Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

NGHIÊN cứu xử TRÍ u xơ tử CUNG TRONG mổ lấy THAI tại BỆNH VIỆN PHỤ sản TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.04 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HOÀNG ĐỨC HIỂN

NGHI£N CøU Xö TRÝ U X¥ Tö CUNG TRONG
Mæ LÊY THAI T¹I BÖNH VIÖN PHô S¶N TRUNG
¦¥NG
Chuyên ngành

: Sản Phụ Khoa

Mã số

: 60 72 0131

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Vũ Bá Quyết


HÀ NỘI – 2018
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ và những chân tình của quý thầy
cô, nhà trường, cơ quan, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
- Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Phụ


Sản Trường Đại học Y Hà Nội
- Đảng ủy, Ban giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng nghiên cứu
khoa học, Phòng lưu trữ hồ sơ Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
- Đảng ủy, Ban giám đốc, Khoa Sản thường – Sơ sinh Bệnh viện Phụ
Sản Hải Dương
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
- PGS.TS. Vũ Bá Quyết – người Thầy đã dìu dắt, hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
- GS.TS. Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y Tế, Chủ nhiệm Bộ môn
Phụ Sản Trường Đại học Y Hà Nội, đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- Các Phó giáo sư, Tiến sỹ trong Hội đồng thông qua đề cương và Hội
đồng bảo vệ luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bố mẹ, anh chị em,
người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động
viên, chia sẻ khó khăn với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2018


Hoàng Đức Hiển

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Hoàng Đức Hiển, Học viên cao học khóa 25 trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Sản Phụ Khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS. Vũ Bá Quyết.

2. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày

06 tháng

9

Tác giả luận văn

Hoàng Đức Hiển

năm 2018


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LNMTC

: lạc nội mạc tử cung

MLT:

: mổ lấy thai

PP

: phương pháp

PT


: phẫu thuật

SS

: sơ sinh

TC

: tử cung

TG

: thời gian

TH

: trường hợp

UXTC

: u xơ tử cung


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Giải phẫu tử cung...................................................................................3
1.1.1. Giải phẫu tử cung khi không có thai...............................................3
1.1.2. Thay đổi giải phẫu và sinh lý tử cung khi có thai...........................4

1.2. U xơ tử cung...........................................................................................6
1.2.1. Định nghĩa u xơ tử cung..................................................................6
1.2.2. Dịch tễ học......................................................................................6
1.2.3. Giải phẫu bệnh................................................................................6
1.2.4. Cơ chế bệnh sinh.............................................................................7
1.2.5. Phân loại u xơ tử cung.....................................................................7
1.2.6. Tiến triển và biến chứng..................................................................8
1.3. U xơ tử cung và thai nghén....................................................................9
1.3.1. Tỉ lệ u xơ tử cung và thai nghén......................................................9
1.3.2. Triệu chứng lâm sàng của khối u xơ tử cung trong thai kì..............9
1.3.3. Ảnh hưởng của u xơ tử cung lên thai nghén.................................10
1.3.4. Ảnh hưởng của thai nghén lên u xơ tử cung.................................13
1.3.5. Chẩn đoán u xơ tử cung trong thai kì............................................15
1.4. Điều trị u xơ tử cung và thai nghén......................................................16
1.4.1. Trong thời kì mang thai.................................................................16
1.4.2. Khi thai đủ tháng và trong chuyển dạ...........................................17
1.5. Tình hình nghiên cứu về u xơ tử cung và thai nghén...........................20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............21
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................21
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................21
2.2. Địa điểm nghiên cứu............................................................................21
2.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................21


2.4. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................21
2.5. Cỡ mẫu.................................................................................................21
2.6. Phương pháp chọn mẫu........................................................................21
2.7. Biến số nghiên cứu...............................................................................21
2.8. Kĩ thuật và công cụ thu thập số liệu.....................................................25

2.9. Quy trình thu thập số liệu.....................................................................25
2.10. Sai số và khống chế sai số..................................................................25
2.11. Quản lý và phân tích số liệu...............................................................25
2.12. Đạo đức trong nghiên cứu..................................................................26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................27
3.1.Đặc điểm chung.....................................................................................27
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các sản phụ có u xơ tử cung
được mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương........................27
3.3. Xử trí u xơ tử cung trong mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương.......41
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................51
4.1.Đặc điểm chung.....................................................................................51
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các sản phụ có UXTC..........51
4.2.1.Đặc điểm sản phụ...........................................................................51
4.2.2. Đặc điểm về thai và phần phụ của thai..........................................54
4.2.3. Đặc điểm UXTC...........................................................................57
4.2.4. Chỉ định mổ lấy thai......................................................................60
4.3. Xử trí UXTC trong mổ lấy thai............................................................62
4.3.1. Các phương pháp xử trí UXTC.....................................................62
4.3.2. Các yếu tố liên quan đến phương pháp xử trí UXTC trong mổ lấy thai
.......................................................................................................65
4.3.3 Thời gian phẫu thuật và hậu phẫu..................................................68
4.3.4. Các biện pháp tăng co và biến chứng............................................69
KẾT LUẬN....................................................................................................73
KIẾN NGHỊ...................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỉ lệ sản phụ mổ lấy thai có UXTC................................................27

Bảng 3.2. Tỉ lệ UXTC theo tuổi và số lần đẻ..................................................27
Bảng 3.3. Đặc điểm tuổi thai lúc mổ...............................................................28
Bảng 3.4. Đặc điểm ngôi thai..........................................................................28
Bảng 3.5. Vị trí bánh rau.................................................................................29
Bảng 3.6. Đặc điểm nước ối............................................................................29
Bảng 3.7. Xét nghiệm hemoglobin máu..........................................................29
Bảng 3.8. Chỉ định phẫu thuật lấy thai............................................................30
Bảng 3.9. Cân nặng sơ sinh.............................................................................30
Bảng 3.10. Vị trí u xơ tử cung.........................................................................31
Bảng 3.11. Số lượng u xơ tử cung...................................................................32
Bảng 3.12. Kích thước u xơ tử cung...............................................................32
Bảng 3.13.Kết quả giải phẫu bệnh..................................................................32
Bảng 3.14. Liên quan giữa vị trí UXTC và tuổi thai.......................................33
Bảng 3.15. Liên quan giữa số lượng UXTC và tuổi thai................................34
Bảng 3.16. Liên quan giữa kích thước UXTC với tuổi thai............................34
Bảng 3.17. Liên quan giữa vị trí UXTC và ngôi thai......................................35
Bảng 3.18. Liên quan giữa số lượng UXTC và ngôi thai................................35
Bảng 3.19. Liên quan kích thước UXTC và ngôi thai.....................................36
Bảng 3.20. Liên quan giữa vị trí UXTCvà vị trí bánh rau..............................36
Bảng 3.21. Liên quan số lượng UXTC và vị trí bánh rau...............................37
Bảng 3.22. Liên quan kích thước UXTC và vị trí bánh rau............................37
Bảng 3.23. Liên quan vị trí UXTC và lượng nước ối.....................................38
Bảng 3.24. Liên quan số lượng UXTC và lượng nước ối...............................38


Bảng 3.25. Liên quan kích thước UXTC và lượng nước ối............................39
Bảng 3.26. Liên quan vị trí UXTC vàcân nặng sơ sinh..................................39
Bảng 3.27. Liên quan số lượng UXTC và cân nặngsơ sinh............................40
Bảng 3.28. Liên quan giữa kích thước UXTC và cân nặng sơ sinh................40
Bảng3.29. Các phương pháp xử trí UXTC trong mổ lấy thai.........................41

Bảng 3.30. Tỉ lệ thắt động mạch tử cung trong mổ.........................................41
Bảng 3.31. Tỉ lệ thắt động mạch tử cung ở các phương pháp xử trí UXTC...42
Bảng 3.32. Thời gian phẫu thuật.....................................................................42
Bảng 3.33. Liên quan giữa tuổi sản phụ và phương pháp xử trí UXTC.........43
Bảng 3.34. Liên quan giữa số lần đẻ và phương pháp xử trí UXTC...............43
Bảng 3.35. Liên quan giữa vị trí UXTC và phương pháp xử trí.....................44
Bảng 3.36. Liên quan giữa số lượng UXTC và phương pháp xử trí...............45
Bảng 3.37. Liên quan giữa kích thước UXTC và phương pháp xử trí............45
Bảng 3.38. Liên quan giữa phương pháp xử trí UXTC và truyền máu...........46
Bảng 3.39. Liên quan giữa vị trí UXTC và truyền máu..................................46
Bảng 3.40. Liên quan giữa kích thước UXTC và truyền máu........................47
Bảng 3.41. Liên quan số lượng UXTC và truyền máu....................................47
Bảng 3.42. Liên quan PP xử trí UXTC và thời gian phẫu thuật......................48
Bảng 3.43. Thời gian hậu phẫu trung bình của các phương pháp xử trí UXTC.....48
Bảng 3.44. Thuốc tăng co sử dụng..................................................................49
Bảng 3.45. Liên quan PP xử trí UXTC và sử dụngthuốc tăng co...................49
Bảng 3.46. Biến chứng....................................................................................50
Bảng 3.47. Tỉ lệ sốt sau mổ ở các phương pháp xử trí u xơ tử cung..............50


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

U xơ tử cung là khối u lành tính xuất phát từ cơ tử cung, thường gặp ở phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chiếm tỉ lệ 20 – 30% [1],[2]. Số lượng, vị trí, kích
thước u xơ tử cung thay đổi tùy từng trường hợp khác nhau. Bệnh có thể diễn
biến âm thầm không triệu chứng hoặc có các biến chứng như rong kinh rong
huyết... gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cũng như ảnh hưởng đến khả
năng sinh sản của phụ nữ.

Ảnh hưởng của u xơ tử cung lên thai nghén và tác động của thai nghén đến u
xơ tử cung là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Các nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ u xơ tử cung trong thai kì thay đổi tùy thuộc vào thời
điểm đánh giá và kích thước u xơ, có thể lên tới 10,7% [3], thậm chí còn cao hơn
nữa vì một số trường hợp thai phụ có u xơ tử cung không được quản lý thai nghén.
U xơ tử cung có thể không gây ra bất kì biến chứng nào trong suốt thời kì thai
nghén, nhưng cũng có thể gây nên nhiều ảnh hưởng khác nhau đến quá trình mang
thai, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. U xơ tử cung
có thể gây hiếm muộn hoặc vô sinh, gây sảy thai, đẻ non, thai chậm phát triển, thai
dị dạng, ngôi bất thường, rau bong non...Trong chuyển dạ, u xơ tử cung có thể gây
chuyển dạ bất thường, chuyển dạ kéo dài, rối loạn cơn co tử cung, trở thành khối u
tiền đạo cản trở đường ra của thai nhi; hoặc làm cho rau bị cầm tù, tử cung co hồi
kém, đờ tử cung, băng huyết sau đẻ...Ngược lại, quá trình thai nghén cũng có những
tác động lên khối u như làm tăng kích thước khối u, khối u xơ có thể bị xoắn, bị
thiếu máu nuôi dưỡng gây thoái hóa hoại tử hoặc bị chèn ép gây đau...
Trong chuyển dạ, tỉ lệ bắt gặp u xơ tử cung khá cao, cũng làm gia tăng chỉ
định mổ lấy thai. Sự có mặt của u xơ tử cung trong mổ lấy thai có thể gây nên
những bất lợi như tử cung co hồi kém dẫn đến chảy máu, đôi khi gây khó khăn cho
phẫu thuật viên trong việc xử trí và theo dõi hậu phẫu. Việc xử trí u xơ tử cung
trong mổ lấy thai tùy thuộc vào số lượng, vị trí, kích thước khối u, tình trạng và
nguyện vọng của bệnh nhân, khả năng và kinh nghiệm của phẫu thuật viên, gây mê
hồi sức và các trang thiết bị máy móc, thuốc men...


2

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhiều tác giả đã nghiên cứu về u xơ tử cung
và thai nghén, song chưa có sự thống nhất trong việc xử trí khối u. Nhằm góp phần làm
sáng tỏ việc xử trí u xơ tử cung trong mổ lấy thai như thế nào cho hợp lý, an toàn, hiệu
quả, tránh được những rủi ro, tai biến có thể gặp phải trong phẫu thuật cũng như theo

dõi hậu phẫu, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xử trí u xơ tử cung trong mổ
lấy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương”, với hai mục tiêu sau:
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các sản phụ có u xơ tử cung
được mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương từ 1/ 2015 đến 12/ 2017.

2.

Nhận xét xử trí u xơ tử cung trong mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung
Ương từ 1/2015 đến 12/ 2017.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu tử cung
1.1.1. Giải phẫu tử cung khi không có thai
Tử cung là một cơ quan rỗng, thành dày chủ yếu do lớp cơ tạo nên. Kích thước
trung bình: cao 6 - 7 cm, rộng 4 - 4,5 cm, dày 2 cm. Tử cung nặng trung bình 40 50 g ở người chưa sinh đẻ, khoảng 50 - 70 g ở người đã sinh đẻ.
-Vị trí: tử cung nằm trong chậu hông bé, giữa bàng quang và trực tràng, nó
thông với các vòi tử cung ở trên và liên tiếp với âm đạo ở dưới.
-Hướng: Tư thế bình thường của tử cung là gấp trước và ngả trước.
-Hình thể ngoài:
Tử cung được chia thành hai phần là thân tử cung tạo nên 2/3 trên và 1/3 dưới hẹp
hơn có hình trụ là cổ tử cung. Ranh giới giữa hai phần là một chỗ thắt lại ngang mức lỗ
trong giải phẫu. Phần lồi tròn của thân ở trên chỗ đi vào của các vòi tử cung là đáy tử cung.
Thân tử cung: có kích thước khoảng 4 cm chiều cao và 4,5 cm chiều rộng. Hai
góc bên được gọi là sừng tử cung. Thân tử cung có hai bờ bên và hai mặt là mặt

bàng quang và mặt ruột. Mặt bàng quang áp vào mặt trên bàng quang được phúc
mạc phủ. Phúc mạc phủ mặt này tới ngang eo tử cung thì lật lên phủ bàng quang tạo
nên nếp bàng quang - tử cung. Mặt ruột hướng lên trên và ra sau, liên quan với đại
tràng sigma, các quai ruột non và trực tràng. Phúc mạc phủ mặt này còn kéo dài qua
cổ tử cung tới phần ba trên âm đạo rồi lật lên phủ mặt trước trực tràng tạo nên túi
cùng tử cung - trực tràng (túi cùng Douglas).
Đáy tử cung hướng ra trước, phúc mạc phủ đáy liên tiếp với phúc mạc của các
mặt tử cung.
Các bờ bên tử cung là nơi phúc mạc tử cung liên tiếp với dây chằng rộng:
động mạch tử cung chạy ở dọc bờ bên, giữa hai lá dây chằng rộng. Ở đầu trên của
bờ bên, vòi tử cung đi vào thân tử cung và điểm tiếp nối được gọi là sừng tử cung.
Ở sau dưới của sừng là chỗ bám của dây chằng riêng buồng trứng và ở trước dưới là
chỗ bám của dây chằng tròn.


4

Cổ tử cung dài khoảng 2,5 cm và rộng nhất ở giữa. Âm đạo bám quanh cổ tử
cung chia nó thành hai phần: phần trên âm đạo và phần dưới âm đạo. Đoạn 1/3 trên
của cổ tử cung là đoạn thắt hẹp và được gọi là eo tử cung. Phần trên âm đạo của cổ
tử cung được vây quanh bởi mô cận cổ tử cung (là mô liên kết), và được ngăn cách
với bàng quang bởi mô liên kết. Động mạch tử cung bắt chéo trước niệu quản ở
cách cổ tử cung khoảng 1,5 cm. Phần âm đạo của cổ tử cung như một đĩa lồi nhô
vào âm đạo (còn gọi mõm cá mè), với một lỗ ở giữa gọi là lỗ ngoài cổ tử cung. Ở
phụ nữ chưa đẻ, lỗ ngoài tròn, nhưng sau khi sinh nó là một khe ngang nằm giữa
các môi trước và môi sau. Lỗ ngoài thông âm đạo với ống cổ tử cung [4],[5].
- Cấu tạo:
Thành tử cung gồm ba lớp, từ ngoài vào trong là:
Lớp phúc mạc gồm lớp thanh mạc và tấm dưới thanh mạc.
Lớp cơ: gồm ba tầng cơ, tầng cơ dọc ở ngoài, tầng cơ vòng ở trong và tầng

giữa là tầng cơ rối.
Lớp niêm mạc dày mỏng theo giai đoạn của chu kì kinh nguyệt [4],[5].
1.1.2. Thay đổi giải phẫu và sinh lý tử cung khi có thai
o Thay đổi ở thân tử cung:
Thân tử cung là bộ phận thay đổi nhiều nhất trong khi có thai và trong chuyển
dạ đẻ. Trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung và niêm mạc tử cung biến đổi thành ngoại
sản mạc. Tại đây hình thành bánh rau, màng rau, buồng ối để chứa thai ở trong.
Trong chuyển dạ, tử cung thay đổi dần để tạo thành ống đẻ cho thai ra. Để đáp ứng
các yêu cầu đó, thân tử cung thay đổi về kích thước, vị trí và tính chất [6].
-Trọng lượng: Khi chưa có thai, tử cung nặng khoảng 50 - 60 g. Sau khi sổ
thai và rau ra ngoài, tử cung nặng trung bình 1000g [6].
- Dung tích:
Khi chưa có thai, buồng tử cung có dung tích 2 - 4 ml. Khi có thai, dung tích
buồng tử cung tăng lên tới 4000 - 5000 ml. Khi chưa có thai, buồng tử cung đo
được trung bình 7 cm (6 - 8 cm). Vào cuối thai kì, buồng tử cung lên tới 32 cm [6].


5

- Hình thể:
Trong ba tháng đầu, tử cung có hình tròn. Vào ba tháng giữa, tử cung có hình
trứng. Trong ba tháng cuối, hình thể tử cung phụ thuộc vào tư thế thai nhi. Tử
cung hình trứng nếu thai nằm dọc. Nếu thai nằm ngang thì tử cung sẽ bè ngang [6].
- Vị trí:
Khi chưa có thai, tử cung nằm ở đáy chậu, trong tiểu khung. Khi có thai, tử
cung lớn lên và tiến vào ổ bụng. Khi tử cung lên cao, nó kéo giãn căng các dây
chằng rộng và dây chằng tròn [6].
- Cấu tạo:
+ Phúc mạc: Ở thân tử cung, phúc mạc dính chặt vào lớp cơ. Khi có thai,
phúc mạc phì đại và giãn ra theo lớp cơ tử cung [6].

+ Cơ tử cung: gồm ba lớp: lớp ngoài là lớp cơ dọc. Lớp trong là lớp cơ
vòng. Giữa hai lớp cơ này có lớp cơ đan hay lớp cơ chéo (cơ rối). Lớp cơ này dày
nhất và phát triển mạnh nhất trong khi có thai. Trong lớp cơ này có nhiều mạch
máu. Sau khi sổ rau, lớp cơ này co chặt lại để tạo thành khối an toàn, thít chặt các
mạch máu, để cầm máu [6].
+ Niêm mạc tử cung khi có thai biến đổi thành ngoại sản mạc, gồm ba
phần: ngoại sản mạc trứng, ngoại sản mạc tử cung và phần phát triển mạnh nhất là
ngoại sản mạc tử cung rau [6].
- Mật độ:
Khi có thai, tử cung mềm, giảm trương lực, các mạch máu tăng sinh, các sợi
cơ phì đại và ngấm nước [6].
- Khả năng co bóp và co rút:
Trong khi có thai, khả năng co bóp và co rút của tử cung tăng lên rất lớn. Thể
tích tử cung có thể co lại còn 2/3, đang từ mềm toàn bộ thành co chắc lại [6].
o Thay đổi ở eo tử cung:
- Phúc mạc lỏng lẻo, dễ bóc tách. Khi có thai, đoạn dưới được thành lập và
phúc mạc cũng giãn dần ra [6].


6

- Lớp cơ: chỉ có hai lớp, cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài. Khi có thai, eo tử
cung giãn rộng dần, dài và mỏng ra tạo thành đoạn dưới tử cung. Đến cuối cuộc
chuyển dạ đẻ, đoạn dưới tử cung dài khoảng 10 cm. Đoạn dưới tử cung được thành
lập dần trong suốt thời kì thai nghén, nhưng chỉ hoàn toàn hình thành khi có chuyển
dạ. Ở người con so, đoạn dưới được thành lập từ đầu tháng thứ chín. Ở người con
rạ, đoạn dưới thành lập vào giai đoạn đầu của cuộc chuyển dạ [6].
o Thay đổi ở cổ tử cung:
Khi có thai, cổ tử cung mềm ra. Khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung xóa và mở [6].
1.2. U xơ tử cung

1.2.1. Định nghĩa u xơ tử cung
U xơ tử cung còn gọi là u cơ trơn tử cung, u xơ cơ tử cung, là khối u lành tính
phát triển từ cơ tử cung [2],[7],[8].
Đây là khối u rất hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi hoạt động tình dục. Cơ chế
bệnh sinh còn chưa rõ ràng nên cho đến nay vẫn chưa có điều trị căn nguyên [1],[7].
1.2.2. Dịch tễ học
U xơ tử cung thường gặp ở lứa tuổi sinh đẻ chiếm 20- 30% [1],[2].
Tỉ lệ gặp ở người da đen cao gấp 3- 9 lần so với người da trắng [1].
Người ta phát hiện u xơ tử cung ở quanh tuổi 40 [1].
Có 3% số trường hợp bị u xơ tử cung ngay ở tuổi 20 [1].
1.2.3. Giải phẫu bệnh
1.2.3.1. Đại thể
U xơ tử cung là một khối u lành tính của cơ trơn, tròn chắc, màu trắng xám. U
xơ có thể có một hay nhiều u, thể tích thay đổi từ bé bằng hạt thóc đến rất to, hàng
chục cm đường kính. Khối u không có vỏ rõ ràng, chỉ có một lớp tổ chức liên kết
lỏng lẻo chung quanh [1],[8],[9].
1.2.3.2. Vi thể
U xơ cơ gồm những bó sợi cơ đan chằng chịt vào nhau thật chắc chắn. Giữa
các bó cơ có vài tế bào của tổ chức liên kết [8],[9].


7

1.2.4. Cơ chế bệnh sinh
Người ta chưa biết chính xác bệnh căn của u xơ [1],[7].
U xơ tử cung là biểu hiện cường estrogen tại chỗ [7],[9]. Người ta dựa vào các
lý lẽ sau:
- Không có u xơ trước tuổi dậy thì.
- U xơ ổn định hay teo đi sau mãn kinh, sau cắt bỏ hai buồng trứng.
- U xơ to lên đột ngột trong lúc có thai và bé đi sau khi kết thúc thai nghén.

- U xơ to lên khi điều trị bằng estroprogestatif.
- U xơ to lên sau mãn kinh nếu điều trị bằng estrogen.
- Niêm mạc tử cung của người bị u xơ cho thấy có cường estrogen, thông
thường có quá sản niêm mạc tử cung gây rong kinh rong huyết.
Tuy nhiên cho đến nay, người ta vẫn chưa thấy có bằng chứng tăng thụ cảm
estrogen ở cơ tử cung.
- Giả thuyết hormon tăng trưởng có liên quan tới sự phát triển của u xơ tử
cung đã bị bác bỏ bởi những nghiên cứu miễn dịch phóng xạ của HGH (Human
growth Hormon) ở phụ nữ có thai và bệnh nhân có uống estrogen. Nhưng người ta
suy đoán rằng, u xơ tử cung phát triển ở phụ nữ mang thai có liên quan tới những
hoạt động đồng vận của estrogen và HPL (human Placental Lactogence) [1].
- Thuyết virus: Virus u nhú ở người (HPV) có thể gây ra khối u tổ chức liên
kết ở chuột thực nghiệm [9].
- Thuyết di truyền: người ta tìm thấy có các rối loạn nhiễm sắc thể 6, 7, 10, 11,
14 trong tế bào khối u [10].
1.2.5. Phân loại u xơ tử cung
- Dựa vào vị trí u xơ so với thành tử cung, chia làm ba loại:
+ U xơ dưới niêm mạc: chiếm khoảng 5% [8], là những u xơ có nguồn gốc
từ lớp cơ nhưng phát triển dần vào buồng tử cung, đội lớp niêm mạc lên. U xơ có
thể có cuống dài ở trong khoang buồng tử cung, có thể thò ra ngoài cổ tử cung.
+ U trong cơ: phát sinh từ lớp cơ tử cung, nằm trong bề dày lớp cơ, có thể
có cuống dài hay nằm lọt vào giữa 2 lớp phúc mạc dây chằng rộng [8].


8

+ U xơ dưới thanh mạc: hay u xơ dưới phúc mạc, phát triển từ cơ tử cung ra
phía thanh mạc, có thể là u có cuống [1].
- Dựa vào vị trí giải phẫu của tử cung, u xơ tử cung được chia ba loại:
+ U xơ ở thân tử cung thường gặp nhất chiếm 96% [7].

+ U xơ ở eo tử cung chiếm 1% [7].
+ U xơ ở cổ tử cung chiếm 3%, hầu hết là ở trên âm đạo, đẩy lùi các thành
phần cạnh cổ tử cung, rất hiếm gặp u xơ ở trong âm đạo [7].
1.2.6. Tiến triển và biến chứng
U xơ tử cung có thể tiến triển theo nhiều dạng khác nhau. Kích thước u xơ có
thể thay đổi [8].
- U xơ to lên, chèn ép [8].
U xơ to lên là tiến triển thường gặp nhất. U có thể vượt quá tiểu khung, phát
triển vào ổ bụng. U to quá nên trở thành có cuống có thể bị xoắn. Khối u có thể nằm
trong tiểu khung, nhưng chèn ép vào trực tràng ở sau gây táo bón, đau khi đại tiện,
chèn ép bàng quang gây tiểu nhiều lần, tiểu khó, thậm chí bí tiểu; chèn ép niệu quản
gây ứ nước thận; chèn ép dạ dày ruột có thể gây ra các rối loạn tiêu hóa; u xơ có thể
kẹt trong tiểu khung gây đè ép vào các động tĩnh mạch chậu...U xơ có thể to lên khi
có thai, nhỏ đi sau mãn kinh...[7],[9].
- Ra máu bất thường
Ra máu là một dấu hiệu và biến chứng hay gặp, do quá sản niêm mạc tử cung
vì mất cân bằng estroprogestatif hoặc teo niêm mạc, do chèn ép cơ học của u xơ
dưới niêm mạc gây viêm loét, nhiễm khuẩn, viêm niêm mạc tử cung chảy máu. Ra
máu thường dưới dạng rong kinh rong huyết, cường kinh, thống kinh...[7],[9].
- Thoái hóa:
U xơ có thể bị thoái hóa mà thoái hóa kính là hay gặp nhất. U xơ có thể bị hoại
tử vô khuẩn do rối loạn tuần hoàn trong u, thiếu máu u. U xơ có thể bị canxi hóa,
đôi khi bị thoái hóa nang, thoái hóa kính rồi bị nang hóa chứa dịch. Thoái hóa ác
tính thành sarcoma là rất ngoại lệ (khoảng 0,2%) [1],[7],[8],[9].
- Nhiễm khuẩn:
Biến chứng nhiễm khuẩn gặp chủ yếu ở u xơ dưới niêm mạc: viêm niêm mạc
tử cung, hoại tử nhiễm khuẩn khi bị lòi qua cổ tử cung [7],[8],[9].


9


1.3. U xơ tử cung và thai nghén
1.3.1. Tỉ lệ u xơ tử cung và thai nghén
Tỉ lệ u xơ tử cung và thai nghén thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào thời điểm
đánh giá và kích thước u xơ, có thể lên tới 10,7% [3]. Trên thực tế, tỉ lệ này còn cao
hơn nữa vì nhiều trường hợp u xơ tử cung không có triệu chứng nên không được
phát hiện ở những phụ nữ không được quản lí thai nghén.
Tỉ lệ u xơ tử cung và thai nghén tăng theo tuổi của bệnh nhân [11],[12].
Tỉ lệ u xơ tử cung trong thai kì cũng thay đổi theo chủng tộc. Tỉ lệ u xơ tử
cung tăng theo tuổi và cao hơn ở phụ nữ Mỹ gốc Phi so với phụ nữ da trắng hoặc
gốc Tây Ban Nha [3]. Theo Day Bair D, tỉ lệ ở người da đen cao gấp 3 – 4 lần ở
người da trắng [13].
- U xơ tử cung và số lần có thai sinh đẻ
Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng, nguy cơ u xơ tử cung giảm đi khi số lần
sinh đẻ tăng lên [14],[15],[16]. Koike T và cộng sự thấy rằng nguy cơ mắc u xơ tử
cung giảm đi khi số lần có thai tăng lên và thai nghén là một yếu tố làm u xơ tử
cung khó phát triển [16]. Nhiều tác giả coi thai nghén là yếu tố bảo vệ chống lại
nguy cơ mắc u xơ tử cung.
1.3.2. Triệu chứng lâm sàng của khối u xơ tử cung trong thai kì
Thường u xơ tử cung ít gây triệu chứng lâm sàng trong thai kì. Một số trường
hợp có thể gây đau bụng, cảm giác nặng bụng hoặc ra huyết âm đạo.
Trong nghiên cứu của Lolis DE và cộng sự (2003) trên 622 trường hợp có u xơ khi
mang thai có 97,4% trường hợp không gây triệu chứng lâm sàng [17].
Triệu chứng lâm sàng do u xơ tử cung gây ra trong thai kì thường gặp nhất là
đau bụng [18],[19],[20],[21]– triệu chứng này thường xuất hiện ở những thai kì có
kích thước u xơ > 5 cm. Triệu chứng đau bụng thường xuất hiện đơn độc, tuy nhiên
trong một số ít trường hợp có thể kèm theo các dấu hiệu khác như sốt nhẹ, buồn nôn và
nôn, đôi khi xét nghiệm thấy bạch cầu tăng. Thời điểm thường xuất hiện triệu chứng lâm
sàng là giai đoạn cuối của ba tháng đầu thai kì và giai đoạn đầu của ba tháng giữa thai kì,
thường là do u xơ phát triển nhanh [18],[19].



10

Nguyên nhân các u xơ gây đau có thể do các mạch máu nuôi khối u xơ bị tắc
nghẽn hoặc u xơ bị hoại tử [18].
Đôi khi u xơ tử cung gây chảy máu trong thời kì mang thai [20].
1.3.3. Ảnh hưởng của u xơ tử cung lên thai nghén
- Trước khi có thai
Hiếm muộn: do thay đổi ở lớp nội mạc tử cung không thuận lợi cho sự làm tổ
của trứng thụ tinh, hoặc do u gây một trở ngại cơ học (chèn ép, gập vòi trứng hoặc
bít cổ tử cung) [8].
U xơ chỉ kèm với 2 – 3% trường hợp vô sinh [8]. Sau khi bóc u xơ thì thấy tỉ
lệ có thai chưa loại trừ các yếu tố vô sinh khác là 57%, và tỉ lệ có thai khi đã loại trừ
các yếu tố vô sinh khác là 61% [8]. Nguyên nhân là: do rối loạn co thắt của cơ tử
cung, rối loạn mạch máu nội mạc tử cung khu trú, viêm nội mạc tử cung, tiết các
chất vận mạch, hoặc môi trường nội tiết androgen nồng độ cao tại nội mạc tử cung.
Những nhân xơ dưới niêm mạc hoặc nhân xơ lớn hơn 5 cm và những nhân xơ gần
cổ tử cung hoặc lỗ tai vòi rất có thể làm giảm khả năng sinh sản [8].
Theo nghiên cứu của Parker W.H thì 24% bệnh nhân mổ u xơ tử cung có tiền
sử vô sinh [22]. Hasan F và cộng sự nghiên cứu 60 trường hợp có u xơ tử cung
trong thai kì, tiền sử vô sinh là 43% [23].
- Trong thai kì
Phần lớn các khối u xơ tử cung không gây triệu chứng, chỉ khoảng 10 – 30% khối
u gây nên biến chứng ảnh hưởng lên thai nghén [24]. Hay gặp nhất là những cơn đau
bụng, thường xảy ra với những khối u trên 5 cm trong quý 2 và 3 của thai kì [18],[24],
[25]. Đau bụng trong thời kì đầu mang thai có thể là do u xơ tử cung [49].
U xơ tử cung có thể gây sảy thai [24],[26], sảy thai liên tiếp [8] do lớp nội mạc
tử cung không phát triển đầy đủ, do buồng tử cung bị chèn ép, không phát triển to ra
được. Sảy thai trên tử cung có u xơ thường gây chảy máu nhiều vì dễ có sót rau và

tử cung không co hồi được [8].
U xơ dưới niêm mạc có thể ảnh hưởng đến sự làm tổ và phát triển của thai. U
xơ dạng trong cơ tử cung thì ít ảnh hưởng hơn trừ khi khối u xơ to lên làm biến


11

dạng lòng tử cung. U xơ dưới thanh mạc hoặc vùng đáy tử cung thì ít biến chứng
nhất [18]. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Lev- Joaff AS và cộng sự, u xơ trong cơ
thường gây sảy thai sớm hơn [27].
Đa số trường hợp sảy thai thường xuất hiện ở những tử cung có nhiều u xơ.
Nguyên nhân thực sự chưa rõ ràng. Một số giả thuyết cho rằng: u xơ có thể cản trở
sự làm tổ và phát triển bình thường của vòng tuần hoàn tử cung rau, những u xơ lớn
có thể đè ép vào nội mạc tử cung làm nội mạc tử cung bị thiểu sản hoặc hoại tử dẫn
đến tình trạng sảy thai. Sự lớn quá nhanh của u xơ có thể có hoại tử hay không, dẫn
đến sự co bóp của tử cung hoặc bánh rau tiết ra các chất xúc tác làm bánh rau bong
tróc dẫn đến sảy thai tự nhiên [18].
Theo Parker W.H, tần số sảy thai tự nhiên thay đổi từ 4 – 8,5% [22]. Theo
Benson và cộng sự, tỉ lệ sảy thai là 14% [28]. Nghiên cứu của Klatsky PC và cộng
sự (2008), tỉ lệ này là 20,4% [26].
U xơ tử cung có thể gây sinh non [8],[18],[29],[30],[31],[32], thường xuất hiện
trên những trường hợp nhiều u xơ, hoặc vị trí rau bám trên khối u [26]. Những
trường hợp u xơ > 5 cm dễ sinh non hơn các trường hợp khác [33].
U xơ tử cung gây ngôi bất thường, dễ gặp các ngôi đầu cúi không tốt, ngôi
mông, ngôi vai [7],[8],[18],[30],[33]. U xơ tử cung to có thể làm biến dạng lòng tử
cung gây ngôi bất thường. Nguy cơ ngôi bất thường ở những trường hợp có u xơ
tăng so với tử cung không có u [18]. Nghiên cứu của Stout và cộng sự (2010) thấy tỉ
lệ ngôi mông tăng ở những trường hợp có u xơ [33]. Tử cung có nhiều u xơ, u xơ
nằm ở vị trí rau bám hoặc u xơ nằm ở đoạn dưới hoặc kích thước u xơ to là yếu tố
thuận lợi dẫn đến ngôi bất thường [18].

Bất thường vị trí rau bám: rau tiền đạo, rau bong non [7], [8], [18] ,[30], [33],
[34]. U xơ tử cung dưới niêm mạc, u xơ tại vị trí rau bám và u xơ to > 7 cm liên
quan đến nguy cơ cao rau bong non [18].
U xơ tử cung có thể làm cho thai chậm phát triển trong tử cung trong trường
hợp u xơ to gây giảm lượng máu đến rau [7],[26],[32]. Các u xơ dưới niêm mạc làm
tăng nguy cơ thai chậm phát triển trong tử cung (14%) [35].


12

Thai chết trong tử cung: tỉ lệ thai chết trong tử cung ở những người có u xơ tử
cung không tăng hơn so với những trường hợp không có u xơ tử cung. Theo Hee
Joong Lee, có 1,8% trường hợp thai chết trong tử cung ở người bị u xơ tử cung [34],
theo nghiên cứu Coronado GD, tỉ lệ này là 2,95% [36].
Thai dị dạng: hiếm gặp, một số báo cáo cho thấy một số trường hợp thai dị
dạng ở những tử cung có u xơ to như dị dạng ở tay chân, dị dạng đầu thai nhi [18],
[37].
- Trong chuyển dạ
Chuyển dạ bất thường, chuyển dạ thường kéo dài và khó khăn do những rối
loạn về cơn co [7],[8],[29]. U xơ tử cung trong cơ có thể làm giảm cường độ cơn co
hoặc gián đoạn cơn co tử cung [32]. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những trường hợp
có u xơ tử cung, tỉ lệ bất thường trong chuyển dạ tăng [32],[34]. Những u xơ to nằm ở
vị trí tiền đạo làm cho ngôi bình chỉnh không tốt và có thể cản trở cuộc sinh đường
âm đạo [8],[29].
Tỉ lệ mổ lấy thai ở nhóm có u xơ tử cung cao hơn nhóm không có u xơ [11],
[15],[26],[28],[32],[38]. Nguyên nhân có thể là ngôi bất thường, chuyển dạ bất
thường, chuyển dạ ngừng tiến triển hoặc rau bong non...u xơ nằm trong đoạn dưới
đi kèm với mổ lấy thai cao hơn [27].
Nghiên cứu của Benson CB và cộng sự thấy tỉ lệ mổ lấy thai ở các trường hợp
có u xơ tử cung là 38% [28], nghiên cứu của Wittich AC và cộng sự, tỉ lệ mổ lấy

thai là 73% [21]. Nghiên cứu của Vergani P và cộng sự (1994), tỉ lệ mổ lấy thai
tăng, nhưng không có sự khác biệt ở những trường hợp nhiều u xơ với nhóm 1 u xơ
tử cung. Trường hợp u xơ có đường kính > 5 cm, tỉ lệ mổ lấy thai tăng [32]. Trường
hợp u xơ tử cung lớn, tỉ lệ sinh mổ lớn hơn trước khi bắt đầu chuyển dạ, nhưng
không tăng trong chuyển dạ [39].
- Thời kì sổ rau
Rau bị cầm tù: thường xảy ra với những u xơ nằm ở đoạn dưới tử cung [40].
Dễ có băng huyết do sót rau hoặc tử cung co hồi kém, đờ tử cung [3],[7], [8],
[26],[29],[34].


13

Băng huyết sau sinh thường gặp ở những trường hợp u có kích thước > 3 cm,
bánh rau bám trên u xơ hoặc mổ lấy thai [18].
Vì vậy, nên bóc rau, kiểm soát tử cung và dùng thuốc tăng co để làm giảm
chảy máu trong và sau đẻ ở những sản phụ có u xơ tử cung [8],[29]. Người thầy
thuốc phải chủ động theo dõi, xử trí kịp thời đề phòng biến chứng chảy máu.
- Trong thời kì hậu sản
Phần lớn các u xơ to lên trong lúc mang thai sẽ nhỏ dần lại, nhưng cũng có thể
có những biến chứng như nhiễm khuẩn, nhất là các u xơ dưới niêm mạc, biến chứng
xoắn u xơ dưới phúc mạc có cuống do ổ bụng rỗng đột ngột hoặc các biến chứng
thuyên tắc mạch máu [7],[8].
Theo nghiên cứu của Aydeniz B và cộng sự, các u xơ tử cung dưới thanh mạc
không ảnh hưởng đến quá trình mang thai, phương thức sinh con hoặc giai đoạn sau
sinh [35].
1.3.4. Ảnh hưởng của thai nghén lên u xơ tử cung
Trong lúc có thai, u xơ tử cung có thể có những biến đổi về mật độ, kích
thước. Những thay đổi này là do sự thay đổi nồng độ nội tiết trong thai kì.
U xơ cơ tử cung sẽ mềm đi nhiều trong thai kì [8],[29]. Do đó, u xơ cơ có thể

bị ép dẹp lại. Đây là một yếu tố thuận lợi cho cuộc chuyển dạ trong trường hợp u
nằm thấp trong tiểu khung.
Kích thước của u xơ tử cung sẽ to ra trong lúc có thai, do sự tăng sinh các sợi
cơ, kể cả mô cơ bình thường ở thành tử cung. Vì thế có những trường hợp u xơ tử
cung chỉ được phát hiện lúc mang thai. Sau thời kì hậu sản, u xơ tử cung sẽ teo nhỏ
lại [3],[8].
Khi có thai, cơ thể sản phụ tiết ra estrogene và progesteron, ảnh hưởng đến sự
phát triển của khối u xơ, về mặt lý thuyết, khối u xơ sẽ tăng kích thước khi có thai.
Đa số các nghiên cứu thực hiện siêu âm đánh giá khối u xơ trong suốt thai kì cho
thấy có sự gia tăng kích thước khối u xơ, nhưng trong một số nghiên cứu cho thấy
kích thước u xơ nhỏ lại trong thai kì. Đa số các u xơ phát triển nhiều trong ba tháng
đầu hơn là ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kì. Những u xơ có kích thước to > 5
cm thường phát triển nhanh, những u xơ nhỏ hơn thường không phát triển hoặc phát
triển chậm [18].


14

Nghiên cứu của Rosati P và cộng sự, thấy tăng khối lượng u xơ tử cung trong
suốt thai kì ở 31,6% trường hợp, sự thay đổi khối lượng có ý nghĩa thống kê ở ba tháng
đầu và ba tháng cuối: sự gia tăng lớn nhất xảy ra trước tuần thứ 10 của thai kì [41].
Aharoni A và cộng sự nghiên cứu 32 u xơ tử cung trên 29 phụ nữ mang thai
được siêu âm, 78% không có sự gia tăng kích thước khối u, 22% tăng không quá
25% khối lượng ban đầu; sau sinh 6 tuần kích thước khối u xơ không có sự khác
biệt đáng kể so với thời kì mang thai [42].
Lev-Joaff AS và cộng sự, nghiên cứu 113 bệnh nhân thấy trong ba tháng giữa,
u xơ nhỏ tăng kích thước, u xơ lớn giảm kích thước. Trong ba tháng cuối sự giảm
kích thước được ghi lại bất kể kích thước ban đầu của u xơ [27].
Trong thai kì, u xơ tử cung có thể thay đổi vị trí: u xơ ở thân tử cung có thể bị
đẩy lên trên ổ bụng, u xơ dưới phúc mạc có cuống có thể bị đẩy lên cao trên ổ bụng

hoặc chui vào túi cùng Douglas và dễ bị xoắn hoặc kẹt trong túi cùng [8].
Ngoài ra, có thể có những biến chứng xảy ra trong thai kì [8]:
Đau bụng nhẹ từng cơn, do u lớn nhanh hoặc có xuất huyết nhẹ trong u.
Hoại tử vô khuẩn [29], thường xảy ra ở các u nằm trong cơ tử cung, do tắc
nghẽn một mạch máu nuôi u, hoặc do u xơ bị chèn ép không to ra được bên trong
một lớp vỏ ít dãn nở. Khi đó u xơ cơ trở nên đỏ sậm và có những vùng hóa gelatine.
U xơ cơ bị hoại sinh không gây hoặc ít khi gây các biểu hiện lâm sàng. Đôi khi có
những triệu chứng như đau bụng, sốt. Diễn tiến thường tốt, các triệu chứng mất dần
sau điều trị nội khoa.
Các biến chứng khác ít gặp [8]:
Xuất huyết trong u hoặc xuất huyết vào ổ bụng.
Xoắn u xơ cơ có cuống hoặc xoắn cả tử cung có u xơ.
Biến chứng tiết niệu thường là do bàng quang bị kéo lên cao theo tử cung.
Nhiễm khuẩn hoại tử do vi khuẩn hiếm khí trong thời kì hậu sản, hiếm xảy ra
nhưng thường rất nặng, có thể dẫn tới hoại thư.


15

1.3.5. Chẩn đoán u xơ tử cung trong thai kì
Chẩn đoán u xơ tử cung kèm với có thai tương đối dễ nếu sản phụ đã biết có u
xơ tử cung trước đó hoặc có thai sau khi được mổ bóc nhân xơ tử cung [8]. Tuy
nhiên, việc chẩn đoán lâm sàng u xơ tử cung có thể gặp một số khó khăn vì nhiều
trường hợp u xơ tử cung không có triệu chứng lâm sàng, tử cung mang thai to dần
lên theo tuổi thai gây trở ngại cho việc thăm khám lâm sàng.
Theo Muram D và cộng sự (1980), trong thai kì có khoảng 42% khối u xơ tử
cung được phát hiện qua thăm khám lâm sàng. Hầu hết các trường hợp chẩn đoán
lâm sàng khi u lớn. Khối u kích thước 3 – 5 cm, tỉ lệ phát hiện trên khám thực thể là
12,5% [43].
Một phương pháp cận lâm sàng quan trọng giúp chẩn đoán u xơ tử cung là siêu

âm. Siêu âm được thực hiện qua đường bụng hoặc đường âm đạo, giúp chẩn đoán u xơ
tử cung và theo dõi sự phát triển của thai, đặc điểm của thai và phần phụ của thai (bánh
rau, nước ối, dây rau), cũng như phát hiện các bất thường của thai nghén như dọa sảy
thai, sảy thai, dọa đẻ non, đẻ non, thai chết lưu, thai dị dạng, thai chậm phát triển, thiểu
ối, đa ối, rau tiền đạo, rau bong non...
Trong ba tháng đầu, u xơ tử cung có thể được phát hiện dựa vào thăm khám
lâm sàng và siêu âm. Hình ảnh siêu âm là hình ảnh túi thai trong buồng tử cung và
khối u xơ tử cung là một hoặc nhiều khối âm vang khác cơ tử cung. Siêu âm giúp
cho việc theo dõi những thay đổi cấu trúc, kích thước, mật độ và sự thoái hóa khối
u. Hầu hết các trường hợp u xơ tử cung có kích thước nhỏ, không có triệu chứng,
mà chỉ phát hiện bằng siêu âm.
Ngoài ra, trên lâm sàng, cần phải phân biệt u xơ tử cung có thai với u buồng
trứng hoặc có thai trên tử cung đôi [8].
Cuối thai kì có thể chẩn đoán nhầm một u xơ tử cung nằm trong hố chậu với
một cực thai đã lọt. Nếu u xơ đã được biết từ trước thì ở cuối thai kì cần theo dõi,
phát hiện các biến chứng [8].
Trong chuyển dạ, nếu thấy ngôi cao, không lọt, nhất là khi ngôi nằm lệch một bên,
cần phải nghĩ đến có u xơ tử cung gây trở ngại tiền đạo hay không [8].


16

Theo nghiên cứu của Phạm Trọng Thuật, có 18,9% u xơ tử cung được phát hiện
trước khi có thai, 46,1% được phát hiện trong thai kì, 16,5% phát hiện u xơ trong
chuyển dạ, trong mổ lấy thai là 13,1% và 5,3% trong thời kì sau đẻ, sau mổ [38].
Nghiên cứu của Nhữ Thu Hòa, u xơ được phát hiện chủ yếu trong thai kì
74,9%, trước khi có thai là 11,1%, trong mổ trong đẻ là 14% [44].
1.4. Điều trị u xơ tử cung và thai nghén
1.4.1. Trong thời kì mang thai
Nguyên tắc căn bản là theo dõi, chỉ can thiệp trong trường hợp bất đắc dĩ.

Quản lý thai chặt chẽ, thăm khám định kì và theo dõi tình trạng khối u trên siêu âm.
Phòng ngừa sảy thai, sinh non bằng cách nghỉ ngơi nhiều, thuốc chống co bóp tử
cung hoặc progesterone [8].
Nếu bị sẩy thai, cần nạo kiểm tra buồng tử cung để tránh sót rau. Nếu có biến
chứng hoại tử vô khuẩn, chỉ cần điều trị bằng nội khoa (nghỉ ngơi, chườm lạnh,
giảm co, giảm đau, kháng sinh và corticoid là đủ) [7],[8].
U xơ tử cung có thể gây đau nhiều làm sản phụ cần nhập viện và dùng thuốc
giảm đau và acetaminophen được khuyến cáo là thuốc đầu tay để giảm đau. Opioid
liều thông thường và kháng viêm không steroid cũng có thể dùng để giảm đau.
Trong một vài nghiên cứu cho thấy nếu dùng nhóm opioid ở ba tháng đầu thai kì có
thể gây thai dị dạng, tuy nhiên các bằng chứng chưa rõ ràng. Có thể dùng Ibuprofen
để giảm đau [20]. Indomethacine là một loại thuốc cũng có hiệu quả giảm đau, liều
dùng là 25 mg, uống mỗi 6 giờ trong 48 giờ. Tuy nhiên cần thận trọng khi dùng vì
nguy cơ đóng sớm ống động mạch, tăng áp phổi thai, thiểu ối,..., thuốc này chỉ nên
dùng khi thai dưới 32 tuần [18].
Chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp bắt buộc như: u tăng nhanh kích
thước và gây đau nhiều, biến chứng hoại sinh, điều trị nội khoa không kết quả, biến
chứng xoắn u xơ có cuống [8].
Bóc u xơ trong thai kì: vì có nhiều nguy cơ trong và sau khi phẫu thuật bóc u
xơ tử cung khi có thai như xuất huyết nhiều đôi khi dẫn đến cắt tử cung, vỡ tử cung,
sẩy thai hoặc sinh non nên cần tránh phẫu thuật bóc u xơ tử cung dạng trong cơ [8].
Một số tác giả cho rằng có thể tiến hành bóc u xơ tử cung ở những trường hợp có
thai trên những sản phụ được lựa chọn cẩn thận [17],[21],[45],[46],[47].


17

Lolis De và cộng sự (2003) báo cáo 13 trường hợp cần phải phẫu thuật vì đau
và không đáp ứng với thuốc kháng viêm không steroid. Tỉ lệ thành công là 92%
(12/13 ca) và thai kì kết thúc bình thường [17].

Nghiên cứu của De Carolis S và cộng sự, 18 trường hợp trải qua phẫu thuật cắt
bỏ u xơ giữa tuần thứ 6 và tuần thứ 24 của thai kì, kết quả 1 trường hợp mất dấu, 1
trường hợp sảy thai, còn lại 16 trường hợp sinh con khỏe mạnh trong tuổi thai 36 –
41 tuần (14 ca mổ lấy thai, 2 ca đẻ đường âm đạo) [46].
1.4.2. Khi thai đủ tháng và trong chuyển dạ
Đa số sản phụ có u xơ tử cung có thể theo dõi sinh đường âm đạo thành công.
Nếu u xơ tử cung không gây cản trở tiền đạo có thể theo dõi sinh đường âm đạo.
Trong lúc sổ rau nên tiến hành bóc rau nhân tạo và kiểm soát tử cung để thăm dò số
lượng, vị trí u và cho tăng co (oxytocin) đề phòng băng huyết sau sổ rau. Trong thời
kì hậu sản, phải dự phòng nhiễm trùng và viêm tắc mạch bằng thuốc kháng sinh và
chống đông [7],[8].
Nghiên cứu của Qidwai GI và cộng sự (2006), phụ nữ có u xơ tử cung ≥ 10
cm, tỉ lệ sinh đường âm đạo là 70% [30].
Chỉ định mổ lấy thai tương đối rộng rãi. U xơ tử cung ở phụ nữ có thai là một
yếu tố nguy cơ gây đẻ khó, làm tăng tỉ lệ mổ lấy thai [7],[8].
Một số chỉ định mổ lấy thai do u xơ tử cung hoặc u xơ tử cung kết hợp với
một hay nhiều yếu tố đẻ khó:
U xơ tử cung trở thành u tiền đạo.
U xơ tử cung to.
Nhiều u xơ tử cung.
U xơ tử cung kèm ngôi bất thường, rau tiền đạo, chuyển dạ ngừng tiến triển...Nếu
có bất thường dù là nhỏ trong theo dõi chuyển dạ thì chỉ định mổ lấy thai [7].
Theo nghiên cứu của Phạm Trọng Thuật (2008), tỉ lệ mổ lấy thai là 84% các
trường hợp thai đủ tháng có u xơ tử cung [38]; nghiên cứu của Nhữ Thu Hòa, tỉ lệ
mổ lấy thai là 95,2% [44].


×