Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu SÀNG lọc tác DỤNG dược lý của 10 mẫu THỬ (từ CT1 đến CT10) TRÊN THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.45 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BỘ MÔN DƯỢC LÝ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SÀNG LỌC
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA 10 MẪU THỬ
(TỪ CT1 ĐẾN CT10) TRÊN THỰC NGHIỆM

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
1. CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................1
1.1. Chất liệu nghiên cứu..................................................................................................................... 1
1.1.1. Thuốc nghiên cứu...................................................................................................................... 1
1.1.2. Hóa chất nghiên cứu.................................................................................................................. 1
1.1.3. Dụng cụ nghiên cứu................................................................................................................... 1
1.2. Động vật thí nghiệm..................................................................................................................... 2
1.3. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................. 3
1.4.1. Tác dụng giảm đau..................................................................................................................... 3
1.4.2. Tác dụng cầm máu: Đánh giá thời gian máu chảy và thời gian máu đông...................................5
1.4.3.Tác dụng trên nhu động ruột và trương lực cơ trơn ruột cô lập...................................................6
1.4.4. Tác dụng lên huyết áp của 10 mẫu thử CT trên chuột cống trắng...............................................7
1.4.5. Tác dụng chống viêm cấp........................................................................................................... 8
1.4.6. Tác dụng của 10 mẫu thử CT trên mạch tai thỏ cô lập [6].........................................................12
1.5. Xử lý số liệu................................................................................................................................ 12

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................13
2.1. Tác dụng giảm đau...................................................................................................................... 13
2.1.1. Tác dụng giảm đau của 10 mẫu thử CT bằng phương pháp mâm nóng....................................13
2.1.2. Nghiên cứu tác dụng giảm đau của 10 mẫu CT bằng máy đo ngưỡng đau Dynamic Plantar


Aesthesiometer................................................................................................................. 16
2.2. Tác dụng cầm máu...................................................................................................................... 20
2.3. Tác dụng trên nhu động ruột và trương lực cơ trơn ruột cô lập...................................................28
2.4. Ảnh hưởng lên huyết áp của 10 mẫu CT trên chuột cống trắng....................................................43
2.5. Tác dụng chống viêm trên mô hình gây viêm chân chuột bằng carrageenin..................................49
2.6. Tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm màng bụng chuột.............................................51
2.7. Tác dụng của 10 mẫu thử CT trên mạch tai thỏ cô lập..................................................................54

KẾT LUẬN....................................................................................................55
3.1. Tác dụng giảm đau...................................................................................................................... 56
3.1.1. Trên mô hình mâm nóng.......................................................................................................... 56
3.1.2. Trên mô hình đo ngưỡng đau bằng máy rê kim........................................................................56
3.2. Tác dụng cầm máu...................................................................................................................... 56
3.3. Tác dụng trên nhu động ruột và trương lực cơ trơn ruột cô lập...................................................56
3.4. Tác dụng lên huyết áp của 10 mẫu CT trên chuột cống trắng........................................................57
3.5. Tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenin..............................57
3.6. Tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm màng bụng chuột.............................................57
3.7. Tác dụng của 10 mẫu thử CT trên mạch tai thỏ cô lập..................................................................57

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................58


1. CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Chất liệu nghiên cứu
1.1.1. Thuốc nghiên cứu
- Mẫu thử gồm10 mẫu, từ CT1 đến CT10, dạng cao đặc, có tỷ lệ như sau:
+ Mẫu thử CT1: 3kg dược liệu khô tương đương 763,7g cao
+ Mẫu thử CT2: 3kg dược liệu khô tương đương 567g cao
+ Mẫu thử CT3: 3kg dược liệu khô tương đương 602,9g cao
+ Mẫu thử CT4: 3kg dược liệu khô tương đương 753,8g cao

+ Mẫu thử CT5: 3kg dược liệu khô tương đương 659,3g cao
+ Mẫu thử CT6: 3kg dược liệu khô tương đương 691g cao
+ Mẫu thử CT7: 3kg dược liệu khô tương đương 835,4g cao
+ Mẫu thử CT8: 3kg dược liệu khô tương đương 755g cao
+ Mẫu thử CT9: 3kg dược liệu khô tương đương 742,7g cao
+ Mẫu thử CT10: 3kg dược liệu khô tương đương 815,4g cao
- Liều dự kiến trên người : 23 g dược liệu khô/ngày, tương đương 0,46 g
dược liệu khô/kg/ngày (tính người lớn nặng trung bình 50 kg).
1.1.2. Hóa chất nghiên cứu
- Codein phosphat của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương.
- Aspirin, biệt dược Aspirin-100 viên nén bao tan trong ruột, hàm lượng
100mg của Công ty Cổ phần Traphaco, Việt Nam.
- Dung dịch Tyrod A, dung dịch Tyrod B, dung dịch Ringer.
- Các hóa chất carageenin, formaldehyd, dung dịch natri clorid 0,9% đủ
tiêu chuẩn phòng thí nghiệm – Trường Đại học Y Hà Nội.
- Dung dịch xét nghiệm máu ABX Minidil LMG của hãng ABX –
Diagnostics.
1.1.3. Dụng cụ nghiên cứu
- Máy đo viêm Plethysmometer No 7250 của hãng Ugo - Basile (Italy).
- Máy Hot plate model – DS37 của hãng Ugo-Basile (Italy)

1


- Máy đo phản ứng đau Dynamic Plantar Aesthesiometer 37450 của hãng
Ugo – Basile (Italy)
- Buồng nuôi cơ quan cô lập Two-Chamber Isolated Organ Bath 4050
của hãng Ugo – Basile (Italy).
- Hệ thống đo huyết áp đuôi chuột không xâm lấn của hãng
ADInstrument (New Zealand).

- Máy huyết học Exigo – Boule Medical AB của Thụy Điển.
- Máy xét nghiệm sinh hóa bán tự động Erba Chem 5 V3 (Ấn Độ).
- Đồng hồ bấm giây STOP WACTH của hãng Q&Q Citizen - Nhật Bản
do Trung Quốc sản xuất.
- Cốc đựng dung dịch có chia vạch loại 500ml, 100ml, bơm tiêm loại
20ml, 10ml, 5ml, 1ml.
- Cân điện tử nhãn hiệu của hãng YMC.Co.Ltd, Nhật Bản.
- Bình đựng dung dịch Ranger lactat.
- Dụng cụ phẫu thuật thỏ: bàn mổ, kéo, panh, kẹp, kim khâu, chỉ khâu.
1.2. Động vật thí nghiệm
- Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả 2 giống, khoẻ mạnh, trọng lượng 25 ±
2g do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp.
- Chuột cống trắng chủng Wistar trưởng thành, khỏe mạnh, cân nặng
trung bình 200 ± 20 g do Học viện Quân Y cung cấp.
- Thỏ chủng Newzealand White, lông trắng, cả 2 giống, khỏe mạnh,
trọng lượng 1,8 kg - 2,5 kg do Trung tâm cung cấp động vật thí nghiệm Đan
Phượng - Hà Tây cung cấp.
- Chuột được nuôi 5-7 ngày trước khi nghiên cứu và trong suốt thời gian
nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm với thức ăn chuyên biệt (do viện
Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp) và nước uống tự do tại Bộ môn Dược
lý - Trường Đại học Y Hà Nội.
1.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Bộ môn Dược lý – Trường Đại học Y Hà Nội
2


1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Tác dụng giảm đau
Nghiên cứu tác dụng giảm đau của 10 mẫu thử CT bằng phương pháp
mâm nóng (hot plate) [1].

Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 22 lô, mỗi lô 10 con:
- Lô 1 (chứng sinh học): uống nước cất liều 0,2mL/10g/ngày.
- Lô 2 (thuốc đối chứng): uống codein phosphat 20 mg/kg.
- Lô 3: uống CT1 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 4: uống CT1 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 5: uống CT2 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 6: uống CT2 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 7: uống CT3 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 8: uống CT3 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 9: uống CT4 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 10: uống CT4 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 11: uống CT5 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 12: uống CT5 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 13: uống CT6 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 14: uống CT6 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 15: uống CT7 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
3



- Lô 16: uống CT7 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 17: uống CT8 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 18: uống CT8 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 19 uống CT9 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 20: uống CT9 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 21: uống CT10 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 22: uống CT10 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
Chuột các lô được uống nước hoặc thuốc mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng,
với thể tích 0,2 mL/10g/ngày trong 5 ngày liên tục
Đo thời gian phản ứng với nhiệt độ của chuột trước khi uống thuốc và
sau khi uống thuốc lần cuối cùng 1 giờ. Đặt chuột lên mâm nóng (hot plate)
luôn duy trì ở nhiệt độ 560C bằng hệ thống ổn nhiệt. Tính thời gian từ lúc đặt
chuột lên mâm nóng đến khi chuột liếm chân sau. Loại bỏ những chuột phản
ứng quá nhanh (trước 8 giây) hoặc quá chậm (sau 30 giây). So sánh thời gian
phản ứng với kích thích nhiệt trước và sau khi uống thuốc thử.
Nghiên cứu tác dụng giảm đau của 10 mẫu thử CT bằng máy đo ngưỡng
đau [1], [3].
Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 22 lô, tương tự nghiên cứu
trên, mỗi lô 10 con.
Chuột các lô được uống nước hoặc thuốc mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng,
với thể tích 0,2 mL/10g/ngày trong 5 ngày liên tục.

Đo thời gian phản ứng với đau của chuột và lực gây đau đối với chuột
(sử dụng máy Dynamic Plantar Aesthesiometer 37450 của Ugo Basile) trước
khi uống thuốc và sau khi uống thuốc lần cuối cùng 1 giờ.
Chỉ số nghiên cứu:
4


1. Thời gian phản ứng với kích thích đau, so sánh trước và sau khi uống
thuốc thử
2. Lực gây đau, so sánh trước và sau khi uống thuốc thử.
1.4.2. Tác dụng cầm máu: Đánh giá thời gian máu chảy và thời gian máu đông.
Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 21 lô, mỗi lô 10 con:
- Lô 1 (chứng sinh học): uống nước cất liều 0,2mL/10g/ngày.
- Lô 2: uống CT1 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 3: uống CT1 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 4: uống CT2 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 5: uống CT2 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 6: uống CT3 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 7: uống CT3 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 8: uống CT4 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 9: uống CT4 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 10: uống CT5 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm

sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 11: uống CT5 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 12: uống CT6 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 13: uống CT6 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 14: uống CT7 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 15: uống CT7 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
5


- Lô 16: uống CT8 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 17: uống CT8 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 18 uống CT9 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 19: uống CT9 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 20: uống CT10 liều 5,52 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 12)
- Lô 21: uống CT10 liều 16,56 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng).
Chuột các lô được uống nước mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng, với thể tích
0,2 mL/10g/ngày trong 5 ngày liên tục.
Xét nghiệm được tiến hành tại 2 thời điểm: trước và sau khi uống mẫu
thử 5 ngày.

Tiến hành: Nhúng đuôi chuột vào trong bình ổn nhiệt nuôi cơ quan cô
lập được đặt nhiệt độ 370C. Thời gian máu chảy được tính từ lúc máu bắt đầu
chảy đến khi máu ngừng chảy. Cắt đuôi chuột lấy giọt máu đầu tiên cho lên
lam để tính thời gian máu đông, thời gian đông máu được tính từ lúc lấy giọt
máu vào lam kính đến lúc giọt máu đông lại.
1.4.3.Tác dụng trên nhu động ruột và trương lực cơ trơn ruột cô lập
Nghiên cứu được tiến hành trên ruột thỏ cô lập và ghi nhu động ruột theo
phương pháp Magnus [2].
Tiến hành:
- Cô lập ruột thỏ đoạn hồi tràng, mỗi đoạn dài 2 cm, chọn các đoạn ruột
có đường kính tương tự nhau. Các đoạn ruột được nuôi trong bể nuôi cơ quan
cô lập, luôn duy trì nhiệt độ 370C và có nồng độ CO2, O2 đạt tiêu chuẩn qui
định. Mỗi công thức được pha trong dung dịch Tyrod với 4 nồng độ sau: 740

6


mg/100ml Tyrod, 890 mg/100ml Tyrod, 1110 mg/100ml Tyrod, 1480
mg/100ml Tyrod.
- Ghi nhu động ruột thỏ qua bút ghi trước (nhu động bình thường) và
sau khi nhỏ mẫu thử.
- Nghiên cứu sự thay đổi nhu động ruột và trương lực cơ trơn ruột trước
và sau khi dùng mẫu thử (thể hiện qua tần số và biên độ nhu động ruột).
1.4.4. Tác dụng lên huyết áp của 10 mẫu thử CT trên chuột cống trắng
Chuột cống trắng được chia thành 11 lô, mỗi lô 10 con:
Lô 1: Lô chứng: uống nước cất.
Lô 2: Uống CT1 liều 2,76 g/kg/ngày (liều tương đương với liều dự kiến
trên lâm sàng, tính theo hệ số 6)
Lô 3: Uống CT2 liều 2,76 g/kg/ngày (liều tương đương với liều dự kiến
trên lâm sàng, tính theo hệ số 6)

Lô 4: Uống CT3 liều 2,76 g/kg/ngày (liều tương đương với liều dự kiến
trên lâm sàng, tính theo hệ số 6)
Lô 5: Uống CT4 liều 2,76 g/kg/ngày (liều tương đương với liều dự kiến
trên lâm sàng, tính theo số 6)
Lô 6: Uống CT5 liều 2,76 g/kg/ngày (liều tương đương với liều dự kiến
trên lâm sàng, tính theo số 6)
Lô 7: Uống CT6 liều 2,76 g/kg/ngày (liều tương đương với liều dự kiến
trên lâm sàng, tính theo số 6)
Lô 8: Uống CT7 liều 2,76 g/kg/ngày (liều tương đương với liều dự kiến
trên lâm sàng, tính theo hệ số 6)
Lô 9: Uống CT8 liều 2,76 g/kg/ngày (liều tương đương với liều dự kiến
trên lâm sàng, tính theo số 6)
Lô 10: Uống CT9 liều 2,76 g/kg/ngày (liều tương đương với liều dự kiến
trên lâm sàng, tính theo số 6)
Lô 11: Uống CT10 liều 2,76 g/kg/ngày (liều tương đương với liều dự
kiến trên lâm sàng, tính theo số 6)
Chuột lô 1 được uống nước cất liên tục trong 7 ngày. Chuột từ lô 2 đến
lô 11 uống các mẫu thử tương ứng liên tục trong vòng 7 ngày.
Chỉ số đánh giá:
7


- Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình và nhịp tim.
- Các thời điểm đánh giá gồm:
- to: Thời điểm chuột chưa uống nước cất/ mẫu thử
- t1: Thời điểm 2 giờ sau khi uống nước cất/ mẫu thử ngày đầu tiên
- t2: Thời điểm 6 giờ sau khi uống nước cất/ mẫu thử ngày đầu tiên
- t3: Thời điểm sau 7 ngày uống nước cất/ mẫu thử
1.4.5. Tác dụng chống viêm cấp
Trên mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenin [1], [4], [5]

Chuột cống trắng được chia ngẫu nhiên thành 22 lô, mỗi lô 10 con:
- Lô 1 (chứng sinh học): uống nước cất liều 1ml/100g/ngày.
- Lô 2 (thuốc đối chứng): uống aspirin 200 mg/kg.
- Lô 3: Uống CT1 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 4: Uống CT1 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương đương
lâm sàng)
- Lô 5: Uống CT2 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 6: Uống CT2 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương đương
lâm sàng)
- Lô 7: Uống CT3 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 8: Uống CT3 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương đương
lâm sàng)
- Lô 9: Uống CT4 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 10: Uống CT4 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 11: Uống CT5 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 12: Uống CT5 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 13: Uống CT6 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 6)
8


- Lô 14: Uống CT6 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)

- Lô 15: Uống CT7 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 16: Uống CT7 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 17: Uống CT8 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 18: Uống CT8 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 19: Uống CT9 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 20: Uống CT9 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 21: Uống CT10 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương
lâm sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 22: Uống CT10 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
Chuột được uống thuốc 5 ngày liên tục trước khi gây viêm. Ngày thứ 5,
sau khi uống mẫu thử 1 giờ, gây viêm bằng cách tiêm carrageenin 1% (pha
trong nước muối sinh lý) 0,05 ml/chuột vào gan bàn chân sau, bên phải của
chuột.
Đo thể tích chân chuột (đến khớp cổ chân) bằng dụng cụ chuyên biệt vào
các thời điểm: trước khi gây viêm (V0); sau khi gây viêm 2 giờ (V2), 4 giờ
(V4), 6 giờ (V6) và 24 giờ (V24).
Kết quả được tính theo công thức của Fontaine.
- Độ tăng thể tích chân của từng chuột được tính theo công thức:

∆V%=

Vt −V0
×100

V0

Trong đó: V0 là thể tích chân chuột trước khi gây viêm
Vt là thể tích chân chuột sau khi gây viêm
9


- Tác dụng chống viêm của thuốc được đánh giá bằng khả năng ức chế
phản ứng phù (I%)
I% =
Trong đó:

∆Vc%−∆Vt%
×100

V0%

: trung bình độ tăng thể tích chân chuột ở lô đối chứng

: trung bình độ tăng thể tích chân chuột ở lô uống thuốc
Tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm màng bụng chuột [1], [4].
Chuột cống trắng được chia ngẫu nhiên thành 21 lô, mỗi lô 10 con:
- Lô 1 (chứng sinh học): uống nước cất liều 0,2mL/10g/ngày.
- Lô 2: Uống CT1 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 3: Uống CT1 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương đương
lâm sàng)
- Lô 4: Uống CT2 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 5: Uống CT2 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương đương

lâm sàng)
- Lô 6: Uống CT3 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 7: Uống CT3 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương đương
lâm sàng)
- Lô 8: Uống CT4 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 9: Uống CT4 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương đương
lâm sàng)

10


- Lô 10: Uống CT5 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 11: Uống CT5 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 12: Uống CT6 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 13: Uống CT6 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 14: Uống CT7 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 15: Uống CT7 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 16: Uống CT8 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm
sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 17: Uống CT8 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 18 Uống CT9 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương lâm

sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 19: Uống CT9 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
- Lô 20: Uống CT10 liều 2,76 g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương
lâm sàng, hệ số ngoại suy 6)
- Lô 21: Uống CT10 liều 8,28 g dược liệu/kg/ngày (gấp 3 liều tương
đương lâm sàng)
Chuột được uống nước hoặc thuốc 5 ngày liền trước khi gây viêm. Ngày
thứ 5, sau khi uống mẫu thử 1 giờ, gây viêm màng bụng chuột bằng dung dịch
carrageenin + formaldehyd, pha trong nước muối sinh lý, với thể tích tiêm
1ml/100g vào ổ bụng mỗi chuột.

11


Sau gây viêm 24 giờ, mở ổ bụng chuột hút dịch rỉ viêm, đo thể tích, đếm
số lượng bạch cầu/ml dịch rỉ viêm và định lượng protein trong dịch rỉ viêm.
1.4.6. Tác dụng của 10 mẫu thử CT trên mạch tai thỏ cô lập [6]
Tai thỏ được cô lập theo phương pháp Kravkov, chia ngẫu nhiên làm 10
lô, mỗi lô 8 tai. Mỗi mẫu thử pha trong Ringer ở 4 nồng độ sau: 740
mg/100ml Ringer, 890 mg/100ml Ringer, 1110 mg/100ml
Ringer, 1480 mg/100ml Ringer.
- Lần lượt truyền dung dịch Ringer không pha mẫu thử và có pha mẫu
thử theo 4 nồng độ khác nhau ở độ cao 100cm và động mạch giữa tai thỏ.
- Đếm số giọt dung dịch chạy ra ở 2 tĩnh mạch rìa tai thỏ trong thời gian
1 phút, trước và sau khi truyền các mẫu thử.
Nếu sau khi dùng mẫu thử: số giọt chảy ra ở 2 tĩnh mạch rìa tai tăng lên,
chứng tỏ mạch giãn hoặc ngược lại, nếu số giọt giảm đi chứng tỏ mạch co.
Quy trình nghiên cứu:
1) Đếm số giọt chảy ra ở tĩnh mạch rìa tai thỏ bình thường trong 60 giây

(đếm 3 lần khác nhau và lấy số liệu trung bình).
2) Thay thuốc nghiên cứu ở nồng độ như trên và đếm số giọt chảy ra ở
tĩnh mạch rìa tai thỏ trong 60 giây (đếm 3 lần khác nhau và lấy số liệu trung
bình).
Tất cả các lần đếm số giọt đều được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm
có nhiệt độ 28oC, dung dịch Ringer luôn đảm bảo nhiệt độ ổn định là 37oC.
Sau mỗi lần thay mẫu thử đều phải chờ 5 phút để cho tác dụng của thuốc
ổn định rồi tiến hành đếm.
1.5. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê y sinh học

theo t- test - Student và test trước sau (Avant-après). Biểu diễn

12

± SD.


2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Tác dụng giảm đau
2.1.1. Tác dụng giảm đau của 10 mẫu thử CT bằng
phương pháp mâm nóng
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của 10 mẫu thử CT
lên thời gian phản ứng với nhiệt độ của chuột nhắt trắng
Thời gian phản ứng với nhiệt
Lô chuột
Lô 1
(chứng sinh học)
Lô 2
(Codein phosphat 20mg/kg)

% thay đổi so với chứng
Lô 3
CT1 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 4
CT1 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 5
CT2 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 6
CT2 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 7
CT3 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 8

n

ptrước-sau

độ
Trước

Sau

10

24,19 ± 7,55


13,11 ± 4,90

< 0,05

10

21,39 ± 4,68

19,41 ± 7,14 *

< 0,05

↑48,1
10

10

10

10

10
10

23,72 ± 6,86

21,22 ± 5,50**

24,23 ± 8,24


↑61,9
14,31 ± 5,40
p4-3< 0,05
↑9,2

21,57 ± 6,47

12,56 ± 4,67 +

25,53 ± 5,36

↓4,2
11,61 ± 4,35 ++
p6-5> 0,05
↓11,4

> 0,05

< 0,05

< 0,05

< 0,05

26,41 ± 7,63

17,97 ± 6,32

< 0,05


26,52 ± 9,24

↑37,1
18,24 ± 6,16

< 0,05

13


Thời gian phản ứng với nhiệt
Lô chuột

n
Trước

CT3 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 9
CT4 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 10
CT4 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 11
CT5 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 12
CT5 liều 16,56g/kg

% thay đổi so với chứng
Lô 13
CT6 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 14
CT6 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 15
CT7 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 16
CT7 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 17
CT8 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 18
CT8 liều 16,56g/kg

ptrước-sau

độ
Sau
p8-7> 0,05
↑39,1

10

10


10

10

10

10

10

10

10

10

19,75 ± 6,48

18,63 ± 5,66*

24,93 ± 6,89

↑42,1
12,68 ± 2,41+
p10-9< 0,01
↓3,3

22,45 ± 6,10

19,50 ± 6,69 *


23,18 ± 7,60

↑48,7
14,05 ± 4,97
p12-11> 0,05
↑7,2

22,98 ± 7,48

11,68 ± 3,06

22,91 ± 5,98

↓10,9
17,28 ± 4,96
p14-13< 0,01
↑31,8

21,56 ± 7,19

16,58 ± 6,07

23,24 ± 7,70

↑26,5
13,42 ± 4,32 +
p16-15> 0,05
↑2,4


25,61 ± 6,72

15,28 ± 4,69

25,51 ± 7,39

↑16,6
13,46 ± 4,13 +
p18-17> 0,05

14

> 0,05

<0,05

>0,05

<0,05

< 0,05

> 0,05

> 0,05

< 0,05

< 0,05


< 0,05


Thời gian phản ứng với nhiệt
Lô chuột

n
Trước

% thay đổi so với chứng
Lô 19
CT9 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 20
CT9 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 21
CT10 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 22
CT10 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng

ptrước-sau

độ
Sau
↑2,7

10


10

10

10

23,80 ± 4,65

12,67 ± 3,51 +

24,71 ± 7,05

↓3,4
13,46 ± 4,32 +
p20-19> 0,05
↑2,7

23,77 ± 7,88

13,97 ± 5,20

19,73 ± 3,87

↑6,6
13,87 ± 5,10
p22-21> 0,05
↑5,6

< 0,05


< 0,05

< 0,05

< 0,05

Khác biệt so với lô chứng trắng (lô 1): *p<0,05; **p<0,01;***p<0,001
Khác biệt so với lô thuốc đối chứng (lô 2): +p<0,05; ++p<0,01; +++p<0,001
Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy:
- Codein có tác dụng kéo dài rõ rệt thời gian phản ứng với nhiệt độ của
chuột so với lô chứng sinh học (p<0,05), mức độ tăng đạt 48,1%.
- CT1 liều 5,52g/kg có tác dụng kéo dài rõ rệt thời gian phản ứng với
nhiệt độ của chuột so với lô chứng sinh học (p<0,01), mức độ tăng đạt 61,9%,
cao nhất trong các mẫu thử.
- CT2 ở cả 2 liều đều không thể hiện tác dụng kéo dài thời gian phản ứng
với nhiệt độ của chuột so với lô chứng sinh học.
- CT3 cả 2 liều đều có xu hướng kéo dài thời gian phản ứng với nhiệt độ
của chuột so với lô chứng sinh học, tuy nhiên mức tăng chưa có ý nghĩa thống
kê (p>0,05).

15


- CT4 liều 5,52g/kg có tác dụng kéo dài rõ rệt thời gian phản ứng với
nhiệt độ của chuột so với lô chứng sinh học (p<0,05), mức độ tăng đạt 42,1%.
- CT5 liều 5,52g/kg có tác dụng kéo dài rõ rệt thời gian phản ứng với
nhiệt độ của chuột so với lô chứng sinh học (p <0,05), mức độ tăng đạt
48,7%.
- CT6 liều 16,56g/kg có xu hướng kéo dài thời gian phản ứng với nhiệt

độ của chuột, tuy nhiên mức tăng chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- CT7 cả 2 liều đều có xu hướng kéo dài thời gian phản ứng với nhiệt độ
của chuột so với lô chứng sinh học, tuy nhiên mức tăng chưa có ý nghĩa thống
kê (p>0,05).
- CT8 cả 2 liều đều có xu hướng kéo dài thời gian phản ứng với nhiệt độ
của chuột so với lô chứng sinh học, tuy nhiên mức tăng chưa có ý nghĩa thống
kê (p>0,05).
- CT9 cả 2 liều không thể hiện tác dụng kéo dài thời gian phản ứng với
nhiệt độ của chuột so với lô chứng sinh học.
- CT10 cả 2 liều đều có xu hướng kéo dài thời gian phản ứng với nhiệt
độ của chuột so với lô chứng sinh học, tuy nhiên mức tăng hầu như không
đáng kể, chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
2.1.2. Nghiên cứu tác dụng giảm đau của 10 mẫu CT bằng máy đo ngưỡng
đau Dynamic Plantar Aesthesiometer
Bảng 2.2. Tác dụng giảm đau của 10 mẫu thử CT
trên chuột nhắt trắng bằng máy đo ngưỡng đau
Lô chuột
Lô 1
(chứng sinh học)
Lô 2
(Codein phosphat

Lực gây đau trên máy đo

Thời gian phản ứng

ngưỡng đau (gam)
Trước
Sau
7,34 ± 1,14

10 6,98 ± 1,45
ptrước-sau> 0,05

đau (giây)
Trước
Sau
4,23 ± 0,59
4,07 ±

n

10 7,40 ± 1,27

20mg/kg)

16

0,84

ptrước-sau> 0,05

8,70 ± 1,14 *

4,22 ±

5,20 ± 0,59 **

ptrước-sau< 0,05

0,78


ptrước-sau< 0,05


% thay đổi so với chứng
Lô 3
CT1 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 4
CT1 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 5
CT2 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 6
CT2 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 7
CT3 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 8
CT3 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 9
CT4 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 10
CT4 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 11

CT5 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng

↑18,5

10 7,54 ± 0,72

8,42 ± 1,47

4,30 ±

4,84 ± 0,90

ptrước-sau> 0,05
↑14,7
8,30 ± 1,59

0,44

ptrước-sau> 0,05
↑14,4
4,75 ± 0,97

10 7,23 ± 0,86 ptrước-sau< 0,05

10 7,02 ± 0,79

p4-3> 0,05
↑13,1
7,91 ± 1,65

ptrước-sau> 0,05
↑7,8
7,58 ± 1,30

10 7,32 ± 1,01 ptrước-sau> 0,05

10 6,97 ± 0,91

p6-5> 0,05
↑3,3
8,05 ± 1,55
ptrước-sau> 0,05
↑9,7
7,47 ± 1,03

10 7,17 ± 1,04 ptrước-sau> 0,05

10 6,83 ± 0,94

p8-7> 0,05
↑1,8
7,67 ± 1,70
ptrước-sau> 0,05
↑4,5
8,18 ± 1,45

10 7,10 ± 1,21 ptrước-sau< 0,05

10 7,60 ± 0,99


17

↑22,9

p10-9> 0,05
↑11,4
8,20 ± 1,62
ptrước-sau> 0,05
↑11,7

4,09 ±
0,50

3,98 ±
0,48

4,16 ±
0,61

3,95 ±
0,55

4,07 ±
0,63

3,85 ±
0,56

4,02 ±
0,74


4,34 ±
0,60

ptrước-sau< 0,05
p4-3> 0,05
↑12,3
4,53 ± 0,99
ptrước-sau> 0,05
↑7,1
4,31 ± 0,80
ptrước-sau> 0,05
p6-5> 0,05
↑1,9
4,60 ± 0,93
ptrước-sau> 0,05
↑8,7
4,26 ± 0,64
ptrước-sau> 0,05
p8-7> 0,05
↑0,7
4,37 ± 1,02
ptrước-sau> 0,05
↑3,3
4,69 ± 0,88
ptrước-sau< 0,05
p10-9> 0,05
↑10,9
4,69 ± 0,98
ptrước-sau> 0,05

↑10,9


Lô 12
CT5 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 13
CT6 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 14
CT6 liều 16,56g/kg

7,96 ± 1,65
10 7,64 ± 0,90 ptrước-sau> 0,05

10 7,35 ± 1,51

10 6,91 ± 1,35

% thay đổi so với chứng
Lô 17
10 7,52 ± 1,25
CT8 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 18
CT8 liều 16,56g/kg

10 7,66 ± 1,29

% thay đổi so với chứng

Lô 19
10 8,17 ± 2,34
CT9 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 20
CT9 liều 16,56g/kg

10 7,49 ± 0,74

% thay đổi so với chứng
Lô 21
10 6,91 ± 0,82
CT10 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 22
CT10 liều 16,56g/kg

ptrước-sau> 0,05
↑4,4
7,35 ± 1,50

10 7,21 ± 0,94 ptrước-sau> 0,05

% thay đổi so với chứng
Lô 15
10 7,29 ± 0,98
CT7 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 16
CT7 liều 16,56g/kg


p12-11> 0,05
↑8,4
7,66 ± 1,43

10 8,04 ± 1,20

18

p14-13> 0,05
↑0,1
7,92 ± 1,25
ptrước-sau> 0,05
↑7,9
7,76 ± 1,70
ptrước-sau> 0,05
p16-15> 0,05
↑5,7
8,48 ± 1,76
ptrước-sau> 0,05
↑15,5
9,12 ± 1,17**
ptrước-sau< 0,05
p18-17> 0,05
↑24,3
8,25 ± 1,36
ptrước-sau> 0,05
↑12,4
7,09 ± 0,92
ptrước-sau> 0,05

p20-19< 0,05
↓3,4
7,63 ± 1,06
ptrước-sau> 0,05
↑4,0
7,64 ± 1,90
ptrước-sau> 0,05
p22-21> 0,05

4,36 ±
0,55

4,18 ±
0,92

4,09 ±
0,57
4,15 ±
0,59
3,98 ±
0,75
4,28 ±
0,77
4,37 ±
0,79
4,67 ±
1,42
4,26 ±
0,46
3,91 ±

0,50
4,59 ±
0,72

4,55 ± 1,00
ptrước-sau> 0,05
p12-11> 0,05
↑7,6
4,37 ± 0,87
ptrước-sau> 0,05
↑3,3
4,23 ± 0,85
ptrước-sau> 0,05
p14-13> 0,05
↑0
4,52 ± 0,76
ptrước-sau> 0,05
↑6,9
4,44 ± 1,02
ptrước-sau> 0,05
p16-15> 0,05
↑5,0
4,86 ± 1,07
ptrước-sau> 0,05
↑14,9
5,29 ± 0,68*
ptrước-sau< 0,05
p18-17> 0,05
↑25,1
4,72 ± 0,82

ptrước-sau> 0,05
↑11,6
4,02 ± 0,57
ptrước-sau> 0,05
p20-19< 0,05
↓5,0
4,36 ± 0,65
ptrước-sau> 0,05
↑3,1
4,36 ± 1,16
ptrước-sau> 0,05
p22-21> 0,05


% thay đổi so với chứng

↑4,1

↑3,1

Khác biệt so với lô chứng trắng (lô 1): *p<0,05; **p<0,01;***p<0,001
Khác biệt so với lô thuốc đối chứng (lô 2): +p<0,05; ++p<0,01; +++p<0,001
Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy:
- Codein có tác dụng làm tăng rõ rệt lực gây phản xạ đau và thời gian
đáp ứng với đau trên máy đo ngưỡng đau của chuột so với lô chứng sinh học
(p<0,05 và p<0,01).
- CT1 cả 2 liều đều có xu hướng làm tăng lực gây phản xạ đau và thời
gian đáp ứng với đau trên máy đo ngưỡng đau của chuột so với lô chứng sinh
học, tuy nhiên mức tăng chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- CT2 cả 2 liều đều không có tác dụng làm tăng lực gây phản xạ đau và

thời gian đáp ứng với đau trên máy đo ngưỡng đau của chuột so với lô chứng
sinh học.
- CT3 cả 2 liều đều không có tác dụng làm tăng lực gây phản xạ đau và
thời gian đáp ứng với đau trên máy đo ngưỡng đau của chuột so với lô chứng
sinh học.
- CT4 cả 2 liều đều có xu hướng làm tăng lực gây phản xạ đau và thời
gian đáp ứng với đau trên máy đo ngưỡng đau của chuột so với lô chứng sinh
học, tuy nhiên mức tăng chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- CT5 cả 2 liều đều có xu hướng làm tăng lực gây phản xạ đau và thời
gian đáp ứng với đau trên máy đo ngưỡng đau của chuột so với lô chứng sinh
học, tuy nhiên mức tăng chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- CT6 cả 2 liều đều không có tác dụng làm tăng lực gây phản xạ đau và
thời gian đáp ứng với đau trên máy đo ngưỡng đau của chuột so với lô chứng
sinh học.
- CT7 cả 2 liều không có tác dụng làm tăng lực gây phản xạ đau và thời gian
đáp ứng với đau trên máy đo ngưỡng đau của chuột so với lô chứng sinh học.
- CT8 liều 5,52g/kg có xu hướng làm tăng lực gây phản xạ đau và thời
gian đáp ứng với đau trên máy đo ngưỡng đau của chuột so với lô chứng sinh
học tuy nhiên mức tăng chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). CT8 liều
16,56g/kg có tác dụng làm tăng rõ rệt lực gây phản xạ đau và thời gian đáp
ứng với đau trên máy đo ngưỡng đau của chuột so với lô chứng sinh học, mức

19


tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05 và p<0,01), tác dụng tương đương codein
20mg/kg.
- CT9 liều 5,52g/kg có xu hướng làm tăng lực gây phản xạ đau và thời
gian đáp ứng với đau trên máy đo ngưỡng đau của chuột so với lô chứng sinh
học tuy nhiên mức tăng chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

- CT10 cả 2 liều đều không có tác dụng làm tăng lực gây phản xạ đau và
thời gian đáp ứng với đau trên máy đo ngưỡng đau của chuột so với lô chứng
sinh học.
2.2. Tác dụng cầm máu
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của 10 mẫu thử CT đến
thời gian chảy máu của chuột nhắt trắng
Thời điểm
Chuột nhắt
Lô 1
Nước cất 20ml/kg
Lô 2
CT1 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 3
CT1 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 4
CT2 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 5
CT2 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 6
CT3 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 7
CT3 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 8
CT4 liều 5,52g/kg

% thay đổi so với chứng
Lô 9

Trước uống
thuốc (giây)

Sau uống thuốc
(giây)

ptrước-sau

46,90 ± 17,79

61,40 ± 19,53

>0,05

58,70 ± 20,79

63,60 ± 20,16

>0,05

↑3,6
43,90 ± 16,44

47,70 ± 15,07

>0,05


↓22,3
47,00 ± 13,14

55,90 ± 15,05

>0,05

↓9,0
59,30 ± 20,61

71,20 ± 20,09

>0,05

↑16,0
54,80 ± 15,76

76,90 ± 22,28

<0,05

↑25,2
55,30 ± 14,88

64,30 ± 20,18

>0,05

↑4,7
48,36 ± 13,97


66,55 ± 21,30

>0,05

47,40 ± 13,15

↑8,3
80,90 ± 16,58*

<0,01

20


CT4 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
↑31,8
Lô 10
41,90 ± 16,39
53,60 ± 13,95
>0,05
CT5 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
↓12,7
Lô 11
47,30 ± 14,45
41,20 ± 10,77*
>0,05
CT5 liều 16,56g/kg

% thay đổi so với chứng
↓32,9
Lô 12
55,90 ± 14,23
66,70 ± 20,97
>0,05
CT6 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
↑8,6
Lô 13
45,20 ± 12,07
61,50 ± 20,36
<0,05
CT6 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
↑0,2
Lô 14
56,10 ± 18,70
66,10 ± 21,92
>0,05
CT7 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
↑7,7
Lô 15
50,30 ± 13,49
81,80 ± 27,72
<0,05
CT7 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
↑33,2

Lô 16
40,50 ± 9,82
91,80 ± 28,10*
<0,001
CT8 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
↑49,5
Lô 17
51,80 ± 19,84
44,80 ± 15,01
>0,05
CT8 liều 16,56g/kg
p17-16 < 0,01
% thay đổi so với chứng
↓15,6
Lô 18
40,70 ± 8,35
45,20 ± 11,71*
>0,05
CT9 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
↓26,4
Lô 19
40,50 ± 8,91
48,60 ± 13,21
>0,05
CT9 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
↓20,8
Lô 20

44,40 ± 12,15
44,40 ± 13,20*
>0,05
CT10 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
↓27,7
Lô 21
70,30 ± 22,48
43,80 ± 12,17
<0,05
CT10 liều 16,56g/kg
p21-20< 0,01
% thay đổi so với chứng
↑14,5
Khác biệt so với lô chứng trắng (lô 1): *p<0,05; **p<0,01;***p<0,001
21


Khác biệt so với lô thuốc đối chứng (lô 2): +p<0,05; ++p<0,01; +++p<0,001
Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy:
- CT1 liều 5,52g/kg không có tác dụng làm giảm thời gian chảy máu,
CT1 liều 16,56g/kg có xu hướng làm giảm thời gian chảy máu so với lô
chứng sinh học, nhưng sự giảm chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- CT2 liều 5,52g/kg và liều 16,56g/kg đều không có tác dụng làm giảm
thời gian chảy máu so với lô chứng sinh học.
- CT3 cả 2 liều 5,52g/kg và liều 16,56g/kg đều không thể hiện tác dụng
làm giảm thời gian chảy máu so với lô chứng sinh học.
- CT4 cả 2 liều 5,52g/kg và liều 16,56g/kg đều không thể hiện tác dụng
làm giảm thời gian chảy máu so với lô chứng sinh học.
CT5 liều 5,52g/kg có xu hướng làm giảm thời gian chảy máu so với lô

chứng sinh học, nhưng sự giảm chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). CT5 liều
16,56g/kg có tác dụng làm giảm rõ rệt thời gian chảy máu so với lô chứng
sinh học, sự giảm có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.
CT6 cả 2 liều 5,52g/kg và liều 16,56g/kg đều không thể hiện tác dụng
làm giảm thời gian chảy máu so với lô chứng sinh học.
CT7 cả 2 liều 5,52g/kg và liều 16,56g/kg đều không thể hiện tác dụng
làm giảm thời gian chảy máu so với lô chứng sinh học.
CT8 cả 2 liều 5,52g/kg và liều 16,56g/kg đều không thể hiện tác dụng
làm giảm thời gian chảy máu so với lô chứng sinh học.
CT9 liều 5,52g/kg có tác dụng làm giảm rõ rệt thời gian chảy máu so với
lô chứng sinh học, sự giảm có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
CT10 liều 5,52g/kg có tác dụng làm giảm rõ rệt thời gian chảy máu so
với lô chứng sinh học, sự giảm có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

22


Bảng 2.4. Ảnh hưởng của CT đến
thời gian đông máu của chuột nhắt trắng
Thời điểm Trước uống thuốc
Chuột nhắt
(giây)
Lô 1
71,40 ± 15,25
Nước cất 20ml/kg
Lô 2
72,20 ± 13,34
CT1 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 3

71,60 ± 11,33
CT1 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 4
73,50 ± 13,53
CT2 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 5
76,20 ± 13,82
CT2 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 6
74,30 ± 11,55
CT3 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 7
86,00 ± 24,88
CT3 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 8
78,36 ± 10,81
CT4 liều 5,52g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 9
80,70 ± 12,36
CT4 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 10
86,80 ± 24,60
CT5 liều 5,52g/kg

% thay đổi so với chứng
Lô 11
74,40 ± 9,70
CT5 liều 16,56g/kg
% thay đổi so với chứng
Lô 12
82,70 ± 16,36
CT6 liều 5,52g/kg
23

Sau uống thuốc
(giây)

ptrước-sau

57,50 ± 16,63

>0,05

51,20 ± 8,56

<0,001

↓11,0
82,10 ± 29,18*
p3-2 < 0,01
↑42,8

>0,05


63,20 ± 19,30

>0,05

↑9,9
48,00 ± 12,06
p5-4< 0,05
↓16,5

<0,01

65,20 ± 20,55

>0,05

↑13,4
71,00 ± 20,09
p7-6> 0,05
↑23,5

>0,05

54,09 ± 16,58

<0,01

↓5,9
58,30 ± 9,43

<0,01


↑1,4
67,90 ± 22,67
↑18,09
70,40 ± 16,82

>0,05

>0,05

↑22,4
47,20 ± 14,41

<0,001


×