Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.59 KB, 8 trang )

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP THPT NĂM 2018
MÔN: ĐỊA LÍ

CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG
TÍNH TOÀN CẦU

GV báo cáo: ………………
Trường: …………………

……………………….


BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Liệt kê và trình bày được một số vấn đề toàn cầu của thế giới hiện nay.
- Biết và giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, các vấn đề về dân số và hệ quả của nó.
- Thiết lập được mối liên hệ nguyên nhân – kết quả của các vấn đề về môi trường toàn cầu.
- Chỉ ra các nguy cơ đe dọa hòa bình của nhân loại.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích được các bảng số liệu về dân số và liên hệ thực tế.
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, so sánh và hợp tác nhóm.
- Biết sử dụng các phương tiện CNTT và truyền thông để thu thập và xử lí số liệu.
3. Thái độ
- Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, bảo vệ hoà bình và chống nguy cơ chiến
tranh.
- Nhận thức được: để giải quyết các vấn đề toàn cầu phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn


nhân loại.
- Có ý thức trách nhiệm của công dân đối với các vấn đề toàn cầu và sẵn sàng hành động bảo
vệ môi trường, hòa bình.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng ảnh, hình vẽ,
video; năng lực thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin địa lí.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Cập nhật số liệu thống kê bảng 3.1, 3.2 trang 13,14.
- Các tin và hình ảnh thời sự về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới.
- Phiếu học tập.
- Hình 3 sách giáo khoa phóng to.
- Máy tính và các phương tiện khác.
2. Đối với học sinh
Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (3 phút)
a) Giáo viên (GV) yêu cầu học sinh (HS) toàn lớp tham gia trong vòng 1 phút viết lên giấy các
từ khóa (Dùng tính từ, danh từ, động từ, danh động từ) ngắn gọn để mô tả về các vấn đề thế


giới hiện nay mà bản thân biết. Trên cơ sở đó, chọn một từ khóa thể hiện vấn đề mình quan
tâm nhất, có hiểu biết hoặc mong muốn tìm hiểu nhất.
b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
c) GV gọi đại diện một số HS đọc to từ khóa trước lớp, giải thích vì sao đó là vấn đề mình
quan tâm nhất? Gv có thể đặt một số câu hỏi phỏng vấn ngắn.
d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào nội dung bài

học. Thế giới hiện nay đang có những biến động không ngừng, nhiều xu thế đang diễn ra, tạo
cho nhân loại những vận hội, nhưng cũng nhiều thách thức mới. Đó là những thách thức gì?
Tại sao chúng lại mang tính toàn cầu? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội trên toàn thế giới và trong từng nước. Đó là nội dung chúng ta cần tìm hiểu
trong bài học hôm nay:
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dân số (10 phút)
1. Mục tiêu
- Giải thích được hiện tượng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số
ở các nước phát triển.
- Biết và giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm
nước đang phát triển, nêu hậu quả.
- Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích được các bảng số liệu về dân số và liên
hệ thực tế.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng bảng số liệu thống kê, sử dụng các hình ảnh.
- Thảo luận cặp đôi.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
a) Gv giao nhiệm vụ cho học sinh
Đọc nội dung SGK trang 13, 14, phân tích bảng
số liệu thống kê bảng 3.1 và 3.2 (đã cập nhật)
sau đó giao nhiệm vụ:
- Các nhóm 1,2: Bùng nổ dân số và hậu quả
(Phân tích bảng 3.1)
+ So sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của
nhóm nước đang phát triển với nhóm nước
phát triển và toàn thế giới.
+ Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì
về mặt kinh tế - xã hội và môi trường?
- Các nhóm 3, 4: Già hóa dân số và hậu quả

(Phân tích bảng 3.2)
+ So sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của
mỗi nhóm nước phát triển với nhóm nước đang

Nội dung chính
I. Dân số.
1. Bùng nổ dân số.
a. Biểu hiện
- Dân số thế giới tăng nhanh, năm 2005 là
6477 triệu người đến năm 2015, dân số thế
giới tăng lên 7346 triệu người.
- Sự bùng nổ dân số thế giới hiện nay chủ
yếu ở các nước đang phát triển (80% số dân,
95% số dân tăng hàng năm của thế giới)
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua các thời kì giảm
mạnh ở nhóm nước phát triển và chậm ở
nhóm nước đang phát triển.
- Chênh lệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa 2
nhóm nước ngày càng lớn.
b. Hậu quả


phát triển
+ Dân số già hóa dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh
tế - xã hội?

Vấn đề

Bùng nổ dân số


Già hóa dân số

Dân số tăng nhanh gây sức ép lớn đối với tài
nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất
lượng cuộc sống.
c. Biện pháp
- Giảm tỉ lệ sinh.
- Xuất khẩu lao động.
2. Già hoá dân số.
Dân số thế giới ngày càng già đi.
a. Biểu hiện
Tỉ lệ dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ trên
65 tuổi ngày càng cao, tuổi thọ ngày càng
tăng.
b. Hậu quả
- Thiếu lao động.
- Chi phí phúc lợi cho người già lớn.
c. Biện pháp
- Khuyến khích sinh đẻ.
- Khuyến khích lao động nhập cư.

Biểu
hiện
Hậu quả
Giải
pháp
HS thực hiện theo nhóm, thời gian 3 phút.
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu
thấy cần thiết.
b) Hs thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá

nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo
GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều
chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối
tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo
luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo
cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác
lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d) Gv chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả
thực hiện của HS.
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
+ Tại sao dân số đông tăng nhanh sẽ gây sức
ép lớn đối với môi trường và tài nguyên?
+ Để giải quyết vấn đề môi trường ở các nước
đông dân chúng ta cần làm gì?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về môi trường (20 phút)
1. Mục tiêu
- Liệt kê được các vấn đề môi trường toàn cầu, nhận biết biểu hiện của các vấn đề đó.
- Thiết lập mối quan hệ nguyên nhân – kết quả của các vấn đề môi trường toàn cầu.
- Sẵn sàng hành động để chung tay bảo vệ môi trường. Cam kết thay đổi hành vi của bản
thân góp phần bảo vệ môi trường địa phương.
- Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích vấn đề về môi trường và liên hệ thực tế.
2. Phương thức
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; sử dụng các hình ảnh, video trực quan.
- Thảo luận nhóm.
3. Tổ chức hoạt động


Hoạt động của giáo viên và học sinh

Chuyển ý: Dưới áp lực ngày càng lớn của gia
tăng dân số và sự tăng trưởng hoạt động kinh
tế, môi trường toàn cầu ngày càng bị ô nhiễm
và suy thoái nặng nề, gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng.
- GV đưa ra một số hình ảnh giúp HS nhận diện
các vấn đề môi trường toàn cầu.
a) GV giao nhiệm vụ cho học sinh
GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho
các nhóm. (Phần này đã được phân công
chuẩn bị từ nhà)
Nhóm 1: Tìm hiểu vấn đề biến đổi khí hậu toàn
cầu.
Nhóm 2: Tìm hiểu vấn đề suy giảm tầng ôdôn.
Nhóm 3: Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm nguồn nước
ngọt, biển và đại dương.
Nhóm 4: Tìm hiểu vấn đề suy giảm đa dạng
sinh vật.
Dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân, trao đổi và
hoàn thành phiếu học tập dưới đây theo nhiệm vụ đã
phân công:

Vấn
đề Hiện Nguyên Hậu Giải
môi trường trạng nhân
quả
pháp
Biến đổi
khí
hậu

toàn cầu
Suy giảm
tầng ô dôn
Ô nhiễm
biển và đại
dương
Suy giảm
đa
dạng
sinh học
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá
nhân ở nhà, sau đó trao đổi cặp đôi hoặc nhóm
và chuẩn bị báo cáo GV trước lớp, trao đổi với
cả lớp về kết quả thực hiện.
Đối với thực hiện nhiệm vụ ở nhà, GV định

Nội dung chính
II. Môi trường
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu
a. Hiện trạng
- Trái Đất nóng lên.
- Mưa axit.
b. Nguyên nhân
- Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển 
hiệu ứng nhà kính.
- Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt  mưa
axit.
c. Hậu quả
- Băng tan
- Mực nước biển dâng  ngập nước một số

vùng đất thấp.
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt và sản
xuất.
d. Giải pháp
- Cắt giảm lượng CO2, SO2, NO2, CH4 trong
sản xuất và sinh hoạt.
- Sử dụng tiết kiệm năng lượng và các tài
nguyên khác.
- Bảo vệ môi trường, trồng cây xanh.
2. Suy giảm tầng ô dôn
a. Hiện trạng
Tầng ô dôn bị thủng, lỗ thủng ngày càng lớn.
b. Nguyên nhân
Khí thải CFCs từ hoạt động công nghiệp và
sinh hoạt.
c. Hậu quả
Ảnh hưởng đến sức khỏe, mùa màng, sinh
vật thủy sinh.
d. Giải pháp
Cắt giảm lượng CFCs trong sản xuất và sinh
hoạt.
3. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại
dương
a. Hiện trạng
- Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt.


thời gian để đôn đốc và gợi ý cho HS cách trình
bày sản phẩm (bài trình chiếu, vẽ hình, sơ đồ
hóa).

c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo
luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo
cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác
lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d) Gv chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả
thực hiện của HS. Chú ý đánh giá quá trình để
tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
+ Vận dụng kiến thức môn vật lí: Hãy cho biết
hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân của hiện
tượng này.
+ Vận dụng kiến thức môn Hóa học để giải
thích hiện tượng mưa axit.
+ Vận dụng kiến thức môn sinh học giải thích
tại sao phải trồng nhiều cây xanh và bảo vệ
rừng.
+ Vận dụng kiến thức môn Hóa Học giải thích
chất khí CFC là gì?
Clorofluorocacbon (viết tắt là CFC): CFC là
những hoá chất do con người tổng hợp để sử
dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó
xâm nhập vào khí quyển.
+ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường nước
cho học sinh
. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước
. Xây dựng nhà máy xử lí nước sạch
+ Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ sự đa
dạng của sinh vật, liên hệ ở Việt Nam.
Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu một
số loài động vật ở nước ta hiện nay đang có

nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn lại rất ít.
Tê giác hai sừng (còn gọi là tê giác
Sumatra), bò xám, lợn vòi, hươu sao, cá sấu, bò
tót, hổ, sao la, rùa, voi, vọoc mũi hếch…
Hãy kể tên một số vườn quốc gia ở nước ta mà
em biết?

- Ô nhiễm biển và đại dương
b. Nguyên nhân
- Chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh
hoạt.
- Việc vận chuyển dầu và các sản phẩm từ
dầu mỏ.
c. Hậu quả
- Thiếu nguồn nước sạch.
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh.
d. Giải pháp
- Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lý
chất thải.
- Đảm bảo an toàn hàng hải.
4. Suy giảm đa dạng sinh vật
a. Hiện trạng
Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng
trước nguy cơ tuyệt chủng.
b. Nguyên nhân
Khai thác thiên nhiên quá mức, môi trường bị
ô nhiễm.
c. Hậu quả
- Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực

phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên
liệu,…
- Mất cân bằng sinh thái.
d. Giải pháp
Toàn thế giới tham gia vào mạng lưới các
trung tâm sinh vật, xây dựng các khu bảo vệ
thiên nhiên.


Vườn quốc gia Cúc Phương, Ba Bể, Bái Tử
Long, Bạch Mã, Tràm Chim…
Hoạt động 4: Tìm hiểu về một số vấn đề khác (7 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được một số vấn đề ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu, nguy cơ chiến tranh.
- Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình và chống nguy cơ chiến tranh.
- Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích các vấn đề toàn cầu khác và liên hệ
thực tế.
2. Phương thức
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; sử dụng các hình ảnh.
- Làm việc cá nhân, cả lớp.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
a) Dựa trên yêu cầu HS đã chuẩn bị kiến thức III. Một số vấn đề khác
trước ở nhà. Gv xây dựng chương trình “Khách - Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và
mời của VTV”.
nạn khủng bố.
GV đặt bối cảnh giả định, VTV thực hiện - Các hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu
chương trình trao đổi bàn tròn về vấn đề thời vũ khí, rửa tiền…), tội phạm liên quan
sự thế giới trong tuần. HS được đóng vai là đến sản xuất, vận chuyển, buôn bán ma

khách mời đến trường quay trao đổi thông tin túy.
xung quanh vấn đề an ninh toàn cầu. Khách => đe dọa tới ổn định, hòa bình của thế
mời cung cấp một số thông tin với người dẫn giới.
chương trình và khán giả về các nguy cơ đe - Cần phải có sự hợp tác tích cực giữa
dọa an ninh toàn cầu.
các quốc gia và toàn thể cộng đồng
GV đóng vai người dẫn chương trình.
quốc tế.
b) HS thực hiện vai diễn
c) Hs và GV nhận xét
d) GV tổng kết và chốt kiến thức.
Nhiều quốc gia đã và đang phải đối mặt với
nguy cơ ngày càng cao của các vụ tấn công
bằng vũ khí hạt nhân, bom hóa học và sinh
học.
+ Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân
tuyên truyền về tình yêu hòa bình trên thế giới,
trừng trị nghiêm khắc những kẻ tiếp tay cho
khủng bố. Là học sinh luôn có ý thức học tập
tốt để xây dựng tổ quốc giàu mạnh.
Hoạt động 5. Luyện tập
1. Mục tiêu


- Khái quát hóa và củng cố kiến thức về các vấn đề mang tính toàn cầu của thế giới
đương đại.
- Rèn luyện một số kĩ năng đã được sử dụng trong bài học.
2. Phương thức
Hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động

a) GV giao nhiệm vụ cho học sinh
GV đặt câu hỏi:
Câu hỏi 1: Những bức tranh biếm họa sau đây mang đến thông điệp gì cho người xem?

Câu hỏi 2: Bản thân em có thể thực hiện những hành động nào để góp phần giảm nhẹ tác
động của vấn đề nóng lên toàn cầu hiện nay?
b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS
trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 6. Vận dụng
1. Mục tiêu: Giúp Hs vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của
thực tiễn về dân số, môi trường ở Việt Nam.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu HS chọn
1 trong hai nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu vấn đề dân số ở thành phố Phúc Yên giai đoạn 2000 - 2017.
- Nhận xét về tình hình ô nhiễm môi trường ở thành phố Phúc Yên xung quanh nhà máy
Honda và Toyota Việt nam.
3. Đánh giá: Gv khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
------Hết-----



×