Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời ung thư¬ biểu mô tuyến cổ tử cung giai đoạn IIB IIIB tại bệnh viện k

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 104 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là căn bệnh ung thư được chẩn đoán phổ
biến thứ hai và là nguyên nhân gây tử vong thứ ba do ung thư ở phụ nữ ở các
nước kém phát triển. Năm 2012, có 528.000 ca mới mắc UTCTC và 266.000
ca tử vong (chiếm 7,5% tổng số chết vì ung thư ở phụ nữ), trong tổng số các
ca chết vì UTCTC thì Châu Phi có 57.000 ca, Châu Mỹ có 36.000 ca, Đông
Nam Á có 94.000 ca. Hơn 85% các trường hợp mới mắc và 87% các trường
hợp tử vong ở các nước đang phát triển . Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung
đứng thứ tư sau ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư phổi với tỉ lệ
mắc chuẩn theo tuổi ASR là 4,8/100.000 dân .
Theo phân loại WHO (2013) các thể mô bệnh học của ung thư biểu mô
cổ tử cung được chia thành 3 nhóm: ung thư biểu mô vảy (là phổ biến nhất),
ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô khác. Trong đó ung thư biểu mô
tuyến chiếm 20-25% ,. Những năm gần đây, ung thư biểu mô tuyến cổ tử
cung có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở phụ nữ trẻ ,. Các nghiên cứu cho thấy
ung thư biểu mô tuyến có tiên lượng kém hơn và nhanh tái phát hơn ung thư
biểu mô vảy ,,. Việc sàng lọc, phát hiện sớm ung thư biểu mô vảy tại chỗ dễ
hơn ung thư biểu mô tuyến tại chỗ do tổn thương trong ung thư biểu mô tuyến
thường nằm trong ống cổ tử cung, khó có thể lấy mẫu xét nghiệm chính xác.
Vì vậy dù các biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm UTCTC đã được áp dụng
nhưng tỷ lệ UTCTC biểu mô tuyến giai đoạn muộn không mổ được (IIB, III)
vẫn chiếm trên 50% số trường hợp mới mắc . Đối với các giai đoạn sớm,
UTCTC có tỷ lệ chữa khỏi cao bằng phẫu thuật hoặc xạ trị đơn thuần, hoặc
phối hợp cả hai phương pháp ,. Tuy nhiên, các bệnh nhân ở giai đoạn muộn
như IIB, III có kết quả điều trị tại vùng thấp và thường xuất hiện tái phát di
căn xa. Vai trò của hóa chất Cisplatin đồng thời với xạ trị bao gồm xạ trong và


2



xạ ngoài nhằm mục đích làm tăng độ nhạy cảm của u với xạ trị đồng thời có
tác dụng tiêu diệt các tổn thương vi di căn ,,. Năm 1999, Viện Ung thư Quốc
gia Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo điều trị hóa xạ trị đồng thởi cho UTCTC
tiến triển tại chỗ . Trong thực hành lâm sàng điều trị UTCTC tại bệnh viện K
bao gồm xạ ngoài bằng chùm tia photon và xạ áp sát liều cao với nguồn
Iridum-192 kết hợp với hóa chất Cisplatin. Mặc dù hiện nay ở Việt Nam có
rất nhiều nghiên cứu về ung thư cổ tử cung nhưng chưa có nghiên cứu về hóa
xạ đồng thời trong ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung. Chính vì vậy, chúng tôi
tiến hành đề tài "Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời ung thư biểu mô
tuyến cổ tử cung giai đoạn IIB-IIIB tại bệnh viện K" với mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư biểu mô tuyến cổ tử
cung giai đoạn IIB-IIIB.

2.

Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời ung thư cổ tử cung biểu mô
tuyến giai đoạn IIB-IIIB.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. GÁNH NẶNG CỦA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Gánh nặng do ung thư trên toàn thế giới ngày càng cao do sự gia tăng
tuổi thọ, tăng trưởng dân số, thói quen ăn uống, hút thuốc lá, lối sống. Theo

GLOBOCAN 2012, mỗi năm có khoảng 14.100.000 trường hợp mới mắc và
8.200.000 ca tử vong do ung thư và 32.600.000 sống chung với ung thư.
Trong số này, có 65% các trường hợp mới mắc và 48% các ca tử vong xảy ra
ở các nước đang phát triển .
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong bốn ung thư phổ biến nhất ở
phụ nữ, hơn 85% các trường hợp mới mắc và 87% các trường hợp tử vong ở
các nước đang phát triển. Khu vực có tỉ lệ mắc và chết cao nhất là Đông Phi
(ASR trên 42,7/100.000 dân), tiếp đó là Melanesia (33,3/100.000 dân), Nam
Phi (31,5/100.000 dân), Trung Phi (30,6/100.000 dân). Các vùng mắc thấp
trên thế giới là Tây Á, New Zealand và Australia .

Hình 1.1: Gánh nặng của ung thư cổ tử cung


4

Tại Việt Nam thống kê từ năm 2000, số ca mới mắc UTCTC là 5.260,
năm 2010 là 5.664 và ước tính đến năm 2020 số ca mới mắc sẽ là 6.604 .
Theo kết quả điều tra ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003, UTCTC
chiếm hàng thứ hai trong các loại ung thư ở nữ giới, chiếm 16,5/100.000 dân.
Giai đoạn 2001-2004, ung thư cổ tử cung tại miền bắc đứng thứ năm trong
các ung thư hay gặp ở nữ chiếm 9,5/100.000 dân .
1.2. GIẢI PHẪU, CẤU TRÚC MÔ HỌC CỔ TỬ CUNG

1.2.1. Giải phẫu cổ tử cung
Buồng trứng

Bàng quang
Vòi tử cung


DC tròn tử cung

Ruột thừa

ĐM-TM
chậu ngoài
DC rộng
Manh tràng
Đại tràng xuống

Nếp niệu quản

Đại tràng sigma

Hồi tràng
ĐM-TM chậu
chung

Nếp tử cung-cùng

Tử cung
Trực tràng

Hình 1.2: Các tạng chậu hông tại chỗ (nhìn từ trên)
Cổ tử cung ở phía trước tiếp giáp với vùng sau dưới của bàng quang,
phần này ngăn cách với bàng quang bởi mô liên kết gọi là mô cận tử cung, mô
này chạy sang hai bên cổ tử cung tới giữa hai lá của dây chằng rộng. Do


5


không được ngăn cách bởi phúc mạc nên ung thư tại cổ tử cung có thể lan
trực tiếp sang đáy bàng quang, hai bên cổ tử cung là đáy dây chằng rộng có
niệu quản và bó mạch thần kinh đi qua, phía sau là lá phúc mạc vén lên phủ
trực tràng tạo thành túi cùng Douglas. Phần tiếp theo là đường bám (rộng
khoảng 1/3-1/2cm) của đỉnh âm đạo theo hình vòng cung, chếch từ 1/3 dưới ở
phía trước và lên 2/3 ra phía sau. Cuối cùng, phần mỏm mè là đỉnh hình nón
có lỗ thông ở giữa (lỗ ngoài CTC) nằm gọn trong âm đạo, hơi chếch xuống
dưới và ra phía sau nên túi cùng trước ngắn hơn túi cùng sau và ngược lại,
môi trước CTC lại dài hơn môi sau, còn 2 cùng đồ bên nằm ở 2 bên sườn
mỏm mè .
1.2.2. Cấu trúc mô học ở cổ tử cung
Mô học CTC chia thành: cổ ngoài và cổ trong .
1.2.2.1. Cổ ngoài
- Phần cổ ngoài nằm trong âm đạo và có biểu mô vảy nhiều tầng phủ.
Người ta cho biểu mô phủ cổ ngoài CTC phát sinh từ ống Muller và biểu mô
khối vuông ban đầu ở đây bị “dị sản” để biến thành biểu mô vảy nên được
gọi là biểu mô vảy dị sản. Biểu mô vảy không dị sản gọi là biểu mô vảy tự
nhiên hay địa phương. Sự tăng sinh của của biểu mô vảy nhiều tầng cổ ngoài
được kích thích bởi Estrogen và bị ức chế bởi Progesteron.
Trong quá trình thành thục sinh dục, có thể phân biệt được ba vùng của
biểu mô cổ ngoài:
- Lớp mầm hay lớp đáy: là nguồn gốc của sự tái tạo biểu mô, thường
có 1 lớp tế bào đáy nhỏ, hình elíp hoặc hình tròn, bầu dục, đường kính
khoảng 12µm. Nhân biểu hiện có hoạt động tích cực như có hạt nhân, nhiều
tâm sắc, đôi khi có cả hình nhân chia...v.v.
- Vùng giữa hay lớp vảy: dầy nhất, gồm nhiều tầng tế bào cận đáy và tế
bào trung gian. Tế bào cận đáy ở vùng sâu của lớp vảy, sát với lớp tế bào



6

đáy là những tế bào nhỏ của lớp vảy. Cả tế bào đáy và cận đáy đều nằm
thẳng góc với màng đáy. Những tế bào của lớp vảy to hơn, nằm ở vùng ngoại
vi gọi là tế bào trung gian. Trong quá trình thành thục, các tế bào vảy phát
triển dần ra bề mặt, lượng bào tương tăng lên, tích tụ nhiều Glycogen (tế bào
sáng không bào hóa trên mảnh cắt và bắt mầu i ốt với test Schiller) trong khi
cỡ nhân gần như không đổi. Kính hiển vi điện tử cho thấy các tế bào vảy
thành thục có mối liên hệ chặt chẽ bằng các cầu nối gian bào hay bằng các
thể chằng (Desmosome) là nơi tận cùng của nhiều sợi của bào tương.
- Vùng ngoại vi: là những tế bào vảy biệt hóa, dẹt, lớn hơn các tế bào
trung gian, không thể phát triển thêm vì có mối liên kết không chặt chẽ, sẽ bị
bong khỏi bề mặt của biểu mô. Bào tương của chúng nhiều, ưa acid,
nhân nhỏ, teo đặc. Về siêu vi, các tế bào vảy ở lớp nông nhất, khi sắp bong,
không nhận thấy các thể chằng liên kết. Tuy nhiên, khi tế bào vảy bong ra,
nếu tụ tập thành đám, có thấy ít thể chằng trong các đám tế bào đó. Cơ chế
làm đứt các thể chằng trong mối liên kết tế bào vảy ngoại vi còn chưa rõ
ràng trong khi các tế bào này không bị hủy hoại.
Một số tác giả còn giới thiệu tế bào Langerhans đặc trưng bằng
bào tương sáng và nhân có hốc. Nhuộm đặc biệt, có thể phát hiện các nhánh
bào tương của tế bào này và hiển vi điện tử cho thấy các tế bào này có
các hạt dạng que điển hình trong bào tương.
Biểu mô vảy CTC được nâng đỡ bởi một chất đệm mô liên kết dưới
dạng những nhú rất mảnh trong chứa các huyết quản nhỏ dạng “ngón tay”
khó nhận nuôi dưỡng biểu mô. Dưới lớp tế bào đáy có một lớp mỏng đặc của
màng đáy, cũng thấy sát niêm mạc của vùng chuyển tiếp và cổ trong CTC.
1.2.2.2. Cổ trong
- Biểu mô lót ống cổ trong CTC và các tuyến cổ trong nhìn chung chỉ
có một lớp tế bào biểu mô chế nhày gồm các tế bào cao, sáng với nhân hình



7

bầu dục, thường ở vị trí đáy. Dưới tác nhận của hóc môn nội tiết, vị trí nhân
có thể thay đổi.
- Nghiên cứu ba chiều cho thấy các tuyến thực chất là những hình cuốn
dạng khe sâu của biểu mô vào chất đệm dưới, thường sâu tới 5mm (khi cắt
chéo chúng thể hiện như những tuyến riêng lẻ).
- Soi CTC sau khi bôi acid acetic 5% thấy biểu mô tuyến phủ lên những
cấu trúc dạng lông (nhung mao) ở giữa có một mạch máu. Những lông này
chụm lại với nhau giống chùm nho. Khoảng 70% phụ nữ đang hoạt động
tình dục có biểu mô tuyến lan ra cổ ngoài, nhìn mắt thường có màu đỏ vì có
lưới mao mạch rất phong phú dưới biểu mô vì thế tưởng như vết xước CTC,
đặc biệt ở những người chửa đẻ nhiều lần. Ngày nay, các tác giả thường dùng
thuật ngữ lộn niêm mạc đối với hiện tượng này.
- Thường thì mặt trên biểu mô phủ cổ trong CTC phẳng song có thể
thấy các tế bào có lông, đặc biệt phần gần ống cổ trong CTC. Chất đệm
thường có ít tế bào viêm mạn. Chỉ khi có nhiều lym phô bào, tương bào
hoặc đám lym phô bào với tâm sáng, mới xác định có viêm mạn.
- Hiển vi điện tử cho thấy biểu mô phủ cổ trong là tế bào chế nhày
với các hạt tiết trong bào tương. Ở bề mặt, chúng liên kết với nhau bằng
phức hợp nối, đôi khi là thể chằng. Sự tái tạo biểu mô cổ trong CTC là do
các tế bào nhỏ nằm ép giữ các tế bào trụ ở đáy biểu mô giáp với màng đáy.
Các tế bào này không thấy rõ trên kính hiển vi quang học song được
chứng minh hiển nhiên dưới hiển vi điện tử, đó là những tế bào dự trữ. Điều
này phù hợp với nhận xét là không thấy nhân ở tế bào trụ cổ trong CTC
trong hoàn cảnh bình thường.
1.2.2.3. Vùng chuyển tiếp
Vùng này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong phát sinh ung thư biểu
mô CTC. Người ta cho rằng sự biến đổi ung thư đầu tiên diễn ra ở



8

vùng chuyển tiếp này, sau đó lan ra vùng biểu mô vảy cổ ngoài hoặc biểu mô
trụ cổ trong CTC hoặc cả hai. Vị trí giải phẫu của vùng chuyển tiếp này có
thể thay đổi rất nhiều; khi ở tuổi dậy thì, ở tuổi hoạt động tình dục mạnh,
vùng chuyển tiếp có thể thấy ở cổ ngoài CTC vì thể tích CTC to ra, niêm
mạc cổ trong có thể lộn ra ngoài với biểu mô trụ; sau khi mãn kinh, nội mạc
ống CTC teo đi, biểu mô tuyến mất tính chất chế tiết, số lượng tuyến giảm
đi, hoạt động của chúng giảm dần, tử cung thu nhỏ lại, biểu mô trụ lại bị thu
vào trong ống cổ trong CTC . Nhận xét này lý giải vì sao tổn thương dị
sản, loạn sản và ung thư biểu mô tại chỗ tăng dần theo quá trình hoạt động
tình dục rồi đột ngột giảm hẳn sau mãn kinh.
1.3. YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

1.3.1. Human Papilloma Virus (HPV)
Có nhiều bằng chứng cho thấy có sự liên quan giữa UTCTC và nhiễm
HPV, đặc biệt là ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung. Nhiễm HPV được coi như
nguyên nhân gây ra 95% trường hợp UTCTC. Các virut liên quan đến ung thư
hiện tại bao gồm bốn phân típ nguy cơ cao (16, 18, 31 và 45), chín phân típ nguy
cơ trung bình (33, 35, 39, 51, 52, 56, 58, 59 và 68). 75% ung thư cổ tử cung
nhiễm HPV-16, 18, 31 hoặc 45. Nhiễm HPV typ 18 làm tăng 3,3 lần UTCTC
biểu mô tuyến ,,. Tỷ lệ nhiễm HPV typ 18 chiếm trên 50% UTCTC biểu mô
tuyến và 15% trong UT biểu mô vảy. Nhiễm HPV bắt đầu khi virut xâm nhập
được vào các tế bào đáy của biểu mô vảy bề mặt thông qua các chấn thương nhỏ
hay trong quá trình sinh hoạt tình dục ,. Những tổn thương nhìn thấy trên lâm
sàng thường gặp nhất do HPV ở hệ thống sinh dục dưới của nữ là mụn cơm sinh
dục và mụn cơm hoa liễu. Điển hình, các tổn thương này phát triển dạng u nhú,
nhiều ổ, giới hạn rõ ở âm hộ, miệng âm đạo, tầng sinh môn, hậu môn và hiếm khi

có thể thấy ở cổ tử cung. Hầu hết các nhiễm HPV cổ tử cung được chẩn đoán
bằng PCR và các phương pháp chẩn đoán phát hiện axit nucleic là thoáng qua. Tỷ
lệ phụ nữ sạch virut tăng ở nhóm tuổi trẻ và khoảng cách giữa các lần lấy mẫu kéo


9

dài, nhiễm HPV nhóm nguy cơ thấp ,,. Hiện nay đã có vacxin phòng 9 typ HPV
(6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58). Việc tiêm vacxin phòng ngừa UTCTC đã
được chấp nhận sử dụng ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt áp cho những phụ
nữ trẻ từ 9 đến 26 tuổi.
1.3.2. Các yếu tố nguy cơ khác
- Quan hệ tình dục sớm: quan hệ tình dục sớm trước 18 tuổi làm tăng
nguy cơ ung thư CTC. Người ta cho rằng các tế bào biểu mô đường sinh dục
chưa trưởng thành ở người trẻ nhậy cảm với HPV hơn và nguy cơ bị các tổn
thương tiền ung thư cao hơn.
- Quan hệ tình dục với nhiều người hoặc bạn tình quan hệ tình dục với
nhiều người. Nguy cơ nhiễm HPV và các yếu tố tán trợ khác cùng các tổn
thương đường sinh dục tăng lên theo số bạn tình.
- Sinh đẻ nhiều lần
- Thiếu chăm sóc vệ sinh sau giao hợp, vệ sinh cá nhân và sinh dục kém.
- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây viêm nhiễm bộ phận
sinh dục.
- Suy giảm miễn dịch: có khá nhiều phụ nữ nhiễm HPV nhưng không bị
ung thư CTC, người ta cho rằng do các phụ nữ này có hệ miễn dịch
tốt. Nhiễm HPV đi kèm với suy giảm miễn dịch sẽ làm nguy cơ ung thư
CTC tăng lên.
- Tầng lớp xã hội-kinh tế thấp: kém hiểu biết, cuộc sống nghèo đói có
thu nhập thấp, không được chăm lo về y tế như khám phụ khoa định kỳ sẽ
làm tăng nguy cơ ung thư CTC.

- Các yếu tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ ung thư CTC như
hút thuốc. Hút thuốc làm giảm hấp thu acid folic, acid này giúp phòng
ngừa các biến đổi của ADN. Nhưng hút thuốc chỉ làm tăng nguy cơ mắc
bệnh UTCTC biểu mô vảy, không phải yếu tố nguy cơ của biểu mô


10

tuyến ,. Uống thuốc ngừa thai kéo dài phần nào làm tăng nguy cơ UTCTC
biểu mô tuyến .
1.4. UNG THƯ CỔ TỬ CUNG BIỂU MÔ TUYẾN
1.4.1. Định nghĩa

Ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung được định nghĩa là một ung thư biểu
mô cho thấy biệt hóa tuyến.
1.4.2. Mô bệnh học ung thư cổ tử cung biểu mô tuyến
1.4.2.1. Ung thư biểu mô tuyến nhày

Ung thư biểu mô tuyến (UTBMT) nhày là UTBMT có ít nhất một số tế
bào chứa một lượng chất nhày từ trung bình đến nhiều trong bào tương.
Ung thư biểu mô tuyến nhày bao gồm:
˗ Típ cổ trong: hay gặp nhất trong UTBMT cổ tử cung.
˗ Các biến thể:
 Biến thể ruột
 Biến thể tế bào nhẫn
 Biến thể sai lệch tối thiểu
 Biến thể tuyến nhung mao
1.4.2.2. Ung thư biểu mô tuyến dạng nội mạc tử cung

UTBMT dạng nội mạc tử cung chiếm khoảng 30% UTBMT cổ tử

cung, có đặc điểm của ung thư nội mạc tử cung nhưng các thành phần vảy
hiếm gặp. Thường rất ít hoặc không có chất nhày nội bào. Việc xác định chất
nhày nội bào là cần thiết để phân biệt rõ với UTBMT nhày biến thể tuyến
nhung mao. Xác định típ này phải loại trừ được u từ nội mạc tử cung lan
xuống CTC.
1.4.2.3. Ung thư biểu mô tuyến tế bào sáng


11

Là một UTBMT gồm chủ yếu các tế bào sáng hay đầu đinh to sắp xếp
thành kiểu đặc, nang ống nhỏ hay nhú hoặc kết hợp cả ba. U này về mặt mô
học giống UTBMT tế bào sáng của buồng trứng, nội mạc tử cung, âm đạo,
nơi các u tế bào sáng phổ biến hơn.
1.4.2.4. Ung thư biểu mô tuyến thanh dịch

Là một UTBMT có đặc điểm của một phức hợp các nhú với các chồi
tế bào và sự hiển diện các thể cát. Trước khi chẩn đoán UTBMT thanh dịch
nguyên phát, phải loại trừ được ung thư biểu mô lan xuống từ nội mạc,
buồng trứng hay phúc mạc tới. U rất hiếm gặp, về MBH u giống như ung
thư biểu mô thanh dịch của buồng trứng.
1.4.2.5. Ung thư biểu mô tuyến dạng trung thận

U này xuất phát từ những vết tích của trung thận và hầu như nằm
ở thành bên và sau của CTC nhưng có thể làm tổn thương quanh CTC.
Thường u biểu hiện như những tổn thương lồi lên nhưng cũng có thể hoàn
toàn nằm trong vách và lan đến thành CTC. MBH: thường có đặc điểm là các
tuyến ống nhỏ được lót bởi các tế bào biểu mô hình khối vuông, không chứa
chất nhày mà chứa chất tiết Hyalin ưa toan trong lòng ống, ở những vùng
biệt hóa cao hay ở các ống tuyến lớn hơn biệt hóa dạng nội mạc tử cung.

1.4.2.6. Ung thư biểu mô tuyến mới xâm nhập

UTBMT mới xâm nhập được xem như tân sản dạng tuyến trong phạm
vi xâm lấn mô đệm là quá nhỏ, do đó di căn hạch vùng là không đáng kể
(UTBMT vi xâm nhập).
Mô bệnh học: Điều kiện tất yếu của UTBMT mới xâm nhập là có sự
xâm nhập mô đệm. Có thể thấy các tuyến không đều nhau về cấu trúc, u lan
quá khe bình thường sâu nhất. Có thể gặp các kiểu mắt sàng, nhú hay đặc.
Mô đệm có thể phản ứng như: phù nề, thâm nhiễm, viêm mạn, tăng sinh
xơ.... Tổn thương rõ ở các khoảng dạng bạch mạch giúp xác định sự xâm


12

nhập. Khi đã xác định có xâm lấn, phải đo độ sâu của sự xâm lấn và độ
rộng của u. Trong tất cả các trường hợp, người ta đo độ sâu từ bề mặt hơn là
điểm xuất phát của u (khó thực hiện ở một số trường hợp). Như vậy, nên đo
độ dày của u hơn là đo độ sâu xâm lấn. Độ rộng là đường kính lớn nhất của
u được đo song song với bề mặt u.
1.4.2.7. Ung thư biểu mô tuyến tại chỗ

UTBMT tại chỗ là tổn thương trong đó các tuyến nằm ở vị trí bình
thường được thay thế một phần hoặc toàn bộ các tế bào biểu mô ác tính.
Trong trường hợp đầu, bờ của tổn thương rất rõ.
Mô bệnh học: biểu mô thường không có chất nhày nội bào và có thể
giống biểu mô nội mạc tử cung. Các tuyến tân sinh nằm ở vị trí bình
thường không lan ra ngoài các khe bình thường sâu nhất. Kiểu mắt sàng
thường gặp, biểu mô lát tầng, trục dài tế bào vuông góc với màng đáy. Nhân
dài, đa hình, tăng sắc và nằm đáy tế bào. Thường gặp nhân chia ở rìa lòng
ống, các tế bào chết theo chương trình có nhiều, tân sản tuyến có thể làm tổn

thương bề mặt nhưng chỉ có một lớp duy nhất, phổ biến hơn là nằm ở các
khe tuyến. Đặc điểm này giúp giải thích vì sao soi CTC không phát hiện
được ung thư CTC tại chỗ. Các típ tế bào hay gặp theo trình tự là dạng nội
mạc tử cung, cổ trong và ruột. Gần đây, người ta mô tả biến thể dạng ống.
mặc dù mô đệm có thể viêm mạnh nhưng không có tăng sinh xơ. UTBMT
tại chỗ thường kèm CIN ít nhất trong 50% các trường hợp và dương tính với
CEA trong 80% các trường hợp.
1.4.3. Độ mô học ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung

Xác định độ mô học: chia làm 3 độ theo tiêu chuẩn của Lawrence D.W và
cộng sự năm 2000 dựa trên cấu trúc u (tỉ lệ phần trăm thể đặc của u) và hình
thái tế bào (tình trạng nhân chia) .


13

- Độ I hay biệt hóa cao (≤10% thành phần u có cấu trúc dạng đặc): u
bao gồm các cấu trúc tuyến đều, rõ với các nhú. Tế bào thường cao, hình trụ,
với nhân hình bầu dục, đều nhau, sự xếp tầng là tối thiểu (có độ dày ít hơn 3
lớp tế bào). Nhân chia ít gặp.
- Độ II hay biệt hóa vừa (từ 11-50% thành phần u cấu trúc dạng đặc): u
gồm các thành phần tuyến có cấu trúc phức tạp, có hình thành cầu nối
hoặc dạng mắt sàng. Vùng đặc phổ biến hơn nhưng không chiếm quá
50% thành phần u. Nhân tròn hơn, không đều, có hạt nhân nhỏ. Nhân
chia hay gặp hơn.
- Độ III hay biệt hóa thấp (>50% thành phần u có cấu trúc dạng đặc): u
tạo bởi các đám tế bào ác tính, ít có các cấu trúc tuyến. Tế bào u lớn và
không đều với nhân đa hình, đôi khi hiển diện cả tế bào nhẫn. Nhân
chia nhiều, nhân chia bất thường. Mô đệm xơ hóa và hoại tử u.
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG


1.5.1. Chẩn đoán xác định ung thư cổ tử cung
1.5.1.1. Ung thư cổ tử cung tại chỗ và vi xâm nhập
Bệnh thường không có biểu hiện lâm sàng gì đặc biệt. Chẩn đoán
dựa vào:
- Phiến đồ âm đạo CTC.
- Nội soi, sinh thiết CTC làm MBH.
- Nạo ống CTC nếu bệnh nhân có phiến đồ âm đạo bất thường,
soi CTC không thấy tổn thương, cần tìm tổn thương trong ống CTC
bằng cách nạo ống CTC.
- Cắt chóp CTC để điều trị và chẩn đoán MBH, mô cắt chóp cho
phép đánh giá mức độ xâm nhập mô đệm của CTC.
1.5.1.1. Ung thư cổ tử cung xâm nhập
Triệu chứng lâm sàng: bao gồm triệu chứng cơ năng và thực thể
Triệu chứng cơ năng


14

Thông thường triệu chứng đầu tiên là ra máu âm đạo giữa chu kỳ kinh
nguyệt, ra máu sau giao hợp, có thể ít hoặc chảy máu nhiều như kinh nguyệt.
Triệu chứng thứ 2 là ra khí hư âm đạo màu vàng nhạt hoặc nhầy máu, đặc biệt ra
khí hư rất hôi ở bệnh nhân có tổn thương hoại tử nhiều. Một số bệnh nhân có thể
có biểu hiện đau vùng thắt lưng cùng hoặc vùng mông, các triệu chứng này có
thể liên quan đến các hạch vùng chậu hoặc hạch cạnh động mạch chủ chèn ép
vào các rễ thần kinh thắt lưng cùng hoặc có thể gây ra giãn thận. Ngoài ra còn
một số triệu chứng liên quan đến trực tràng và hệ tiết niệu như: đái máu, đi ngoài
ra máu có thể xuất hiện khi khối u xâm lấn vào bàng quang và trực tràng ,.
Triệu chứng thực thể
Khoảng 50% các ung thư biểu mô tuyến biểu hiện như những khối

polyp hay nhú, còn lại dưới dạng cục, lan tỏa hay loét CTC. U có thể xâm
nhập sâu vào trong thành CTC tạo hình thùng, khoảng 15% bệnh nhân có tổn
thương nhưng không nhìn thấy bằng mắt thường .
Thăm trực tràng bằng tay để đánh giá mức độ xâm lấn parameter 2 bên,
đánh giá mức độ xâm nhiễm vào trực tràng của khối ung thư .
Xét nghiệm cận lâm sàng
Sinh thiết chẩn đoán: dùng để chẩn đoán xác định
Khi quan sát thấy có tổn thương tại CTC thì nên tiến hành bấm sinh thiết
ngay để chẩn đoán mô bệnh học, cần phải sinh thiết tất cả những vùng tổn
thương nghi ngờ ở tất cả các góc phần tư của CTC và sinh thiết tất cả các tổn
thương nghi ngờ trong âm đạo. UTCTC biểu mô tuyến thường trong ống cổ
tử cung nên nạo ống CTC để chẩn đoán mô bệnh học .
Phân loại mô bệnh học các ung thư biểu mô cổ tử cung của WHO:
Áp dụng theo phân loại mô bệnh học ung thư cổ tử cung của WHO năm 2003
kèm theo mã bệnh ICD-O (International Code of Disease for Oncology) .
Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh


15

Thường quy: Chụp XQ phổi, soi bàng quang, soi trực tràng, chụp UIV,
chụp bạch mạch.
Chụp CT bụng, MRI tiểu khung: đánh giá kích thước u,mức độ xâm
nhập mô đệm, xâm lấn âm đạo, parameter và xâm lấn thân tử, di căn hạch
chậu ,,.
Chụp PET-CT: đánh giá các tổn thương tại chỗ và di căn ,.
Các xét nghiệm cận lâm sàng khác
- Công thức máu toàn phần
- Hoá sinh máu: chú ý lượng ure huyết, creatinin.
- Chỉ điểm u: SCC-Ag, CA125, CEA.

1.5.2. Chẩn đoán giai đoạn ung thư cổ tử cung
Phân loại giai đoạn ung thư cổ tử cung của hiệp hội sản phụ quốc tế
(FIGO- 2008) và phân loại TNM theo AJCC 2010:
TNM

FIGO

Tx

Không đánh giá được u nguyên phát

T0
Tis
T1
T1a
T1a1
T1a2
T1b
T1b1
T1b2

I
IA
IA1
IA2
IB
IB1
IB2

T2


II

T2a
T2b

IIA
IIB

T3

III

Không có bằng chứng về khối u nguyên phát
Ung thư tại chỗ
Ung thư khu trú tại CTC
Ung thư xâm lấn tiền lâm sàng
Xâm nhập dưới lớp màng đáy ≤3mm, rộng ≤7mm
Xâm nhập dưới lớp màng đáy ≤5mm, rộng ≤7mm
Tổn thương khu trú ở CTC chưa lan đến các túi cùng
Đường kính lớn nhất của tổn thương ≤4cm
Đường kính lớn nhất của tổn thương >4cm
Ung thư xâm lấn quá CTC nhưng chưa lan đến thành
khung xương chậu hay chưa tới 1/3 dưới âm đạo.
Chưa xâm lấn parameter
Xâm lấn parameter
Ung thư xâm lấn đến thành khung xương chậu hoặc
tới 1/3 dưới âm đạo hoặc dẫn đến thận ứ nước



16

T3a

IIIA

T3b

IIIB

T4

IVA

Ung thư xâm lấn đến 1/3 dưới âm đạo không lan đến
thành khung chậu
Ung thư xâm lấn đến thành khung chậu hoặc gây
thận ứ nước hoặc mất chức năng
Ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng hoặc lan ra
ngoài khung chậu

Di căn hạch vùng (hạch vùng bao gồm hạch quanh CTC, parameter, hạch
hố bịt, hạch chậu gốc, chậu trong, chậu ngoài, trước xương cùng, xương
cùng).
Nx

Không đánh giá được di căn hạch vùng

N0


Không di căn hạch vùng

N1

Di căn hạch vùng

M :Di căn xa
Mx

Không đánh giá được di căn xa

M0

Không có di căn xa

M1

Di căn xa (bao gồm lan tràn phúc mạc, hạch động
mạch chủ bụng, hạch trung thất, hạch thượng đòn,
gan, phổi, xương)

IVB

Nhóm giai đoạn:
Stage
I
IA
IA1
IA2
IB

IB1
IB2
II
IIA
IIA1
IIA2
IIB
III
IIIA

T
Tis
T1
T1a
T1a1
T1a2
T1b
T1b1
T1b2
T2
T2a
T2a1
T2a2
T2b
T3
T3a

N
N0
N0

N0
N0
N0
N0
N0
N0
N0
N0
N0
N0
N0
N0
N0

M
M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0



17

T3b
Any N
T1-3
N1
IVA
T4
Any N
IVB
Any T
Any N
1.6. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
IIIB

M0
M0
M0
M1

Điều trị ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung tương tự như điều trị ung thư
biểu mô vảy cổ tử cung.
1.6.1. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn tại chỗ (IN SITU)
Phần lớn các trường hợp có tổn thương tiền ung thư có thể điều trị
ngoại trú bằng các thủ thuật nhẹ nhàng như đốt lạnh, đốt laser, LEEP. Đối với
các tổn thương không thể điều trị bằng các phương pháp này, cần điều trị nội
trú bằng khoét chóp. Đối với các trường hợp phụ nữ không còn nhu cầu sinh
con có thể cân nhắc cắt tử cung toàn bộ .

1.6.2. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IA
Để điều trị ung thư CTC giai đoạn IA đa số các tác giả đều lựa chọn
phương pháp phẫu thuật.
Chỉ định điều trị:
- Đối với phụ nữ còn trẻ, có nhu cầu sinh con.
+ Giai đoạn IA1 (không xâm lấn bạch mạch): khoét chóp CTC
+ Giai đoạn IA1 (xâm lấn bạch mạch) và IA2: khoét chóp CTC hoặc cắt
cụt CTC + vét hạch chậu 2 bên  lấy mẫu hạch chủ bụng.
Sau khi phẫu thuật kiểm tra bằng mô bệnh học diện cắt và hạch:
* Không còn ung thư tại diện cắt và chưa di căn hạch: theo dõi.
* Còn ung thư tại diện cắt: cắt tử cung toàn bộ.
* Di căn hạch chậu: Hóa xạ trị đồng thời liều xạ 45-50Gy vào hạch chậu.
- Đối với phụ nữ không còn trẻ, không có nhu cầu sinh con.
+ Giai đoạn IA1 (không xâm lấn bạch mạch): cắt tử cung toàn bộ.


18

+ Giai đoạn IA1 (xâm lấn bạch mạch) và IA2: Wertheim-Meigs typ II 
lấy mẫu hạch chủ bụng. Nếu xét nghiệm mô bệnh học có di căn hạch
chậu thì hóa xạ trị đồng thời liều xạ 45-50 Gy vào hạch chậu.
1.6.3. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IB-IIA
1.6.3.1. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IB1-IIA1
- Phẫu thuật: Wertheim-Meigs typ III  lấy mẫu hạch chủ bụng (cân nhắc
sinh thiết hạch cửa).
Điều trị bổ trợ:
 Di căn hạch chậu, diện cắt parameter dương tính, u>3cm, xâm lấn
bạch mạch: hóa xạ trị đồng thời liều xạ 45-50 Gy khung chậu.
 Di căn hạch chủ bụng: hóa xạ trị đồng thời liều xạ 45-50 Gy vào hạch
chủ bụng.

 Vành âm đạo dương tính: xạ áp sát tại âm đạo, liều xạ 25-30 Gy.
- Xạ trị : xạ ngoài khung chậu + xạ áp sát (tổng liều tại điểm A: 80-85 Gy)
 hóa chất đồng thời với phác đồ chứa Cisplatin.
1.6.3.2. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IB2-IIA2
- Phẫu thuật: Wertheim-Meigs typ III  lấy mẫu hạch chủ bụng.
Điều trị bổ trợ:
 Di căn hạch chậu, diện cắt parameter dương tính, xâm lấn bạch mạch:
hóa xạ trị đồng thời liều xạ 45-50 Gy khung chậu.
 Di căn hạch chủ bụng: hóa xạ trị đồng thời liều xạ 45-50 Gy vào hạch
chủ bụng.
 Vành âm đạo dương tính: xạ áp sát tại âm đạo, liều xạ 25-30 Gy.
- Hóa xạ trị đồng thời: xạ ngoài khung chậu + hóa chất đồng thời với phác đồ
chứa Cisplatin + xạ áp sát (tổng liều tại điểm A ≥ 85Gy).


19

- Hóa xạ trị đồng thời: xạ ngoài khung chậu + hóa chất đồng thời với phác đồ
chứa Cisplatin + xạ áp sát (tổng liều tại điểm A: 75-80 Gy), sau đó cắt tử cung
bổ trợ.


20

1.6.4. Điều trị UTCTC giai đoạn IIB-IVA
Hóa xạ trị đồng thời
Truyền hóa chất Cisplatin:
Cisplatin được truyền hàng tuần, từ tuần 1 đến tuần 5 của tia xạ ngoài.
Cisplatin không truyền trong ngày điều trị xạ áp sát.
Xạ ngoài được tiến hành sau truyền Cisplatin 2-2,5 giờ.

Liều Cisplatin 40 mg/m2/ hàng tuần.
Xạ trị ngoài:
+ Phân liều: 1,8-2 Gy/ngày, 5 ngày/tuần
+ Liều xạ: tổng liều 50Gy, 30-36 Gy toàn bộ tiểu khung, tiếp theo 14-20
Gy có che chì vùng giữa (3-4cm).
+ Nâng liều 10Gy cho các bệnh nhân có tổn thương lớn ở parameter
hoặc hạch chậu.
Xạ trị áp sát:
Mỗi đợt điều trị là 8-30 phút, đặt 4-6 lần, mỗi tuần một lần, mỗi phân
liều 5-7 Gy. Tổng liều điểm A ≥ 85Gy (cả xạ trong và xạ ngoài). Tùy theo
kích thước u nguyên phát, giai đoạn bệnh, đáp ứng với xạ trị của mô u mà
tổng liều xạ trị có thể thay đổi để đạt hiệu quả tối ưu.
1.6.5. Điều trị UTCTC giai đoạn IVB
Tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể mà có thể cân nhắc kết hợp hóa xạ
trị hoặc chỉ điều trị nâng đỡ và chăm sóc triệu chứng đơn thuần.
1.7. ĐỘC TÍNH TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ CTC BẰNG HÓA XẠ TRỊ
ĐỒNG THỜI

Suy tuỷ là một biến chứng hay gặp trong quá trình điều trị, trong các
dòng tế bào máu ngoại vi, bạch cầu đa nhân trung tính là dòng hay bị ảnh
hưởng nhất và là độc tính giới hạn liều của đa số các thuốc hoá chất . Với các
tiến bộ như ghép tế bào gốc tạo máu bao gồm ghép tuỷ và các yếu tố phát
triển kích thích dòng, suy tuỷ không còn là trở ngại cho điều trị hoá chất. Tuỷ
xương là nơi bảo quản và cung cấp các tế bào trưởng thành cho máu ngoại vi


21

trong khoảng 8-10 ngày sau khi các tế bào gốc bị hoá trị liệu gây tổn thương.
Những hiện tượng diễn ra trong máu ngoại vi thường sau các hiện tượng xảy

ra ở tuỷ xương khoảng 1 tuần. Ở các bệnh nhân chưa từng được điều trị hoá
chất người ta thấy hạ bạch cầu và tiểu cầu rơi vào ngày thứ 9 hoặc thứ 10 sau
liều hoá chất đầu tiên. Số lượng tế bào máu thấp nhất vào giữa ngày thứ 14 và
18, bắt đầu hồi phục vào ngày thứ 21. Hiện tượng hồi phục kết thúc vào ngày
28. Quá trình này bị thay đổi ở bệnh nhân đã điều trị trước đây do nơi chứa tế
bào gốc bị suy yếu. Trên lâm sàng quan trọng nhất là khoảng thời gian mà
bạch cầu và tiểu cầu thấp nhất. Nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu cao nhất
khi bạch cầu hạt dưới 500/mm3 và tiểu cầu dưới 10.000/mm3. Khi chiếu xạ
có thể giảm bạch cầu, giảm hồng cầu thường là mức độ nhẹ, trừ trường hợp
xạ trị với trường chiếu rộng vào vùng hạch chủ bụng và khung chậu.
Phản ứng của đường tiêu hoá: buồn nôn và nôn là phản ứng hay gặp nhất
là xạ trị vào vùng ống tiêu hoá. Ỉa chảy thường xảy ra sau 2 tuần xạ trị.
Phản ứng của hệ tiết niệu: viêm bàng quang thường xảy ra sau vài tuần
điều trị .
Các biến chứng tiêu hoá và tiết niệu tuỳ thuộc vào liều lượng tia xạ tại u
và tổ chức bị chiếu xạ:
- Độ 1: gây ra những rối loạn chức năng và tổn thương thực thể nhẹ và
sau đó khỏi, không để lại di chứng.
- Độ 2: các biến chứng mức độ trung bình
Với liều 70Gy tại trực tràng đã có biến chứng độ 2 và nặng dần theo tăng
liều xạ trị, liều 75Gy có thể gây ra biến chứng trực tràng độ 3.
- Độ 3: biến chứng nặng, không hồi phục và/hoặc cần can thiệp phẫu
thuật chuyển dòng tiêu hoá, tiết niệu.
Biến chứng tiết niệu thường ít gặp hơn biến chứng tại trực tràng. Liều xạ
trị 50Gy tại bàng quang có thể gây biến chứng độ 2. Liều 70Gy có thể gây
biến chứng độ 3.


22


1.8. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC VÀ TRONG NƯỚC

Ngoài nước:
Theo nghiên cứu của J Tang và cs có tỉ lệ đáp ứng toàn bộ bệnh nhân
UTCTC biểu mô tuyến giai đoạn IIB-IIIB với hóa xạ trị cao (100%) và tỉ lệ
sống trên 5 năm là 60,4% . Một nghiên cứu khác của Katanyoo K và cs trên
bệnh nhân UTCTC biểu mô tuyến giai đoạn IIB-IVA cho thấy tỷ lệ đáp ứng hoàn
toàn là 86,5% và đáp ứng một phần là 13,5% , tỉ lệ sống thêm 5 năm bệnh nhân
59,9% . Yokoi E và cs nghiên cứu trên 24 bệnh nhân cho tỷ lệ đáp ứng toàn bộ là
87,5%, không đáp ứng là 12,5%, thời gian sống thêm toàn bộ là 26,7% . Tỷ lệ
sống thêm toàn bộ 5 năm là 47% và 54,7% lần lượt trong nghiên cứu của YT
Huang và Intaraphet S . Theo PG Rose và cộng sự, khi được xạ trị đơn thuần,
bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến có tiên lượng sống thêm kém hơn biểu mô vảy
(p=0,0499); tuy nhiên khi được điều trị hóa xạ đồng thời, tiên lượng sống thêm
toàn bộ giữa hai thể mô bệnh học tương tự nhau (p=0,459) . Một nghiên cứu mới
của Gupta S đã chứng minh hóa xạ trị đồng thời có hiệu quả hơn so với hóa chất
tiền phẫu sau đó phẫu thuật .
Tại Việt Nam:
Hiện nay các nghiên cứu về ung thư biểu mô tuyến ở Việt Nam còn rất
ít. Trong nghiên cứu của Nguyễn Tiến Quang tỷ lệ đáp ứng với hóa xạ trị đồng
thời của UTCTC biểu mô tuyến giai đoạn IIB-IIIB là 76,9%, thấp hơn so với
ung thư biểu mô vảy là 91,4% (p<0,05), tỷ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm là
22,2% . Tác giả Cung Thị Tuyết Anh nghiên cứu trên 45 trường hợp UTCTC
giai đoạn IIB-IIIB được điều trị hóa xạ đồng thời cho tỉ lệ đáp ứng là 88,9% .
Theo Lê Phương Anh và cộng sự, tỷ lệ sống thêm toàn bộ UTCTC biểu mô
tuyến là 46% . Trong nghiên cứu của Đoàn Văn Khương, tỷ lệ sống thêm toàn
bộ 5 năm sau điều trị là 46,8% (bệnh nhân giai đoạn I-IV) .


23


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Gồm 46 BN được chẩn đoán là ung thư cổ tử cung biểu mô tuyến giai
đoạn IIB-IIIB được điều trị hóa xạ trị đồng thời tại Bệnh viện K từ tháng
1/2011 đến 8/2018.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.
- Các bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB-IIIB theo phân loại
TNM và FIGO.
- Chẩn đoán mô bệnh học: ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung.
- Các BN được điều trị lần đầu.
- BN được chụp MRI tiểu khung.
- Thể trạng chung còn tốt: Chỉ số toàn trạng từ 0-2 theo thang điểm ECOG.
- Chức năng tuỷ xương, gan thận trong giới hạn bình thường.
- Có thông tin về tình trạng bệnh sau điều trị.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Bệnh nhân bỏ dở trong quá trình điều trị.
- Bệnh nhân có thai, cho con bú.
- Có bệnh nội khoa nặng phối hợp (tim mạch, rối loạn tâm thần...).
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: phương pháp hồi cứu kết hợp tiến cứu các bệnh
nhân ung thư CTC biểu mô tuyến giai đoạn IIB-IIIB có đủ các tiêu chuẩn
nghiên cứu được điều trị hóa xạ trị đồng thời.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: lấy cỡ mẫu thuận tiện.


24


2.2.3. Các bước tiến hành
2.2.3.1. Đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị
* Đặc điểm lâm sàng:
+ Tuổi
+ Thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện (tính theo tháng)
+ Các triệu chứng cơ năng: ra máu âm đạo bất thường, ra khí hư hôi, rong
kinh, đau hại vị thắt lưng
+ Tình trạng toàn thân: PS, tình trạng thiếu máu.
+ Tại chỗ: đánh giá vị trí u, kích thước, hình dạng (sùi, loét, thâm
nhiễm...), chảy máu, mức độ thâm nhiễm xâm lấn vào mô xung quanh qua
thăm khám lâm sàng.
* Cận lâm sàng:
Xét nghiệm huyết học: số lượng hồng cầu (T/L), số lượng bạch cầu (G/L),
số lượng bạch cầu hạt (G/L), số lượng tiểu cầu (G/L), huyết sắc tố (g/L).
Xét nghiệm sinh hoá máu: Urê (mmol/lít), Creatinin (mol/l), đường
(mmol/L), GOT (U/L), GPT (U/L), Protein (g/l).
Chỉ điểm u: SCC-Ag (ng/mL), CA125 (U/mL), CEA (ng/mL)
Các xét nghiệm huyết học và xét nghiệm sinh hoá máu được thực hiện
tại phòng sinh hoá và huyết học Bệnh viện K Hà Nội.
Chẩn đoán hình ảnh
+ Tất cả các bệnh nhân được chụp MRI đánh giá sự xâm lấn lan rộng
của u. Trên phim MRI tín hiệu trên T1 có thay đổi giảm tín hiệu của bờ cổ tử
cung nếu u lớn. Trên T2, có tăng tín hiệu u đồng đều hay không đồng đều.
Các tiêu chuẩn của u lan tỏa ra dây chằng rộng trên T1 là: hình dày ra hay mờ
đi của mô bên cạnh cổ tử cung và trên T2 là vùng tăng tín hiệu trong lớp mỡ
của đáy dây chằng rộng.


25


+ Chụp CT sim giúp lập kế hoạch điều trị tia xạ.
+ Siêu âm ổ bụng: đánh giá tổn thương các tạng, hạch ổ bụng.
+ Chụp XQ phổi: phát hiện tổn thương di căn phổi. Nếu nghi ngờ có
di căn phổi làm thêm CT lồng ngực.
+ Xạ hình xương: phát hiện tổn thương di căn xương.
Mô bệnh học: Phân loại mô bệnh học của tổn thương theo WHO.
* Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng và mô bệnh học.
* Đánh giá giai đoạn bệnh: dựa vào lâm sàng và tổn thương trên MRI.
2.2.3.2. Điều trị
Sau khi các bệnh nhân được chẩn đoán là UTCTC biểu mô tuyến giai
đoạn IIB-IIIB có đầy đủ các tiêu chuẩn trên được điều trị:
Truyền hóa chất Cisplatin:
Cisplatin được truyền hàng tuần, từ tuần 1 đến tuần 5 của tia xạ ngoài.
Cisplatin không truyền trong ngày điều trị xạ áp sát
Xạ ngoài được tiến hành sau truyền Cisplatin 2-2,5 giờ
Liều Cisplatin 40 mg/m2/hàng tuần.
Cách truyền:
Truyền dịch trước khi dùng thuốc: Truyền tĩnh mạch 1,5-2 lít Glucose
5% hoặc Natriclorid 0,9%.
Hòa thuốc tiêm Cisplatin vào 0,5 lít dung dịch NaCl 0,9% để truyền.
Bệnh nhân cũng được truyền dung dịch Manitol 10-20% (100 ml dung dịch
manitol, 10-20% cho 20mg Cisplatin/m2 da cơ thể), đảm bảo mức bài niệu
đạt trên 100ml/giờ trong khi truyền Cisplatin.
Trước khi tiến hành truyền thuốc, bệnh nhân được kiểm soát nôn bằng:
Odansetron 8mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch và Depersolon 30mg x 1 ống tiêm
tĩnh mạch.



×