Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

CHUYÊN ĐỀ: CÁC QUY LUẬT KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………..
TRƯỜNG THPT ……………….
*********&**********

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
CÁC QUY LUẬT KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT VÀ
LƯU THÔNG HÀNG HÓA

- Tác giả chuyên đề: ………………

- Đơn vị: ……….

- Đối tượng học sinh: Học sinh lớp 11, học sinh ôn thi THPT Quốc Gia
- Dự kiến số tiết dạy: 04 tiết

năm 2018


TÊN CHUYÊN ĐỀ:
CÁC QUY LUẬT KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CHUYÊN ĐỀ
1. Tác giả, tên chuyên đề, đối tượng dạy học
- Tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến - Giáo viên trường THPT Hai Bà Trưng - TP. Phúc Yên Tỉnh Vĩnh Phúc
- Tên chuyên đề: Các quy luật kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Đối tượng học sinh: Học sinh lớp 11.
- Dự kiến số tiết: 04 tiết.
2. Căn cứ lựa chọn chuyên đề
- Nội dung kiến thức của bài có mối quan hệ với nhau.
- Nội dung bài học đều đề cập đến các quy luật kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng
hóa: Quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu.
- Khi triển khai nội dung có thể sử dụng các phương pháp tích cực phù hợp với điều kiện


của nhà trường.
3. Nội dung chủ yếu của chuyên đề
- Tên chuyên đề: “Các quy luật kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa” được cấu trúc
từ ba bài có nội dung liên quan đó là:
Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Chuyên đề tập trung làm rõ những nội dung cơ bản sau đây:
+ Nội dung, tác động của quy luật giá trị. Vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu
thông hàng hóa.
+ Khái niệm, nguyên nhân, mục đích của cạnh tranh. Tính hai mặt của cạnh tranh.
+ Khái niệm cung, cầu; mối quan hệ cung - cầu; Vận dụng quy luật cung - cầu trong sản
xuất và lưu thông hàng hóa.
Dự kiến chia số tiết như sau:
Tiết 1: Nội dung 1: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Nội dung của quy luật giá trị
- Biểu hiện của quy luật giá trị
+ Trong sản xuất
+ Trong lưu thông
Tiết 2: Nội dung 2: Tác động của quy luật giá trị, vận dụng quy luật giá trị
- Tác động của quy luật giá trị
+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
+ Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên
+ Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa


- Vận dụng quy luật giá trị
+ Về phía Nhà nước
+ Về phía công dân
Tiết 3: Nội dung 3: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

- Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
+ Khái niệm cạnh tranh
+ Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
- Mục đích của cạnh tranh
- Tính hai mặt của cạnh tranh
+ Mặt tích cực của cạnh tranh
+ Mặt hạn chế của cạnh tranh
Tiết 4: Nội dung 4: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Khái niệm cung, cầu
+ Khái niệm cầu
+ Khái niệm cung
- Mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
+ Khái niệm quan hệ cung - cầu
+ Biểu hiện nội dung quan hệ cung - cầu
- Vận dụng quan hệ cung - cầu
+ Đối với Nhà nước
+ Đối với người sản xuất, kinh doanh
+ Đối với người tiêu dùng
B. MỤC TIÊU
Học xong chủ đề học sinh hiểu được:
1. Về kiến thức
- Hiểu được nội dung cơ bản của quy luật giá trị, tác động của quy luật giá trị trong sản
xuất và lưu thông hàng hóa.
- Nêu được ví dụ về sự vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở nước
ta.
- Hiểu được khái niệm cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa và nguyên nhân
dẫn đến cạnh tranh. Hiểu được mục đích của cạnh tranh và tính hai mặt của cạnh tranh. Hiểu
được mối quan hệ giữa cạnh tranh và bảo vệ môi trường.
- Hiểu được khái niệm cung, cầu. Hiểu được mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu
thông hàng hóa.

- Hiểu được sự vận dụng quan hệ cung - cầu.
2. Về kĩ năng
- Vận dụng quy luật giá trị để giải thích một số hiện tượng kinh tế gần gũi trong cuộc sống.


- Phân biệt được mặt tích cực và hạn chế của cạnh tranh; nhận xét được vài nét về tình hình
cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở địa phương.
- Biết giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung - cầu của một loại sản phẩm ở địa
phương.
3. Về thái độ
- Tôn trọng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán các biểu hiện tiêu cực của cạnh tranh trong sản
xuất và lưu thông hàng hóa.
- Tuyên truyền cho mọi người coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuát và
lưu thông hàng hóa.
- Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
4. Về định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực chung:
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác,…
- Năng lực chuyên biệt được hình thành qua môn GDCD:
+ Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh các hành vi cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.
+ Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.
+ Năng lực giải quyết các vấn đề kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
+ Năng lực tư duy: Giúp học sinh ghi nhớ bài học bằng sơ đồ tư duy mạch lạc, khoa học.
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, hệ thống câu hỏi ôn tập, phiếu học tập, tranh ảnh, sơ
đồ, video liên quan nội dung chuyên đề,…
- Bút, phấn, thước, bảng phụ, giấy A0, bút chì, bút màu, bút dạ, băng dính, giấy màu, tranh
ảnh, nam châm,…

Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh
Vở ghi, sách giáo khoa, thước, bút chì,… mỗi nhóm một máy tính cá nhân (Laptop), phiếu
học tập.
D. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
1. Phương pháp
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống kinh tế, thuyết trình nêu vấn đề, đàm thoại,...
2. Kỹ thuật
Kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật 321, kỹ thuật 3 lần 3, kỹ thuật Tia
chớp, kỹ thuật trình bày 1 phút,...
E. BẢNG MÔ TẢ CẤP ĐỘ NHẬN THỨC VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP
I. BẢNG MÔ TẢ CẤP ĐỘ NHẬN THỨC


Nội dung
1. Quy luật giá
trị trong sản
xuất và lưu
thông
hàng
hóa

Nhận biết
Nêu được
+ Nội dung quy
luật giá trị.
+ Tác động của
quy luật giá trị.

Cấp độ nhận thức

Thông hiểu
Vận dụng
- Phân biệt - Nhận xét và đánh
được nội dung giá được các hiện
quy luật giá trị tượng kinh tế ở địa
trong sản xuất phương liên quan
và lưu thông đến bài học.
hàng hóa.
- Phân biệt
được tác động
của quy luật giá
trị trong sản
xuất và lưu
thông hàng hóa.
- Phân biệt tính - Đánh giá được
chất, mục đích, các hiện tượng
chủ thể tham kinh tế diễn ra ở
gia cạnh tranh. địa phương liên
- Phân biệt các quan đến bài học.
nguyên
nhân - Đánh giá được
dẫn đến cạnh hành vi đúng sai
tranh.
của công dân khi
- Phân biệt vận dụng quy luật
được tính hai cạnh tranh.
mặt của cạnh
tranh.

2. Cạnh tranh Nêu được

trong sản
+ Khái niệm
cạnh
tranh,
nguyên
nhân
xuất và lưu dẫn đến cạnh
thông
hàng tranh.
hóa
+ Mục đích của
cạnh tranh.
+ Tính hai mặt
của cạnh tranh.
+ Tích hợp nội
dung bảo vệ
môi
trường:
Mối quan hệ
giữa cạnh tranh
và bảo vệ môi
trường.
3. Cung - cầu Nêu được
Phân biệt được
trong sản xuất + Khái niệm khái niệm cung,
và lưu thông cung, cầu.
cầu; mối quan
hàng hóa
+ Mối quan hệ hệ cung - cầu
cung - cầu.

trong sản xuất
+ Sự vận dụng và lưu thông
quan hệ cung - hàng hóa.
cầu trong sản
xuất và lưu
thông hàng hóa.
II. BIÊN SOẠN CÂU HỎI / BÀI TẬP
1. TRẮC NGHIỆM
a. Nhận biết

- Đánh giá được
các hiện tượng
kinh tế diễn ra ở
địa phương liên
quan đến bài học.

Vận dụng cao
Tích cực tham gia
vào các hoạt động
kinh tế của gia
đình, địa phương.
- Đưa ra cách giải
quyết vấn đề và
cách ứng xử phù
hợp với lứa tuổi
và điều kiện của
bản thân về việc
vận dụng quy luật
giá trị.
- Đưa ra cách giải

quyết vấn đề và
cách ứng xử phù
hợp với lứa tuổi
và điều kiện của
bản thân về việc
vận dụng quy luật
cạnh tranh.

- Đưa ra cách giải
quyết vấn đề và
cách ứng xử phù
hợp với lứa tuổi
và điều kiện của
bản thân về việc
vận dụng quy luật
cung - cầu.


Câu 1. Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho
A. thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng
hóa.
B. thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng
hàng hóa.
C. thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng
hàng hóa.
D. thời gian lao động cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
từng hàng hóa.
Câu 2. Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua yếu tố nào?
A. Sự cạnh tranh của người tiêu dùng.
B. Giá cả trên thị trường.

C. Chính sách pháp luật của nhà nước.
D. Sự cạnh tranh của người sản xuất.
Câu 3. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian
lao động
A. xã hội cần thiết.
C. cá thể riêng lẻ.
B. thường xuyên biến động.
D. ổn định bền vững.
Câu 4. Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất
định tương ứng với
A. chiến lược và kế hoạch phát triển.
C. giá cả và thu nhập xác định.
B. nhu cầu và mục tiêu cá biệt.
D. sở thích và khả năng lao động.
Câu 5. Cạnh tranh lành mạnh giữ vai trò là một động lực kinh tế của sản xuất và
A. lưu thông hàng hóa.
C. thúc đẩy độc quyền.
B. san bằng lợi nhuận.
D. xóa bỏ giàu - nghèo.
Câu 6. Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, khái niệm cầu được hiểu là
A. nhu cầu của mọi người.
C. nhu cầu có khả năng thanh toán.
B. nhu cầu của người tiêu dùng.
D. nhu cầu tiêu dùng hàng hoá.
b. Thông hiểu
Câu 7. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào quan trọng nhất ảnh hưởng đến cung của hàng hóa?
A. Giá cả thị trường.
C. Năng suất lao động.
B. Nguồn lực sản xuất.
D. Chi phí sản xuất.

Câu 8. Cầu và giá cả có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Giá tăng thì cầu giảm.
C. Giá giảm thì cầu giảm.
B. Giá tăng thì cầu tăng.
D. Giá biến động nhưng cầu không biến động.
c. Vận dụng
Câu 9. Trong hai năm gần đây, chị D đã tích lũy được ba trăm gam vàng và năm nghìn đô la
Mĩ với dự định mười năm sau cho con gái đi du học. Tính đến thời điểm này, chị D đã vận
dụng chức năng nào dưới đây của tiền tệ?
A. Phương tiện cất trữ.
B. Quy trình quyết toán.


C. Tiền tệ thế giới.
D. Hình thức lưu thông.
Câu 10. Mặc dù giá thu mua tôm sú trên thị trường đang đồng loạt giảm mạnh nhưng vì mới
đầu tư hệ thống lọc nước đắt tiền nên vợ chồng anh A vẫn tiếp tục duy trì hoạt động này. Khi
quyết định thuê người làm để mở rộng diện tích nuôi tôm sú nghĩa là vợ chồng anh A vận dụng
chưa phù hợp tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hóa.
C. Sử dụng tối đa nguồn nhân lực.
B. Hoàn thiện kiến trúc thượng tầng.
D. Bảo lưu quan điểm kinh doanh.
Câu 11. Chị B giám đốc doanh nghiệp X quyết định cho toàn thể nhân viên dưới quyền đi du
lịch nước ngoài khi nhận thấy các công ty lữ hành đồng loạt giảm giá. Chị B đã vận dụng nội
dung nào dưới đây của quan hệ cung - cầu?
A. Giá cả giảm thì cầu tăng.
C. Giá cả độc lập với cầu.
B. Giá cả tăng thì cầu giảm.
D. Giá cả ngang bằng giá trị.

Câu 12. Người bán hàng A đang bán hàng điện tử ti vi, máy tính nhưng trên thị trường hiện tại
đang bão hòa, ti vi, máy tính bán chậm mà ngược lại thiết bị chống trộm, báo cháy, thiết bị an
ninh bán chạy, giá thành cao. Anh A đã chuyển ngay sang bán hàng công nghệ cao này. Vậy
anh A đã vận dụng quy luật giá trị vào sản xuất và lưu thông hàng hóa theo khía cạnh nào sau
đây?
A. Điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất cho phù hợp.
B. Đổi mới kỹ thuật.
C. Giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm.
D. Hợp lý hóa sản xuất.
Câu 13. Trường hợp nào dưới đây không được gọi là cầu trong sản xuất và lưu thông hàng
hoá?
A. Anh A mua xe máy thanh toán trả góp.
B. Ông B có 2 triệu đồng chuẩn bị mua xe đạp.
C. Chị C muốn mua ô tô nhưng chưa có tiền.
D. Bà D mua tủ lạnh giá 5 triệu.
d. Vận dụng cao
Câu 14. Hãng điện thoại X vừa cho ra sản phẩm mới. Nếu là nhà sản xuất X, để kích thích
lượng cầu với dòng điện thoại mới đó, em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để bán được
nhiều sản phẩm lại không bị thua lỗ?
A. Quảng cáo sản phẩm.
B. Hạ giá thành sản phẩm.
C. Đẩy mạng quảng cáo và khuyến mại.
D. Tăng giá thành sản phẩm để gây chú ý.
Câu 15. Qua mùa trung thu, nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng giảm xuống. Nếu
là nhà sản xuất em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để có lợi nhất?
A. Thu hẹp sản xuất bánh trung thu để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác.
B. Tiếp tục sản xuất bánh trung thu và đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm.
C. Đóng cửa sản xuất, chờ mùa trung thu năm sau.



D. Vẫn sản xuất đại trà bánh trung thu để chuẩn bị cho mùa trung thu năm sau.
Câu 16. H rất thích ăn thịt bò trong thực đơn hàng ngày của mình nhưng giá thịt bò tăng cao,
trong khi giá thịt lợn lại giảm rất mạnh. Để phù hợp với quy luật cung cầu và để tiêu dùng có
lợi nhất, nếu là H, em sẽ
A. giữ nguyên thực đơn thịt bò hàng ngày.
D. chuyển sang ăn chay đợi cho thịt bò
B. chuyển sang dùng thêm thịt lợn.
xuống.
C. không ăn thịt mà chỉ mua rau.
Câu 17: Gia đình H có 1 ha trồng rau sạch cung cấp cho thị trường, hiện nay giá của các loại
rau sạch đều tăng. Bố H quyết định mở rộng diện tích trồng, mẹ H thì muốn giữ nguyên quy
mô sản xuất, chị H thì lại khuyên thu hẹp diện tích gieo trồng. Theo em, nên làm theo ý kiến
của ai để gia đình H có them lợi nhuận?
A. Mẹ H.
B. Bố H.
C. Chị H.
D. Mẹ H và chị H.
2. TỰ LUẬN
a. Nhận biết
Câu 1: Trình bày nội dung, tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
Câu 2: Cạnh tranh là gì? Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh? Tính hai mặt của cạnh tranh?
Câu 3: Trình bày khái niệm cung, cầu, mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông?
b. Thông hiểu
Câu 4: Phân tích mặt hạn chế của quy luật giá trị?
Câu 5: Phân tích tính hai mặt của cạnh tranh? Trong đó mặt nào được coi là động lực của nền
kinh tế?
c. Vận dụng
Câu 6: Để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây dừa, ông A đã bỏ ra nhiều công sức để tìm kiếm
những giống dừa từ Thái Lan cho quả sai, thời gian ra quả nhanh và chất lượng tốt, phù hợp với
điều kiện thổ nhưỡng Việt Nam. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu chế tạo ra máy thu hoạch dừa để

đẩy nhanh tiến độ thu hoạch. Nhờ vậy, ông A đã thu được nhiều lợi nhuận.
Nhận xét về việc làm của ông A? Hiệu quả kinh tế thu được là gì? Ông A đã vận dụng tác động
nào của quy luật giá trị? Liên hệ địa phương em.
Gợi ý: Ông A đã vận dụng tốt tác động của quy luật giá trị: điều tiết sản xuất và lưu thông
hàng hóa. Vì vậy, ông A thu được hiệu quả kinh tế cao. HS tự liên hệ địa phương.
G. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
* Ổn định lớp
* Các hoạt động học tập
TIẾT 1
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
- Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập,
vận dụng những điều học sinh đã biết vào trong bài học. Học sinh sẽ có hiểu biết ban đầu về
các quy luật kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.


- Nội dung: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai khéo tay hơn” và trả lời 3 câu
hỏi:
1) Em định bán sản phẩm của mình với giá bao nhiêu tiền?
2) Để bán được nhiều sản phẩm trên thị trường em cần có chiến lược kinh doanh gì?
3) Theo em, giá của tấm thiệp có thể thay đổi không và sẽ thay đổi khi nào?
- Phương thức tổ chức hoạt động:
+ Bước 1: Giáo viên chuẩn bị 3 tấm bìa làm thiệp, kéo, keo dán hoặc băng dính hai mặt, nơ
hoa, bút, thước,… cho 3 nhóm.
+ Bước 2: Giáo viên chia lớp làm 3 đội có số thành viên tham gia bằng nhau. Phát đồ dùng
cho mỗi đội.
+ Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi: Trong thời gian tối đa 3 phút, các
thành viên trong đội sẽ tự làm 1 tấm thiệp hoa. Đội nào làm nhanh và đẹp nhất sẽ giành chiến
thắng.
+ Bước 4: Công bố kết quả và dẫn dắt vào bài.
- Sản phẩm mong đợi:

+ Học sinh tham gia nhiệt tình và hiệu quả hoạt động của giáo viên tổ chức.
+ Học sinh hiểu và trả lời được các câu hỏi mà giáo viên đưa ra: Các nhóm đã tạo ra một
hàng hóa (tấm thiệp hoa) trong thời gian khác nhau, giá bán mỗi hàng hóa khác nhau, chiến
lược kinh doanh của mỗi nhóm khác nhau.
+ Xuất hiện vấn đề cần tìm hiểu: Sự tác động của các quy luật kinh tế trong sản xuất và lưu
thông hàng hóa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
I. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Hoạt động 2.1: Nội dung của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Hoạt động 2.1.1: Phân biệt lĩnh vực sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Mục tiêu:
+ Học sinh phân biệt được lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực lưu thông.
+ Rèn kỹ năng nhận xét, phân tích, giải quyết nhanh vấn đề.
- Nội dung: HS chơi trò chơi “Nhanh tay, nhanh mắt”, quan sát các hình ảnh và sắp xếp
theo hai chủ đề: Lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực lưu thông;
- Phương thức tổ chức hoạt động
+ Bước 1: HS trả lời câu hỏi: Em có hài lòng về sản phẩm của đội mình không? Căn cứ vào
đâu để em xác định được giá bán của tấm thiệp này?
GV chiếu hình ảnh tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhanh tay, nhanh mắt”, quan sát các hình
ảnh và sắp xếp theo hai chủ đề: Lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực lưu thông.
+ Bước 2: HS suy nghĩ trả lời, sắp xếp theo 2 nội dung.
+ Bước 3: HS trả lời câu hỏi và kết quả thảo luận.


+ Bước 4: GV đánh giá kết quả và phát hiện vấn đề cần tìm hiểu. Liên hệ với kiến thức Bài
2: Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường: Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của
hàng hóa.
HS phát hiện vấn đề tìm hiểu nội dung của quy luật giá trị.
- Sản phẩm mong đợi:
+ HS hiểu được khái quát nội dung quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông.

HS phân biệt được lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực lưu thông.
+ Rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
NHANH TAY – NHANH MẮT
LĨNH VỰC SẢN XUẤT
LĨNH VỰC LƯU THÔNG

Hoạt động 2.1.2: Nội dung quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Mục tiêu:


+ Học sinh hiểu được nội dung của quy luật giá trị trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực lưu
thông.
+ HS phân biệt được nội dung quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông.
- Nội dung: Phương pháp thảo luận nhóm, kỹ thuật 3 lần 3
GV cho HS thảo luận nhóm về nội dung quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng
hóa. GV sử dụng kỹ thuật 3 lần 3 để nhận xét phần trình bày của các nhóm.
- Phương thức tổ chức hoạt động
Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận câu hỏi sau
+ Nhóm 1: Tìm hiểu nội dung quy luật giá trị trong sản xuất. Cho VD. Phân tích sơ đồ 1.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung quy luật giá trị trong lưu thông. Cho VD. Phân tích sơ đồ 2.
Bước 2: HS tiến hành thảo luận theo nhóm, báo cáo kết quả vào giấy A0.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thảo luận.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá hoạt động thảo luận nhóm của HS theo kĩ thuật “3 lần 3”.
Phiếu nhận xét các nhóm trình bày theo kĩ thuật “3 lần 3’:
- 3 lời khen cho nhóm trình bày:………………………
- 3 điều chưa hài lòng về nhóm trình bày:….................
- 3 đề nghị cải tiến:………………………....................
Sơ đồ 1:
TGLĐXHCT (của 1 hàng hóa A)
(1)


(2)

(3)

Sơ đồ 2:
Giá cả
TGLĐXHCT
(hay giá trị của 1 hàng hóa A)
- Sản phẩm mong đợi: Hiểu được nội dung quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông
hàng hóa. Hình thành năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.
Ghi nhớ
I. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
1. Nội dung của quy luật giá trị
- Nội dung của quy luật giá trị: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời
gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
- Biểu hiện
+ Trong sản xuất:
Đối với một hàng hóa: Người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt
phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.
Đối với tổng hàng hóa: Tổng thời gian lao động cá biệt phù hợp với tổng thời gian lao


động xã hội cần thiết.
+ Trong lưu thông: Trên thị trường việc trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở thời
gian lao động xã hội cần thiết hay dựa theo nguyên tắc ngang giá.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu các tác động của quy luật giá trị
- Mục tiêu:
+ Học sinh hiểu được các tác động của quy luật giá trị.

+ HS phân biệt được các tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Nội dung: Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trực quan, kỹ thuật động não, kỹ
thuật 321. Học sinh xem video và hoàn thành phiếu học tập.
- Phương thức tổ chức
+ Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh xem video, hình ảnh tư liệu và phát phiếu học tập.
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập
Nhóm 1
/>Câu hỏi
Trả lời
- Tại sao người nông dân lại chuyển đổi loại cây trồng?
- Hiệu quả thu được từ việc chuyển đổi là gì?
- Người nông dân chịu tác động của quy luật quy luật
giá trị thông qua yếu tố nào?
- Hãy lấy ví dụ về tác động trên của quy luật giá trị ở
địa phương mình?
Nhóm 2
/>Câu hỏi
- Tại sao người nông dân lại chuyển đổi phương thức
sản xuất?

Trả lời

- Hiệu quả thu được từ việc chuyển đổi là gì?
- Người nông dân chịu tác động của quy luật quy luật
giá trị thông qua yếu tố nào?
- Hãy lấy ví dụ về tác động trên của quy luật giá trị ở
địa phương mình?
Nhóm 3: Quan sát hình ảnh và tình huống sau:
Từ 2 bàn tay trắng, nhưng người nông dân chân chất dám nghĩ, dám làm, dám đương
đầu với khó khăn thử thách… đã gặt hái được thành công, với tài sản hiện tại hàng tỷ đồng.

Sinh ra trong một gia đình nghèo có 11 anh chị em ở Diễn Châu, Nghệ An, năm 16 tuổi, anh
Trịnh Xuân Mười (1974) quyết định trốn nhà vào Nam mưu sinh với quyết tâm thoát nghèo.
Trải qua biết bao nghề từ ăn xin, làm thuê cho đến phụ xe, anh gom góp tiền mua được chiếc xe


đạp để đi buôn và bắt đầu có duyên với cây bơ từ đó. Từ việc buôn bán trái bơ cho đến thử
nghiệm trồng và cho ra giống tốt, sau 20 năm nơi đất khách quê người, anh Mười khiến nhiều
người quê xứ Nghệ bất ngờ bởi khối tài sản khổng lồ là 400 cây bơ cho thu hoạch,10 vạn cây
giống với doanh thu lên đến 6 tỷ đồng/năm. Thậm chí, người Tây Nguyên còn yêu mến và tôn
vinh anh Trịnh Xuân Mười là "vua" bơ.

Ảnh: Tiền Phong.
Câu hỏi
Trả lời
- Em có suy nghĩ gì về những thông tin trên?
- Một trong những nguyên nhân để anh Mười trở thành
tỷ phú là gì?
- Đó là một trong những biểu hiện tác động nào của quy luật
quy luật giá trị?
- Nếu không thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá
trị thì người sản xuất, kinh doanh sẽ như thế nào?
+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. Học sinh xem video, điền vào phiếu học tập và báo cáo
kết quả trước lớp.
+ Bước 3: GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp.
GV cho HS nhận xét, bổ sung phần trình bày của các nhóm theo kỹ thuật 321 (03 lời khen
dành cho nhóm bạn, 02 lời góp ý - chưa hài lòng và 01 câu hỏi yêu cầu làm rõ, giải đáp thắc
mắc liên quan đến sản phẩm).
Phiếu nhận xét các nhóm trình bày theo kĩ thuật “321”:
- 3 lời khen cho nhóm trình bày:……………………….
- 2 lời góp ý - chưa hài lòng:…....................................

- 01 câu hỏi yêu cầu giải đáp:………………………........
+ Bước 4: GV nhận xét chung và kết luận vấn đề.


- Sản phẩm mong đợi
Hiểu được tác động của quy luật quy luật giá trị. Hình thành năng lực hợp tác, năng lực
giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.
Ghi nhớ: 2. Tác động của quy luật giá trị
a) Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Đó là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này
sang ngành sản xuất khác, phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, theo hướng
từ nơi có lãi ít hoặc không lãi sang nơi có lãi nhiều thông qua sự biến động của giá cả hàng
hóa trên thị trường.
b) Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên
Người kinh doanh muốn không bị phá sản, đứng vững và chiến thắng trên thương
trường để thu nhiều lợi nhuận, họ phải tìm cách cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, hợp
lý hóa sản xuất, thực hành sản xuất, tiết kiệm,… làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ
thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa. Kết quả làm cho lực lượng sản xuất và năng suất lao
động xã hội được nâng cao.
c) Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
Một số người có giá trị hàng hóa cá biệt thấp hoặc bằng so với giá trị xã hội của hàng
hóa nên có lãi, mua sắm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất. Ngược lại, nhiều người sản
xuất khác, do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lý sản xuất, kinh doanh
kém, gặp rủi ro nên bị thua lỗ, phá sản => Dẫn đến sự phân hóa giàu - nghèo trong xã hội.
Hoạt động 2: Vận dụng quy luật giá trị
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được sự vận dụng quy luật giá trị. HS phân tích, nhận xét được
tình huống liên quan đến sự vận dụng nội dung quy luật giá trị.
- Nội dung: Phương pháp thảo luận nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép.
- Phương thức tổ chức hoạt động:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia. Các nhóm được giao nhiệu vụ với những nội dung học tập khác

nhau.
Nhóm 1: Những hình ảnh trên gợi cho em điều gì? Nhà nước đã vận dụng như thế nào?


Nhóm 2: Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh và thông tin sau? Là công dân, chúng ta cần
vận dụng nội dung và tác động của quy luật giá trị như thế nào?
Công ty Giày da Lợi Tín (Khu công nghiệp Đoàn nông dân xuất sắc tham quan mô
Lập Thạch I) có công suất 6 triệu sản hình nông nghiệp công nghệ cao tại
phẩm/năm, tạo việc làm cho hơn 3.400 lao nông trường VinEco Tam Đảo, tỉnh
động.
Vĩnh Phúc

HS thực hiện theo nhóm, trình bày sản phẩm trên khổ giấy A0.
Yêu cầu:
+ Mỗi thành viên trong nhóm sẽ là chuyên gia của nhóm.
+ Nhóm chuẩn bị nội dung, tranh ảnh,... cho trạm của nhóm mình. Dán sản phẩm của nhóm
lên 2 vị trí ở trong lớp.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
+ Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm mới
+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm mới lần lượt đi từng trạm, các chuyên gia của nhóm cũ sẽ trình bày cho nhóm mới
nghe.
- Các nhóm về vị trí, xem video (Thành
tựu kinh tế Việt Nam sau 30 năm đổi mới)
- Cuối cùng các nhóm mới hoàn thành phiếu học tập vào tờ A0 trong 2 phút.


Câu hỏi

Trả lời


1. Chủ thể nào đã vận dụng tốt yêu cầu của
quy luật giá trị trong video trên?
2. Kết quả đạt được là gì?
+ Bước 3: GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp.
Các nhóm mang sản phẩm của mình dán lên bảng để trình bày. HS khác quan sát, nhận xét và
đánh giá.
+ Bước 4: GV chốt kiến thức, nhận xét và đánh giá kết quả thực hiện của HS. GV cho HS
đại diện của 3 nhóm lên chấm chéo.
Sử dụng kỹ thuật Tia chớp liên hệ kết quả trò chơi “Ai khéo tay hơn” về sự vận dụng quy
luật giá trị của công dân.
- Sản phẩm mong đợi: Học sinh trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra. Từ đó hiểu được
sự vận dụng tác động của quy luật giá trị. Hình thành năng lực hợp tác, phân tích, so sánh, năng
lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.
Ghi nhớ:
3. Vận dụng quy luật giá trị
a) Về phía Nhà nước
- Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Điều tiết thị trường nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực.
b) Về phía công dân
- Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.
- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng cho phù hợp với nhu cầu.
- Đổi mới kỹ thuật - công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất
lượng hàng hóa.
TIẾT 3
II. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
Hoạt động 1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
Hoạt động 1a: Thực hiện trò chơi: “Thử làm họa sỹ”
Vẽ tờ rơi quảng cáo các món ăn của nhóm mình trong thời gian 3 phút.
Hoạt động 1b: Thực hiện trò chơi:“Vĩnh Phúc thân yêu”

Cho 3 HS đại diện cho 3 nhóm lên viết tên các doanh nghiệp cùng cung ứng 1 hàng hóa trên
thị trường trong thời gian 3 phút.
- Mục tiêu:
+ Học sinh hiểu được thế nào là cạnh tranh, nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
+ HS phân biệt được cạnh tranh thông thường và cạnh tranh kinh tế trong bài học.
- Nội dung: Thực hiện phương pháp tình huống, trò chơi, kỹ thuật động não,…
- Phương thức tổ chức:


Hoạt động 1a: Thực hiện trò chơi: “Thử làm họa sỹ”
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa HS vào tình huống giả định: Kỷ niệm ngày thành lập ĐTNCSHCM 26/3 tới Đoàn
trường tổ chức cho HS các chi đoàn làm gian hàng hội chợ ẩm thực. GV yêu cầu các nhóm vẽ
tờ rơi quảng cáo các món ăn của nhóm mình.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS lên ý tưởng và thực hiện nhiệm vụ.
- Khích lệ các học sinh đưa ra ý tưởng sáng tạo của mình.
Bước 3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm và nhận xét đánh giá kết quả.
- GV kết luận: Quảng cáo là một hình thức của cạnh tranh nhằm tác động đến tâm lý, thị
hiếu người mua, người tiêu dùng nhằm bán được nhiều hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận. Phân
biệt cho HS khái niệm cạnh tranh thông thường và cạnh tranh kinh tế.
Hoạt động 1b: Thực hiện trò chơi: “Vĩnh Phúc thân yêu”
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho 3 HS đại diện cho 3 nhóm lên viết tên các doanh nghiệp cùng cung ứng một hàng hóa
(xe đạp điện) trên thị trường Vĩnh Phúc trong thời gian 3 phút.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS thể hiện sự hiểu biết của mình về địa phương.
Bước 3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm và nhận xét đánh giá kết quả.
Bước 4: GV kết luận: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
- Sản phẩm mong đợi:
HS hiểu được khái niệm và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. Hình thành năng lực hợp tác,
năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.
Ghi nhớ
1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
a) Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành
những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu
được nhiều lợi ích nhất cho mình.
b) Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
- Trong nền kinh tế hàng hoá, do tồn tại nhiều chủ thể kinh tế khác nhau, tồn tại với tư
cách là một đơn vị kinh tế độc lập.
- Do điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể khác nhau nên chất lượng và chi phí sản xuất khác
nhau => Kết quả sản xuất không giống nhau, lợi ích khác nhau.
Hoạt động 2. Mục đích của cạnh tranh
- Mục tiêu:


+ Học sinh hiểu được mục đích cuối cùng của cạnh tranh.
+ HS phân biệt được những nội dung trong mục đích cuối cùng của cạnh tranh.
- Nội dung: Thực hiện phương pháp giải quyết tình huống, kỹ thuật Khăn trải bàn, kỹ thuật
trình bày một phút, kỹ thuật 3 lần 3,…
- Phương thức tổ chức:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV sử dụng kỹ thuật Khăn trải bàn: GV tiếp tục đưa HS vào tình huống giả định: Để bán
được nhiều hàng hóa trong gian hàng hội chợ, sau chiến lược quảng cáo các em cần phải làm
gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS lên ý tưởng và thực hiện nhiệm vụ. Mỗi HS trong nhóm sẽ viết ý kiến của mình vào 1
tờ giấy dán vào tờ giấy A0, sau đó nhóm thống nhất kết quả dán vào giấy A0 và trình bày.
- Khích lệ các học sinh đưa ra ý tưởng sáng tạo của mình.
Bước 3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm và nhận xét đánh giá kết quả.
Phiếu nhận xét các nhóm trình bày theo kĩ thuật “3 lần 3’:
- 3 lời khen cho nhóm trình bày:………………………
- 3 điều chưa hài lòng về nhóm trình bày:….................
- 3 đề nghị cải tiến:………………………....................
Bước 4. GV chốt lại: mục đích của cạnh tranh và mục đích cuối cùng của cạnh tranh. Cho
VD. Chiếu sơ đồ tư duy để khắc sâu kiến thức.
- Sản phẩm mong đợi:
HS hiểu được mục đích của cạnh tranh và mục đích cuối cùng của cạnh tranh. Hình thành
năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.
Ghi nhớ
2. Mục đích của cạnh tranh
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành những điều kiện thuận lợi để thu nhiều lợi
nhuận:
- Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
- Giành ưu thế về khoa học và công nghệ.
- Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng.
- Giành ưu thế về chất lượng, giá cả hàng hóa và phương thức thanh toán…
Hoạt động 3. Tính hai mặt của cạnh tranh
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được mặt tích cực và hạn chế cạnh tranh. Phân biệt và cho ví dụ
về tính hai mặt của cạnh tranh. HS phân biệt được cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không
lành mạnh trong một số doanh nghiệp ở địa phương.
- Nội dung: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép.
- Phương thức tổ chức:
Kỹ thuật mảnh ghép thực hiện theo 2 vòng



+ Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho 2 nhóm bảo vệ quan điểm của nhóm mình: mặt tích cực và hạn chế cạnh tranh.
Nhóm 1: Trình bày mặt tích cực của cạnh tranh. Cho VD.
Nhóm 2: Trình bày mặt hạn chế của cạnh tranh. Cho VD.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS lên ý tưởng và thực hiện nhiệm vụ.
- Khích lệ các học sinh đưa ra ý tưởng sáng tạo của mình.
Bước 3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS các nhóm hiểu được nội dung mặt tích cực và hạn
chế của cạnh tranh và viết vào giấy A0.
Bước 4: GV tiếp tục điều hành tạo nhóm mới cho HS.
+ Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Ghép 5 HS nhóm 1 và 5 HS nhóm 2 tạo thành 2 nhóm mới.
Bước 1: HS xem video
: Kinh tế từ nuôi bò và bài toán môi
trường ở Vĩnh Phúc và trả lời câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về tính hai mặt của cạnh tranh trong video trên?
2. Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường sản xuất kinh doanh?
3. Nhà nước đã làm gì để khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh?
Bước 2: HS suy nghĩ trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
Bước 4: GV chốt lại đồng thời tích hợp nội dung bảo vệ môi trường.
- Sản phẩm mong đợi: Học sinh hiểu được mặt tích cực và hạn chế cạnh tranh. Biện pháp
của nhà nước khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh.
Hình thành năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tự
nhận thức, đánh giá và điều chỉnh hành vi phù hợp pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
Ghi nhớ
3. Tính hai mặt của cạnh tranh
a. Mặt tích cực

- Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học - kỹ thuật phát triển, năng suất lao động tăng lên.
- Khai thác tối đa mọi nguồn lực.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Mặt hạn chế của cạnh tranh
- Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên trong
khai thác tài nguyên, làm cho môi trường, môi sinh suy thoái, mất cân bằng nghiêm trọng.
- Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.
- Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
Để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh, Nhà nước điều tiết thông
qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội.


TIẾT 4
III. Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Hoạt động 1. Khái niệm cung, cầu
Hoạt động 1a. Khái niệm cầu
- Mục tiêu:
+ Học sinh hiểu được khái niệm cầu.
+ HS hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến cầu.
+ HS phân biệt được cầu và nhu cầu.
+ HS vận dụng kiến thức quy luật giá trị.
- Nội dung: Thực hiện trò chơi: Hãy chọn giá đúng, thử tài mua sắm.
- Phương thức tổ chức:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Hãy chọn giá đúng. HS sẽ chọn giá chính xác của từng mặt
hàng. Sau đó thử tài mua sắm của HS:
+ Em muốn mua những hàng hóa nào?
+ Hàng hóa nào em có khả năng thanh toán?
+ Cầu là gì?
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu?



2.000VNĐ

32.000VNĐ

10.000VNĐ

14.000.000VNĐ

1.400.000VNĐ

800.000.000VNĐ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm và nhận xét đánh giá kết quả.
Bước 4: GV kết luận, mở rộng. (Sử dụng đồ thị Quan hệ giữa cầu và giá cả)
/>(Người dân đổ xô đi mua vàng ngày vía Thần Tài)
- Sản phẩm mong đợi:
+ Học sinh nêu được khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu.
+ Hình thành năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.
Hoạt động 1b. Khái niệm cung
- Mục tiêu:
+ HS hiểu được khái niệm cung, các yếu tố ảnh hưởng đến cung.
+ Phân biệt được cung với sản xuất.
- Nội dung: Kỹ thuật tia chớp, HS xem video và trả lời thật nhanh và ngắn gọn câu hỏi của
GV. GV dẫn dắt HS Cho học sinh quan sát tranh ảnh về hàng hóa: thanh long,… bị người nông
dân vứt bỏ, không thu hoạch và nêu câu hỏi:

+ Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh trên? Dẫn dắt tìm hiểu khái niệm cung.
- Phương thức tổ chức:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Cho học sinh xem video />(Đẩy mạnh sản xuất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán)
và thực hiện kỹ thuật Tia chớp để trả lời câu hỏi:
+ Em có suy nghĩ gì về đoạn video trên?
Tại sao các doanh nghiệp lại mở rộng sản xuất trong dịp Tết?
+ Cung là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến cung?


Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm và nhận xét đánh giá kết quả.
Bước 4: GV nhận xét, kết luận. (Sử dụng đồ thị Quan hệ giữa cung và giá cả)
- Sản phẩm mong đợi
+ Học sinh nêu được khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến cung. Phân biệt cung với sản
xuất.
+ Hình thành năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.
Ghi nhớ
1. Khái niệm cung, cầu
a) Khái niệm cầu
Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ
nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
b) Khái niệm cung
Là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản
xuất xác định.
Hoạt động 2. Mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Hoạt động 2a. Khái niệm quan hệ cung - cầu

- Mục tiêu:
+ HS hiểu được khái niệm quan hệ cung - cầu.
+ HS phân tích, nhận xét được bảng số liệu về tương quan cung - cầu
- Nội dung: HS quan sát bảng số liệu và nhận xét về tương quan cung - cầu.
- Phương thức tổ chức:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Cho học sinh xem bảng số liệu và trả lời câu hỏi: Em hãy nhận xét về lượng cung, cầu trong
bảng số liệu trên?
BẢNG 1: LƯỢNG CẦU VÀ LƯỢNG CUNG VỀ THỊT LỢN
Mức giá
(nghìn đồng/kg)
40
50
60
70
80
90
100

Lượng cầu (kg)

Lượng cung (kg)

60.000
55.000
50.000
45.000
40.000
35.000
30.000


0
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000


Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm và nhận xét đánh giá kết quả.
Bước 4: GV dẫn dắt quan hệ cung cầu, nhận xét, chốt lại.
- Sản phẩm mong đợi:
+ HS hiểu được mối quan hệ cung - cầu.
+ Hình thành năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.
GV mở rộng: Trên thị trường, người mua (thể hiện bằng đường cầu) và người bán (đường cung) tác
động với nhau và họ gặp nhau tại 1 điểm, tạo thành mối quan hệ cung cầu. (đồ thị mối quan hệ cung
- cầu)
Hoạt động 2b. Biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu
- Mục tiêu:
+ HS hiểu được biểu hiện của quan hệ cung - cầu.
+ Phân tích được và biết cho ví dụ về những hiểu hiện của quan hệ cung - cầu.
- Nội dung: GV sử dụng kỹ thuật mảnh ghép, đọc hợp tác.
- Phương thức tổ chức:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thảo luận của nhóm mình thể hiện trên giấy A0 (GV
đã giao từ tiết trước) về nội dung sau :

Nhóm 1 : Cung - cầu tác động lẫn nhau. Cho VD?
Nhóm 2 : Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Cho VD?
Nhóm 3 : Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu. Cho VD?
HS các nhóm trưng bày sản phẩm theo các trạm khác nhau.
Yêu cầu: Mỗi HS là một chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu
trả lời của nhóm ở vòng 2.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Bước 1: GV ghép HS của nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 tạo thành 3 nhóm mới. GV cho HS các
nhóm mới đi từng trạm để thành viên nhóm cũ trình bày cho nhóm mới nghe.
HS về vị trí, GV tiếp tục giao nhiệm vụ cho các nhóm mới:


Hàng nghìn người hâm mộ xếp hàng chờ mua vé trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam Malaysia tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình.
HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập (A0)
Câu hỏi
Trả lời
Biểu hiện của quan hệ cung - cầu.
Mối quan hệ cung - cầu biểu hiện như thế nào
qua những thông tin trên?
Trên thực tế mối quan hệ cung - cầu thường
biểu hiện như thế nào?
Bước 2: HS trong nhóm mới đi từng trạm và được thành viên trong nhóm cũ trình bày cho
nhóm mới nghe. Sau đó HS các nhóm về vị trí để trả lời câu hỏi tiếp theo.
HS tổng hợp ý kiến từ các thành viên, đọc tình huống rồi trả lời câu hỏi.
Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả.
Bước 4: GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá các nhóm theo kỹ thuật 321, động viên,
khích lệ các nhóm và chốt lại.
- 3 lời khen cho nhóm bạn:…………………………
- 2 lời góp ý - chưa hài lòng:…...............................
- 1 câu hỏi yêu cầu làm rõ, giải đáp thắc mắc liên quan

đến sản phẩm:……………………….............................
- Sản phẩm mong đợi
HS hiểu và phân biệt được các biểu hiện của quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông
hàng hóa.
Hình thành năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.
Ghi nhớ:
2. Mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
a) Khái niệm quan hệ cung - cầu
Là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người
sx với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng


hoá, dịch vụ.
b) Biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu
- Cung - cầu tác động lẫn nhau :
+ Khi cầu tăng -> sản xuất, kinh doanh mở rộng -> cung tăng.
+ Khi cầu giảm -> sản xuất, kinh doanh thu hẹp -> cung giảm.
- Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường :
+ Cung > cầu -> giá cả giảm.
+ Cung < cầu -> giá cả tăng.
+ Cung = cầu -> giá cả = giá trị (giá cả không thay đổi)
- Giá cả ảnh hưởng tới cung - cầu :
+ Phía cung : Giá tăng -> mở rộng kinh doanh, sản xuất -> cung tăng và ngược lại.
+ Phía cầu : Giá giảm -> cầu tăng và ngược lại.
Hoạt động 3. Vận dụng quan hệ cung - cầu
- Mục tiêu:
+ HS hiểu được sự vận dụng quan hệ cung - cầu của nhà nước và công dân.
+ Biết vận dụng kiến thức đã học trong thực tiễn.
- Nội dung: Phương pháp thảo luận lớp, kỹ thuật động não.
- Phương thức tổ chức:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
HS xem video và thảo luận lớp câu hỏi
/>1. Em hãy nhận xét về tương quan cung - cầu trong video trên? Tại sao lại có sự biến động
như vậy?
2. Nhà nước cần vận dụng quan hệ cung - cầu như thế nào?
3. Trong tình huống trên, người tiêu dùng đã làm gì để khắc phục tình trạng trên?
GV tiếp tục cho HS tìm hiểu tình huống: Phú ông Thạch Sùng rồi hỏi HS:
Thạch Sùng đã làm gì để trở nên giàu có? Theo em, người sản xuất kinh doanh nên vận dụng
quan hệ cung - cầu như thế nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trình bày và nhận xét đánh giá.
Bước 4: GV chốt lại nội dung quan hệ cung cầu, sự vận dụng quan hệ cung - cầu.
GV kết luận nội dung bài học và nội dung các quy luật kinh tế. (Sơ đồ tư duy)
- Sản phẩm mong đợi:
+ HS hiểu được nội dung quan hệ cung – cầu và sự vận dụng quan hệ cung – cầu của Nhà
nước, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.


×