Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Thực trạng khớp cắn của trẻ em người tày 12 tuổi ở lạng sơn năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN CƯỜNG

THỰC TRẠNG KHỚP CẮN
CỦA TRẺ EM NGƯỜI TÀY 12 TUỔI
Ở LẠNG SƠN NĂM 2017
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số: 60720601
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Võ Trương Như Ngọc
2. TS. Lê Thị Hường

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Văn Cường, cao học khóa 25 Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, xin cam đoan:
1. Đây là đề cương luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Thầy PGS.TS Võ Trương Như Ngọc
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở
nơi nghiên cứu.


Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2018
Người viết cam đoan

Nguyễn Văn Cường


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1. Sự hình thành và phát triển của răng và cung hàm................................3
1.1.1. Các giai đoạn phát triển của răng....................................................3
1.1.1.1. Giai đoạn từ khi sinh đến 2,5 tuổi...............................................3
1.1.1.2. Giai đoạn từ 2,5 đến 6 tuổi..........................................................3
1.1.1.3. Giai đoạn 6-10 tuổi.....................................................................4
1.1.1.4. Giai đoạn 10-12 tuổi...................................................................4
1.1.2. Sự thay đổi cung hàm trong quá trình thay răng sữa sang răng vĩnh
viễn..................................................................................................6
1.1.2.1. Sự thay đổi theo chiều gần xa.....................................................6
1.1.2.2. Sự thay đổi khi thay răng nanh, răng hàm..................................8
1.1.2.3. Sự thay đổi cung hàm theo chiều ngang.....................................9
1.1.2.4. Sự thay đổi cung hàm theo chiều đứng.......................................9
1.1.3. Sự thay đổi của khớp cắn................................................................9
1.2. Khái niệm về khớp cắn.........................................................................11
1.2.1. Định nghĩa.....................................................................................11
1.2.2. Khớp cắn trung tâm.......................................................................11
1.2.2.1. Trước – sau (gần-xa).................................................................11
1.2.2.2. Ngang........................................................................................12
1.2.2.3. Đứng..........................................................................................12

1.2.3. Tương quan các răng giữa hàm trên và hàm dưới.........................12


1.2.3.1. Độ cắn chìa................................................................................12
1.2.3.2. Độ cắn phủ................................................................................12
1.3.3.3. Đường cắn khớp........................................................................12
1.3. Phân loại khớp cắn theo Angle.............................................................13
1.3.1. Sai khớp cắn loại I.........................................................................14
1.3.2. Sai khớp cắn loại II.......................................................................14
1.3.3. Sai khớp cắn loại III......................................................................14
1.4. Một số yếu tố liên quan đến sai khớp cắn............................................15
1.4.1. Răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm...............................................15
1.4.2. Một số thói quen xấu ở miệng.......................................................15
Định nghĩa..............................................................................................16
Thói quen là một phản ứng tự động với một tình huống nhất định do sự
lặp lại và học tập. Nếu như hành động được nhắc lại thường xuyên
thì có thể trở thành một thói quen vô thức....................................16
Khi thói quen liên quan tới miệng trở nên nguy hại, tức là thói quen gây
ảnh hưởng có hại tới các cấu trúc vùng miệng, mặt được gọi là
thói quen xấu ở miệng...................................................................16
1.4.2.1. Thói quen mút ngón tay............................................................16
Mút ngón tay là một phản xạ sinh lý hình thành từ trong bào thai ( phát
hiện bằng siêu âm ở tuần thứ 15 của thai kỳ). Mút ngón tay là thói
quen hay gặp nhất. Trẻ có thể mút ngón tay (thường là ngón cái)
hoặc nhiều ngón tay. Mút ngón tay hay gặp ở trẻ em, khoảng 2550% trẻ em trong độ tuổi 3-6 mút tay. Tuy nhiên, chỉ số này giảm
nhanh và lúc 6 tuổi chỉ còn 15-20%. Từ 9-14 tuổi còn ít hơn 5%.
.......................................................................................................16


Sự kéo dài thói quen này dẫn đến sự thay đổi cung răng hàm răng sữa

cũng như cung răng vĩnh viễn, khớp cắn và cấu trúc quanh răng.
Các triệu chứng do mút ngón tay gây ra.......................................16
Ở xương hàm trên: Răng trên mọc nghiêng về phía môi do ngón tay
được đặt ở vị trí gây ra lực tác động về phía chóp và phía môi trên
các răng cửa hàm trên làm các răng này nghiêng về phía môi. Do
sự co của cơ cằm, môi lưỡi bị ép lại phía sau răng cửa trên khi
nuốt, càng làm tăng độ cắn chìa và các răng cửa trên càng bị
nghiêng nhiều về phía trước..........................................................16
Ở xương hàm dưới: Răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi do khi mút
ngón tay, lực sẽ tác động lên mặt trong răng cửa trên và mặt ngoài
răng cửa dưới, có thể có khe thưa hoặc không, lùi xương ở răng
hàm dưới, góc SNB giảm..............................................................16
Tương quan giữa hai hàm: Tăng độ cắn chìa và cắn hở. Cắn hở vùng cửa
do ngón tay thường đặt ở vị trí này, cản trở quá trình mọc răng cửa
trong khi các răng hàm vẫn mọc bình thường hoặc thậm chí làm
lún các răng cửa. Cắn hở có thể ở phía trước hoặc phía sau, phụ
thuộc vào vị trí mút ngón tay. Cắn chéo phía sau khi cung hàm
trên bị hẹp, lực tác động lên hàm trên do các cơ má gây ra không
cân bằng với lực đẩy của lưỡi do lưỡi đặt ở vị trí thấp, hàm dưới
vẫn tăng trưởng không bị giới hạn thậm chí gây ra cắn chéo phía
sau hai bên. Tăng nguy cơ khớp cắn loại II răng hàm và răng nanh.
.......................................................................................................16
1.4.2.2. Mút môi.....................................................................................17
1.4.2.3. Thở miệng.................................................................................19
1.4.2.4. Đẩy lưỡi....................................................................................20


1.5. Một số nghiên cứu về tình trạng khớp cắn...........................................21
1.5.1. Thế giới.........................................................................................21
1.5.2. Việt Nam.......................................................................................22

Chương 2........................................................................................................24
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................25
2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu..............................................................................25
2.4. Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu....................................................26
2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu............................................................27
2.6. Các biến số cần nghiên cứu và xử lý số liệu........................................33
2.6.1. Các biến số cần xác định cho mục tiêu 1......................................33
2.6.2. Các biến số cần xác định cho mục tiêu 2......................................34
2.6.3. Xử lý số liệu..................................................................................34
2.7. Sai số và biện pháp khống chế sai số...................................................34
2.7.1. Sai số.............................................................................................34
2.7.2. Cách khống chế sai số...................................................................34
2.8. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................35
Chương 3........................................................................................................37
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................37
3.1. Thực trạng khớp cắn ở học sinh 12 tuổi...............................................37
3.2. Một số yếu tố liên quan đến lệch lạc khớp cắn....................................48
Chương 4........................................................................................................59
BÀN LUẬN....................................................................................................59
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...........................................................59
4.1.1. Đặc điểm Giới...............................................................................59
4.1.2. Đặc điểm về tuổi...........................................................................59


4.1.3. Tình trạng sai khớp cắn theo Angle..............................................60
4.1.4. Khớp cắn vùng răng phía trước.....................................................62
4.1.5. Kích thước trung bình KCT & KHC ở hàm trên và hàm dưới.....63
4.1.6. Phân bố khoảng.............................................................................64

4.2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến lệch lạc khớp cắn.....................66
4.2.1. Phân bố tỷ lệ khớp cắn của trẻ với yếu tố liên quan.....................66
4.2.2. Phân bố các yếu tố liên quan của trẻ nam và trẻ nữ......................67
4.2.3. Mối liên quan giữa các yếu tố và lệch lạc khớp cắn Angle...........67
4.2.4. So sánh kích thước trung bình KCT & KHC ở hàm trên và hàm
dưới của trẻ có và không có yếu tố liên quan...............................68
4.2.5 Thói quen mút ngón tay.................................................................69
4.2.6. Thói quen mút môi........................................................................69
4.2.7. Thói quen thở miệng.....................................................................70
4.2.8. Thói quen đẩy lưỡi........................................................................72
4.2.9. Răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm...............................................72
KẾT LUẬN....................................................................................................74
1. Thực trạng khớp cắn ở học sinh 12 tuổi..................................................74
- Tỉ lệ khớp cắn loại I chiếm tỉ lệ cao nhất trong các đối tượng nghiên cứu ở
cả hai giới (62.2 %), khớp cắn loại II là 9,5%, loại III là 7,6% và khớp
cắn hỗn hợp là 16,6%............................................................................74
KIẾN NGHỊ...................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................77
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CI

: Khớp cắn loại I

CII

: Khớp cắn loại II


CIII

: Khớp cắn loại III

CR

: Cung răng.

D31

: Chiều dài phía trước cung răng.

D61

: Chiều dài phía sau cung răng.

HD

: Hàm dưới.

HT

: Hàm trên.

KC

: Khớp cắn

Ko


: Không

R33

: Chiều rộng phía trước cung răng.

R66

: Chiều rộng phía sau cung răng.

RHL

: Răng hàm lớn

RHN

: Răng hàm nhỏ

RHS

: Răng hàm sữa


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thời kỳ mọc răng vĩnh viễn [7].....................................................6
Bảng 1.2. Thứ tự mọc răng vĩnh viễn (Mc Donal RE & AveryPor) [29].. .6
Bảng 1.3. Kích thước gần xa răng sữa và răng vĩnh viễn (Moyers - 1976)
[22]....................................................................................................................7
Bảng 1.4. Sự khác biệt về kích thước răng sữa và răng vĩnh viễn (Meyers
- 1976) [22].......................................................................................................7

Bảng 2.1. Ý nghĩa của hệ số tương quan.....................................................35
Bảng 3.1. Phân bố tình trạng khớp cắn Angle theo giới (n=776)..............37
.........................................................................................................................38
Bảng 3.2. Độ cắn phủ các răng phía trước theo Angle. (n = 776).............39
Bảng 3.3. Độ cắn chìa các răng phía trước theo Angle. (n=776)...............39
Bảng 3.4. Kích thước trung bình Khoảng cần thiết & Khoảng hiện có
hàm trên, dưới theo giới. (n=776)................................................................40
Bảng 3.5. Kích thước trung bình Khoảng cần thiết & Khoảng hiện có
hàm trên theo khớp cắn Angle. (n=776)......................................................41
Nhận xét:........................................................................................................42
Ở trẻ có sai khớp cắn loại II có độ chênh lệch trung bình giữa khoảng
hiện có khoảng cần có cao nhất 3,1 mm, tiếp đến là trẻ có sai khớp cắn
loại III độ chênh lệc trung bình giữa khoảng hiện có và khoảng cần có là
2 mm, thấp nhất loại hỗn hợp là -0,2 mm...................................................42
Bảng 3.6. Kích thước trung bình Khoảng cần thiết & Khoảng hiện có
hàm dưới theo khớp cắn Angle. (n=776).....................................................42
Bảng 3.7. Phân bố khoảng ở hàm trên và hàm dưới. (n=776)...................43
Bảng 3.8. Phân bố khoảng ở hàm trên với sai khớp cắn Angle. (n=776). 44
Bảng 3.9. Phân bố khoảng ở hàm dưới với sai khớp cắn Angle. (n=776).45


Bảng 3.10. Phân bố khoảng hàm trên theo giới. (n=776)...........................46
Bảng 3.11. Phân bố khoảng hàm dưới theo giới. (n=776)..........................47
Bảng 3.12. Phân bố các yếu tố liên quan của trẻ theo giới (n=776)..........48
Bảng 3.13. Phân bố trẻ có yếu tố liên quan với khớp cắn Angle (n=776).49
.........................................................................................................................51
Bảng 3.14. Phân bố mối liên quan giữa các yếu tố và khớp cắn Angle.
(n=776)............................................................................................................52
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa các yếu tố và độ cắn phủ các răng phía
trước. (n=776)................................................................................................53

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa các yếu tố với độ cắn chìa răng phía trước
(n=776)............................................................................................................54
Bảng 3.17. So sánh kích thước trung bình KCT & KHC ở hàm trên và
hàm dưới của trẻ có và không có yếu tố liên quan. (n=776)......................55
Bảng 3.18. So sánh khoảng ở trẻ có yếu tố liên quan với trẻ không có yếu
tố liên quan hàm trên. (n=776).....................................................................56
Bảng 3.19. So sánh khoảng ở trẻ có yếu tố liên quan với trẻ không có yếu
tố liên quan hàm dưới (n=776).....................................................................57
Bảng 3.20 Phân tích hồi quy LOGISTIC các yếu tố liên quan.................58
sai khớp cắn...................................................................................................58
Yếu tố..............................................................................................................58
Thói quen mút tay.........................................................................................58
Thói quen mút môi........................................................................................58
Thói quen thở miệng.....................................................................................58
Thói quen đẩy lưỡi........................................................................................58
Răng sữa tồn tại hàm trên............................................................................58
Răng sửa tồn tại hàm dưới...........................................................................58
Hệ số α (Constant).........................................................................................58


+ Ở trẻ có sai khớp cắn loại II có độ chênh lệch trung bình giữa khoảng
hiện có khoảng cần có cao nhất 3.1208 mm, tiếp đến là trẻ có sai khớp
cắn loại II độ chênh lệc trung bình giữa khoảng hiện có và khoảng cần có
là 2 mm, thấp nhất loại hỗn hợp là -0,28 mm.............................................63
Phân tích hồi quy LOGISTIC các yếu tố liên quan đến khớp cắn ở bảng
3.20, ta đưa ra một số kết luận sau:.............................................................67


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố tình trạng khớp cắn Angle của Nam giới................38

.........................................................................................................................38
Biểu đồ 3.2. Phân bố tình trạng khớp cắn Angle của Nữ giới...................38
Biểu đồ 3.3. Phân bố các yếu tố liên quan khớp cắn ở trẻ.........................49
.........................................................................................................................50
Biểu đồ 3.4. Phân bố trẻ có yếu tố liên quan với khớp cắn Angle.............50
Biểu đồ 3.5. Phân bố trẻ không yếu tố liên quan với khớp cắn Angle......51


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2. Đường cắn khớp của cung răng trên và cung răng dưới [27].. 13
Hình 1.3. Khớp cắn bình thường và các loại sai khớp cắn theo Angle [28]
.........................................................................................................................15
Hình 1.4. Trẻ có thói quen mút môi dưới [9]..............................................18
Hình 1.5. Thói quen thở miệng với sai khớp cắn [35]...............................19
Hình 1.6. Thói quen thở miệng [35].............................................................20
- Định nghĩa: đẩy lưỡi là thói quen lưỡi đẩy ra trước và tì vào các răng
trước, hoặc lưỡi nằm giữa các răng trước khi nuốt, khi phát âm hoặc ở
trạng thái nghỉ...............................................................................................20
Chẩn đoán thói quen đẩy lưỡi :....................................................................20
Ảnh hưởng của thói quen đẩy lưỡi lên răng và hàm phụ thuộc vào thời
gian, tần suất, cường độ và kiểu đẩy lưỡi. Trẻ có thói quen đẩy lưỡi có thể
quan sát thấy một vài hay toàn bộ đặc điểm sau:......................................20
- Khám mặt ngoài: chiều cao tầng mặt dưới tăng do lưỡi đẩy vào giữa các
răng cửa làm các răng sau không tiếp khớp, dần dần các răng sau trồi
cao lên để lấp kín khoảng trống giữa hai hàm làm nâng cao khớp cắn
phía sau. Do đó làm tăng chiều cao tầng mặt trước và cũng gây ra cắn hở
răng trước......................................................................................................20
Môi không khép kín ở tư thế nghỉ...............................................................20
Góc mũi môi tăng.........................................................................................20
Tăng hoạt động của cơ cằm với biểu hiện những nếp nhăn ở cằm ( trong

những trường hợp đẩy lưỡi ra trước).........................................................20
- Khám trong miệng:.....................................................................................20
Răng trước hàm trên ngả môi......................................................................21
Khe hở giữa các răng....................................................................................21


Thu hẹp răng hàm gần vùng răng hàm dẫn đến vị trí lưỡi thấp..............21
Răng trước hàm dưới ngả lưỡi hoặc ngả môi phụ thuộc vào loại đẩy lưỡi.
.........................................................................................................................21
Tăng độ cắn chìa............................................................................................21
Cắn hở răng trước.........................................................................................21
Cắn hở răng hàm ( gặp trong các trường hợp đẩy lưỡi phía trên) có thể
xảy ra ở một bên hoặc hai bên.....................................................................21
Phát âm bị cản trở đặc biệt là những âm cần đặt lưỡi vào giữa hoặc tỳ
vào răng hàm trên hay hàm dưới như: /s/, /z/, /t/, /d/, /n/, /l/, /sh/, /v/, /th/.
.........................................................................................................................21
Quan sát thấy đầu lưỡi của bệnh nhân đẩy lưỡi trong lúc nghỉ ở mức
thấp hơn. Đầu lưỡi chạm vào Cingulum hoặc mặt trong của các răng cửa
dưới, thay vì phải ở sau răng cửa trên lúc nghỉ..........................................21
Khi lưỡi chuyển động ra trước, hàm dưới phải chuyển động lên trên và
ra sau..............................................................................................................21
Có thể gặp rối loạn khớp thái dương hàm với những triệu chứng: đau
khớp, tiếng kêu bất thường của khớp.........................................................21
Hình 2.1. Bộ dụng cụ lấy dấu, đỗ mẫu, đo đạc [46]....................................26
Hình 2.2. Thước cặp điện tử Mitutoyo CD-6”CSX [46]............................26
Hình 2.3. Mẫu hàm tiêu chuẩn.....................................................................28
Hình 2.4. Độ cắn phủ và độ cắn chìa [27]....................................................29
Hình 2.5. a: độ cắn phủ; b: cắn sâu; c và d: cắn hở...................................29
Hình 2.6. Cách đo khoảng hiện có và khoảng cần thiết.............................30
Hình 2.7. Đo kích thước gần xa....................................................................31




1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay khi chất lượng cuộc sống được nâng cao thì mọi người ngày
càng quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình, trong đó có sức khỏe răng
miệng. Mỗi chúng ta, ai cũng muốn có một hàm răng thật đều đặn và chắc
khỏe, điều này giúp tăng thêm sự tự tin trong giao tiếp và là chìa khóa của
mọi sự thành công. Nhưng không phải ai cũng có hàm răng đều và đẹp, mà rất
nhiều người hàm răng chưa được đẹp, do có các vấn đề về khớp cắn: răng hô,
răng lệch lạc, răng cắn ngược...
Tình trạng lệch lạc Răng-Hàm của trẻ em Việt Nam có tỷ lệ khá cao.
Theo thống kê của Hà Minh Thu (1996) [2], tỷ lệ lệch lạc Răng-Hàm là
96,1% trong số 1000 bệnh nhân lứa tuổi 6-25 tại bệnh viện Răng Hàm Mặt.
Theo Hoàng Bạch Dương (2000)[3] tỷ lệ lệch lạc Răng-Hàm ở trẻ em lứa tuổi
12 Trường phổ thông cơ sở Amsterdam Hà Nội là 91%. Con số này trên thế
giới cũng khá cao, như ở Mỹ thống kê năm 1930-1965 là 30% đến 95%. Ước
tính có 70% trẻ em và thanh niên Mỹ có khớp cắn sai [3].
Lệch lạc khớp cắn không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, chức năng, thẩm mỹ
mà còn tạo điều kiện cho các bệnh răng miệng khác phát triển. Lứa tuổi 12 là
lứa tuổi đã thay xong răng, nhưng vẫn có nhiều thay đổi về sự phát triển cung
răng. Xác định tình trạng lệch lạc khớp cắn của trẻ em ở lứa tuổi 12 sẽ góp
phần không nhỏ vào công tác phòng bệnh và điều trị răng miệng cho trẻ em
để có được khuôn mặt đẹp, hàm răng khỏe mạnh, và cũng là thời kỳ để chuẩn
bị can thiệp nắn chỉnh răng hàm có hiệu quả nhất [3].
Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu dịch tễ học về lệch lạc
khớp cắn [21],[22],[23],[24],[25]… Nhưng tại Việt Nam những công trình
nghiên cứu về tình trạng lệch lạc khớp cắn, đặc biệt là nghiên cứu trên các

dân tộc thiểu số còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu ứng dụng trong điều trị.


2

Theo điều tra dân số năm 2009, người Tày ở Việt Nam có 1.626.392
người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63
tỉnh, thành phố. Trong đó, Lạng Sơn là tỉnh có số người Tày sinh sống đông
nhất trong tất cả các tỉnh thành (259.532 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh
và 31.5% tổng số người Tày trên cả nước). Người Tày tại đây có ngôn ngữ và
trang phục riêng, những đồng điệu dân ca, trường ca…do vậy có thể nói dân
tộc Tày ở Lạng Sơn mang đặc trưng của người Tày ở khắp cả nước.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
quy mô lớn, nằm trong đề tài cấp nhà nước, để có thể đưa ra được một bộ số
liệu chính xác, hoàn thiện và mang tính đặc trưng cao cho người Việt Nam.
Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng khớp cắn của trẻ em
người Tày 12 tuổi ở Lạng Sơn năm 2017” với 2 mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng khớp cắn của trẻ em dân tộc Tày 12 tuổi tại Lạng
Sơn năm 2017.

2.

Phân tích một số yếu tố liên quan đến sai khớp cắn ở nhóm đốí tượng
nghiên cứu trên.


3


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sự hình thành và phát triển của răng và cung hàm
1.1.1. Các giai đoạn phát triển của răng
1.1.1.1. Giai đoạn từ khi sinh đến 2,5 tuổi
Cách cho bú là quan trọng, hoạt động cho bú cần thiết cho xương hàm
dưới phát triển bình thường và ngăn ngừa vẩu hàm trên. Sự mọc răng cửa sữa và
mối quan hệ bình thường của nhóm răng hai hàm tạo nên quan hệ gần xa của 2
hàm của khớp cắn. Nếu răng cửa sữa dưới mọc trước răng cửa trên quá dài dễ
tạo khớp cắn ngược vùng cửa do lưỡi đẩy hoặc xương hàm dưới kém phát
triển khi răng mọc không gặp nhau dễ tạo khớp cắn sâu. Tuy nhiên khớp cắn
này chỉ là tạm thời nó có thể được sửa chữa khi các răng vĩnh viễn thay thế.
1.1.1.2. Giai đoạn từ 2,5 đến 6 tuổi
Là giai đoạn ổn định của bộ răng sữa và đây cũng là giai đoạn có ý nghĩa
quan trọng đối với sự mọc và phát triển của các răng vĩnh viễn thay thế [10].
Lúc 3 tuổi, tất cả các răng sữa đã được hoàn tất (kín cuống), thân RHL thứ
nhất đã phát triển đầy đủ và chân răng đang được thành lập.
Giữa 3- 6 tuổi các răng vĩnh viễn tiếp tục phát triển nhất là các răng cửa,
từ 5-6 tuổi, ngay trước khi các răng sữa bắt đầu rụng đi là giai đoạn có nhiều
răng trên cung hàm nhất. Các răng vĩnh viễn đang phát triển sẽ dịch chuyển
gần hơn về phía bờ trên xương ổ răng, cuống các chân răng sữa bắt đầu tiêu,
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất bắt đầu chuẩn bị mọc. Sự tác động lẫn nhau
của phức hợp nhiều lực lên cung hàm có tác dụng duy trì sự ổn định của cung
hàm. Giảm chiều dài cung răng do sâu, do mất sớm răng sữa có thể gây ra sai
khớp cắn do các răng thiếu chỗ mọc [41].


4

1.1.1.3. Giai đoạn 6-10 tuổi

Giữa 6-7 tuổi, răng hàm lớn thứ nhất mọc lên, đây là răng vĩnh viễn đầu
tiên mọc qua lợi và khoang miệng. Các răng cửa giữa sữa rụng đi và răng
vĩnh viễn thay thế chúng bắt đầu mọc lên và trạm khớp với răng cửa đối diện,
thường là răng cửa giữa hàm dưới mọc trước, sau đó mới đến răng cửa giữa
hàm trên. Khoảng thời gian 7-8 tuổi là rất quan trọng đối với sự phát triển của
hàm răng. Liệu có đủ chỗ cho các răng hay không? Do đó việc khám định kỳ
là rất quan trọng.
Từ 7-8 tuổi các răng cửa bên hàm dưới mọc. Răng cửa bên hàm trên mọc
sau đó 1 năm. Nếu không có đủ chỗ cho răng này, thời gian mọc sẽ bị chậm
lại, răng sẽ bị mọc lệch vào trong hoặc xoay. Nếu chậm trễ răng cửa bên sẽ
mọc về phía hàm ếch và gây nên khớp cắn ngược với răng cửa dưới.
Khoảng 9-10 tuổi, tất cả các răng vĩnh viễn trừ răng hàm lớn thứ ba đã
được hình thành xong phần thân răng và lắng đọng canxi. Trong thời gian này,
cuống răng nanh sữa răng hàm sữa bắt đầu tiêu, tổng kích thước theo chiều
gần xa của răng nanh sữa, răng hàm sữa thứ nhất, thứ hai lớn hơn tổng kích
thước gần xa của răng nanh vĩnh viễn, răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai khoáng
1.7mm ở hàm dưới, 0.9mm ở hàm trên mỗi bên.
Khoảng sẵn có không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quá trình
mọc của các răng vĩnh viễn và sự tiêu của các răng nanh sữa. Bệnh thiểu năng
tuyến giáp cũng làm các chân răng sữa tiêu bất thường, chậm mọc răng, răng
sữa tồn tại lâu trên cung hàm, hình dạng răng bất thường, các rối loạn ở lợi.
Bất thường áp lực cơ, do yếu tố di truyền, do thói quen mút môi, mút ngón
tay, đẩy lưỡi cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ răng.
1.1.1.4. Giai đoạn 10-12 tuổi
Đây là giai đoạn răng hỗn hợp muộn và là giai đoạn hàm răng hỗn hợp
chuyển sang răng vĩnh viễn.


5


Răng nanh sữa và răng hàm sữa thứ nhất hàm dưới thường rụng cùng
lúc, ngay sau đó là răng hàm sữa thứ nhất hàm trên. Thông thường ở hàm
dưới, răng nanh vĩnh viễn mọc trước răng hàm nhỏ thứ nhất và thứ hai. Ở hàm
trên răng hàm nhỏ thứ nhất mọc trước, sau đó đến răng hàm nhỏ thứ hai và
răng nanh. Một quy tắc quan trọng là duy trì sự thay răng tương xứng ở hai
bên cung hàm.
Sau khi răng hàm sữa thứ hai rụng, xảy ra sự điều chỉnh khớp cắn của
răng hàm lớn thứ nhất. Múi ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên cắn
khớp với rãnh giữa ngoài của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới và khuynh
hướng khớp cắn loại II ở hàm răng sữa và răng hỗn hợp sẽ không còn tồn tại
nữa. Ở giai đoạn này những biện pháp chỉnh nha dự phòng rất có hiệu quả, có
thể ngăn ngừa được sự lệch lạc khớp cắn sau này.
Răng hàm lớn thứ hai thường mọc ngay sau răng hàm nhỏ thứ hai một
thời gian ngắn. Tuy nhiên theo Hurme, có thể răng hàm lớn thứ hai mọc trước
răng hàm nhỏ thứ hai trong 17% trường hợp. Khi đó, răng hàm lớn thứ nhất có
thể bị nghiêng về phía gần, hiện tượng này càng trầm trọng hơn nếu ở bệnh nhân
bị mất sớm răng hàm sữa thứ hai. Do đó, tương quan răng hàm lớn thứ nhất càng
sai lệch nhiều hơn, răng hàm nhỏ thứ hai sẽ bị mọc chậm hoặc mọc lệch về phía
lưỡi, thậm chí có thể bị kẹt hoàn toàn không mọc được.
Tóm tắt thời kỳ mọc và thứ tự mọc của răng vĩnh viễn:
Việc thành lập bộ răng vĩnh viễn gắn liền với sự tồn tại của của bộ răng
sữa trước đó, thời gian diễn ra sự rụng răng sữa và mọc răng vĩnh viễn có thể
kéo dài từ 5 - 6 tuổi đến 11 - 12 tuổi.


6

Bảng 1.1. Thời kỳ mọc răng vĩnh viễn [7].
Răng số
Hàm trên

(tuổi)
Hàm dưới
(tuổi)

1

2

3

4

5

6

7

7-8

8-9

11-12 10-11

11-12

6-7

12-13


6-7

7-8

9-11

11-12

6-7

11-13

10-11

8
17-21 Nam
18-25 Nữ
17-21

Bảng 1.2. Thứ tự mọc răng vĩnh viễn (Mc Donal RE & AveryPor) [29].
Số thứ tự

1

2

3

4


5

6

7

8

a

6

1

2

4

5

3

7

8

b

6


1

2

4

3

5

7

8

a

1

6

2

4

3

5

7


8

b
1
6
(a: Thường xảy ra; b: Đôi khi)

2

3

4

5

7

8

răng mọc
Hàm trên
Hàm dưới

1.1.2. Sự thay đổi cung hàm trong quá trình thay răng sữa sang răng vĩnh viễn
1.1.2.1. Sự thay đổi theo chiều gần xa
Sự thay đổi khi răng cửa sữa thay bằng răng cửa vĩnh viễn. Do thay đổi
kích thước giữa răng sữa và răng vĩnh viễn dẫn đến những thay đổi về tình
trạng răng, khớp cắn nhiều nhất. Sự biến đổi chiều hướng mọc răng, sự loại
bỏ khe hở giữa các răng, sự mòn răng theo thời gian và ảnh hưởng của cơ
trong giai đoạn từ 6 - 12 tuổi có nhiều thay đổi nhất. Sau 12 tuổi thường rắt ít

biến đổi, gần như là ổn định [22].


7

Bảng 1.3. Kích thước gần xa răng sữa và răng vĩnh viễn (Moyers - 1976) [22].
Nam
Nữ
Răng
Răng
Răng
Chênh Răng
Chênh
vĩnh
vĩnh
sữa
lệch
sữa
lệch
viễn
viễn
(mm)
(mm)
(mm)
(mm)
(mm)
(mm)
Răng cửa giữa
6,4
8,9

2,5
6,5
8,7
2,2
Răng cửa bên
5,3
6,9
1,6
5,3
6,8
1,5
Hàm
Răng nanh
6,8
8,0
1,2
6,6
7,5
0,9
trên
Răng số 4
6,7
6,8
0,1
6,6
6,6
0,0
Răng số 5
8,8
6,7

-2,1
8,7
6,5
-2,2
Răng cửa giữa
4,1
5,5
1,4
4,1
5,5
1,4
Răng cửa bên
4,6
6,0
1,4
4,7
5,9
1,2
Hàm
Răng nanh
5,8
7,0
1,2
5,8
6,6
0,8
dưới
Răng số 4
7,8
6,9

-0,9
7,7
6,8
-0,9
Răng số 5
9,9
7,2
-2,7
9,7
7,1
-2,6
Kích thước của các răng vĩnh viễn (trừ răng hàm sữa thứ hai hàm trên và
răng hàm sữa thứ nhất, thứ hai hàm dưới) ngược lại, đều lớn hơn kích thước
răng sữa mà nó sẽ thay thế.
Bảng 1.4. Sự khác biệt về kích thước răng sữa và
răng vĩnh viễn (Meyers - 1976) [22].

Hàm
trên
Hàm
dưới

Răng vĩnh viễn
Răng sữa
Chênh lệch
Răng vĩnh viễn
Răng sữa
Chênh lệch

Răng cửa

(mm)
31,6
23,4
8,2
23,0
17,4
5,6

Răng nanh/răng
hàm nhỏ (mm)
43,0
44,6
-1,6
42,2
47,0
-4,8

Tổng (mm)
74,6
68,0
6,6
65,2
64,4
0,8

Qua bảng trên ta thấy rằng để chứa đủ bốn răng cửa vĩnh viễn (31,6mm)
thay cho bốn răng cửa sữa (23,4mm) cung răng hàm trên phải dài thêm
(8,2mm). Tương tự với hàm dưới cung răng phải dài thêm (5,6mm) để chứa
bốn răng cửa vĩnh viễn (23,0mm) thay cho bốn răng cửa sữa(17,4mm).



8

Để bù lại sự thiếu hụt đó có 4 hiện tượng ở cung xương hàm xảy ra.
Hiện tượng 1: Có khe giữa các răng cửa. Khe thừa từ khi răng cửa sữa
mọc tới thời điểm ngay trước khi răng cửa vĩnh viễn mọc thay thế tăng lên
5mm ở hàm trên và 3mm ở hàm dưới.
Nếu không có khoảng giữa các răng cửa sữa thì răng cửa vĩnh viễn sẽ
khấp khểnh, ngược lại nếu có khoảng giữa các răng cửa sữa thì răng cửa vĩnh
viễn sẽ không hoặc bớt bị khấp khểnh.
Hiện tượng 2: Sự tăng chiều rộng cung răng tại vùng răng nanh (trung
bình khoảng 2mm) và trong quá trình lớn lên, răng mọc hướng lên trên và ngả
ra phía trước. Khác biệt giữa hàm trên với hàm dưới (hàm trên tăng rộng
nhiều hơn hàm dưới); giữa nam với nữ (nam tăng rộng nhiều hơn nữ).
Hiện tượng 3: Sự ngả môi của răng cửa vĩnh viễn (tăng dài cung răng 1 –
2 mm ở hàm trên và 1,3mm ở hàm dưới .
Hiện tượng 4: Khe simiens ở mỗi bên hàm, hàm trên khe trước răng nanh sữa;
hàm dưới khe sau răng nanh sữa dịch chuyển nhẹ ra phía sau tại vùng simiens.
Nếu có khe simiens thì tình trạng khấp khểnh răng cửa vĩnh viễn sẽ được
cải thiện hơn.
Nếu không có khe simiens thì tình trạng khấp khểnh răng cửa vĩnh viễn
sẽ phụ thuộc vào ba hiện tượng trên [23],[24].
1.1.2.2. Sự thay đổi khi thay răng nanh, răng hàm
Ta đã biết khoảng “leewayspace” là khoảng chênh lệch vì kích thước gần
xa của các răng hàm sữa lớn hơn so với răng hàm nhỏ vĩnh viễn, giá trị
khoảng này trung bình ở hàm trên bằng 1,5mm; hàm dưới bằng 2,5mm ở mỗi
bên hàm, vì thế nói chung sự thay thế diễn ra là dễ dàng.
Nếu răng hàm sữa thứ hai mất sớm thì răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất
di về gần và khoảng “leeway” sẽ bị chiếm dẫn tới chiều dài và chu vi cung
răng bị giảm, khi đó tình trạng khấp khểnh răng trong cung có nguy cơ tăng.



9

Trật tự mọc răng trong giai đoạn này cũng rất quan trọng, nếu thứ tự mọc là 5,
4, 3 thì răng nanh sẽ thiếu chỗ mọc. Nếu thứ tự mọc 3, 4, 5 thì răng nanh sẽ có
sự lệch lạc tạm thời 0,5mm ở hàm trên và 1,1mm ở hàm dưới (vì răng 3, 4
vĩnh viễn có kích thước lớn hơn răng 3, 4 sữa) [23].
1.1.2.3. Sự thay đổi cung hàm theo chiều ngang
Từ lúc sinh tới lúc 2 tuổi khoảng cách giữa hai răng cửa tăng 5mm ở hàm
trên và 3 mm ở hàm dưới. Lúc 12 tuổi khoảng cách tăng thêm 5mm và không
thay đổi từ đó. Vùng răng hàm lúc mọc răng sữa đến lúc 12 tuổi tăng 0,5mm
hàm trên và 2mm hàm dưới.
1.1.2.4. Sự thay đổi cung hàm theo chiều đứng
Từ răng sữa đến răng vĩnh viễn được thực hiện bởi xương ổ răng và sự
mọc răng.
1.1.3. Sự thay đổi của khớp cắn
Mặt phẳng tận cùng giữa hai răng hàm sữa thứ hai hàm trên và hàm sữa
thứ hai hàm dưới và ảnh hưởng của nó đến vị trí và loại khớp cắn khi mọc
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất (răng 6).
Nếu mặt phẳng tận cùng hình bậc thang thì quan hệ lớn vĩnh viễn thứ
nhất sẽ là quan hệ khớp cắn sai loại II hoặc đầu chạm đầu.
Nếu mặt phẳng tận cùng là một đường thẳng thì quan hệ răng 6 sẽ là
quan hệ đầu chạm đầu hoặc quan hệ khớp cắn sai loại I. Nếu mặt phẳng tận
cùng là hình bậc thang ngược thì quan hệ răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất sẽ
là khớp cắn sai loại III.
Khi răng dịch chuyển trước và sau trong quá trình nhai có thể gây nên
mòn mặt tiếp xúc và mòn khớp cắn dẫn đến làm giảm độ rộng của răng chiều
trước sau kết quả làm giảm chu vi cung hàm 5-10mm hoặc hơn sau khi hoàn
chỉnh mọc răng vĩnh viễn ở tuổi thiếu niên. Khấp khểnh nhẹ của răng cửa

dưới có hướng tăng, nếu giai đoạn đầu răng sắp sếp tốt hoặc khấp khểnh nhẹ


10

ban đầu sẽ trở lên xấu hơn. Sự thay đổi này xuất hiện sớm từ 17-18 hoặc
muộn hơn đến năm 20 tuổi. ở trẻ em khi hai hàm cắn lại thì tất cả các răng
hàm trên trừ răng hàm sữa thứ hai đều cắn khớp với hai răng đối diện ở răng
hàm dưới cũng vậy trừ răng cửa dưới.
Khi phân tích số đo chu vi cung răng người ta thấy có sự giảm, thực tế
khi trẻ có bộ răng hỗn hợp. Do chu vi từ mặt gần răng cối vĩnh viễn thứ nhất
giảm đi khoảng 4mm so với chu vi đo từ mặt xa răng cối sữa thứ hai, ở thời
điểm này sự phát triển khác nhau của xương hàm dưới so với xương hàm trên
đóng vai trò quan trọng đối với sự dịch chuyển khớp cắn, xương hàm dưới
phát triển nhiều về phía sau hơn xương hàm trên và khớp cắn biến động nhiều
nhất vào thời kỳ cuối của bộ răng hỗn hợp [4].
Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất mọc dựa theo chân xa của răng hàm
sữa thứ hai. Tùy vào bình diện tiếp xúc của răng hàm sữa thứ hai hàm trên và
hàm dưới mà nó sẽ có tương quan răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất khác nhau.
Khớp cắn răng sữa tương đương khớp cắn loại I gọi là bước gần, tức là
mặt phẳng phía xa của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới ở về phía
gần so với răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên.
Khớp cắn răng sữa tương đương khớp cắn loại II được gọi là bước xa tức
là mặt phẳng phía xa của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới ở về phía
xa của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên.
Khớp cắn loại III hiếm khi nhìn thấy ở hàm răng sữa vì hướng phát triển
sọ mặt thông thường ở giai đoạn này thì xương hàm dưới luôn ở phía sau
xương hàm trên.
Khi răng hàm sữa thứ hai mất thì răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất có xu
hướng di chuyển về phía gần vào khoảng Leeway nhưng răng hàm lớn vĩnh

viễn thứ nhất dưới di chuyển vào khoảng Leeway nhiều hơn răng hàm lớn
vĩnh viễn thứ nhất hàm trên. Chính sự di chuyển này tạo nên tương quan khớp


×