Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ bước đầu của PHƯƠNG PHÁP bơm TINH TRÙNG vào BUỒNG tử CUNG tại BỆNH VIỆN sản NHI VĨNH PHÚC từ 062013 062017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 104 trang )

B Y T
TRNG I HC Y H NI

NGUYN HONG H

ĐáNH GIá KếT QUả BƯớC ĐầU CủA PHƯƠNG
PHáP
BƠM TINH TRùNG VàO BUồNG Tử CUNG
TạI BệNH VIệN SảN NHI VĩNH PHúC
Từ 06/2013 - 06/2017
Chuyờn ngnh : Sn ph khoa
Mó s

: 62.72.13.03

LUN VN BC S CHUYấN KHOA II
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Lấ HOI CHNG

H NI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới:
Đảng uỷ, Ban giám đốc và phòng tổ chức cán bộ sở y tế Vĩnh Phúc.
Đảng uỷ, Ban giám đốc, cán bộ, công nhân viên chức các khoa, phòng
của Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc, đặc biệt khoa phụ hỗ trợ sinh sản đã dành
mọi sự thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đảng uỷ, Ban giám hiệu và phòng đào tạo sau đại học cùng toàn thể
các thầy, các cô của Bộ môn phụ sản Trường đại học Y Hà Nội đã dành mọi


sự thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đảng uỷ, Ban giám đốc, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng nghiên cứu
khoa học và đào tạo, các cán bộ, công nhân viên trung tâm hỗ trợ sinh sản của
Bệnh viện Phụ Sản TW đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn:
GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y Tế, Chủ nhiệm Bộ môn
phụ sản Trường đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành bản
luận văn này.
PGS.TS. Lê Hoài Chương, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ Sản TW, đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong cuộc đời cũng như trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè thân hữu đã
luôn sát cánh cổ vũ và giúp đỡ cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của tất cả người bệnh đã tham gia đề
tài nghiên cứu của tôi.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cha mẹ,
những người đã có công dưỡng dục, sinh thành; vợ và các con, các anh chị em
trong gia đình đã chia sẻ, giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên
Nguyễn Hoàng Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là NGUYỄN HOÀNG HÀ, học viên lớp chuyên khoa II khóa 29,
trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Sản Phụ Khoa. Tôi xin cam đoan:
1. Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của


PGS.TS. Lê Hoài Chương.
2. Công trình này không trùng lặp và chưa có ai công bố trong bất kỳ

một công trình nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,

trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của bệnh
viện Sản Nhi Vĩnh Phúc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam đoan này.
Hà Nội, ngày tháng
Học viên

năm 2017

Nguyễn Hoàng Hà


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AD

: Âm đạo

BVBM&TSS

: Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh

CTC

: Cổ tử cung


ICSI

: Intracytoplasmic sperm infection
(Bơm tinh trùng vào bào tương)

IUI

: Intrauterine insemination
(Bơm tinh trùng vào buồng tử cung)

IVF

: Invitro Fertilization
(Thụ tinh trong ống nghiệm)

TTTON

: Thụ tinh trong ống nghiệm

VSNP

: Vô sinh nguyên phát

VSTP

: Vô sinh thứ phát

WHO

: World Health Organization

(Tổ chức y tế thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Khái niệm và tình hình phân bố vô sinh.................................................3
1.1.1. Khái niệm vô sinh.............................................................................3
1.1.2. Tình hình vô sinh trên thế giới..........................................................3
1.1.3. Tình hình vô sinh tại Việt Nam.........................................................5
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh..........................................................7
1.2.1. Tuổi...................................................................................................7
1.2.2. Nơi ở.................................................................................................8
1.2.3. Học vấn.............................................................................................8
1.2.4. Dân tộc, tôn giáo..............................................................................9
1.2.5. Các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng khác....................................9
1.3. Các nguyên nhân vô sinh nữ và nam.....................................................11
1.3.1. Nguyên nhân vô sinh nữ.................................................................11
1.3.2. Những nguyên nhân vô sinh nam....................................................11
1.4. Quá trình thụ tinh..................................................................................14
1.4.1. Sự sinh tinh trùng...........................................................................14
1.4.2. Sự sinh trứng..................................................................................19
1.4.3. Sự thụ tinh.......................................................................................19
1.5. Chuẩn bị tinh trùng...............................................................................22
1.5.1 Đại cương........................................................................................22
1.5.2. Lợi ích của việc chuẩn bị tinh trùng...............................................23
1.5.3. Kỹ thuật chuẩn bị tinh trùng...........................................................23
1.6. Bơm tinh trùng vào buồng tử cung.......................................................25
1.6.1. Giới thiệu........................................................................................25



1.6.2. Các chỉ định trong IUI....................................................................25
1.6.3. Điều kiện để có thể thực hiện điều trị IUI......................................26
1.6.4. Kỹ thuật thực hiện...........................................................................26
1.6.5. Các biến chứng thường gặp khi thực hiện phương pháp IUI.........28
1.6.6. Kết quả và các yếu tố ảnh hưởng...................................................29
1.6.7. Một số nghiên cứu về lọc rửa tinh trùng và IUI.............................30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........33
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................33
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................34
2.2.2. Qui trình nghiên cứu.......................................................................34
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................37
2.2.4. Các biến số nghiên cứu..................................................................37
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu...............................................................38
2.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu...................................................38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................39
3.1. Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...............................................39
3.1.1. Một số đặc điểm cá nhân người vợ.................................................39
3.1.2. Một số đặc điểm cá nhân người chồng...........................................45
3.2. Kết quả thực hiện kỹ thuật IUI..............................................................47
3.2.1. Kết quả lọc rửa tinh trùng..............................................................47
3.2.2. Kết quả kích thích buồng trứng......................................................48
3.2.3. Kỹ thuật bơm tinh trùng..................................................................49
3.2.4. Kết quả có thai................................................................................50
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của IUI......................................52



3.3.1. Tuổi vợ và có thai...........................................................................52
3.3.2. Loại vô sinh và có thai....................................................................53
3.3.3. Năm vô sinh và có thai...................................................................53
3.3.4. Phác đồ kích thích buồng trứng và có thai.....................................54
3.3.5. Số nang noãn trưởng thành và có thai...........................................54
3.3.6. Độ dày niêm mạc tử cung và có thai..............................................55
3.3.7. Số vòi tử cung thông và có thai......................................................55
3.3.8. Mật độ tinh trùng trước lọc rửa và có thai.....................................56
3.3.9. Tổng số tinh trùng đếm được trước lọc rửa và có thai...................56
3.3.10. Tỷ lệ tinh trùng di động trước lọc rửa và có thai.........................57
3.3.11. Tổng số tinh trùng di động đếm được trước lọc rửa và có thai....57
3.3.12. Tổng số tinh trùng di động thu được sau lọc rửa và có thai........58
3.3.13. Kỹ thuật bơm và có thai................................................................58
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................59
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.....................................................59
4.2. Kết quả bước đầu của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung
tại bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc........................................................63
4.2.1. Tỷ lệ có thai....................................................................................63
4.2.2. Kết quả kích thích buồng trứng......................................................64
4.3. Nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả có thai...................67
KẾT LUẬN....................................................................................................72
KIẾN NGHỊ...................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Tỉ lệ vô sinh của một số quốc gia.............................................5


Bảng 1.2.

Tỉ lệ VSNP và VSTP theo các nghiên cứu tại Việt Nam.........6

Bảng 3.1.

Tuổi vợ......................................................................................39

Bảng 3.2.

Nghề nghiệp vợ........................................................................40

Bảng 3.3.

Trình độ học vấn......................................................................40

Bảng 3.4.

Tiền sử sản khoa của người vợ...............................................41

Bảng 3.5.

Tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục của vợ
...................................................................................................42

Bảng 3.6.

Phân bố vô sinh........................................................................43


Bảng 3.7.

Phân bố bệnh nhân theo thời gian vô sinh............................43

Bảng 3.8.

Chu kỳ kinh nguyệt.................................................................43

Bảng 3.9.

Tiền sử viêm phần phụ khoa..................................................44

Bảng 3.10.

Tỷ lệ vòi tử cung thông...........................................................45

Bảng 3.11.

Tuổi chồng................................................................................45

Bảng 3.12.

Tiếp xúc với một số yếu tố nguy cơ của người chồng...........46

Bảng 3.13.

Các đặc tính tinh dịch đồ trước lọc rửa................................47

Bảng 3.14.


Kết quả tinh trùng sau lọc rửa...............................................47

Bảng 3.15.

Các phác đồ kích thích buồng trứng.....................................48

Bảng 3.16.

Độ dày niêm mạc tử cung.......................................................49

Bảng 3.17.

Hình ảnh niêm mạc tử cung...................................................49

Bảng 3.18.

Kỹ thuật bơm tinh trùng........................................................49

Bảng 3.19.

Tỷ lệ thực hiện IUI qua các năm............................................50

Bảng 3.20.

Kết quả có thai.........................................................................51

Bảng 3.21.

Số lượng thai sau IUI..............................................................52


Bảng 3.22.

Tuổi vợ và có thai....................................................................52


Bảng 3.23.

Loại vô sinh và có thai............................................................53

Bảng 3.24.

Năm vô sinh và có thai............................................................53

Bảng 3.25.

Phác đồ kích thích buồng trứng và có thai...........................54

Bảng 3.26.

Số nang noãn trưởng thành và có thai..................................54

Bảng 3.27.

Độ dày niêm mạc tử cung và có thai......................................55

Bảng 3.28.

Số vòi tử cung thông và có thai..............................................55

Bảng 3.29.


Mật độ tinh trùng trước lọc rửa và có thai...........................56

Bảng 3.30.

Tổng số tinh trùng đếm được trước lọc rửa và có thai........56

Bảng 3.31.

Tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới PR trước lọc rửa và có thai
...................................................................................................57

Bảng 3.32.

Tổng số tinh trùng di động đếm được trước lọc rửa và có thai
...................................................................................................57

Bảng 3.33.

Tổng số tinh trùng di động thu được sau lọc rửa và có thai
...................................................................................................58

Bảng 3.34.

Kỹ thuật bơm và có thai............................................................58


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.


Số lượng nang noãn trưởng thành khi bơm.......................48

Biểu đồ 3.2.

Tỷ lệ có thai sinh hóa sau khi thực hiện IUI.......................50

Biểu đồ 3.3.

Tỷ lệ có thai lâm sàng sau khi thực hiện IUI..........................51


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Cấu trúc cơ quan sinh dục nam...............................................14

Hình 1.2.

Giải phẫu cấu trúc cơ quan sinh dục nữ.................................19

Hình 1.3.

Hiện tượng xuyên màng của tinh trùng..................................20

Hình 1.4.

Sự thụ tinh..................................................................................21

Hình 1.5.


Thủ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung..............................28


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Làm mẹ luôn là thiên chức của người phụ nữ, tuy nhiên không phải
người phụ nữ nào cũng dễ dàng có được thiên chức đó. Vô sinh là một vấn đề
lớn không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc các cặp vợ chồng mà còn ảnh hưởng
đến xã hội. Việc phát hiện và điều trị vô sinh hết sức phức tạp và đòi hỏi một
nguồn nhân lực và vật lực rất lớn để giải quyết tình trạng vô sinh. Ngày nay, với
sự phát triển của y học, các kỹ thuật hiện đại đã được áp dụng rất nhiều trong
lĩnh vực điều trị vô sinh và có nhiều phương pháp điều trị hỗ trợ cho các trường
hợp hiếm muộn vô sinh. Phương pháp thụ tinh nhân tạo được sử dụng phổ biến
nhất hiện nay là bơm tinh trùng đã lọc rửa vào buồng tử cung (Intrauterine
insermination - IUI).
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung được hiểu là tinh trùng đã được chuẩn
bị bằng các phương pháp lọc rửa để đạt được chất lượng tốt nhất, cô đặc trong
một thể tích nhỏ, được bơm trực tiếp vào buồng tử cung nhằm giảm đi các tác
dụng có hại lên tinh trùng như pH acid của âm đạo, các bất thường tại cổ tử cung,
…. Tinh trùng được bơm có thể là của người chồng (artificial insermination
husband’s sperm - AIH) hoặc của người cho (donor insermination - DI). Người
vợ được theo dõi rụng trứng trong chu kỳ tự nhiên hoặc được kích thích
buồng trứng bằng thuốc. Tỉ lệ thành công của phương pháp này trên thế giới
thay đổi từ 6 – 26%, tại Việt Nam khoảng 10 - 30%.
Theo các nghiên cứu trên thế giới, tỉ lệ vô sinh có xu hướng ngày càng
gia tăng. Tỷ lệ vô sinh tuỳ theo từng quốc gia và từng nghiên cứu dao động
trong khoảng từ 3% đến 15%. Thống kê tỉ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng trong
độ tuổi sinh đẻ trên thế giới thay đổi từ 13 – 25% (Irvine 1998) [1]. Theo ước
tính của WHO, trên thế giới có khoảng 80 triệu cặp vợ chồng vô sinh [2]. Tại

Việt Nam hiện nay có khoảng trên 1 triệu cặp vợ chồng có vấn đề về vô sinh.


2

Tại Vĩnh Phúc với dân số khoảng 1,2 triệu người nhưng hiện nay chưa
có 1 thống kê nào rõ ràng về tỷ lệ vô sinh và hiệu quả của việc điều trị vô sinh
bằng phương pháp bơm tinh trùng đã lọc rửa vào buồng tử cung (IUI), đây là
phương pháp hỗ trợ sinh sản đã được áp dụng tại tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2013.
Để xem xét qui trình kỹ thuật, tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh và rút kinh
nghiệm chuyên môn trong giai đoạn đầu thực hiện kỹ thuật. Vì vậy chúng tôi
tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả bước đầu của phương pháp bơm tinh
trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc từ 06/2013 06/2017”.
Gồm các mục tiêu sau:
1.

Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các cặp vợ chồng
vô sinh được điều trị bằng bơm tinh trùng vào buồng tử cung.

2.

Nhận xét kết quả bước đầu của phương pháp bơm tinh trùng vào
buồng tử cung tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN


1.1. Khái niệm và tình hình phân bố vô sinh
1.1.1. Khái niệm vô sinh
Vô sinh là tình trạng không có thai của một cặp vợ chồng sau 12 tháng
chung sống mà không sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào, đồng thời
tần suất giao hợp phải ít nhất hai lần trong một tuần [3], [4], [5]. Đối với
những phụ nữ lớn tuổi (trên 35 tuổi) thì thời gian này chỉ còn tính là 6 tháng.
Theo thống kê thì cứ 100 cặp vợ chồng chung sống không dùng biện pháp
tránh thai nào thì 40 cặp chưa có thai sau 6 tháng và khoảng 15 cặp chưa có
thai sau 12 tháng.
- Vô sinh nguyên phát (vô sinh I): là người phụ nữ chưa từng có thai. Vô sinh thứ phát (vô sinh II): là người phụ nữ vô sinh mà trước đó đã từng có
thai cho dù là đẻ hay sẩy thai.
- Vô sinh nữ: là các trường hợp nguyên nhân vô sinh do người vợ
- Vô sinh nam: là các trường hợp nguyên nhân vô sinh do người chồng.
- Vô sinh không rõ nguyên nhân là các trường hợp vô sinh khi thăm
khám và làm các xét nghiệm thăm dò hiện có mà không tìm thấy một nguyên
nhân cụ thể nào.
1.1.2. Tình hình vô sinh trên thế giới
Ở Mỹ mặc dù việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ y tế trong vô sinh
ngày một tăng nhanh trong vài chục năm trở lại đây, nhưng tỉ lệ vô sinh hầu
như không thay đổi. Kết quả của Tổng điều tra Quốc gia về Phát triển gia đình
của Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ vô sinh ở phụ nữ chưa làm phẫu thuật vô sinh là
13,3% năm 1965, 13,9% năm 1982 và 13,7% năm 1988. Năm 1990, khoảng
1/3 phụ nữ Hoa Kỳ thông báo là 12 tháng liên tục trong cuộc đời của họ có


4

quan hệ tình dục, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai mà không có
thai, ở Pháp khoảng 18% số cặp vợ chồng ở tuổi sinh đẻ nói rằng họ gặp khó
khăn khi muốn có thai [6]. Tại hội thảo nam học (1995) tác giả Anek Aribarg

đã công bố tỉ lệ vô sinh ở Thái Lan chiếm 12% các cặp vợ chồng trong tuổi
sinh đẻ [7].
Spira (1986) và Jansen (1993) ước tính từ 3-5% các cặp vợ chồng hoàn
toàn không có khả năng sinh sản [6]. Seang Lintang và Howards Jacobs
(1991) thấy rằng tỉ lệ vô sinh ngày càng tăng lên, qua nghiên cứu của họ cứ 6
cặp vợ chồng lại có 1 cặp có vấn đề về khả năng sinh sản. Ở những bệnh nhân
vô sinh, cơ hội có thai chỉ là 5% so với 25% ở mỗi chu kỳ kinh của người
bình thường.
Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện một nghiên cứu từ năm 1980 đến năm
1986 trên 8500 cặp vợ chồng ở 33 trung tâm y tế thuộc 25 quốc gia khi thống
kê nguyên nhân vô sinh cho thấy: ở các nước phát triển tỉ lệ vô sinh do chồng
là 8%, vợ là 37%, do cả hai là 35% và không rõ nguyên nhân là 20%. Ở vùng
cận Sahara nguyên nhân do chồng chiếm 22%, do vợ chiếm 31%, do cả hai
chiếm 21% và không rõ nguyên nhân là 24%. Cũng theo tổ chức này, năm
2000 thì 8-10% số cặp bị mắc vô sinh. Trên bình diện toàn cầu thì có khoảng
50-80 triệu người vô sinh. Tuy nhiên, số người mới mắc rất đa dạng và khác
biệt ở các vùng khác nhau trên thế giới. Tỉ lệ mới mắc vô sinh ở nam và nữ
gần giống nhau. Vô sinh do nguyên nhân ở nữ chiếm khoảng 30-40% tổng số
các ca bệnh và ở nam chiếm khoảng 10-30%. Từ 15-30% nguyên nhân do cả
vợ và chồng. Nguyên nhân gây ra vô sinh không rõ ràng chiếm một con số
không cao khoảng 5-10% các cặp vợ chồng.
Nghiên cứu của tác giả Larsen (2000) tiến hành ở 10 trong số 28 quốc
gia châu Phi nhận thấy tỉ lệ vô sinh nguyên phát chiếm khoảng hơn 3% trong
các cặp ở độ tuổi sinh đẻ còn tỉ lệ vô sinh thứ phát lại cao hơn rất nhiều [8].


5

Theo một thống kê của WHO năm 1985 tỉ lệ vô sinh nguyên phát và thứ phát
ở một số quốc gia như sau:

Bảng 1.1. Tỉ lệ vô sinh của một số quốc gia
Quốc gia

Châu Phi

Châu Mỹ

Châu Á- Thái Bình
Dương

Benin
Cameroon
Kenya
Tanzania
Brazil
Colombia
Venezuela
Panama
Banglades
Ấn Độ
Malaixia
Indonexia
Thái Lan
Việt Nam

Vô sinh nguyên

Vô sinh thứ

phát(VSNP)


phát(VSTP)

31%
12%
4%
5%
2%
4%
2%
3%
4%
3%
4%
7%
2%
2%

10%
33%
7%
25%
30%
4%
7%
8%
15%
8%
13%
15%

13%
15%

1.1.3. Tình hình vô sinh tại Việt Nam
Ở nước ta, tỉ lệ vô sinh cũng khá cao và khác nhau cho từng nghiên
cứu, theo kết quả điều tra Dân số năm 1982 tỉ lệ vô sinh chung là 13% [9] .
Nghiên cứu của tác giả Âu Nhật Luân (1995), tỉ lệ vô sinh ở nước ta vào
khoảng 7% đến 10% dân số. Gần đây hơn, kết quả điều tra dân số (2009) cho
thấy tỉ lệ vô sinh ở nước ta vào khoảng 13% đến 15% [10]. Trong nghiên cứu
trên hơn 1000 bệnh nhân điều trị của tác giả Vũ Văn Chức (1990), vô sinh
do vợ là 39,1%, nguyên nhân do chồng là 38,1%, do cả hai là 21,5% và
không rõ nguyên nhân là 1,3% [11]. Theo tác giả Âu Nhật Luân (1990), tỉ lệ
vô sinh do vợ chiếm 54,5%, do chồng chiếm 32,1%, do cả hai là 3,5% và
không rõ nguyên nhân là 9,9%. Một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc


6

Liêu và cộng sự trên 1000 bệnh nhân khám và điều trị vô sinh tại Viện
BVBM&TSS từ năm 1993-1997, có đầy đủ các xét nghiệm thăm dò, tỉ lệ vô
sinh nữ chiếm 54,5%, vô sinh nam chiếm 35,6% và vô sinh không rõ nguyên
nhân chiếm 9,9% [12]. Về tỉ lệ VSNP và VSTP theo các nghiên cứu tại Việt
Nam như sau:
Bảng 1.2. Tỉ lệ VSNP và VSTP theo các nghiên cứu tại Việt Nam
Vô sinh
nguyên phát

Vô sinh
thứ phát


1990

84,4%

15,6%

BVPS Từ Dũ

1999

16,57%

83,43%

Nguyễn Xuân Bái

2002

62%

38%

Nguyễn Đức Mạnh

2002

59,4%

40,6%


Tác giả

Năm

Vũ Văn Chức

Về nguyên nhân gây VSTP ở nam, theo Nguyễn Xuân Bái (2002), tỉ lệ
tinh dịch đồ bất thường là 53,7%, trong đó không có tinh trùng là 1,85%, tỉ lệ
tinh trùng yếu là 26% [13]. Theo Nguyễn Khắc Liêu (1998), tỉ lệ VSTP là
36,2%, trong đó 75,4% do tắc vòi tử cung, 22,9% do không phóng noãn. Theo
Nguyễn Đức Mạnh tỉ lệ VSTP là 40,6%, trong đó 56,7% do tắc vòi tử cung.
Trong số tắc vòi tử cung thì 21,18% sau sẩy, 14,77% sau đẻ, 11,82% sau
nạo phá thai và 2,95% sau đặt dụng cụ tử cung [14]. Theo Phạm Như Thảo
nguyên nhân vô sinh nữ có tỉ lệ cao hơn vô sinh nam (47,5% so với
30,6%), vô sinh không rõ nguyên nhân chiếm tỉ lệ 10,9%. VSTP sau sẩy
nạo hút thai chiếm tỉ lệ cao nhất 68,7%, còn sau đặt dụng cụ tử cung tránh
thai là 8,2% [15]. Theo Nguyễn Linh Thảo vô sinh thứ phát do nguyên
nhân vòi tử cung chiếm khoảng 20-25% trong vô sinh nói chung và 75,4%
trong vô sinh nữ nói riêng [16].
Báo cáo của Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 1998 cho
thấy tại Hà Nội có tỉ lệ cặp vợ chồng vô sinh chiếm khoảng 13-13,4% ở độ


7

tuổi sinh đẻ. Một cặp vợ chồng cần phải chi phí ít nhất khoảng 5.000 7.000USD cho một lần điều trị bằng các kỹ thuật cao như TTTON, nhưng tỉ lệ
thành công chỉ khoảng 20-30%.
Năm 2010 Nguyễn Viết Tiến và CS [17] điều tra trên 14.369 cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên cả nước cho thấy tỷ lệ vô sinh chiếm 7,7%
trong đó có 3,9% vô sinh nguyên phát, 3,8% vô sinh thứ phát

Nghiên cứu của Đỗ Thị Kim Ngọc (2010) [18] nêu lên tỷ lệ vô sinh
chung của thành phố Cần Thơ năm 2009 là 5,6%, trong đó vô sinh nguyên
phát chiếm 44.6%,vô sinh thứ phát chiếm 55,4%
Theo Nguyễn Quốc Hùng (2010) [19] nghiên cứu tại địa bàn huyện
Ba Vì cho thấy tỷ lệ vô sinh chung chiếm 11,02%, trong đó vô sinh nguyên
phát chiếm 31,91%, vô sinh thứ phát chiếm 68,02%, nguyên nhân vô sinh do
vợ chiếm 39,14%, do chồng chiếm 37,45%, do cả 2 vợ chồng chiếm 18,29%
và 5,12% không rõ nguyên nhân.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh
1.2.1. Tuổi
Tuổi của vợ:
Khả năng sinh sản của người phụ nữ giảm dần theo tuổi, theo sinh lý
sinh sản tuổi càng cao dự trữ buồng trứng càng giảm và tỉ lệ sảy thai càng
tăng. Khả năng mang thai của phụ nữ cao nhất trong khoảng 20 - 30 tuổi, sau
đó giảm dần, đặc biệt sau 45 tuổi tỉ lệ có thai chỉ còn khoảng 4,1% [9].
Tuổi của người chồng:
Nam giới khi đến khoảng 40 tuổi, nồng độ testosteron tự do trong máu
giảm dần, trong khi nồng độ SHBG - hormone gắn kết globulin tăng dần, tỉ lệ
Androgen/Estrogen giảm và có thể tăng LH, FSH trong máu, nồng độ Inhibin
cũng giảm 25%. Sự sản sinh tinh trùng giảm 30% ở tuổi 50 - 80.
1.2.2. Nơi ở
Việc điều trị vô sinh ở Việt Nam được phân ra các tuyến khác nhau, chủ
yếu được khám và điều trị ở tuyến Tỉnh và tuyến Trung Ương và tùy từng cơ sở,


8

điều kiện trang thiết bị mà kỹ thuật và phác đồ điều trị chỉ dừng ở mức độ thăm
khám và thăm dò đơn giản cho đến các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị tiên tiến
như thụ tinh trong ống nghiệm, tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, đông lạnh

phôi, đông lạnh tinh trùng… Tuy nhiên chỉ các trung tâm hỗ trợ sinh sản ở các
bệnh viện Trung Ương mới có thể thực hiện được các kỹ thuật hiện đại này và
việc điều trị đòi hỏi thời gian lâu dài. Do đó, các căp vợ chồng vô sinh sống ở
nông thôn, các vùng xa xôi hẻo lánh sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các
phương pháp chẩn đoán và điều trị vô sinh tiên tiến. Việc không được điều trị
hoặc điều trị không đúng phương pháp có thể làm tình trạng vô sinh ngày một
nặng thêm, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
1.2.3. Học vấn
Trình độ học vấn, hiểu biết của các cặp vợ chồng vô sinh có liên quan
mật thiết đến kiến thức về vô sinh. Trình độ văn hóa thấp kém làm các cặp vô
sinh nhận thức sai lệch về tình trạng vô sinh và nguyên nhân vô sinh. Nhiều
cặp vợ chồng vô sinh phủ nhận khái niệm vô sinh, đặc biệt là nam giới luôn từ
chối tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi vô sinh. Quan niệm về vô
sinh thứ phát là không phổ biến ở các cặp vợ chồng, điều này sẽ kéo dài thời
gian tìm kiếm chữa trị. Thêm vào đó, học vấn thấp kém làm các cặp vợ chồng
này dễ dàng tin vào những phương pháp điều trị không có cơ sở khoa học,
vừa tốn kém vừa không có kết quả.
1.2.4. Dân tộc, tôn giáo
Các dân tộc ít người, các tôn giáo với những tín ngưỡng, quan niệm,
phong tục truyền thống có thể làm sai lệch kiến thức về vô sinh trong đó có
việc chữa trị vô sinh. Các phong tục, tập quán lạc hậu cũng làm tăng nguy cơ
vô sinh như thói quen sinh hoạt không vệ sinh, đỡ đẻ không sạch… Ngôn ngữ
cũng là một rào cản làm các cặp vợ chồng dân tộc bị vô sinh không tiếp cận
được với dịch vụ y tế hiện đại.


9

1.2.5. Các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng khác
- Hóa chất:

Các thuốc trừ sâu, diệt cỏ và các dung môi hữu cơ đã được nhiều
nghiên cứu chứng minh có tác động xấu đến quá trình sinh tinh và làm giảm
số lượng, chất lượng tinh trùng. Một số thuốc trừ sâu đã được ghi nhận gây
giảm tinh trùng như DBCP, chlordecone, ethylene dibromide. Đặc biệt dioxin
được ghi nhận có tác động lên quá trình sinh tinh và có thể gây vô sinh.
Nhiều loại hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ như DDT và Endosulfan
có thể phá hủy, làm giảm tỉ lệ chuyển hóa của các hormone buồng trứng, liên
kết và khử hoạt tính của các chất tiếp nhận hormone, từ đó ngăn cản các
hormone tự nhiên liên kết với nhau đồng thời làm giảm tỉ lệ tiết ra các
hormone. Hậu quả là làm giảm khả năng sinh sản của người phụ nữ.
- Phóng xạ:
Tinh nguyên bào trong giai đoạn phân chia rất nhạy cảm với phóng xạ,
trong khi tinh nguyên bào gốc, tinh tử và tinh trùng ít bị ảnh hưởng hơn. Tuy
nhiên, nếu tiếp xúc với phóng xạ cường độ cao, tất cả các loại tế bào sinh tinh
đều bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến vô tinh không hồi phục.
- Thuốc lá:
Hút thuốc lá đe dọa sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ. Nhiều nghiên
cứu cho thấy thuốc lá gây biến đổi gen trong noãn của phụ nữ. Phụ nữ tiếp
xúc thường xuyên với nicotine trong khói thuốc lá có thể gây co thắt vòi tử
cung. Một nghiên cứu trên tạp chí Y học Anh (BMJ) khuyến cáo rằng hút
thuốc lá có thể làm giảm 40% khả năng thụ thai của người phụ nữ.
Hút thuốc lá liên quan với tình trạng tinh trùng bất thường, suy giảm số
lượng tinh trùng, làm tinh trùng mất khả năng linh hoạt. Có nhiều bằng chứng
cho thấy nghiện thuốc lá nặng (>20 điếu/ngày) làm giảm nồng độ testosterone
trong máu và giảm độ di động của tinh trùng. Nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ
sản Từ Dũ, TP. Hồ Chí Minh cho thấy chất lượng tinh trùng giảm ở những


10


người hút thuốc lá nhiều. Thuốc lá có thể làm tăng tần suất rối loạn cương
dương và làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới.
- Ma túy:
Ở phụ nữ, ma túy gây rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất
thường và vô sinh. Cần sa, heroin, methadone đều gây cản trở tổng hợp
testosteron làm giảm nồng độ testosteron trong máu. Nghiện ma túy từ 2 năm
trở lên làm số lượng tinh trùng suy giảm. Đồng thời, ma túy làm giảm khả
năng tình dục một cách rõ rệt và hậu quả này vẫn còn tồn tại một thời gian
khá lâu sau khi ngừng sử dụng ma túy.
- Rượu:
Phụ nữ uống 14 đơn vị alcohol mỗi tuần trong một thời gian dài sẽ khó
thụ thai hơn những người dùng ít hơn. Uống rượu thường xuyên làm giảm
khả năng sinh tinh trùng. Rượu có thể gây rối loạn vùng dưới đồi, thay đổi
cấu trúc tinh hoàn, thiểu năng tinh hoàn, giảm nồng độ testosterone trong
máu… Rượu và các chất chuyển hóa của nó ức chế đáp ứng enzyme cho sự
thành lập hormone giới tính.
1.3. Các nguyên nhân vô sinh nữ và nam
1.3.1. Nguyên nhân vô sinh nữ
- Vô sinh do rối loạn quá trình trưởng thành và phóng noãn
Vô sinh do buồng trứng không phóng noãn chiếm khoảng 20% nguyên
nhân vô sinh nữ.
- Vô sinh do bệnh lý toàn thân và những cơ quan ngoài hệ sinh dục
- Vô sinh do các bệnh toàn thân: tim, gan, thận...
- Vô sinh do các bệnh nội tiết: đái tháo đường, basedow, nhược giáp
thừa androgen, u thượng thận, u tuyến yên,, tăng tiết prolactin...
- Vô sinh do viêm nhiễm đường sinh dục dưới
- Vô sinh do cổ tử cung
Cổ tử cung chít hẹp, khoét chóp cổ tử cung, kháng thể kháng tinh trùng
trong chất nhầy cổ tử cung....
- Vô sinh do tắc vòi tử cung

Vô sinh do vòi tử cung chiếm 30-40% nguyên nhân vô sinh nữ.


11

- Vô sinh do tổn thương thực thể ở tử cung: U xơ tử cung, polyp buồng
tử cung, quá sản niêm mạc tử cung, dính buồng tư cung từng phần sau các
thủ thuật nạo hút….
- Các bất thường bẩm sinh của tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
Có 10 - 15% bệnh nhân nội soi ổ bụng vỡ đau bụng, vô sinh và vô kinh
bị LNMTC. Nghiên cứu khác nhận thấy 30 - 40% phụ nữ nội soi ổ bụng vô
sinh bị LNMTC.
- Vô sinh không rõ nguyên nhân
1.3.2. Những nguyên nhân vô sinh nam
Nguyên nhân vô sinh nam rất đa dạng nhưng được chia làm hai loại:
- Nguyên nhân do rối loạn sinh tinh.
+ Nguyên nhân trước tinh hoàn
+ Nguyên nhân tại tinh hoàn
- Nguyên nhân sau tinh hoàn - những rối loạn gây cản trở sự di chuyển
tinh trùng và những rối loạn về chức năng hoạt động tình dục [20].
a. Nguyên nhân trước tinh hoàn
- Bệnh của tuyến yên: Hội chứng Kalmann
- Thiếu FSH đơn thuần
- Các hội chứng bẩm sinh khác: Hội chứng Prader – Willi, Hội chứng
Laurence Moon Bandet Biede...
- Bài tiết nội tiết quá mức
+ Sản xuất quá nhiều androgen
+ Vô sinh do bài tiết estradiol quá mức
+ Vô sinh do tăng prolactin

b. Nguyên nhân tại tinh hoàn
Nguyên nhân ở tinh hoàn hay gặp nhất. Các rối loạn bệnh lý tinh hoàn
bao gồm vị trí, số lượng, hình dạng và chức năng của tinh hoàn.


12

- Không tinh hoàn bẩm sinh
- Không tinh hoàn mắc phải
- Bất thường về vị trí tinh hoàn
+ Tinh hoàn ẩn
+ Tinh hoàn lạc chỗ
+ Tinh hoàn trong ống bẹn
+ Tinh hoàn trượt
+ Tinh hoàn không cố định
- Bất thường nhiễm sắc thể

- Bất thường về số lượng:
+ Hội chứng Klinefelter
+ Hội chứng XYY
- Bất thường về cấu trúc nhiễm sắc thể:
+ Mất đoạn trên nhiễm sắc thể Y
+ Mất đoạn trên nhiễm sắc thể thường
- Bất thường về cấu trúc tinh trùng
Các bất thường về cấu trúc của tinh trùng được coi là những biến đổi về
hình thái học của tinh trùng.
+ Bất thường đầu
+ Bất thường cổ
+ Bất thường đuôi
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh

- Hội chứng chỉ có tế bào Sertoli (SCO), bất sản tế bào mầm


13

- Ngừng trệ quá trình sinh tinh
- Vô sinh do hóa trị và xạ trị
- Vô sinh do viêm tinh hoàn
c. Nguyên nhân sau tinh hoàn
- Viêm nhiễm đường dẫn tinh
- Tắc nghẽn đường dẫn tinh
- Rối loạn về vị trí tích tụ tinh dịch
+ Xuất tinh ngược dòng
+ Không xuất tinh
+ Liệt dương

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh trùng:
Thuốc, xạ trị liệu, nhiệt độ cao, ngộ độc, nhiễm trùng, ô nhiễm môi
trường, chế độ ăn uống, xơ gan, suy thận... đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp tới khả năng sinh tinh tại tinh hoàn.
1.4. Quá trình thụ tinh
1.4.1. Sự sinh tinh trùng
1.Bàng quang
2.Xương mu
3.Dương vật
4.Thể xốp
5.Thể hang
6.Bao qui đầu
7.Lỗ niệu đạo
8.Đại tràng xuống

9.Trực tràng

10.Túi tinh
11.Ống phóng tinh
12.Tiền liệt tuyến
13.Tuyến Cowper
14.Trực tràng
15.Ống dẫn tinh
16.Mào tinh
17.Tinh hoàn
18.Bìu


14

Hình 1.1. Cấu trúc cơ quan sinh dục nam
1.4.1.1. Quá trình hình thành tinh trùng
Tinh trùng là giao tử đực ở người mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội, 23
nhiễm sắc thể và khi kết hợp với 23 nhiễm sắc thể từ tế bào noãn sẽ hình
thành hợp tử 46 nhiễm sắc thể và phát triển thành phôi. Đây là loại tế bào biệt
hóa cao độ để thực hiện chức năng sinh sản có khả năng di chuyển trong
đường sinh dục nữ, nhận biết được trứng và thụ tinh trứng.
Quá trình sinh tinh trùng phụ thuộc đầu tiên vào sự phát triển của tinh
hoàn trong bào thai, bắt đầu vào khoảng tuần từ 4-6 tuần tuổi thai. Vào giai
đoạn này, các tế bào mầm sinh dục nguyên thủy ở gờ sinh dục bắt đầu tăng
sinh. Một số tế bào sinh dục nguyên thủy sẽ thoái hóa, số còn lại biệt hóa
thành tiền tinh nguyên bào và ngưng ở giai đoạn này. Đến khoảng 6 tháng
tuổi, các tế bào này bắt đầu biệt hóa thành tinh nguyên bào và tăng sinh. Sau
đó, đến tuổi dậy thì, các tinh nguyên bào bắt đầu quá trình giảm phân để tạo
ra các tinh bào (Byskov, 1983) [21].

Tinh trùng được sinh ra tại các ống sinh tinh trong tinh hoàn. Sau đó,
tinh trùng tách khỏi các tế bào Sertoli và lớp biểu mô của ống sinh tinh để di
chuyển vào lòng của ống sinh tinh. Lúc này tinh trùng đã có hình dạng đặc
trưng nhưng chưa có khả năng di động. Tinh trùng từ các ống sinh tinh đi vào
mào tinh để trải qua giai đoạn trưởng thành cuối cùng.
Toàn bộ quá trình hình thành tinh trùng từ tinh nguyên bào đến tinh
trùng mất khoảng 72 ngày (Mortimer, 1994) [22]. Tuy nhiên, để trưởng thành
hoàn toàn về mặt chức năng, tinh trùng phải trải qua một giai đoạn cuối cùng
tại mào tinh hoàn khoảng 12-21 ngày. Tổng thời gian để sự hình thành tinh
trùng từ tinh nguyên bào dự trữ trong ống sinh tinh đến giai đoạn trưởng
thành hoàn toàn và chuẩn bị để xuất tinh ở mào tinh là 10-12 tuần.
Trước khi xuất tinh, các tinh trùng trưởng thành tập trung ở phần đuôi
mào tinh. Nếu không có hiện tượng phóng tinh, tinh trùng sẽ chết, thoái hóa


×