Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Chuyên đề: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 16 trang )

Chuyên đề: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN
----------------------------------------------------------------------------Xây dựng chuyên đề:
GV nhóm vật lý. Tổ Lý – Hoá – Sinh - Công Nghệ
Trường THPT ………………….
GV dạy minh họa:
…………………..

NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
Nội dung:
1 bài trong chương trình VẬT LÝ 11 – ban cơ bản
Bài 14: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN
Thời gian thực hiện:
2 tiết trên lớp + tự tìm hiểu kiến thức ở nhà.

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Kiến thức: HS cần nắm được
- bản chất của dòng điện trong chất điện phân.
- hai hiện tượng diễn ra ở điện cực là hiện tượng dương cực tan và hiện tượng xảy ra phản ứng phụ.
- các định luật của Faraday và công thức tính khối lượng của chất được giải phóng ra ở điện cực trong
quá trình điện phân.
- những ứng dụng của hiện tượng điện phân trong thực tế sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng: Giúp HS rèn các kĩ năng
- tư duy, khai thác và đọc tài liệu.
- hợp tác thông qua làm việc theo nhóm.
- thực nghiệm: quan sát, phân tích hiện tượng, khái quát hóa.
3. Thái độ: HS cần có
- sự hứng thú, say mê trong học tập.
- thái độ thân thiện, hòa đồng, mạnh dạn trao đổi kiến thức với bạn và thầy cô.
- tính khách quan, trung thực trong học tập.
4. Năng lực:
- HS được rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề; tự học thông qua hoàn thành nhiệm vụ


học tập được giao.


CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CHO CHUYÊN ĐỀ
1. Chuẩn bị của tổ, nhóm chuyên môn:
- Họp nhóm, chọn chuyên đề dạy học.
- Cả nhóm cùng xây dựng nội dung chuyên đề và giáo án cho các tiết dạy có trong chuyên đề.
- Cử giáo viên dạy minh họa, các GV khác trong tổ nhóm chuyên môn dự giờ (quan sát các hoạt động
học của HS)
- Tổ nhóm chuyên môn họp chỉ ra những mục tiêu đã đạt được trong tiết học và những mục tiêu chưa
đạt được, điều chỉnh cách tổ chức các hoạt động học tập của HS cho phù hợp để hoàn thiện các mục
tiêu đề ra trong chuyên đề.
- Chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung chuyên đề và giáo án các tiết dạy.
2. Các chuẩn bị của giáo viên dạy minh hoạ:
- Máy chiếu, màn chiếu, máy tính; bảng phụ, bút dạ cho các nhóm HS.
- Làm trước các thí nghiệm có trong bài, tìm ra những yếu tố giúp thí nghiệm thành công.
- Phòng học bộ môn; bộ dụng cụ thí nghiệm về hiện tượng điện phân cho mỗi nhóm HS: nguồn điện
một chiều (máy biến áp); các bình đựng dung dịch, các điện cực; đồng hồ đa năng; nước cất và chất
điện phân cần thiết; dây nối, đèn pun; đồng hồ đa năng hiện số.
- Các hình ảnh mô phỏng các hiện tượng điện phân; các hình ảnh, video về các ứng dụng của hiện
tượng điện phân.
- Các phiếu học tập.
- Hệ thống các bài tập vận dụng ở các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
- Tìm hiểu kỹ các kiến thức liên môn có trong bài (chủ yếu liên quan đến kiến thức môn hoá học).
3. Các chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa; vở ghi.
- Ôn lại thuyết điện ly đã học trong môn hoá học lớp 11.
- Đọc trước nội dung bài: Dòng điện trong chất điện phân.
- Hoàn thành các nhiệm vụ học tập được GV giao về nhà.


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHUYÊN ĐỀ
Các bước
Tiết 1
(tiết dạy
minh
hoạ)

Khởi
động
Hình
thành kiến
thức

Hoạt động

Mục tiêu của hoạt động

Thời lượng
dự kiến

Hoạt động 1

Tạo tình huống và đưa ra nhiệm vụ
nghiên cứu, học tập.

5 phút

Hoạt động 2

Tìm hiểu bản chất của dòng điện trong

chất điện phân

15 phút

Hoạt động 3 Tìm hiểu về hai hiện tượng xảy ra ở
hai điện cực: hiện tượng dương cực tan

15 phút


và hiện tượng xảy ra phản ứng phụ (ở
mức độ nhận biết)

Tìm tòi,
mở rộng

- Giải thích hiện tượng dương cực tan.
- Giao nhiệm vụ về nhà: vận dụng các
Hoạt động 4 kiến thức đã thu được trong tiết 1 để
biết và hiểu các ứng dụng của hiện
tượng điện phân sẽ trình bày trong tiết
2 của chuyên đề.

Hoạt
động ở
nhà của
HS

Tiết 2


- Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ được
giao trong các phiếu học tập.

Hình
thành kiến
thức

Tìm hiểu các định luật của Faraday về
Hoạt động 1 khối lượng của chất được giải phóng ra
ở các điện cực trong bình điện phân
Tìm hiểu những ứng dụng của hiện
Hoạt động 2
tượng điện phân

Vận dụng,
tìm tòi,
mở rộng

Hoạt động 3

Vận dụng, mở rộng kiến thức đã học
trong chuyên đề

10 phút

HS các
nhóm tự bố
trí thời
lượng phù
hợp để hoàn

thành công
việc
10 phút
25 phút
10 phút

GIÁO ÁN CÁC TIẾT DẠY TRONG CHUYÊN ĐỀ
Tiết 1: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS cần nắm được
- bản chất của dòng điện trong chất điện phân.
- hai hiện tượng diễn ra ở điện cực là hiện tượng dương cực tan và hiện tượng xảy ra phản ứng phụ.
2. Kĩ năng: Giúp HS rèn các kĩ năng
- tư duy, khai thác và đọc tài liệu.
- hợp tác thông qua làm việc theo nhóm.
- thực nghiệm: quan sát, phân tích hiện tượng, khái quát hóa.
3. Thái độ: HS cần có
- sự hứng thú, say mê trong học tập.
- thái độ thân thiện, hòa đồng, mạnh dạn trao đổi kiến thức với bạn và thầy cô.
- tính khách quan, trung thực trong học tập.
4. Năng lực:


- HS được rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề; tự học thông qua hoàn thành nhiệm vụ
học tập được giao.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Máy chiếu, màn chiếu, máy tính; bảng phụ, bút dạ cho các nhóm HS.
- HS sẽ học trên phòng học bộ môn và chia làm 4 nhóm học tập; mỗi nhóm trên bàn đều có bộ thí
nghiệm về dòng điện trong chất điện phân: nguồn điện một chiều (máy biến áp); các bình đựng dung

dịch, các điện cực; đồng hồ đa năng; nước cất và chất điện phân cần thiết; dây nối, đèn pun; đồng hồ đa
năng hiện số.
- Các hình ảnh mô phỏng hiện tượng điện phân.
- Các phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Yêu cầu: Với các dụng cụ, thiết bị nhóm được cung cấp hãy làm thí nghiệm kiểm tra: nước nguyên
chất (H2O) và nước có pha muối hoặc axit, hoặc bazo môi trường nào dẫn điện? Giải thích. Từ đó rút ra
bản chất của dòng điện trong chất điện phân.
Lưu ý:

 Tiến hành hoạt động trong thời gian 10 phút.
 Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm vào bảng phụ.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Yêu cầu:
Quan sát hiện tượng xảy ra trong các bình điện phân của nhóm mình và của 3 nhóm còn
lại, mô tả lại hiện tượng quan sát được và nêu nhận xét.
Nêu đặc điểm cấu tạo của bình điện phân trong mỗi thí nghiệm (điện cực làm bằng chất
gì? Chất điện phân là chất nào?)
Lưu ý:

 Tiến hành hoạt động trong thời gian 10 phút.
 Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm vào bảng phụ.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Yêu cầu:
phân.

Tìm điểm khác nhau về bản chất của dòng điện trong hai môi trường kim loại và chất điện
Lượng chất được giải phóng ra ở điện cực trong hiện tượng điện phân phụ thuộc gì?



PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 – Dành cho nhóm 1.
Yêu cầu:
Lên phòng thí nghiệm của nhà trường thực hiện mạ đồng cho một thanh kim loại khác
đồng (VD thanh sắt)
Nêu và giải thích cơ chế của quá trình mạ này.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 - Dành cho nhóm 2.
Yêu cầu:

Mạ điện, đúc điện là gì?
Tìm hiểu về phương pháp mạ điện, đúc điện trong công nghệ (những hình ảnh, video về
công nghệ mạ điện, đúc điện)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 - Dành cho nhóm 3.
Yêu cầu:
Tìm hiểu về phương pháp luyện nhôm từ quặng Bôxit bằng phương pháp điện phân nóng
chảy (những hình ảnh, video về công nghệ luyện nhôm từ quặng Boxit nóng chảy)
Nêu và giải thích cơ chế của quá trình luyện nhôm này.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 - Dành cho nhóm 4.
Yêu cầu:
Tìm hiểu vai trò của những sản phẩm tạo ra từ ứng dụng của hiện tượng điện phân trong
đời sống và sản xuất (VD: Nhôm là sản phẩm tạo ra từ hiện tượng điện phân, nó được sử dụng như thế
nào trong đời sống và sản xuất ), có thể mô tả bằng hình ảnh, video.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Sách giáo khoa; vở ghi;
- Ôn lại thuyết điện ly đã học trong môn hoá học lớp 11 và trả lời các câu hỏi:
+ Các hợp chất hoá học trong điều kiện nào sẽ phân ly thành các ion? Cho ví dụ.
+ Độ điện ly phụ thuộc vào yếu tố nào?

- Đọc trước nội dung bài: Dòng điện trong chất điện phân.
- Hoàn thành các nhiệm vụ học tập được GV giao về nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học theo nhóm (phương pháp chủ yếu).
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, vấn đáp.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. KHỞI ĐỘNG


Hoạt động 1: Khởi động - đưa ra nhiệm vụ nghiên cứu, học tập (5 phút)
1. Mục đích:
- Làm bộc lộ những kiến thức sẵn có của học sinh (điều kiện để một môi trường có thể dẫn điện là phải
có các hạt tải điện; ở trạng thái dung dịch thì muối, axit, bazo bị phân ly thành các Ion âm và Ion
dương), tạo mối liên hệ giữa mạch kiến thức đang nghiên cứu trong chương (dòng điện trong các môi
trường) với kiến thức mới cần/sẽ lĩnh hội trong bài học mới (bản chất của dòng điện trong chất điện
phân và các ứng dụng)
- Kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới của HS.
2. Nội dung
- GV dẫn một thông tin về một vụ tai nạn điện mới xảy ra ở thành phố Hồ Chí Minh do đường dây điện
bị đứt và rơi xuống đường ngập nước, một người đi xe máy chống chân xuống vũng nước đó và bị điện
giật (chân người đó không hề chạm vào đầu dây điện bị đứt, hở).
- GV đặt câu hỏi: Nước nguyên chất có dẫn điện không? Em hãy kể tên các dung dịch dẫn điện.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm tra xem nước nguyên chất và các dung dịch muối, axit, bazo có dẫn
điện không? Giải thích. Từ đó rút ra bản chất chất của dòng điện trong chất điện phân.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh:
- Bị ảnh hưởng bởi thông tin GV đưa ra về vụ tai nạn điện sẽ có HS cho rằng nước nguyên chất có dẫn
điện; ngược lại sẽ có HS cho rằng nước nguyên chất không dẫn điện.
- HS sẽ kể được một số dung dịch dẫn điện vì đã được giao về nhà từ tiết trước ôn lại thuyết điện ly
trong môn hóa.
4. Kỹ thuật tổ chức:

- GV dẫn một thông tin về một vụ tai nạn điện do dây điện đứt rơi vào nước.
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu cá nhân vài HS trả lời.
- Nảy sinh vấn đề cần giải quyết là kiểm tra xem môi trường nào trong số các môi trường đã liệt kê dẫn
điện, môi trường nào không dẫn điện. GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động trong phiếu học tập số 1
(GV chiếu nội dung của phiếu học tập này lên máy chiếu) – để đi vào hoạt động hình thành kiến thức
mới của bài.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu bản chất của dòng điện trong chất điện phân (15 phút)
1. Mục đích: HS nêu được
- loại hạt tải điện trong chất điện phân là các ion dương và ion âm, chúng có sẵn trong chất điện phân
do hiện tượng phân ly.
- các ion dương chuyển động cùng chiều điện trường, các ion âm chuyển động ngược chiều điện trường
tạo nên dòng điện trong chất điện phân.
2. Nội dung:
- HS làm thí nghiệm để kiểm tra sự dẫn điện của nước nguyên chất (H 2O) và của nước pha đồng sunfat
(dung dịch CuSO4); hoặc nước pha muối ăn (dung dịch NaCl); hoặc nước pha axit sunfuric (dung dịch
H2SO4 loãng); hoặc nước pha Natri hyđroxit (dung dịch NaOH);
- Trả lời các câu hỏi của GV đưa ra trong phiếu học tập số 1.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh


- HS làm được thí nghiệm để kiểm tra sự dẫn điện của nước nguyên chất (H 2O) và của dung dịch chất
tan được GV cung cấp cho nhóm của mình.
- Để phát hiện ra dòng điện trong mạch HS có thể dùng đồng hồ đa năng hoặc đèn pun.
- HS nêu lên được bản chất của dòng điện trong chất điện phân.
4. Kỹ thuật tổ chức
- Từ vấn đề nảy sinh trong hoạt động khởi động, GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động trong phiếu
học tập số 1 (GV chiếu nội dung của phiếu học tập này lên màn chiếu); với các thiết bị mà nhóm mình
có HS sẽ thảo luận đưa ra phương án làm thí nghiệm kiểm tra.
Lưu ý: Trên bàn thực hành của mỗi nhóm GV đặt một chất tan khác nhau; GV hướng dẫn HS

làm thí nghiệm kiểm tra sự dẫn điện của nước trước, sau đó cho chất tan vào nước khuấy đều để
chất tan tan vào nước và tiến hành kiểm tra sự dẫn điện của dung dịch chất tan đó; Riêng nhóm
có chất tan là đồng sunfat (CuSO 4) GV sẽ cung cấp các điện cực bằng kim loại trong đó yêu cầu
HS chọn dương cực bằng đồng, các nhóm còn lại GV sẽ cung cấp dương cực trơ bằng Graphit.
- GV đi quan sát các nhóm bố trí thí nghiệm, nếu nhóm nào thực sự khó khăn GV sẽ hỗ trợ hoặc yêu
cầu HS học hỏi nhóm khác; GV sẽ đóng điện cho nhóm nào đã lắp ráp được mạch thí nghiệm để HS
quan sát hiện tượng.
Lưu ý: GV yêu cầu HS giữ nguyên thí nghiệm của nhóm đã tiến hành, tiếp tục duy trì dòng điện
qua chất điện phân.
- Các nhóm báo cáo kết quả của hoạt động này vào bảng phụ.
- Các nhóm treo bảng phụ lên bảng, GV cùng HS đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm.
- GV cho HS quan sát các hình ảnh mô phỏng sự chuyển động có hướng của các Ion có trong điện phân
dưới tác dụng của lực điện trường tạo nên dòng điện trong môi trường này.
- GV chốt lại kiến thức, HS ghi chép vào vở kiến thức đã được GV chốt lại:

 Nước nguyên chất không dẫn điện vì trong nó gần như không có các hạt tải điện;
 Các dung dịch muối, axit, bazo dẫn điện vì trong nó có các hạt tải điện là các ion dương và ion
âm tạo ra do sự phân ly của các chất tan này trong dung dịch.
 Bản chất của dòng điện trong chất điện phân là: dòng chuyển dời có hướng của các ion dương
cùng chiều điện trường và của các ion âm ngược chiều điện trường.
- GV cho HS vận dụng luôn kiến thức vừa hình thành để giải quyết tình huống đưa ra trong hoạt động
khởi động bằng cách đưa ra câu hỏi, yêu cầu cá nhân HS trả lời, các HS khác nhận xét.
Nước nguyên chất không dẫn điện thì tại sao người đi xe máy lại bị điện giật mặc dù họ không
chạm chân vào đầu dây điện bị đứt hở?
Hoạt động 3: Tìm hiểu các hiện tượng xảy ra ở điện cực (15 phút)
1. Mục đích:
- HS biết có hai hiện tượng diễn ra ở điện cực trong bình điện phân là: hiện tượng dương cực tan và
hiện tượng xảy ra phản ứng phụ.
- HS biết được đặc điểm cấu tạo của bình điện phân có dương cực tan.
2. Nội dung:

- Các nhóm HS thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập số 2.


3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- HS sẽ thấy được trong các bình điện phân xảy ra hai hiện tượng khác nhau:
 Với bình điện phân chứa dung dịch CuSO 4 và có dương cực bằng đồng (Cu) thì thấy có đồng
bám vào Catot.
 Với các bình điện phân còn lại có các bọt khí sủi lên từ các điện cực.
- HS sẽ nêu được đặc điểm cấu tạo của bình điện phân của nhóm mình.
4. Kỹ thuật tổ chức:
- GV đưa ra nhiệm vụ học tập (GV chiếu nội dung của phiếu học tập số 2 lên màn chiếu) và hướng dẫn
HS cách thực hiện: quan sát kỹ hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm của nhóm mình và lần lượt đổi chỗ
các nhóm để quan sát được hiện tượng xảy ra trong 4 môi trường chất điện phân khác nhau và quay trở
về với vị trí của nhóm mình ban đầu; thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2 vào bảng
phụ.
- Các nhóm báo cáo kết quả của hoạt động này vào bảng phụ.
- Các nhóm treo bảng phụ lên bảng, GV cùng HS đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm.
- GV thông báo: làm thí nghiệm với các chất điện phân khác thì thấy xảy ra hai hiện tượng tương tự
như trong các thí nghiệm mà HS đã tiến hành, GV nêu tên gọi cho hai hiện tượng này và chốt lại kiến
thức; HS ghi chép vào vở kiến thức đã được GV chốt lại:

 Có hai hiện tượng diễn ra ở điện cực trong bình điện phân là: hiện tượng dương cực tan
và hiện tượng xảy ra phản ứng phụ.
 Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi bình điện phân có dương cực làm bằng kim loại và
chất điện phân là dung dịch muối của chính kim loại đó.
C. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng kiến thức (10 phút)
1. Mục đích:
- HS giải thích được hiện tượng dương cực tan: hiểu được quá trình các Ion trao đổi điện tích với các
điện cực.

- GV giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm HS: thông qua việc thực hiện các yêu cầu trong các phiếu
học tập HS dễ dàng tiếp nhận được nội dung các định luật của Faraday về khối lượng của chất được
giải phóng ở các điện cực trong hiện tượng điện phân; biết và hiểu về các ứng dụng của hiện tượng
điện phân mà HS sẽ nghiên cứu ở tiết học sau.
2. Nội dung:
- GV yêu cầu HS giải thích hiện tượng xảy ra ở bình điện phân có dương cực bằng đồng và dung dịch
điện phân là dung dịch đồng sunfat (bình điện phân xảy ra hiện tượng dương cực tan)
- GV giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm HS: thực hiện các yêu cầu trong các phiếu học tập giao cho
từng nhóm.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- HS giải thích được hiện tượng xảy ra ở bình điện phân có dương cực bằng đồng và dung dịch điện
phân là dung dịch đồng sunfat (bình điện phân xảy ra hiện tượng dương cực tan)
- HS về nhà sẽ thực hiện tốt các yêu cầu trong các phiếu học tập đã giao.


4. Kỹ thuật tổ chức
- GV chiếu nhiệm vụ học tập giao cho HS lên màn chiếu: Giải thích hiện tượng xảy ra ở bình điện
phân có dương cực bằng đồng và dung dịch điện phân là dung dịch đồng sunfat (bình điện phân xảy ra
hiện tượng dương cực tan); yêu cầu các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả của hoạt động này vào bảng
phụ.
- GV gọi đại diện của 1 nhóm lên trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét; GV nhận xét đánh giá.
Lưu ý: Tuỳ đối tượng HS, GV có thể yêu cầu về nhà đọc SGK để giải thích hiện tượng xảy ra phản
ứng phụ và quá trình chuyển hoá năng lượng khi dòng điện qua bình điện phân hoặc không đưa ra
yêu cầu này. Trong các tiết chữa bài tập GV sẽ bổ sung phần kiến thức này cho HS.
- GV giao nhiệm vụ về nhà:
 Đọc trước nội dung phần còn lại của bài: Dòng điện trong chất điện phân
 Các nhóm thực hiện các yêu cầu trong các phiếu học tập số 3,4,5,6,7.
Lưu ý: phiếu học tập số 3 tất cả các nhóm đều phải thực hiện; các phiếu học tập còn lại là nhiệm
vụ riêng của từng nhóm; Các phiếu học tập này GV in sẵn ra giấy và phát đến từng nhóm HS.
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, báo cáo các hoạt động của nhóm mình ở tiết học tiếp theo trên lớp.

(có thể copy báo cáo vào USB hoặc trong máy tính của nhóm); cử thành viên trong nhóm chuẩn bị báo
cáo trước lớp.
- Yêu cầu HS xếp, dọn dụng cụ thí nghiệm.

Tiết 2:

DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN.

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS cần nắm được
- các định luật của Faraday và công thức tính khối lượng của chất được giải phóng ra ở điện cực trong
quá trình điện phân.
- những ứng dụng của hiện tượng điện phân trong thực tế sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng: Giúp HS rèn các kĩ năng
- tư duy, khai thác và đọc tài liệu.
- hợp tác thông qua làm việc theo nhóm.
3. Thái độ: HS cần có
- sự hứng thú, say mê trong học tập.
- thái độ thân thiện, hòa đồng, mạnh dạn trao đổi kiến thức với bạn và thầy cô.
4. Năng lực:
- HS được rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học thông qua hoàn thành
nhiệm vụ học tập được giao.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Máy chiếu, màn chiếu, máy tính.
- HS học tại lớp học và ngồi tập trung theo 4 nhóm học tập.
- Các hình ảnh, video về các ứng dụng của hiện tượng điện phân.


- Hệ thống các câu hỏi và bài tập luyện tập.

Nhận biết:
Câu 1: Trong các chất sau, chất nào không phải là chất điện phân?
A. Nước nguyên chất
B. Nước có pha muối ăn.
C. Ôxit nhôm nóng chảy.
D. Dung dịch axit Sufuric.
Câu 2: Bản chất của dòng điện trong chất điện phân là
A. Dòng các Eletron tự do chuyển động ngược chiều điện trường.
B. Dòng các Ion âm và Ion dương chuyển động ngược chiều điện trường.
C. Dòng các Ion âm chuyển động cùng chiều điện trường và các Ion dương chuyển động theo chiều
ngược lại.
D. Dòng các Ion âm và các Ion dương chuyển động theo hai chiều ngược nhau.
Thông hiểu
Câu 3: Chất điện phân dẫn điện không tốt bằng kim loại vì
A. Mật độ Ion trong chất điện phân nhỏ hơn mật độ Eletron tự do trong kim loại.
B. Khối lượng và kích thước của Ion lớn hơn của Electron.
C. Môi trường dung dịch mất trật tự hơn.
D. Cả 3 lý do trên.
Câu 4: Bình điện phân nào sau đây khi có dòng điện chạy qua xảy ra hiện tượng dương cực tan?
A. Anốt bằng Ag - dd điện phân là dd CuSO4 .
B. Anốt bằng Ag - dd điện phân là dd AgNO3 .
C. Anốt bằng Cu - dd điện phân là dd H2SO4.
D. Anốt bằng Al - dd điện phân là dd NaOH
Câu 5: Trong hiện tượng dương cực tan, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân dương cực bị tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy và tan vào
dụng dịch.
B. Dương cực của bình điện phân bị mài mòn cơ học do sự chuyển động của các Ion trong chất điện
phân.
C. Dòng điện có tác dụng vận chuyển các Ion kim loại từ Anot sang Catot.
D. Dương cực của bình điện phân bị bay hơi.

Câu 6: Chọn phát biểu đúng.
A. Khi hoà tan Axit, Bazo, Muối vào trong nước thì tất cả các phân tử của chúng đều bị phân ly thành
các Ion.
B. Mật độ Ion trong dung dịch điện phân không phụ thuộc vào nhiệt độ nên điện trở suất của chất điện
phân không phụ thuộc vào nhiệt độ như kim loại.
C. Khi có hiện tượng dương cực tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật ÔM.
D. Bình điện phân nào cũng có suất phản điện khác 0.
Vận dụng


Câu 7: Một bình điện phân có dương cực bằng Ag và chất điện phân là dung dịch AgNO 3; điện trở của
bình điện phân là 2,5  . Đặt vào hai điện cực của bình điện phân này một hiệu điện thế 10V. Tính khối
lượng Ag bám vào Catốt sau 16 phút 5 giây. Biết khối lượng mol của Ag là 108g/mol.
A. 4,32mg
B. 4,32g
C. 2,16g
D. 2,16mg
Vận dụng cao
Câu 8: Xác định giá trị của số Faraday F khi biết điện tích nguyên tố e và số Avogadro N A. Công thức
m

Aq
Fn được áp dụng cho hiện tượng dương cực tan; dương cực trơ hay cả hai trường hợp?

Câu 9: Khi điện phân dung dịch H2SO4 với dương cực Graphit trong thời gian 30 phút ở hiệu điện thế
12V người ta thu được 1,2l khí H2 ở điều kiện thường. Tính cường độ dòng điện qua bình điện phân và
suất phản điện của nó, biết bình điện phân này có điện trở 10  .
Câu 10: Một mạch điện gồm nguồn điện có ξ = 9V, r = 0,5Ω. Mạch ngoài gồm bình điện phân B mắc
nối tiếp với đoạn mạch gồm điện trở R mắc song song với đèn Đ. Biết R = 12Ω, Đèn Đ ghi: 6V – 9W;
bình điện phân CuSO4 có anot bằng Cu; Đèn sáng bình thường. Tính khối lượng Cu bám vào catot

trong mỗi phút và tính hiệu suất của nguồn khi đó.
- Các thông tin về nhà bác học Michael Faraday:
 Sinh ngày 22/09/1791 ở làng Newington, Surey nay thuộc thành phố London.
 Mất ngày 25/08/1867.
 Michael Faraday là nhà bác học đã để lại nhiều công trình khám phá, các phương pháp thực
nghiệm hữu ích và các lý thuyết tân tiến về hóa học và điện học.
 Ông là người rất giỏi thực nghiệm với tổng số các thí nghiệm đã tiến hành là 16041; Ông là
người đưa ra cách biểu diễn điện trường và từ trường bằng các đường sức; Ông là người thực
hiện ước mơ “biến điện thành từ”, là người được biết đến trong câu nói “chừng nào loài người
còn sử dụng điện thì chừng đó mọi ngưòi còn nhớ công lao của ông”…
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Sách giáo khoa; vở ghi;
- Đọc trước nội dung phần còn lại của bài: Dòng điện trong chất điện phân
- Thực hiện các yêu cầu trong các phiếu học tập đã được giao về nhà từ tiết trước (có thể copy vào USB
hoặc trong máy tính của nhóm); cử thành viên trong nhóm chuẩn bị báo cáo trước lớp.
.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học theo nhóm (phương pháp chủ yếu).
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, vấn đáp.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.


Hoạt động 1: Tìm hiểu các định luật của Faraday về khối lượng của chất được giải phóng ra ở
các điện cực trong bình điện phân (10 phút)
1. Mục đích:
- HS hiểu, nắm được biểu thức và nội dung của hai định luật của Faraday về khối lượng của chất được
giải phóng ra ở các điện cực trong bình điện phân.
- Vận dụng giải các bài tập định lượng ở mục “vận dụng, mở rộng” của chuyên đề này.
2. Nội dung:
- Phát biểu hai định luật của Faraday về khối lượng của chất được giải phóng ra ở các điện cực trong

bình điện phân; viết biểu thức của hai định luật, giải thích các đại lượng và nêu đơn vị của các đại
lượng có trong biểu thức.
- Kết hợp biểu thức của hai định luật để có công thức thường dùng để tính khối lượng của chất được
giải phóng ra ở các điện cực trong bình điện phân.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- HS sẽ hiểu được khối lượng của chất được giải phóng ra ở các điện cực trong bình điện phân sẽ tỷ lệ
với điện lượng đi qua bình điện phân trong thời gian điện phân và phụ thuộc vào bản chất của chất
được giải phóng ra ở điện cực (khối lượng mol A và số Ion trao đổi n ở điện cực).
- Nắm được công thức của các định luật giải thích các đại lượng và nêu đơn vị của các đại lượng có
trong biểu thức.
- Nhìn vào biểu thức có thể phát biểu được nội dung của hai định luật.
- Kết hợp biểu thức của hai định luật để có công thức thường dùng để tính khối lượng của chất được
giải phóng ra ở các điện cực trong bình điện phân.
- Biết vận dụng công thức vào giải bài tập liên quan đến khối lượng của chất được giải phóng ra ở các
điện cực trong bình điện phân.
4. Kỹ thuật tổ chức
- GV yêu cầu đại diện của 1 nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập đã giao về nhà trong
phiếu học tập số 3, các nhóm khác nghe và cho nhận xét, bổ sung.
- GV tổng kết các câu trả lời và kết luận:


Hạt tải điện trong hai môi trường kim loại (Eletron tự do) và chất điện phân (Ion âm và Ion
dương) là khác nhau. Ngoài ra dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải đi các điện tích mà còn
tải cả vật chất về hai điện cực.

Khối lượng của chất giải phóng ra ở điện cực tỉ lệ với điện lượng q qua bình điện phân (số
Ion đi về điện cực); phụ thuộc vào khối lượng mol A của chất được giải phóng và điện tích của mỗi Ion
đi về điện cực (số Eletron n mà Ion đó trao đổi với điện cực).
- Yêu cầu HS tìm hiểu hai định luật của Faraday về khối lượng của chất được giải phóng ra ở các điện
cực trong bình điện phân trong SGK, giải thích các đại lượng trong các biểu thức của hai định luật và

nêu đơn vị của chúng; HS ghi chép lại các kiến thức này vào vở.
- Yêu cầu HS viết được công thức:

m

Aq AIt

Fn Fn

Hoạt động 2: Tìm hiểu những ứng dụng của hiện tượng điện phân (25 phút)
1. Mục đích:


- HS nêu được các ứng dụng của hiện tượng điện phân.
- Tìm hiểu những qui trình điện phân trong thực tế công nghệ và sản xuất.
- Việc sử dụng các sản phẩm tạo ra bằng phương pháp điện phân trong thực tiễn và trong công nghệ.
2. Nội dung:
- Biết đến công nghệ mạ điện, đúc điện. Biết được trong thực tế khi nào áp dụng mạ điện, đúc điện.
- Công nghệ luyện kim, điều chế các hoá chất… bằng phương pháp điện phân. Biết được các kim loại,
các hoá chất … được tạo ra sử dụng như thế nào trong đời sống và công nghệ.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- Các nhóm sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao về nhà và đạt được mục đích của hoạt động này.
4. Kỹ thuật tổ chức
- GV giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm thông qua các phiếu học tập số 4;5;6 và 7, HS về nhà thực
hiện sau tiết học thứ nhất của chuyên đề; Các nhóm tự bố trí thời gian để hoàn thành nhiệm vụ học tập
và báo cáo với GV ở tiết học thứ 2 trên lớp.
- GV yêu cầu lần lượt các nhóm 1,2,3,và 4 lên thuyết trình về việc thực hiện các hoạt động học tập
được giao và kết quả đạt được; Các nhóm khác và giáo viên đánh giá về hoạt động đó. GV có thể cho
điểm các nhóm.
- GV có thể giới thiệu thêm với HS các ứng dụng của hiện tượng điện phân thông qua các hình ảnh,

video mà GV đã chuẩn bị nếu không trùng với những sản phẩm mà các nhóm HS đã đề cập đến.
C. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (10 phút)
Hoạt động 3: Vận dụng, mở rộng kiến thức đã học trong chuyên đề (10phút)
1. Mục đích:
- HS dùng các kiến thức đã hình thành được trong chuyên đề để trả lời các câu hỏi và giải các bài tập
về dòng điện trong chất điện phân.
2. Nội dung:
- GV yêu cầu cá nhân HS trả lời các câu hỏi và giải các bài tập vận dụng.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- HS sẽ thực hiện được các yêu cầu trong các câu hỏi và các bài tập vận dụng ở các mức độ khác nhau
theo năng lực bộ môn của từng HS.
4. Kỹ thuật tổ chức
- GV đưa ra các bài tập vận dụng ở các mức độ khác nhau.
- HS làm việc cá nhân.
- GV gọi HS trả lời câu hỏi và giải bài tập.
- Các HS khác nhận xét, GV đánh giá cho điểm.
- Sau khi hoàn thành tại lớp các câu hỏi và bài tập từ 1 đến 7 GV có thể giới thiệu với HS về nhà bác
học Michael Faraday – người đã đưa ra hai định luật về khối lượng chất được giải phóng trong hiện
tượng điện phân (7 câu hỏi và bài tập trên mở ra một bức hình với câu hỏi “Đây là ai?”)
- GV hướng dẫn HS về nhà hoàn thành 3 bài tập còn lại và các bài tập trong SGK và SBT.
-------------------------------------------------------------------------------------------


CÁC HÌNH ẢNH CỦA TIẾT DẠY MINH HOẠ (tiết 1)

1. Sự chuẩn bị của giáo viên: Các bộ thí nghiệm về hiện tượng điên phân cho các nhóm HS

2. Các nhóm tiến hành các thí nghiệm dưới sự hỗ trợ của giáo viên:



3. Những hình ảnh HS quan sát được từ thí nghiệm:
Nước nguyên chất không dẫn điện

- Hiện tượng dương cực tan:

Các dung dịch điện phân cho dòng điện chạy qua


- Hiện tượng xảy ra phản ứng phụ:

- Đại diện HS của các nhóm trình bày kết quả hoạt động học tập của nhóm mình:



×