Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bác hồ với quê hương nghệ an 82019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.57 KB, 13 trang )

Bác Hồ với quê hương Nghệ An
Đặng Huyền Trang – ngày 5/8/2019
“Quê hương nghĩa trọng tình cao
Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”1
Lời xúc động ấy được thốt lên khi Bác trở về thăm nơi “chôn rau, cắt rốn”
tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An sau hơn 50 năm xa cách.
Con người ấy, nhân cách vĩ đại ấy từ khi là Nguyễn Ái Quốc, Người đảng
viên Đảng cộng sản đầu tiên hay đến khi là Hồ Chí Minh trên cương vị Chủ tịch
Nước, mặc dù bận trăm công nghìn việc để lãnh đạo nhân dân ta trong công cuộc
kháng chiến và kiến quốc, Người vẫn luôn luôn dành những tình cảm, sự quan tâm
và chỉ đạo của mình cho phong trào cách mạng, cho sự phát triển kinh tế, chính trị,
văn hoá và xã hội của Nghệ An. Tình cảm sâu sắc của Bác đối với quê hương
không chỉ được thể hiện qua sự quan tâm sát sao của Người trong những ngày đầu
Nghệ Tĩnh mò mẫm “đứng đầu dậy trước” dưới sự lãnh đạo của Đảng mà còn
được thể hiện qua những bài viết, bài nói chuyện, những bức điện, thư Người gửi
cho các tập thể và cá nhân.
Và ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, Nguyễn Tất
Thành, người con của quê hương Nghệ An đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình
tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Trong 30 năm sống xa Tổ
quốc, tâm trí Nguyễn Ái Quốc vẫn luôn hướng về quê hương vẫn đang bị giày xéo
dưới gót giày của đế quốc, thực dân. Người đã mạnh mẽ tố cáo sự áp bức bóc lột
dã man của đế quốc Pháp đối với người dân “bản xứ” trên các tờ báo như: Le

1 Có tài liệu ghi: "Quê hương nghĩa trọng tình sâu/ Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình"

1


paria, Nhân đạo, Đời sống công nhân và trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân
Pháp”…
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc


xây dựng tổ chức cách mạng theo từng bước - từ tiếp xúc với những người Việt
Nam yêu nước đến việc thành lập Cộng sản đoàn làm hạt nhân. Cuối cùng là thành
lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội và đặt nó trong mối liên hệ với
cách mạng Đông Nam Á, tức là thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á
Đông (năm 1925). Các tổ chức này đã có nhiều công lao trong việc tổ chức tuyên
truyền chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào Việt Nam. Tất cả những hoạt động này đều được
Nguyễn Ái Quốc báo cáo về Bộ Phương Đông Quốc tế Cộng sản, như trong bức
thư đề ngày 22/12/1924 viết: “Tôi đã tổ chức được ở đây vài ba người Đông
Dương mà tôi hy vọng có thể làm được một số việc” 2. Những hoạt động tích cực
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1924 đến trước năm 1930, đã
góp phần đào tạo lớp thanh niên Nghệ Tĩnh xuất dương lúc bấy giờ như: Lê Hồng
Sơn, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Vương Thúc Oánh, Trương Vân Lĩnh Trần
Phú… thành những học trò xuất sắc. Họ chính là những người đã trở về truyền bá
Chủ nghĩa Mác – Lênin, gieo mầm cách mạng trên không chỉ quê hương Nghệ
Tĩnh mà còn ở khắp mọi miền đất nước. Những học trò xuất sắc ấy của Người
cũng chính là những cán bộ chủ chốt, là những tên tuổi lớn của cách mạng Việt
Nam sau này.
Khi phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang hoạt
động ở nước ngoài, tuy nhiên Người vẫn luôn luôn theo sát từng động tĩnh, từng sự
kiện lịch sử, tình hình diễn biến của phong trào 1930-1931 để cùng với Trung ương
Đảng có kịp thời uốn nắn, chỉ đạo, động viên, cổ vũ tinh thần đấu tranh anh dũng
của nhân dân hai tỉnh Nghệ Tĩnh nói riêng, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam
2 Bác Hồ trên đất nước Lê nin, Nxb Thanh niên, H.1980, tr.154

2


chống ách đô hộ của chủ nghĩa đế quốc, của thực dân Pháp nói chung. Thư gửi
Quốc tế Nông dân ngày 5/11/1930, Người viết: “…Không kể những cuộc đấu
tranh và biểu tình đã nổ ra từ trước ngày 20-8-1930, nông dân hai tỉnh Nghệ An

và Hà Tĩnh tổ chức liên tiếp những cuộc biểu tình lớn hưởng ứng công nhân bãi
công ở Vinh, Bến Thuỷ (tỉnh lỵ và trung tâm công nghiệp ở Nghệ An). Từ 20-8 đến
6-10-1930, có 39 cuộc biểu tình và míttinh bao gồm 69.350 nông dân, trong đó có
những cuộc từ 20.000 đến 30.000 người tham dự. Hiện nay, ở một số làng đỏ,
Xôviết nông dân đã được thành lập.
Từ ngày 1-5 đến ngày 1-10, hơn 50.000 nông dân đã vào Nông hội (Nam Kỳ
15.000, Trung Kỳ 35.000).
Đế quốc Pháp khủng bố phong trào nông dân dữ dội chưa từng thấy. Như ở
Nghệ An chỉ trong một cuộc biểu tình ở phủ Hưng Nguyên, máy bay thả bom giết
chết 171 nông dân. ở Thanh Chương (một huyện khác ở Nghệ An), 103 người bị
bắn chết trong một lúc. Riêng tỉnh Nghệ An đã có 393 người bị giết trong 7 cuộc
biểu tình, nhiều làng đỏ bị triệt hạ và đốt trụi. Mặc dầu bị đàn áp dã man, phong
trào vẫn tiếp tục phát triển…”3
Tiếp đó, trong bài Nghệ Tĩnh đỏ ngày 19 tháng 2 năm 1931, Người đã ca
ngợi: “…Từ tháng 5 đến tháng 12, công nhân Nghệ An (Vinh) đã 8 lần bãi công và
biểu tình có 2.500 người tham gia. Cũng trong thời gian đó, 137 cuộc biểu tình đã
nổ ra bao gồm tất cả 300.000 nông dân.
Thiệt hại: 625 nông dân bị máy bay ném bom và súng máy giết chết, 8 làng
bị triệt hạ, hơn 1.000 chiến sĩ bị bắt giam, hàng trăm người bị đem đi đày.
Ở cả hai tỉnh, hơn 60.000 nông dân (đàn ông, đàn bà và thanh niên) đã
được tổ chức vào Hội .
3 Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 3 (1930-1945). NXB Chính trị Quốc gia năm 2000. Tr.53-54

3


Nghệ - Tĩnh thật xứng đáng với danh hiệu "đỏ"!”4
Qua những báo cáo, những bài viết về phong trào cách mạng Nghệ Tĩnh,
Người đã tố cáo sự khủng bố dã man của chế độ thực dân đối với những đảng viên
và quần chúng yêu nước đang đấu tranh cho quyền tự do và độc lập dân tộc ở Nghệ

Tĩnh. Khi phong trào cách mạng Nghệ Tĩnh phát triển đến đỉnh cao, thực dân Pháp
và phong kiến Nam Triều vô cùng lo sợ, về sau chúng điên cuồng đối phó bằng các
âm mưu thâm độc và chính sách khủng bố trắng, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã theo
dõi sát sao. Người đã khẩn thiết đề nghị với mọi lực lượng cách mạng trong và
ngoài nước ủng hộ Xô viết Nghệ Tĩnh. Trong nước, Người yêu cầu Trung ương
Đảng phát động phong trào toàn quốc "chia lửa" với Nghệ Tĩnh. Một làn sóng đấu
tranh đã tràn khắp ba miền Bắc - Trung - Nam, đứng lên ủng hộ Xô viết Nghệ Tĩnh
như các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sài Gòn, Sa Đéc... Người còn yêu cầu các tổ chức Đỏ
cần kịp thời viết thư động viên phong trào, góp ý kiến và trao đổi rút kinh nghiệm
đấu tranh, giúp đỡ về tinh thần, vật chất, làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu
tranh anh dũng của nhân dân Nghệ Tĩnh nói riêng và của nhân dân Đông Dương
nói chung. Đề nghị thiết thực này của Người đã được Quốc tế Cộng sản chấp nhận
và hết sức ủng hộ. Ngày 27/2/1932, Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản đã gửi thư
cho các Đảng Cộng sản Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ huy động công nhân và nhân
dân lao động nước mình đấu tranh ủng hộ phong trào cộng sản ở Đông Dương mà
tiêu biểu là Xô viết Nghệ Tĩnh trên mọi phương diện.
Ngày 28/1/ 1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Hồ
Chí Minh trở về nước, trực tiếp lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc Tổng khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945. Cuộc Tổng khởi nghĩa giành độc lập dân tộc thành
công đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
4 Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 3 (1930-1945). NXB Chính trị Quốc gia năm 2000. Tr.70-71

4


Trên cương vị Chủ tịch nước, mặc dù bận rất nhiều công việc để lãnh đạo
nhân dân ta trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc, nhưng Chủ tịch Hồ Chí
Minh vẫn luôn luôn dành những tình cảm, sự quan tâm và chỉ đạo của mình cho
phong trào cách mạng, cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội của

Nghệ An. Đó là những tình cảm đặc biệt của một người con ưu tú luôn xa nhà vì
việc nước dành cho quê hương.
Chỉ 2 tuần sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, ngày 17/9/1945, Người gửi bức
thư đầu tiên về Nghệ An. Đây là bức thư sớm nhất Bác gửi cho Nghệ An. Bức thư
này Người dùng danh nghĩa của “một đồng chí già”, để san sẻ ít nhiều kinh nghiệm
với các đồng chí lãnh đạo trong tỉnh, chứ không dùng danh nghĩa Chủ tịch Chính
phủ của mình. Trong thư, Người nói về ý nghĩa to lớn của việc nhân dân ta đánh đổ
nền thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đồng thời nêu lên những nhiệm vụ
cần kíp mà nhân dân Nghệ An cần phải làm ngay trong công cuộc kiến thiết nước
nhà.
Từ đó đến khi nhắm mắt xuôi tay, Bác Hồ đã gửi về quê 25 bức thư và 2 bức
điện. Trong kháng chiến chống Pháp, Bác có 9 bức thư, điện gửi về Nghệ An, với
nội dung chính là phân tích tình hình, nhắc nhở và động viên đảng bộ, đồng bào,
quân, dân tỉnh nhà trong công cuộc xây dựng lực lượng, tham gia kháng chiến, đấu
tranh chống giặc đói, giặc dốt. Khoảng giữa 2 chuyến về thăm quê từ 1957 đến
1961, Bác gửi 2 bức thư về Nghệ An để khen ngợi hội phụ lão xã Nam Liên và
động viên đồng bào thị xã Vinh vừa trải qua hỏa hoạn. Và, thời gian Bác quan tâm
nhiều nhất đến tình hình quê nhà là khi chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ leo
cao. Trong 4 năm từ 1965 đến 1968, Bác gửi 12 bức thư về quê. Những bức thư
này chủ yếu khen ngợi và nhắc nhở tinh thần cảnh giác của quân dân Nghệ An với
các thành tích to lớn trong kháng chiến. Trong đó có đến 7 bức thư Bác gửi về
khen ngợi thành tích bắn rơi máy bay Mỹ của quân, dân quê nhà.
5


Phần lớn trong các bức thư, Bác đều gửi gắm nhiều tình cảm trân trọng đối
với con người ở quê hương. Tuy nhiên, nỗi lo lắng, động viên của Bác dành cho
quê hương cũng chuyển biến theo tiến trình lịch sử của công cuộc kháng chiến kiến
quốc. Các bức thư và điện của Người vừa kêu gọi quân, dân Nghệ An đẩy mạnh
phong trào đánh giặc và sản xuất; vừa chia sẻ kinh nghiệm trong các hoạt động;

đồng thời chấn chỉnh tinh thần và đạo đức cách mạng của cán bộ; khen ngợi và
động viên nhân dân trong các phong trào kháng chiến, kiến quốc. Bác thường kết
thúc các bức thư bằng câu “Chào thân ái và quyết thắng”. Có thể kể đến các bức
thư như: ngày 17-2-1949 Bác gửi thư chúc mừng và nhắc một số công việc cần chú
y để giúp sức và đôn đốc đồng bào trong việc diệt giặc ngoại xâm, giặc đói và giặc
dốt nhân dịp Đội lão quân huyện Nam Đàn thành lập; Thư Bác gửi thư cảm ơn và
mong Nghệ An sẽ trở thành một tỉnh kiểu mẫu trong mọi công việc kháng chiến và
kiến quốc khi nhân dân Nghệ An đã dâng lên Bác thành tích thi đua 4 tháng đầu
năm 1949 nhân dịp sinh nhật lần thứ 59 của Người; Bác gửi điện thăm hỏi đồng
bào Xã Đoài, khi biết tin Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc; tố cáo đế quốc Mỹ ném
bom xuống các nhà thương, trong đó có nhà thương chữa bệnh phong ở Quỳnh
Lập; thị xã Vinh bị cháy, Bác gửi thư động viên, an ủi…
Trong sản xuất, xây dựng quê hương, Bác rất quan tâm đến đội ngũ cán bộ,
đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo. Bác thẳng thắn phê bình những non kém,
khuyết điểm. Bác viết thư phê bình Nghệ An lãng phí lạc, bằng cách nói dí dỏm,
Bác viết "Dân Nghệ nhà choa, Mỗi năm ăn quà, Hết chín nghìn bẩy (9.720) tấn
gang!", "Chi ít mỗi tháng cũng hết 54 tấn Lạc, mỗi năm hết 650 tấn". Nếu "đồng
bào Nghệ chịu khó "thắt lưng buộc bụng" một chút, tiết kiệm Lạc để xuất khẩu, thì
mỗi năm đổi được 9. 720 tấn gang. Và nếu đồng bào các nơi khác đều tiết kiệm
Lạc, thì mỗi năm chúng ta có thể đổi lấy hàng trăm chiếc máy cày cho nông thôn" 5.
5 Làm thế nào cho Lạc thêm vui? Báo Nhân Dân số 2912, ngày 14 - 3 – 1962. HCMTT tập 10, tr.525-526

6


Và sau những bài viết của Người đăng trên báo Nhân Dân, Nghệ An đã có những
tiến bộ rõ rệt trong sản xuất, tiết kiệm…
Bên cạnh đó, Bác đã gửi thư khen khen tỉnh Nghệ An vì đã có nhiều thành
tích trong kháng chiến cũng như trong công tác phòng chống lụt bão, bảo vệ đê
điều và nắm rất chắc tình hình đời sống, sản xuất và chiến đấu của nhân dân Nghệ

An. Trong các bức thư, Người đặc biệt nhấn mạnh, đề cao tinh thần đoàn kết, xem
đó yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi của nhân dân ta, chỉ ra những khuyết điểm
và nêu lên một số nhiệm vụ để đồng bào thực hành. Từ khi đế quốc Mỹ mở rộng
chiến tranh đánh phá miền Bắc, cùng với quân và dân cả nước, quân và dân Nghệ
An đã chiến đấu dũng cảm chống lại những hành động xâm lược của đế quốc Mỹ.
Nghệ An là tỉnh thứ hai trên miền Bắc bắn rơi nhiều máy bay của giặc Mỹ. Bác gửi
thư khen khi được tin quân và dân Nghệ An bắn rơi 100, 200 và 1.500 chiếc máy
bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc. Bác quan tâm đến tất cả các mặt đời sống xã hội dù
là nhỏ nhất của quê hương Nghệ An. Bác gửi thư khen các cháu học sinh xã Nam
Liên đã thi đua học tập, lao động tốt; gửi thư khen Đội Thanh niên xung phong số
333 tỉnh Nghệ An nhận nhiệm vụ làm đường, sửa cầu ở một nơi địch thường đánh
phá ác liệt, có nhiều khó khăn gian khổ, nhưng đã dũng cảm chiến đấu, tích cực lao
động, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, bảo đảm cầu đường được thông suốt
luôn… Những bức thư của Bác đã kịp thời động viên tinh thần của nhân dân quê
hương Nghệ An trong lao động sản xuất và chiến đấu.
Đặc biệt, nhân dịp sinh nhật lần thứ 79 (19/5/1969) của Người, Bác tặng Đảng
bộ tỉnh Nghệ An một bức ảnh chân dung với lời đề tặng "Cán bộ, đảng viên phải
gương mẫu trong mọi công tác, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân". Ngày 27
tháng 7 năm 1969, Bác gửi thư cho Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt
Nam tỉnh Nghệ An. Đây là bức thư cuối cùng của Bác trước lúc đi xa. Trong thư
Bác vui mừng về kết quả 4 năm chiến đấu chống Mỹ, cứu nước của tỉnh nhà, đời
7


sống nhân dân nói chung ổn định, cán bộ các cấp, các ngành bước đầu đã sửa chữa
tệ quan liêu, mệnh lệnh, cố gắng đi sát nhân dân để tổ chức vận động nhân dân
thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước. Bác căn dặn những công việc
phải làm trong thời gian tới: "Tích cực thực hiện dân chủ với nhân dân hơn nữa;
Khôi phục và phát triển kinh tế; Hết sức chăm lo đời sống nhân dân và một điều
phải luôn luôn nhớ là: Cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đang ở

vào thời kỳ quyết liệt. Đế quốc Mỹ đã bị thua đau, nhưng còn rất ngoan cố. Quân
và dân ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, giữ vững công tác
phòng không sơ tán, củng cố hầm hào. Cố gắng góp nhiều công sức hơn nữa để
cùng quân và dân cả nước đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược"6. Có thể nói
đến cuộc cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn trăn trở với độc lập, với tự do, với
ấm no, hạnh phúc của nơi chôn rau cắt rốn: Nghệ An.
"Quê hương" - hai tiếng thiêng liêng đó luôn hằn sâu vào tâm khảm của mỗi
con người. Đó là quê cha đất tổ, là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi gắn với biết bao kỷ
niệm thân thương trìu mến. Có ai hay trong nghìn công việc bận rộn của đất nước,
trái tim của Bác vẫn dành trọn vẹn cho những người ruột thịt của mình, cho quê
hương nghĩa nặng tình sâu. Giữa lúc sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta ở hai
miền Bắc, Nam vừa thu được những thành tựu quan trọng, vừa đang đứng trước
những khó khăn thử thách, năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định về thăm
quê hương của mình sau 50 năm xa cách. Trong lần về thăm quê này, Người đã gặp
mặt các đại biểu Mặt trận Tổ quốc Liên khu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cán bộ Ủy
ban hành chính tỉnh, nói chuyện với Đại biểu nhân dân. Người xúc động: “…Đã
lâu về quê hương, thì thường tình người ta tủi tủi, mừng mừng. Tôi không thấy tủi
tủi, mà chỉ thấy mừng mừng. Mừng mừng là vì sao? Từ lúc tôi ra đi và bây giờ trở
lại, thấy nước ta nói chung, tỉnh ta nói riêng có thay đổi rất nhiều. Thay đổi quan
trọng nhất là lúc tôi ra đi, nước ta đang còn bị thực dân cai trị, đồng bào ta đều là
6 Bác Hồ với quê hương Nghệ Tĩnh, Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh xuất bản, 1977. Tr. 165 - 166.

8


những người nô lệ; bây giờ trở về thì đồng bào miền Bắc nước ta nói chung, Nghệ
- an nói riêng, là những công dân tự do, làm chủ nước nhà. Đó là thay đổi to
nhất"7. Và cho dù ở đâu, Bác luôn luôn trăn trở, luôn luôn dặn dò, luôn luôn nhấn mạnh
với anh em, đồng chí quê nhà: “…Phải đoàn kết, quân đội ta phải đoàn kết, phải cố
gắng đoàn kết hơn nữa. Đoàn kết nội bộ, toàn quân đoàn kết, các chiến sỹ miền Nam và

miền Bắc phải đoàn kết chặt chẽ, không chia Nam, Bắc, cán bộ và chiến sỹ đoàn kết,
quân và dân đoàn kết. Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Địch mạnh
ta yếu nhưng nhờ đoàn kết mà ta đã thắng lợi. Ngày nay quân đội ta muốn tiến lên chính
quy và hiện đại thì càng phải đoàn kết để luyện tập, để khi cần thì chiến đấu tốt. Đồng
thời bộ đội phải góp phần vào công việc sản xuất thắng lợi, xây dựng miền Bắc vững
mạnh, thực hiện thống nhất nước nhà thành công. Hôm nay nói chuyện với các cô, các
chú. Bác có 3 điều khen ngợi, 4 điều phê bình, 5 điều dăn dò. Những điều khen ngợi thì
cố gắng phát triển. Những điều phê bình thì cố gắng sửa chữa. Những điều dặn dò thì cố
gắng làm cho đúng. Bác mong các cô, các chú ngày càng tiến bộ…”8
Bốn năm sau, tháng 12 năm 1961, Người trở lại quê hương lần thứ hai, đây
cũng là dịp cuối cùng Người được về thăm quê hương yêu dấu. Với mong muốn
Nghệ An trở thành một trong những tỉnh khá nhất ở miền Bắc, Bác đến thăm nhiều
nơi, nói chuyện với nhiều tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Bác nói chuyện với cán bộ
và đồng bào tỉnh Nghệ An; với cán bộ và đồng bào xã Nam Liên; với cán bộ và
công nhân Nhà máy cơ khí Vinh; cán bộ và học sinh Trường Sư phạm miền núi
Nghệ An; cán bộ và công nhân Nông trường Đông Hiếu; cán bộ và xã viên hợp tác
xã Vĩnh Thành, v.v.. Dù ở đâu, với tầng lớp nào Bác cũng đều nêu lên những
nhiệm vụ cụ thể để mọi người cùng thực hiện. Với cán bộ và đồng bào tỉnh Nghệ
An, Bác nhấn mạnh: Để cải thiện không ngừng đời sống của nhân dân, để xây
dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải động viên mọi lực lượng để tăng gia
7 Bác Hồ với quê hương Nghệ Tĩnh, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh xuất bản, 1977, tr. 44 - 45.
8 Quê hương trong lòng Bác. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1995 trang 39-41.

9


sản xuất, thực hành tiết kiệm; với các đồng chí cán bộ, đảng viên hoạt động lâu
năm ở Nghệ - Tĩnh, Bác khẳng định: "Dân không đủ muối, Đảng phải lo. Dân
không có gạo ăn đủ no, dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo. Các cháu bé
không có trường học, Đảng phải lo"9; "Các đồng chí già là rất quí, là gương bền

bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí trẻ. Đồng chí già phải
giúp cho đồng chí trẻ tiến bộ"10. Người khen ngợi những thành tích mà nhân dân
Nghệ An đã đạt được và cho rằng muốn đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong
nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, văn hoá, giáo dục, y tế,
giao thông và bưu điện…. và không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống của nhân
dân, thì các cấp ủy Đảng lãnh đạo tốt, đồng bào và cán bộ đoàn kết nhất trí và thi
đua, như vậy nhất định sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức mọi kế hoạch mà
Đảng và Chính phủ đã giao cho.
Tình cảm của Bác Hồ với quê hương Nghệ An không chỉ được thể hiện qua
những đánh giá sâu sát của Bác về Xô Viết Nghệ Tĩnh, không chỉ qua các bức thư,
bức điện cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà, không chỉ qua những trăn trở dặn dò
qua 2 lần Người về thăm quê mà tình cảm sâu đậm đó còn được thể hiện qua việc
Bác viết lời tựa cho Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh. Nhân kỷ niệm 34 năm thành lập
Đảng 3/2/1964, Người đã trân trọng ký Lời đề tựa cho Bảo tàng. Trong Lời đề tựa,
Bác đánh giá rất cao ý nghĩa lịch sử của Xô Viết Nghệ Tĩnh: “Năm 1930-1931, khi
Đảng ta mới ra đời, một phong trào cách mạng lớn mạnh đã dâng lên trong cả
nước mà đỉnh cao nhất là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền
cách mạng đầu tiên của công – nông đã lật đổ chính quyền phản động của đế quốc
phong kiến ở mấy nơi trong hai tỉnh Nghệ Tĩnh” 11 và căn dặn: “Cán bộ, đảng viên,
đoàn viên thanh niên và toàn thể đồng bào Nghệ Tĩnh cần đoàn kết chặt chẽ, phấn
9 Bác Hồ với quê hương Nghệ Tĩnh, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh xuất bản, 1977,tr. 103
10 Bác Hồ với quê hương Nghệ Tĩnh, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh xuất bản, 1977, tr. 102
11 Trích nội dung Lời đề tựa hiện lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng XVNT

10


khởi thi đua xây dựng Nghệ An và Hà Tĩnh thành hai tỉnh gương mẫu, xứng đáng
là quê hương của Xô Viết Nghệ Tĩnh anh hùng” 12. Sưu tập hiện vật Bác ký Lời đề
tựa gồm có: Bản Lời đề tựa, Bút lông, đĩa mài mực, viên mực tàu và chữ ký mẫu

của Bác đang được trưng bày long trọng tại phòng trưng bày số 9 của Bảo tàng Xô
viết Nghệ Tĩnh. Cũng trong phòng trưng bày số 9 này, Bảo Tàng Xô Viết Nghệ
Tĩnh còn trưng bày chiếc Kính sáng của Bác Hồ tặng đồng chí Võ Thiện Kế (tức
đ/c Võ Nguyên Hiến) ở Diễn Bình, Diễn Châu, Nghệ An. Trong công cuộc cải cách
ruộng đất từ năm 1947 đến năm 1953, Nghệ An đã thực hiện giảm tô giảm tức, thu
ruộng đất công, ruộng đất của bọn phong kiến phản động, vận động hiến điền, chia
cho nông dân, đặc biệt là dân nghèo. Sau khi hoà bình lập lại, Nghệ An bắt đầu
thực hiện cải cách ruộng đất: đợt III từ tháng 3/1955 tại 81 xã (đợt I và II đã được
thực hiện ở các tỉnh khác), đợt IV từ tháng 9 đến tháng 12/1955 tại 10 xã, đợt V từ
tháng 1 đến tháng 5/1956 tại 225 xã. Đến cuối tháng 6/1956, công cuộc cải cách
ruộng đất toàn tỉnh căn bản hoàn thành trong 346 xã, đem lại kết quả trên nhiều
lĩnh vực: đem 105.287 mẫu ruộng, 10.113 con trâu bò, 8.719 ngôi nhà, 16.430
nông cụ và gần 8.500 tấn lương thực chia cho 143.590 hộ nông dân. Tuy nhiên,
bên cạnh những kết quả đó, trong quá trình tiến hành cải cách ruộng đất, Nghệ An
nói riêng và các tỉnh miền Bắc nói chung đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng, đặc
biệt là trong đợt IV và đợt V. "Những sai lầm đó đã ảnh hưởng xấu đến khối đoàn
kết trong các tầng lớp nhân dân ở nông thôn, trong Đảng, trong các cấp chính
quyền và đoàn thể, làm tổn thương uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực
quản lý của Nhà nước, làm giảm hiệu quả trong các phong trào thi đua yêu nước
và cách mạng, tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch xuyên tạc bôi xấu chế độ mới, lôi
kéo quần chúng nhân dân chống lại sự lãnh đạo của Đảng" 13 . Sau khi phát hiện
sai lầm trong cải cách ruộng đất, công tác sửa sai đã được thực hiện một cách khẩn
12 Trích nội dung Lời đề tựa hiện lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng XVNT
13 Lịch sử Đảng bộ Nghệ An, tập 2 (1954 - 1975), NXB Nghệ An năm 1999. Tr.26

11


trương, có hiệu quả. Mặc dù vậy, do sai lầm cải cách ruộng đất biểu hiện trên nhiều
mặt và rất phức tạp nên các bước sửa sai vẫn còn nhiều khuyết điểm, thiếu sót. Vì

vậy, sau tổng kết sửa sai, Đảng bộ vẫn tiếp tục lãnh đạo giải quyết những vấn đề
tồn đọng để hoàn thành công tác sửa sai một cách toàn diện. Chiều ngày 8/9/1956,
tại nhà khách riêng, Bác Hồ đã gặp mặt hai đồng chí Võ Thiện Kế (tức đ/c Võ
Nguyên Hiến) là trưởng đoàn đại biểu của Nghệ An ra báo cáo về tình hình cải
cách ruộng đất tại địa phương. Sau khi hỏi thăm, quán triệt nghị quyết trung ương,
Bác đã trao tặng cho đồng chí chiếc kính sáng và cũng mang ý dặn dò đầy thâm
thúy: đeo kính cho sáng tỏ, sáng mắt, sáng lòng trong mọi hoạt động.
Sinh ra và lớn lên trong tuổi thiếu thời ở quê hương Nghệ Tĩnh, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã thừa hưởng được những truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương.
Đó là cội nguồn của sự hình thành và phát triển một con người văn hoá - Hồ Chí
Minh. Suốt cả cuộc đời, từ lúc còn bôn ba ở nước ngoài, cũng như khi về lãnh đạo
cách mạng trong nước, dù bận trăm công nghìn việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn
luôn luôn nghĩ đến quê hương và dõi theo từng bước đi của phong trào cách mạng
tỉnh nhà. Tình cảm của Bác dành cho quê hương là đầy đủ, trọn vẹn và rộng khắp,
từ người dân bình thường đến cán bộ, đảng viên; từ các cháu thiếu nhi, học sinh
đến các cụ già; từ miền xuôi, thành thị đến miền ngược; giáo cũng như lương; công
nhân, bộ đội, phụ nữ, thanh niên, thương bệnh binh và cả những người Hoa trên
đất Nghệ An.
Đến nay, đã gần 50 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, nhưng
Người còn để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta "muôn vàn tình thân yêu".
Đối với quê hương, ngoài tình cảm chung ấy, Người còn để lại những ân tình đặc
biệt. Hình ảnh trìu mến và những lời căn dặn chứa chan tình nghĩa của Người trong
những lá thư, lời đề tựa, trong những hiện vật hay trong hai lần về thăm quê đến
nay vẫn in sâu trong tâm trí mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân và sẽ luôn là động lực
12


để Đảng bộ và nhân dân Nghệ An hôm nay tiếp tục học tập, đoàn kết, chung sức
đồng lòng xây dựng Nghệ An trở thành một tỉnh khá như Bác Hồ vẫn hằng mong
muốn./.


13



×