ,
học các quận ở Bắc

CDE, và CDC Californi: cung cấp
mạng lưới tổ chức hỗ
trợ thực hành các
hoạt động YTTH

Chương trình phù
hợp địa phương

2011

GIZ,AUSAID Thực hiện chương
trình YTTH tập trung
vào các bệnh truyền
nhiễm

Bình đẳng giới, cách nhập học, xây dựng
trường học an toàn, tôn trọng quyền trẻ
em, sự tập trung học tập, tham gia các hoạt
động và sự chấp nhận phương pháp giảng
dạy của GV đối với trẻ em, dịch vụ hỗ trợ
sẵn có tại các trường học.
Kết hợp giáo dục sức khỏe, nâng cao sức
khỏe, phòng chống dịch bệnh và tiếp cận
với các dịch vụ y tế chung.
Thành phần tham gia:(a) hội đồng tư vấn
sức khỏe trường học, (b) điều phối viên
sức khỏe trường học, (c) nhóm, CLB sức
khỏe tại trường họ và (d) hội đồng chính
sách nhà trường.
Dựa vào 03 can thiệp dựa trên bằng chứng:

rửa tay hàng ngày bằng xà phòng, đánh
răng với kem đánh răng có chất fluoride,
tẩy giun hai lần hàng năm.


12

Các mô hình trên đây cũng chỉ tập trung giải quyết một vấn đề hoặc một
vài vấn đề sức khỏe ưu tiên nào đó mà chưa giải quyết một cách tổng thế, hệ
thống các vấn đề YTTH.
Tuy vậy, mô hình FRESH đã thể hiện khá đầy đủ các yếu tố của YTTH.
Ở một số nước trong khu vực, thực hiện hoạt động NCSK trường học vẫn
đang là vấn đề quan tâm của các nhà hoạch định chính sách khi vấn đề này
đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của một ngành y tế hay giáo dục mà cần có sự
phối hợp đồng bộ liên ngành.
Nhằm đẩy mạnh công tác YTTH, vào năm 1995, TCYTTG đã xây dựng
sáng kiến y tế trường học toàn cầu nhằm tăng số lượng các “Trường học Nâng
cao sức khỏe” [21], [15], [2]. Sáng kiến này nhằm mục đích nâng cao sức
khỏe cho học sinh, giáo viên, gia đình và thành viên của cộng đồng thông qua
nhà trường. Mục tiêu của sáng kiến này là phối hợp sự nỗ lực của hai ngành y
tế và giáo dục trong việc nâng cao sức khỏe cho học sinh dựa vào trường học.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh
của mỗi nước. Một Trường học NCSK được hiểu là trường học có môi trường
khỏe mạnh để sinh hoạt, học tập và làm việc cũng như thực hiện các hoạt
động tập luyện, vui chơi. Mô hình Trường học NCSK và sáng kiến YTTH
toàn cầu được xây dựng dựa trên cách tiếp cận toàn diện. Cơ sở để TCYTG
xây dựng ra sáng kiến này là dựa vào tuyên ngôn Ottawa [22] về nâng cao sức
khỏe năm 1986, tuyên bố Jakarta tại Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về nâng cao
sức khỏe năm 1996 và đề xuất của nhóm chuyên gia TCYTTG về giáo dục và
nâng cao sức khỏe trường học toàn diện năm 1995 [15]. Mô hình Trường học

Nâng cao sức khỏe đã được chấp nhận trên toàn thế giới, đã và đang được áp
dụng từ những năm 1990 ở nhiều nước trên thế giới như Úc (1997), Mỹ
(2005), Hồng Kông (2001) và Việt Nam (2001) [10].


13

Các nghiên cứu cũng gợi ý rằng các hoạt động YTTH nên được lồng
ghép với các hoạt động giáo dục trong nhà trường và khi đánh giá mô hình
YTTH không chỉ dừng ở việc đo lường các kết quả về sức khỏe mà cần phải
đo lường cả các kết quả về học tập của học sinh. Mối quan hệ giữa trường học
- cộng đồng, xã hội và trường học - gia đình cũng được tăng cường nhờ thực
hiện mô hình y tế trường học [23], [11], [10].
Năm 2001, Tổ chức PAHO tiến hành một nghiên cứu trên 19 nước Mỹ
Latin đã đánh giá thực trạng và xu hướng mô hình trường học nâng cao sức
khỏe trong khu vực nhằm xây dựng các chương trình hoạt động giáo dục và
nâng cao sức khỏe ở các cấp độ khác nhau (cấp vùng, cụm, quốc gia). Kết quả
nghiên cứu này đã cung cấp các thông tin về lập kế hoạch quốc gia và xây
dựng chính sách, cơ chế điều phối liên quan ngành để hỗ trợ nâng cao sức
khỏe tại trường học, cách thành lập và sự tham gia các mạng lưới quốc gia và
quốc tế về YTTH cùng mức độ chia sẻ thông tin chiến lược này [10].
1.2.2. Mô hình Trường học Nâng cao sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới
1.2.2.1. Cơ sở khoa học của Trường học Nâng cao sức khỏe
Cơ sở của Trường học Nâng cao sức khỏe là dựa trên Hiến chương
Ottawa về nâng cao sức khỏe (WHO, 1986), đã làm thay đoi bối cảnh
để nâng cao sức khỏe. Hiến chương Ottawa nâng cao sức khỏe là một
quá trình cho phép mọi người, có nghĩa là người dân phải chủ động
nhận lại khả năng nhằm “tăng cường kiểm soát đối với sức khỏe của
chính mình và môi trường sống của họ.
Liên quan đến quá trình giáo dục, phương pháp truyền thống quy

định một phong cách hướng dẫn sư phạm nhằm thay đổi hành vi để
phòng tránh bệnh tật.
Trường học NCSK với phương pháp tiếp cận phòng bệnh nhiều
hơn là chỉ nhằm vào điều trị. Đó cũng là một quá trình nhằm phát triển
năng lực hiểu biết của học sinh và có ảnh hưởng tích cực đến lối sống


14

cũng như điều kiện sinh hoạt. Phương pháp tiếp cận Trường học NCSK
giúp Nhà trường kết nối được nhiều hơn với gia đình, cộng đồng, xã
hội trong việc NCSK cho các em học sinh.
1.2.2.2. Phân biệt cách tiếp cận về YTTH trước đây và hiện nay
Khái niệm Trường học NCSK thể hiện sự thay đổi từ mô hình
truyền thống hướng tới một cách tiếp cận toàn diện hơn đối với sức
khỏe trong trường học. Để hiểu được nội dung Trường học NCSK theo
cách tiếp cận mới, WHO đã có phân biệt sự khác nhau giữa mô hình
hiện đại và co điển như sau:
Bảng 1.2. So sánh cách tiếp cận giữa mô hình YTTH cổ điển và hiện đại
Cách tiếp cận truyền thống
Khái niệm sức khỏe
Giới hạn (không có sinh học
bệnh)
Nội dung trọng tâm
Phòng chống dịch bệnh và
dịch vụ y tế

Cách tiếp cận Trường học
NCSK
Lồng ghép, liên ngành

NCSK, tăng cường các yêu tố
bảo vệ và giảm các yếu tố
nguy cơ

Vai trò của Nhà trường
Thụ động
Chủ động
Ngành y tế quan niệm nhà
Sự tham gia của tất cả các bên
trường là nơi để phát triển
liên quan, vai trò của nhà
hành vi lành mạnh trong một
trường góp phần và ảnh
"cộng đồng được quản lý"
hưởng đến SK & nhà trường
tự xây dựng kế hoạch hoạt
động
Lãnh đạo
Ngành y tế chủ động việc thực
Cán bộ nhà trường chủ động
hiện các chương trình NCSK
việc thực hiện các chương
trình NCSK, được hỗ trợ từ
chuyên gia y tế và các to chức
Thái độ
- Ngành y tế được coi là "sở
- Cán bộ nhà trường được
hữu " về kiến thức sức khỏe.
công nhận về khả năng tạo
- GV cảm thấy rằng họ không

ảnh hưởng một cách tích cực


15

đủ điều kiện để tham gia vào
NCSK và rằng đây không phải
là một phần của vai trò của họ

Mức độ lông ghép
Không có hệ thống và không
được lồng ghép vào các chính
sách trường học hoặc các mục
tiêu giáo dục
Độ bao phủ
Một chiều
Xem xét hoặc giáo dục sức
khỏe hoặc cung cấp dịch vụ vệ
sinh môi trường
Sự phối hợp liên ngành
- CBYT làm việc "trong" các
trường nhưng không được
xem là cấu phần quan trọng tại
các trường học.
- Ngành y tế xác định các vấn
đề sức khỏe ưu tiên cho
trường học.
- CBYT thực hiện các dự án y
tế và GV tạo điều kiện thuận
lợi cho phát triển các hành

động

hay tiêu cực đến sức khỏe và
tinh thần của học sinh
- Cán bộ nhà trường chấp
nhận NCSK là một phần
không thể thiếu vai trò của họ
và không phải là một nhiệm
vụ phụ, nhiệm vụ mang tính
chất hỗ trợ
Có hệ thống, liên tục và lồng
ghép vào cả chính sách của
nhà trường và lớp học và là
mục tiêu giáo dục
Phức hợp và nhiều yêu tố Kế
hoạch hoạt động trong một số
lĩnh vực: chính sách của
trường, GDSK, thể chất, tinh
thần và cung cấp dịch vụ
VSMT
- Ngành y tế đào tạo các bên
liên quan và xây dựng năng
lực để giải quyết các vấn đề
sức khỏe
- Nhà trường và các bên liên
quan phối hợp với các ngành
khác, xác định các ưu tiên sức
khỏe của họ.
- Thành viên trường học thực
hiện các dự án y tế và các

chuyên gia SK cộng tác và hỗ
trợ họ theo nhu cầu của họ.

Với mô hình theo cách tiếp cận mới này, những thách thức về sức
khỏe có thể được giải quyết ngày trong chính trong trường học. Tùy
thuộc vào bối cảnh địa lý, kinh tế và văn hóa xã hội, trường học có thể
phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe như: suy dinh dưỡng, béo phì,


16

bệnh răng miệng, sốt xuất huyết, sốt rét, sâu răng, nhiễm trùng đường
hô hấp, bạo lực, nghiện (rượu, thuốc lá và các loại thuốc), HIV/AIDS...
Tất cả các vấn đề này đều có thể được giải quyết bằng cách áp dụng các
phương pháp tiếp cận Trường học NCSK. Trường học NCSK thành
công khi giải quyết được các vấn đề có liên quan và có sự chung tay
của mọi thành viên, mọi nguồn lực. Bên cạnh đó, mỗi trường cũng đều
cần phải xác định được các vấn đề sức khỏe có tầm quan trọng lớn nhất
của chính mình để từ đó có thể xây dựng kế hoạch thực hiện [15], [2].
1.2.2.3. Cấu trúc của Trường học Nâng cao sức khỏe
Trường học NCSK có thể được hình dung như một cây nuôi
dưỡng. Các nhánh tương ứng với 6 yếu tố chìa khóa là cơ sở của môi
trường học tập tích cực và lành mạnh cho học sinh và cộng đồng trường
học, đó là:
Chính sách trường học lành mạnh:
Các chính sách trường học cần được liên hệ và chứng minh qua
thực tiễn tác động tới hoạt động của nhà trường trong việc NCSK thể
chất và tinh thần của học sinh, nhân viên, gia đình và cộng đồng.
Môi trường, cơ sở vật chất của nhà trường
Một trường học nên cung cấp một môi trường an toàn, bảo vệ,

sạch sẽ, ổn định, có lợi và lành mạnh cho việc học tập.
Môi trường xã hội trong trường học
Môi trường xã hội trong trường học cần tạo điều kiện là nền tảng
nuôi dưỡng những mối quan hệ tốt giữa các học sinh, nhân viên hỗ trợ,
giáo viên, phụ huynh và cộng đồng xung quanh. 
Các liên kết cộng đồng
Cần thiết phải xây dựng mối liên quan và cộng tác giữa trường
học, gia đình, cộng đồng, các tổ chức và những thành phần khác.
Chương trình hành động vì lối sống lành mạnh
Nên có chương trình chính thức và không chính thức cho học sinh
để các em có thể học được những kiến thức và thực hành được những
kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi của mình.


17

Các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe trường học
Nhà trường có tiếp cận và cung cấp các dịch vụ chăm sóc và
NCSK.
1.2.2.4. Uu điểm của Trường học Nâng cao sức khỏe
Theo WHO, Trường học Nâng cao sức khỏe có những ưu điểm
sau [15], [2]:
Có thể thay đoi nhận thức và hành vi của học sinh theo hướng hoạt
động tích cực nâng cao cuộc sống.
Thừa nhận ý nghĩa của môi trường vật chất trong việc góp phần
vào sức khỏe của trẻ em. Thừa nhận tầm quan trọng của đặc tính xã hội
của trường học trong việc hỗ trợ môi trường học tập tích cực, tăng
cường mối quan hệ lành mạnh và tinh thần thoải mái của học sinh
Liên kết các dịch vụ y tế địa phương với nhà trường để cùng giải
quyết những vấn đề về sức khỏe đặc biệt là các bệnh học đường.

Khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh trong
các kỹ năng bảo vệ sức khỏe.
Cho phép nhà trường, cộng đồng và ngành y tế phối hợp trong các
sáng kiến sức khỏe có lợi cho học sinh, gia đình và các thành viên khác
trong cộng đồng.
Thu hút các gia đình bằng việc khích lệ họ tham gia giáo dục phát
triển các kỹ năng, hiểu biết và thực hành của con em họ.
1.3. Nhóm giải pháp mô hình tổ chức thực hiện và phối hợp liên
ngành trong hoạt động YTTH
1.3.1. Đề xuất một số mô hình tổ chức hoạt động YTTH
Mô hình tổ chức hoạt động YTTH như hiện nay, cán bộ y tế trường học
là viên chức sự nghiệp của ngành giáo dục, nhưng lại công tác trong một lĩnh
vực đặc thù là y tế. Tuy nhiên do trình độ cũng như số lượng cán bộ, riêng cán
bộ y ế khó đảm nhận được những nhiệm vụ chung nên theo quy định các
trường đều có ban chỉ đạo ban chăm sóc sức khỏe ban đầu và do hiệu trưởng
làm trưởng ban, các phó ban có thể là Lãnh đạo hoặc nhân viên trạm y tế, ban


18

này có trách nhiệm thực hiện các công việc chung trong công tác chỉ đạo của
trường về lĩnh vực y tế. Với mô hình này hoạt động y tế trường học sẽ có
nhiều thuận lợi.
Thứ nhất: Hiệu trưởng là trưởng ban chăm sóc sức khỏe, sẽ thuận lợi
công công tác chỉ đạo điều hành, cũng như huy động được sự hỗ trợ về nhân
lực, tài lực, vì hiện nay ngoài việc giữ lại 20% kinh phí từ việc mua bảo hiểm
tự nguyện của học sinh để trả lương và mua sắm trang thiết bị, thuốc thiết yếu
phụ trách công tác y tế trường học, tùy điều kiện nhà trường có thể lấy sử
dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên để hỗ trợ thêm cho hoạt động. Do vậy
hiệu trưởng đứng tên trong ban chỉ đạo này theo tôi là tương đối phù hợp

Thứ hai: Ban chăm sóc có lãnh đạo trạm y tế hoặc nhân viên y tế là phó
ban hoặc thành viên giúp nâng cao vai trò của công tác y tế trường học, ngoài
ra việc phân công này gắn trách nhiệm của trạm trong việc hỗ trợ cho công
tác YTTH của nhà trường.
Tuy nhiên, với mô hình như hiện nay cán bộ y tế trường học đang chịu
trách nhiệm và quản lý bởi 2 đơn vị là ngành giáo dục và ngành y tế.
Về góc độ Phòng Giáo dục: Cán bộ y tế trường học là định biên của
ngành giáo dục do đó việc quản lý về định biên, con người, tất cả vấn đề lên
lương, phụ cấp và điều chuyển thuộc quyền tham mưu và quản lý của ngành
giáo dục do nhà trường và phòng giáo dục quản lý trực tiếp.
Về góc độ chuyên môn y tế: Hiện nay trung tâm y tế huyện là đơn vị y
tế có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá hoạt động y tế của các trường. Việc kiểm
tra này, trung tâm y tế có thể phối hợp cùng phòng giáo dục, hoặc đi kiểm tra,
giám sát độc lập. Với sự đan xen thế sẽ rất khó khăn trong công tác chỉ đạo,
điều hành nếu không có sự phối hợp tốt giữa hai ngành.
Trên cơ sở thực trạng hiện nay chúng tôi có thể thể đề xuất 3 mô hình:


19

Mô hình thứ nhất, nên đưa cán bộ y tế, phòng y tế về trung tâm y tế
quản lý trực tiếp, mô hình này có ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm: Vì công tác y tế là công tác đặc thù có chuyên môn sâu, nếu
đưa cán bộ y tế trường học, phòng y tế nhà trường về trung tâm y tế quản lý,
như thế công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh sẽ chuyên nghiệp hơn, nhận
được sự hỗ trợ tốt hơn về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trang thiết bị của
ngành. Hơn nữa, nếu thực hiện theo mô hình này lương của cán bộ y tế sẽ cao
hơn, vì lúc đó cán bộ y tế trường học là viên chức sự nghiệp thuộc ngành y tế.
- Nhược điểm: Nếu trung tâm y tế quản lý cán bộ YTTH thì việc quản
lý, điều hành của nhà trường lại gặp khó khăn, nhất và việc chỉ đạo điều hành

nhân sự.
Mô hình thứ 2: Nên đưa cán bộ y tế về làm biên chế tại trạm y tế chuyên
phụ trách công tác y tế trường học, mô hình này cũng có ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm: tranh thủ được sự ủng hộ, tham gia, ủng hộ của trạm y tế
khác, tận dụng được cơ sở vật chất trang thiết bị của trạm, như thế ngoài việc
sơ cấp cứu ban đầu việc chăm sóc điều trị học sinh bị ốm cũng sẽ dễ dàng và
hiệu quả hơn, việc khám sức khỏe định kỳ, lưu và theo dõi hồ sơ bệnh án của
học sinh cũng sẽ chuyên nghiệp hơn. Hơn thế nữa, nếu đưa cán bộ y tế trường
học về trạm quản lý nhưng chuyên trách về mảng này còn có thể huy động
được sự vào cuộc và hỗ trợ của cấp trên về chuyên môn cũng như các hoạt
động khác.
- Hạn chế: Nếu trạm y tế quản lý cán bộ YTTH thì việc, điều hành của
nhà trường sẽ bị động, nhà trường sẽ không quan tâm, không tạo điều kiện về
địa điểm, kinh phí cho hoạt động này
Mô hình thứ 3 là nâng cấp phòng y tế trường học thành tuyến y tế cơ
sở, mô hình này tương đối toàn diện, nếu phòng y tế trường học là tuyến y tế
cơ sở thì về quy mô cán bộ, số trang thiết bị và trình độ chuyên môn của cán


20

bộ y tế sẽ phải được cải thiện và nâng cấp nhiều hơn. Như vậy phòng y tế có
thể mở rộng phòng, tuyển dụng thêm người (tùy theo quy mô số lượng học
sinh) và đầu tư thêm trang thiết bị. Vì hiện nay một trường có nhiều học sinh,
nguy cơ xảy ra tai nạn, dịch bệnh rất lớn. Trong khi vấn đề đặt ra ở đây là
hiện nay chúng ta có phòng y tế, có cán bộ chuyên trách nhưng mô hình hoạt
động vẫn chưa quy củ, chưa chuyên nghiệp. Do đó, nếu thực hiện theo mô
hình này sẽ phù hợp hơn.
1.3.2. Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tổ chức thực hiện hiệu
quả hoạt động y tế trường học phù hợp

- Đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng ở địa phương và
trong trường học. Sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng là điều kiện
quan trọng để thực hiện sự phối hợp liên ngành, liên tổ chức về công tác
YTTH.
- Tranh thủ sự ủng hộ và tạo điều kiện của các cấp chính quyền cho
công tác YTTH. Sự ủng hộ và tạo điều kiện của các cấp chính quyền ở địa
phương là điều kiện quan trọng để có cán bộ, kinh phí, cơ sở vật chất, trang
thiết bị...phục vụ tốt cho công tác YTTH.
- Nhà trường cần chăm lo kiện toàn tổ chức, cán bộ làm công tác YTTH
và tăng cường cở sở vật chất như: Đất, phòng ốc, máy móc, thiết bị, dụng cụ,
thuốc... phục vụ cho công tác YTTH.
- Thống nhất quan điểm và sự chỉ đạo trong lãnh đạo nhà trường; lồng
ghép và tích hợp nội dung, hoạt động về YTTH; phối hợp chặt chẽ với các
ngành, các đoàn thể nhân dân, hội phụ huynh và các chủ thể khác trong việc
chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho học sinh, sinh viên.
- Cần tiếp tục có văn bản liên ngành hướng dẫn công tác YTTH (về
nguồn lực, chế độ chính sách, đầo tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, tiêu chuẩn, quy
chuẩn...).


21

- Đề nghị Bộ GD&ĐT cho phép các trường Cao đẳng, Trung cấp y được
xây dựng chương trình đào tạo bổ túc chứng chỉ công tác YTTH để các cán bộ y
tế, sinh viên tốt nghiệp các trường trên được bổ sung chứng chỉ bằng kinh phí tự
túc hoặc của nhà trường trước khi thi tuyển vào biên chế cán bộ YTTH.
- Bộ GD&ĐT đề xuất với Bộ Nội vụ nghiên cứu thêm định biên về cán
bộ y tế chuyên trách tại các Sở, Phòng GD&ĐT.
- Cần chi tiết hơn trong quy định tiêu chí cán bộ YTTH, trong Quy định
73/2007 thì “cán bộ YTTH phải có trình độ trung cấp y” nhưng theo quy định

của Bộ Nội vụ thì y sĩ đa khoa mới được xếp ngạch lương của cán bộ YTTH;
các chuyên ngành khác như nữ hộ sinh, trung cấp điều dưỡng có thể làm công
tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh nhưng không thể xếp mã ngạch
phù hợp. Nếu muốn sử dụng thì những cán bộ đó phải bổ sung một số chứng
chỉ. Còn trung cấp dược và một số chuyên ngành kỹ thuật y tế khác không
thích hợp để tuyển dụng làm công tác YTTH.
- Nếu không có Ban chỉ đạo YTTH cấp tỉnh thì việc thực hiện tuyển
cán bộ YTTH cho các trường theo Thông tư 35 là không thể thực hiện được.
- Công trình vệ sinh, nước sạch, bếp ăn bán trú phải được lập kế hoạch
xây dựng và có quỹ đất.
- Nên có sự phối hợp giữa các hoạt động của Hội Chữ thập đỏ, công tác
đoàn đội, các hoạt động ngoại khoá trong trường học với công tác YTTH.
- Trong chương trình đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về
YTTH cho các bộ làm công tác YTTH cần bổ sung các nội dung khác liên
quan đến công tác giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ học sinh: nghiệp vụ
tâm lý sư phạm, kỹ năng truyền thông, phương pháp giáo dục vị thành niên,
nghiệp vụ sư phạm...
- Cần quy định những định mức kinh phí cụ thể để thực hiện được
Thông tư số 14 của Bộ Tài chính.


22

- Cần quy định tất cả các trường chuẩn quốc gia phải có cán bộ y tế
trường học chuyên trách có trình độ chuyên môn từ trung cấp y tế trở lên.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa giáo dục, y tế, BHXH, các ban,
ngành khác có liên quan để tăng cường tỷ lệ BHYT tự nguyện cho học sinh.
1.3.3. Nhóm giải pháp nhằm giải quyết tốt trách nhiệm của các bên
liên quan và cơ chế phối hợp thực hiện hoạt động y tế trường học
Nhóm giải pháp về chính sách:

- Thành lập Ban chỉ đạo về công tác YTTH cấp tỉnh, cấp huyện.
- Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy, tiêu chuẩn, quy chuẩn về công
tác y tế trường học.
- Xây dựng chế độ, chính sách cho cán bộ làm công tác y tế trường học
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đánh giá công tác YTTH.
- Tăng cường công tác thi đua khen thưởng
Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực:
- Tăng cường cán bộ phụ trách công tác YTTH chuyên trách tại các Sở
GD&ĐT.
- Đào tạo cán bộ YTTH tại các trường Cao đẳng, Trung cấp y tế tại mỗi
địa phương để cung cấp nguồn cán bộ chuyên trách công tác YTTH.
- Đào tạo giáo viên kiêm nhiệm công tác YTTH trở thành cán bộ YTTH
ở những địa phương chưa có khả năng tuyển biên chế cán bộ YTTH chuyên
trách (do Sở Y tế đào tạo).
- Đào tạo lại cho các cán bộ YTTH chưa đạt chuẩn theo quy định của
Bộ Nội vụ.
- Hợp đồng cán bộ y tế đã nghỉ hưu hoặc nghỉ mất sức để bổ sung đội
ngũ công tác YTTH.
Nhóm giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất:


23

- Tham mưu với lãnh đạo địa phương để có địa điểm, trang thiết bị và
thuốc thiết yếu cho phòng y tế trong các cơ sở giáo dục.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đẩy mạnh
tiến độ Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường
nông thôn để đạt mục tiêu chương trình đề ra, đảm bảo tất cả các trường học
đều có công trình vệ sinh, nước sạch.
- Tăng cường phối hợp với Bộ Y tế (Tổng công ty Thiết bị y tế VN) và

các bộ, ngành có liên quan để cung cấp trang thiết bị, thuốc thiết yếu cho
YTTH.
- Tăng cường các giải pháp về nước uống cho học sinh.
- Đẩy mạnh các phong trào xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an
toàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường học.
Nhóm giải pháp về kinh phí:
- Tích cực tham mưu cho UBND các cấp để thực hiện tốt Thông tư 14
của Bộ Tài chính để có kinh phí cho công tác YTTH cho các trường học theo
ngân sách Nhà nước.
- Tăng cường các hoạt động huy động các nguồn lực từ các tổ chức
quốc tế, phi chính phủ, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ cho công tác giáo
dục, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ học sinh.
- Tăng cường vận động, thực hiện bảo hiểm y tế trường học.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá công tác YTTH.
Nhóm giải pháp về giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ học sinh:
- Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ
quản lý giáo dục, giáo viên, giảng viên, cán bộ, học sinh, sinh viên và cha mẹ
học sinh về giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ học sinh.
- Nâng cao nâng lực cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, giảng viên
và cán bộ YTTH về phương pháp giáo dục cho học sinh, sinh viên, giáo dục


24

kỹ năng sống, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, công tác truyền thông giáo
dục, tư vấn sức khỏe cho học sinh, sinh viên.
- Tăng cường các hoạt động giáo dục nội khóa, ngoại khoá về các vấn
đề liên quan đến sức khoẻ học sinh như: phòng chống bệnh, dịch, tật, tai nạn
thương tích, vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục sức
khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục chăm sóc và bảo vệ môi trường....

Nhóm giải pháp về xã hội hóa công tác YTTH
- Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, xây dựng, nông nghiệp và phát triển
nông thôn, nội vụ, văn hóa thể dục thể thao và du lịch...để chăm lo, bảo vệ
sức khỏe cho học sinh, sinh viên.
- Phối hợp và lồng ghép các hoạt động của các đoàn thể nhân dân trong
việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để nâng cao nhân thức,
chuyển đổi thái độ, hành vi của học sinh, sinh viên về chăm sóc sức khỏe sinh
sản và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Tranh thủ nguồn hỗ trợ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước
về tài chính, trang thiết bị, máy móc và kinh nghiệm phục vụ cho công tác
YTTH.
Giáp pháp về công tác quản lý: Tổ chức hội thảo các cấp, các ngành
liên quan đến công tác YTTH để xác định rõ vấn đề, thuận lợi, khó khăn qua
đó đề xuất các giải pháp về biên chế, chế độ cho cán bộ công tác YTTH.
Trang thiết bị, phương tiện phục vụ nhiệm vụ, việc tổ chức chỉ đạo thực hiện,
phối hợp thực hiện giữa các ban ngành, các cấp trong công tác YTTH.
Bên cạnh đó, cần tiến hành các nghiên cứu can thiệp và đánh giá sau can
thiệp nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những kết quả và
những đề xuất có ý nghĩa phục vụ cho công tác phòng, chống bệnh học đường
trong thời gian tới.


25

Năm 2013, Nguyễn Thị Hồng Diễm tiến hành “Nghiên cứu thực trạng ba
bệnh lứa tuổi học đường phổ biến ở học sinh tiểu học và đề xuất giải pháp can
thiệp” [24]. Qua nghiên cứu tác giả đã đề xuất giải pháp can thiệp thông qua
mô hình trường học nâng cao sức khỏe tại 04 trờng tiểu học thành phố Hải
Phòng năm 2013. Mô hình này được xây dựng dựa trên căn cứ mô hình

Trường học NCSK của WHO, kết hợp với thực tiễn kết quả mô tả, áp dụng
xây dựng mô hình can thiệp ở 4 trừờng tiểu học TP. Hải Phòng. Mô hình bao
gồm kết hợp các yếu tố: chính sách trường học lành mạnh, môi trường vật
chất của Nhà trường, môi trường xã hội của trường học, các liên kết cộng
đồng, chương trình hành động vì lối sống lành mạnh, các dịch vụ chăm sóc và
nâng cao sức khỏe trường học. Qua 01 năm can thiệp đã xác nhận có hiệu quả
bước đầu trong nâng nhận thức, tăng cường khả năng thực hành phòng chống
cận thị, CVCS, sâu răng ở gia đình và bản thân học sinh (thực hành mức Đạt
của học sinh sau can thiệp với chỉ số hiệu quả từ 32,0% lên 96,9%). Sau can
thiệp, điều kiện vệ sinh lớp học đã thay đổi với chỉ số hiệu quả từ 25,6% lên
99,6%. 100% các trường phối hợp tốt với chính quyền địa phương, gia đình
trong CSSK học sinh. Từ kết quả đó dẫn đến thay đổi tỉ lệ hiện mắc 3 bệnh
trên ở HS so với trước can thiệp (tỉ lệ CVCS giảm xuống từ 1,3% xuống
0,9%, sâu răng 66,0% xuống 51,2%). Từ hiệu quả nêu trên, đề xuất triển khai
mô hình “Trường học NCSK trong phòng chống các bệnh lứa tuổi học
đường” trong đó có phòng chống cận thị, CVCS và sâu răng ở học sinh có thể
áp dụng triển khai mở rộng tại các địa phương khác trong thời gian tới [24].
1.4. Nhóm giải pháp về đảm bảo nguồn nhân lực, cơ sở vật chất,
TTB, thuốc, và kinh phí cho hoạt động YTTH
1.4.1. Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nhân lực
cho hoạt động y tế trường học
- Quy định mới về vị trí việc làm thay thế định mức biên chế sự nghiệp


×