Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu tác DỤNG điều TRỊ THOÁI hóa KHỚP gối của TD0015 TRÊN THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Bộ môn Dược lý

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA
KHỚP GỐI CỦA TD0015 TRÊN
THỰC NGHIỆM

Thời gian nghiên cứu: 09/2016- 6/2017

1

1


1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.1. Thuốc nghiên cứu
Viên hoàn cứng TD0015 (TD0015) (gói 5g chứa viên hoàn cứng)
- Thành phần 1 gói gồm: Hoàng bá 4,35g, Sinh địa 1,36g, Tri mẫu 1,36g,
Bạch thược 1,36g, Quy bản 1,35g, Phục linh 0,9g, Đỗ trọng 0,9g, Cao xương
hỗn hợp 0,88g, Đương quy 0,57g, Đảng sâm 0,56g, Phòng phong 0,45g, Tang ký
sinh 0,45g, Tần giao 0,45g, Ngưu tất 0,45g, Trần bì 0,36g, Xuyên khung 0,28g,
Cam thảo 0,22g, Độc hoạt 0,20g, Quế chi 0,15g, Tế tân 0,11g. Tá dược vừa đủ 1
gói.
- Nơi sản xuất: Công ty Cổ phần Sao Thái Dương, đạt tiêu chuẩn cơ sở
- Liều dùng trên người: uống 10g/ngày (2 gói/ngày). Thuốc được pha trong
dung môi là nước cất trước khi cho động vật thí nghiệm uống.
1.1.2. Hóa chất nghiên cứu
- Monosodium-iodoacetate (MIA) lọ 25G do hãng Sigma Aldrich
(Singapore) cung cấp


- Nước muối sinh lý
- Cồn 70 độ, dung dịch sát khuẩn betadine.
- KIT định lượng IL1β, TNF α của Hãng Invitrogen, Mỹ
- Các hoá chất xét nghiệm và làm tiêu bản mô bệnh học.
1.1.3. Dụng cụ nghiên cứu
- Bơm tiêm 0,3ml, bông gạc
-Thước đo độ dày (Độ chính xác: 0,02mm): MC 555 của hãng Hangzhou
tools and measuring tools Co., Ltd (China)
-Hệ thống xét nghiệm ELISA
-Máy đo phản ứng đau Dynamic Plantar Aesthesiometer 37450 của Ugo
Basile (Italy)
-Máy đo ngưỡng đau Analgesy meter 7200 của Ugo Basile (Italy)
1.1.4. ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
Chuột cống trắng chủng Wistar cả 2 giống, khỏe mạnh, trọng lượng 220 250 gam do Học viện Quân y cung cấp.
Động vật được nuôi trong điều kiện đầy đủ thức ăn và nước uống tại phòng
2

2


thí nghiệm 7 -10 ngày trước khi nghiên cứu và trong suốt thời gian nghiên cứu
tại Bộ môn Dược lý - Trường Đại học Y Hà Nội.
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đánh giá tác dụng của TD0015 trên mô hình thoái hóa khớp thực nghiệm
Chuột cống trắng được chia ngẫu nhiên thành các lô, mỗi lô 10 con,
Lô 1 (chứng sinh học): tiêm vào khe khớp nước muối sinh lý, uống nước
cất 1ml/100g chuột
Lô 2 (mô hình): gây thoái hóa khớp bằng tiêm vào khe khớp MIA
3mg/khớp, uống nước chất 1ml/100g chuột.
Lô 3 (chứng dương): gây thoái hóa khớp bằng tiêm vào khe khớp MIA

3mg/khớp, uống diclofenac 3mg/kg
Lô 4 (thuốc thử): gây thoái hóa khớp bằng tiêm vào khe khớp MIA
3mg/khớp, uống TD0015 liều 1,2g/kg/ngày (liều tương đương lâm sàng tính trên
chuột cống hệ số 6)
Lô 5 (thuốc thử): gây thoái hóa khớp bằng tiêm vào khe khớp MIA
3mg/khớp, uống TD0015 liều 3,6g/kg/ngày (liều gấp 3 liều lâm sàng)
Chuột ở các lô được nuôi ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm ít nhất
1 tuần trước khi đưa vào nghiên cứu. Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, chuột ở
lô 2 đến lô 5 được gây mô hình thoái hóa khớp thực nghiệm bằng cách tiêm
dung dịch MIA liều 3mg/khớp vào khớp gối phải của từng chuột [1] [2]. Riêng
chuột lô chứng sinh học được tiêm nước muối sinh lý là dung môi pha thuốc vào
khớp gối phải của từng chuột. Thể tích dung dịch tiêm vào khớp là 50µl/khớp.
Ngay sau khi gây mô hình bằng tiêm MIA 3mg/khớp, các lô 1 và 2 được
uống nước, lô 3 uống diclofenac liều 5mg/kg, lô 4 và 5 được uống TD0015 liều
1,2g/kg/ngày và 3,6g/kg/ngày tương ứng. Các lô chuột uống thuốc và nước 1
lần/ngày trong 6 tuần liên tục.
Các chỉ số đánh giá
*Đường kính khớp gối [3]
Đường kính khớp gối phải được đo bằng thước chuyên dụng Palmer, tính
khoảng cách lớn nhất giữa 2 cạnh khớp gối. Đường kính khớp gối được đo bởi 1
nghiên cứu viên ở tất cả các thời điểm để đảm bảo sự thống nhất. Đường kính
khớp gối được đo vào các thời điểm: trước nghiên cứu, sau tiêm MIA và uống
thuốc 3 ngày, 5 ngày, 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần, 5 tuần và 6 tuần. Chỉ số đánh
3

3


giá là độ tăng đường kính khớp gối ở mỗi thời điểm nghiên cứu so với trước
nghiên cứu, đơn vị là milimet (mm).

* Tác dụng giảm đau của viên hoàn cứng TD0015 bằng máy đo ngưỡng
đau [4].
Đo thời gian phản ứng với đau của chuột và lực gây đau đối với chuột (sử
dụng máy Dynamic Plantar Aesthesiometer 37450 của Ugo Basile, thông qua thời
gian và lực gây đau làm chuột nhấc chân khỏi kim Von Frey) tại vị trí gan chân sau,
bên phải của chuộttrước nghiên cứu, sau tiêm MIA và uống thuốc 1 tuần, 2 tuần, 3
tuần, 4 tuần, 5 tuần và 6 tuần, so sánh giữa các lô chuột với nhau. Từ đó đánh giá
tác dụng giảm đau và khả năng vận động khớp gối phải của chuột.
* Tác dụng giảm đau của viên hoàn cứng TD0015 bằng máy đo ngưỡng
đau theo phương pháp Randall Selitto [5]
Đo lực gây đau tại vị trí khớp gối chân sau, bên phải (được tiêm MIA) của
chuột ở các lô, sử dụng máy Analgesy meter 7200 của Ugo Basile, theo phương
pháp Randall Selitto ở các thời điểm trước nghiên cứu, sau tiêm MIA và uống
thuốc 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần, 5 tuần và 6 tuần và so sánh giữa các lô chuột
với nhau.
* Các chỉ số cytokin quan trọng trong viêm, thoái hóa khớp [1] [6]
Các Interleukin 1β và TNF α là các chỉ số đặc hiệu, tăng cao trong thoái
hóa khớp, khi giảm được các chỉ số này nghĩa là làm chậm quá trình thoái hóa,
cải thiện cấu trúc của sụn khớp. Các chỉ số này được định lượng trong huyết
thanh của chuột ở thời điểm sau 6 tuần tiêm MIA.
* Đánh giá mô bệnh học khớp gối
Đánh giá ngẫu nhiên trên 20% số chuột ở các lô sau 6 tuần tiêm MIA và
uống thuốc, chuột được gây mê và phẫu thuật tách khớp gối phải ra khỏi cơ thể,
bảo quản trong dung dịch formaldehyd 10%, được đánh giá mức độ thoái hóa
dựa trên tiêu bản giải phẫu mô bệnh học.
Kết quả giải phẫu bệnh được đọc tại Bộ môn Giải phẫu bệnh – Trường Đại
học Y Hà Nội.
1.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊNCỨU
- Địa điểm nghiên cứu: Bộ môn Dược lý – Trường Đại học Y Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2016 đến tháng 6/2017.


1.4. XỬ LÝ SỐLIỆU: Các số liệu nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng X ±
4

4


SD. Các số liệu được xử lý thống kê theo thuật toán thống kê T-test Studentvà
test trước sau (Avant-après) bằng phần mềm Excel 2013. Quy ước:
*: p<0,05;

5

**: p < 0,01; ***: p < 0,001: p so với trước nghiên cứu.

5


3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Chỉ số đường kính khớp gối
Bảng 3.1. Tác dụng của TD0015 lên đường kính khớp gối
của chuột tiêm MIA
Độ tăng đường kính khớp gối theo thời gian (mm)
Lô chuột

N

Lô 1
(chứng
sinh học)

Lô 2
Mô hình
p so chứng
Lô 3

10

10

Diclofenac 10
3mg/kg
p so chứng
p so mô hình
Lô 4
TD0015

Sau 3

Sau 5

Sau 1

Sau 2

Sau 3

Sau 4

Sau 5


Sau 6

ngày

ngày

tuần

tuần

tuần

tuần

tuần

tuần

0,17 ± 0,15 ± 0,26 ± 0,08 ±

0,21±

0,05

0,08

0,11

0,03


0,99 ± 1,42 ± 1,18 ± 0,95 ±

0,06
1,23±

0,06 ± 0,10 ± 0,11 ±
0,02

0,03

0,04

1,08 ± 0,92 ± 0,84 ±

0,30
0,30
0,32
0,33
0,44
0,34
0,34
0,35
<0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001
0,66 ± 0,87 ± 0,92 ± 0,88 ± 0,63 ± 0,57 ± 0,62 ± 0,38 ±
0,22

0,31

0,33


0,32

0,31

0,25

0,29

0,16

<0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001
<0,05 <0,001 >0,05 >0,05 <0,01 <0,01 <0,05 <0,01
10

0,92 ± 1,14 ± 1,33 ± 0,70 ±
0,28

0,43

0,50

0,29

0,87±
0,34

0,76 ± 0,63 ± 0,56 ±
0,26

0,25


0,19

1,2g/kg
p so chứng

<0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001

p so mô hình

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

<0,05

<0,05

<0,05

<0,05

>0,05


<0,05

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

<0,05

0,95 ± 0,93 ± 1,16 ± 0,85 ±

0,85±

0,75 ± 0,51 ± 0,42 ±

p so
diclofenac
Lô 5
TD0015
3,6g/kg
p so chứng
p so mô hình
p so
diclofenac
p so liều thấp

6


10

0,29

0,25

0,36

0,24

0,34

0,21

0,21

0,14

<0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001
>0,05 <0,001 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,01 <0,01
<0,05

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05


>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

6


Biểu đồ 1. Độ tăng đường kính khớp gối theo thời gian
Nhận xét:
- Độ tăng đường kính khớp gối của chuột ở các lô được tiêm MIA gây thoái
hóa khớp tăng rõ rệt so với lô chứng sinh học (chỉ tiêm nước muối sinh lý), sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
- Trên biểu đồ 1 cho thấy, sự tăng đường kính khớp gối sau tiêm MIA đạt
cao nhất vào các thời điểm sau 5 ngày, sau 1 tuần và sau 3 tuần.
- Ở lô uống diclofenac 3mg/kg, độ tăng đường kính khớp gối trên chuột
giảm rõ rệt so với lô mô hình ở tất cả các thời điểm, đặc biệt là thời điểm sau 3
ngày, 5 ngày, 3 tuần, 4 tuần, 5 tuần và 6 tuần tiêm MIA (p < 0,05, p < 0,01 và p
< 0,001).
- Ở lô uống TD0015 liều 1,2g/kg, độ tăng đường kính khớp gối trên chuột
có giảm so với lô mô hình ở tất cả các thời điểm, nhưng rõ nhất vào thời điểm
sau 4 tuần, 5 tuần
và 6 tuần tiêm MIA, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Mức
giảm ở thời điểm sau 4 tuần và 5 tuần tươngđương với lô uống diclofenac
3mg/kg (p > 0,05), sau 6 tuần kém hơn lô uống diclofenac 3mg/kg(p < 0,05).
- Ở lô uống TD0015 liều 3,6g/kg, độ tăng đường kính khớp gối trên chuột
giảm rõ so với lô mô hình ở tất cả các thời điểm, rõ nhất là thời điểm sau 3 ngày,
sau 3 tuần, 4 tuần, 5 tuần và 6 tuần tiêm MIA (p < 0,05, p < 0,01 và p < 0,001),
mức giảm này tương đương diclofenac 3mg/kg (p > 0,05).
3.2. Tác dụng giảm đau của TD0015 trên mô hình sử dụng
máy đo ngưỡng đau
Bảng 3.2. Ảnh hưởng củaTD0015 lên lực gây đau trên máy đo ngưỡng đau
Lực gây đau trên máy đo ngưỡng đau (g)
Lô chuột
Lô 1
(chứng sinh học)
Lô 2

7

N


10
10

Trước

Sau 1

Sau 2

Sau 3

Sau 4

Sau 5

Sau 6

tuần

tuần

tuần

tuần

tuần

tuần

19,55 21,84 ± 21,59 ± 20,93 ± 20,72

± 4,62

5,88

3,80

3,30

22,29 22,36 ±

± 6,72 ± 5,34

4,11

19,53 16,93 ± 20,33 ± 23,86 ± 22,63 27,08± 27,21 ±
7


Lực gây đau trên máy đo ngưỡng đau (g)
Lô chuột

N

Mô hình

± 5,19

p so chứng
Lô 3 Diclofenac
3mg/kg


Trước

Sau 1

Sau 2

Sau 3

Sau 4

Sau 5

Sau 6

tuần

tuần

tuần

tuần

tuần

tuần

3,43

2,82


8,59

± 3,85 4,29**

4,24**
*

> 0,05 < 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05 < 0,05
10

19,23 18,02 ± 18,91 ± 23,07 ± 22,51
± 2,86

2,87

5,02

5,40

22,37 22,04 ±

± 4,53 ± 4,52

5,58

p so chứng

> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05


p so mô hình

> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05 < 0,05

Lô 4 TD0015

19,64 15,39 ± 18,89 ± 23,31 ± 23,41

1,2g/kg

10

± 5,19

3,97

4,86

6,17

± 8,48

23,71
±
6,15*

22,86 ±
4,36

p so chứng


> 0,05 < 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05

p so mô hình

> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05

p so diclofenac

> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05

Lô 5 TD0015
3,6g/kg

10

19,68 17,09 ± 19,08 ± 22,52 ± 21,92
± 4,02

5,06

4,20

3,02

23,59 22,29 ±

± 4,66 ± 6,82

6,00


p so chứng

> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05

p so mô hình

> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05

p so diclofenac

> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05

p so liều thấp

> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05

Nhận xét:
- Ở lô chứng sinh học, lực gây đau làm chuột nhấc chân khỏi kim Von Frey
không có sự khác biệt tại tất cả các thời điểm so với trước nghiên cứu (p > 0,05).
- Ở lô mô hình:
+ Thời điểm sau tiêm MIA 1 tuần, lực gây đau giảm so với trước nghiên
cứu nhưng chưa khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05), và giảm rõ rệt so với lô
chứng sinh học (p<0,05), do tại thời điểm này, khớp gối phải của chuột trong
giai đoạn viêm đỉnh điểm nên chuột rất nhạy cảm với các lực tác động, chỉ cần
một lực nhỏ cũng đủ để chuột phản ứng.
8

8



+ Từ thời điểm sau 2 tuần đến sau 4 tuần tiêm MIA, lực gây đau tăng lên,
không có sự khác biệt so với trước nghiên cứu và so với lô chứng sinh học
(p>0,05).
+ Ở thời điểm sau 5 tuần và 6 tuần tiêm MIA, lực gây đau tăng lên rõ rệt do
khớp gối của chuột bị tổn thương thoái hóa, làm chậm hoạt động nhấc chân khỏi
kim Von Frey, vì vậy làm lực tác động tăng lên. Lực gây đau ở 2 thời điểm này
tăng cao có ý nghĩa thống kê so với trước nghiên cứu (p < 0,01 và p < 0,001) và
so với lô chứng sinh học (p<0,05).
- Ở lô uống diclofenac 3mg/kg:
+ Thời điểm sau tiêm MIA 1 tuần, lực gây đau giảm nhẹ so với trước
nghiên cứu và so với chứng sinh học, khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05), lực gây đau tăng so với lô mô hình nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa
thống kê (p>0,05).
+ Từ thời điểm sau 2 tuần đến sau 4 tuần tiêm MIA, lực gây đau tăng lên,
không có sự khác biệt so với trước nghiên cứu, so với lô chứng sinh học và so
với lô mô hình (p>0,05).
+ Ở thời điểm sau tiêm MIA 5 tuần và 6 tuần, lực gây đau không khác biệt
so với trước nghiên cứu và so với chứng sinh học (p>0,05), lực gây đau giảm rõ
rệt so với lô mô hình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) cho thấy sự hạn
chế hoạt động khớp gối của chuột được giảm đáng kể.
- Ở lô uống TD0015 liều 1,2g/kg:
+ Thời điểm sau tiêm MIA 1 tuần, lực gây đau giảm so với trước nghiên
cứu nhưng chưa khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05), giảm rõ rệt so với lô
chứng sinh học (p<0,05), và không khác biệt so với lô mô hình và lô uống
diclofenac 3mg/kg (p>0,05).
+ Từ thời điểm sau 2 tuần đến sau 4 tuần tiêm MIA, lực gây đau tăng lên,
không có sự khác biệt so với trước nghiên cứu và so với lô chứng sinh học
(p>0,05).
+ Ở thời điểm sau tiêm MIA 5 tuần, lực gây đau tăng so với trước nghiên

cứu (p<0,05) nhưng đến sau 6 tuần, lực gây đau giảm, không có sự khác biệt so
với trước nghiên cứu (p>0,05). Ở cả 2 thời điểm, lực gây đau không khác biệt so
9

9


với chứng sinh học (p>0,05), và giảm rõ so với lô mô hình, đặc biệt là thời điểm
sau 6 tuần (p < 0,05) cho thấy sự hạn chế hoạt động khớp gối của chuột được
khắc phục.
+ Tác dụng này tương đương diclofenac 3mg/kg.
- Ở lô uống TD0015 liều 3,6g/kg:
+ Thời điểm sau tiêm MIA 1 tuần, lực gây đau giảm nhẹ so với trước
nghiên cứu và so với chứng sinh học, khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05), lực gây đau tăng nhẹ so với lô mô hình, sự khác biệt chưa có ý nghĩa
thống kê (p>0,05).
+ Từ thời điểm sau 2 tuần đến sau 4 tuần tiêm MIA, lực gây đau tăng
lên, không có sự khác biệt so với trước nghiên cứu và so với lô chứng sinh
học (p > 0,05).
+ Ở thời điểm sau tiêm MIA 5 tuần và 6 tuần, lực gây đau không khác biệt
so với trước nghiên cứu và so với chứng sinh học (p>0,05), lực gây đau giảm rõ
so với lô mô hình, đặc biệt là thời điểm sau 6 tuần (p<0,05) cho thấy sự hạn chế
hoạt động khớp gối của chuột được khắc phục.
+ Tác dụng này tương đương diclofenac 3mg/kg.

10

10



Bảng 3.3. Ảnh hưởng của TD0015 lên thời gian phản ứng với đau
Thời gian phản ứng với đau (s)
Lô chuột
Lô 1
(chứng sinh học)
Lô 2
(MIA 3mg/khớp)

N

10

10

p so chứng
Lô 3 Diclofenac
3mg/kg

Sau 1

Sau 2

Sau 3

Sau 4

Sau 5

Sau 6


tuần

tuần

tuần

tuần

tuần

tuần

11,33 ± 12,96

12,08

13,83

12,28

13,45 13,74 ±

Trước

2,73

± 3,57 ± 3,23 ± 3,02 ± 4,08 ± 2,59

11,55 ± 9,96 ±
3,16


2,06

11,47

14,19

13,47

± 2,08 ± 5,21 ± 2,34

16,43
±
2,58**

2,15
16,86 ±
3,74**

> 0,05 < 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05 < 0,05
10

11,38 ± 10,65
1,74

11,20

14,13

13,63 13,26± 13,09 ±


± 1,73 ± 3,05 ± 4,45 ± 2,41

2,73

3,38

p so chứng

> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05

p so mô hình

> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05 < 0,05

Lô 4 TD0015

11,63 ± 9,05 ±

1,2g/kg

10

3,15

2,73

11,16

13,83


13,91

± 2,93 ± 3,74 ± 5,14

14,30
±

13,61 ±

4,10*

2,66

p so chứng

> 0,05 < 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05

p so mô hình

> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05

p so diclofenac

> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05

Lô 5 TD0015
3,6g/kg

10


11,66 ± 10,07±
2,44

3,00

11,55

13,39

13,04

14,07 13,45 ±

± 2,70 ± 1,84 ± 2,89 ± 4,15

3,37

p so chứng

> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05

p so mô hình

> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05

p so diclofenac

> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05


p so liều thấp

> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05

Nhận xét:
- Ở lô chứng sinh học, thời gian chuột nhấc chân khỏi kim Von Frey không
có sự khác biệt tại tất cả các thời điểm so với trước nghiên cứu (p>0,05).
- Ở lô mô hình:
11

11


+ Thời điểm sau tiêm MIA 1 tuần, thời gian phản ứng với đau giảm so với
trước nghiên cứu nhưng chưa khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05), và giảm rõ
rệt so với lô chứng sinh học (p<0,05), do tại thời điểm này, khớp gối phải của chuột
trong giai đoạn viêm đỉnh điểm nên chuột rất nhạy cảm với các lực tác động, chỉ
cần một lực nhỏ cũng đủ để chuột phản ứng, thời gian phản ứng sẽ rất nhanh.
+ Từ thời điểm sau 2 tuần đến sau 4 tuần tiêm MIA, thời gian phản ứng với
đau tăng lên, không có sự khác biệt so với trước nghiên cứu và so với lô chứng
sinh học (p>0,05).
+ Ở thời điểm sau 5 tuần và 6 tuần tiêm MIA, thời gian phản ứng với đau
tăng lên rõ rệt do khớp gối của chuột bị tổn thương thoái hóa, làm chậm hoạt
động nhấc chân khỏi kim Von Frey. Lực gây đau ở 2 thời điểm này tăng cao có ý
nghĩa thống kê so với trước nghiên cứu (p<0,01) và so với lô chứng sinh học
(p<0,05).
- Ở lô uống diclofenac 3mg/kg:
+ Thời điểm sau tiêm MIA 1 tuần, thời gian phản ứng với đau giảm so với
trước nghiên cứu và so với chứng sinh học, khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05), thời gian tăng so với lô mô hình nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa

thống kê (p>0,05)
+ Từ thời điểm sau 2 tuần đến sau 4 tuần tiêm MIA, thời gian phản ứng với
đau tăng lên, không có sự khác biệt so với trước nghiên cứu, so với lô chứng
sinh học và so với lô mô hình (p>0,05).
+ Ở thời điểm sau tiêm MIA 5 tuần và 6 tuần, thời gian phản ứng với đau
không khác biệt so với trước nghiên cứu và so với chứng sinh học (p>0,05), thời
gian giảm rõ rệt so với lô mô hình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
cho thấy sự hạn chế hoạt động khớp gối của chuột được giảm đáng kể.
- Ở lô uống TD0015 liều 1,2g/kg:
+ Thời điểm sau tiêm MIA 1 tuần, thời gian phản ứng với đau giảm so với
trước nghiên cứu nhưng chưa khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05), giảm rõ
rệt so với lô chứng sinh học (p<0,05), và không khác biệt so với lô mô hình và
lô uống diclofenac 3mg/kg (p>0,05).

12

12


+ Từ thời điểm sau 2 tuần đến sau 4 tuần tiêm MIA, thời gian phản ứng với
đau tăng lên, không có sự khác biệt so với trước nghiên cứu và so với lô chứng
sinh học (p>0,05).
+ Ở thời điểm sau tiêm MIA 5 tuần, thời gian phản ứng với đau tăng so với
trước nghiên cứu (p<0,05) nhưng đến sau 6 tuần, thời gian giảm, không có sự
khác biệt so với trước nghiên cứu (p>0,05). Ở cả 2 thời điểm, thời gian phản ứng
với đau không khác biệt so với chứng sinh học (p>0,05), và giảm rõ so với lô
mô hình, đặc biệt là thời điểm sau 6 tuần (p<0,05) cho thấy sự hạn chế hoạt
động khớp gối của chuột được khắc phục. Tác dụng này tương đương diclofenac
3mg/kg.
- Ở lô uống TD0015 liều 3,6g/kg:

+ Thời điểm sau tiêm MIA 1 tuần, thời gian phản ứng với đau giảm nhẹ so
với trước nghiên cứu và so với chứng sinh học, khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05), thời gian phản ứng với đau tăng so với lô mô hình, sự khác
biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
+ Từ thời điểm sau 2 tuần đến sau 4 tuần tiêm MIA, thời gian phản ứng với
đau tăng lên, không có sự khác biệt so với trước nghiên cứu và so với lô chứng
sinh học (p > 0,05).
+ Ở thời điểm sau tiêm MIA 5 tuần và 6 tuần, thời gian phản ứng với đau
không khác biệt so với trước nghiên cứu và so với chứng sinh học (p>0,05), thời
gian giảm rõ so với lô mô hình, đặc biệt là thời điểm sau 6 tuần (p <0,05) cho
thấy sự hạn chế hoạt động khớp gối của chuột được khắc phục. Tác dụng này
tương đương diclofenac 3mg/kg.

13

13


3.3. Tác dụng giảm đau của TD0015 trên mô hình sử dụng máy đo ngưỡng
đau theo phương pháp của Randall Selitto
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của TD0015 lên lực gây đau tại khớp gối
Lô chuột

N

Lô 1
(chứng sinh

10


học)
Lô 2
(MIA

10

3mg/khớp)
p so chứng
10

3mg/kg

1,2g/kg

10

3,6g/kg
p so chứng
p so mô hình
p so diclofenac
p so liều thấp

Nhận xét:
14

tuần
315,00

±


±

65,19
295,00

59,64
185,00

±

±

±

±

±

±

68,77
99,78
> 0,05 > 0,05
> 0,05 < 0,001
> 0,05 > 0,05
301,00 333,00

p so chứng
p so mô hình
p so diclofenac

Lô 5 TD0015

275,00

tuần
257,00

84,46
86,26
> 0,05 > 0,05
> 0,05 < 0,001
279,09 321,82

p so chứng
p so mô hình
Lô 4 TD0015

Sau 6

Trước

tuần
tuần
tuần
tuần
255,60 333,00 312,00 316,00
±

±


±

±

92,41 100,01 90,28
98,23
179,50 245,00 276,00 268,00
±

±

±

±

97,10 44,03** 67,60* 83,30 58,73 95,78
> 0,05 < 0,01 < 0,05 < 0,05 > 0,05 > 0,05
286,80 322,00 328,00 348,00 331,00 341,00

Lô 3
Diclofenac

Lực gây đau tại khớp gối (g)
Sau 1 Sau 2 Sau 3 Sau 4 Sau 5

10

±

±


74,90 102,85
> 0,05 > 0,05
> 0,05 < 0,001
> 0,05 > 0,05
> 0,05 > 0,05

±

±

±

±

134,06 109,93 68,22 52,38
> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05
<0,01 < 0,05 > 0,05 < 0,05
277,27 286,36 286,36 294,55
±

±

86,61 83,22
> 0,05 > 0,05
< 0,01 > 0,05
> 0,05 > 0,05
299,50 321,00

±

56,22
233,00
±
81,11
< 0,05
351,20
±
107,03
> 0,05
< 0,05
299,09

±

±

±

86,29
> 0,05
> 0,05
> 0,05
378,00

91,58
> 0,05
> 0,05
> 0,05
321,00


95,76
> 0,05
> 0,05
> 0,05
314,00

±

±

±

±

±

104,84
> 0,05
< 0,01
> 0,05
> 0,05

118,18
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05

110,03
> 0,05

< 0,05
> 0,05
< 0,05

88,63
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05

81,27
> 0,05
< 0,05
> 0,05
> 0,05

14


- Ở lô chứng sinh học, lực gây đau tại khớp gối của chuột không có sự khác
biệt tại tất cả các thời điểm so với trước nghiên cứu (p > 0,05).
- Ở lô mô hình, ở tất cả các thời điểm sau khi tiêm MIA, lực gây đau tại
khớp gối chuột đều giảm so với trước nghiên cứu, rõ rệt nhất vào thời điểm sau 1
tuần và 2 tuần tiêm MIA (p < 0,05 và p < 0,01). Lực gây đau khớp gối tại tất cả
các thời điểm sau tiêm MIA đều giảm so với lô chứng sinh học, thể hiện rõ nhất ở
thời điểm sau 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần và 6 tuần tiêm MIA (p < 0,05 và p < 0,01).
- Ở lô uống diclofenac 3mg/kg, lực gây đau khớp gối tại tất cả các thời
điểm sau tiêm MIA không khác biệt so với trước nghiên cứu và so với lô chứng
sinh học (p > 0,05), nhưng tăng rõ so với lô mô hình, đặc biệt là ở thời điểm sau
1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 5 tuần và 6 tuần (p < 0,05, p < 0,01 và p < 0,001).

- Ở lô uống TD0015 liều 1,2g/kg, lực gây đau khớp gối tại tất cả các thời
điểm sau tiêm MIA không khác biệt so với trước nghiên cứu và so với lô chứng
sinh học (p > 0,05), nhưng tăng rõ so với lô mô hình, đặc biệt là ở thời điểm sau
1 tuần và 2 tuần (p < 0,01 và p < 0,001). Tác dụng này không mạnh bằng
diclofenac 3mg/kg nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
- Ở lô uống TD0015 liều 3,6g/kg, lực gây đau khớp gối tại tất cả các thời
điểm sau tiêm MIA không khác biệt so với trước nghiên cứu và so với lô chứng
sinh học (p > 0,05), nhưng tăng rõ so với lô mô hình, đặc biệt là ở thời điểm sau
1 tuần, 2 tuần, 4 tuần và 6 tuần (p < 0,05, p < 0,01 và p < 0,001). Tác dụng này
mạnh hơn so với liều 1,2g/kg, rõ nhất ở thời điểm sau 4 tuần (p < 0,05). Tác
dụng này tương đương với diclofenac 3mg/kg (p > 0,05).

15

15


3.4. Các chỉ số cytokin
Bảng 3.5. Nồng độ Interleukin-1β
Lô thí nghiệm
Lô1: Chứng sinh học
Lô 2: Mô hình (MIA

Interleukin-1β

p so

p so

p so


chứng mô hình diclofenac

(pg/ml)

thấp

142,85 ± 44,39
185,33 ± 45,13

< 0,05

Lô 3 Diclofenac 3mg/kg 152,56 ± 19,44

> 0,05

< 0,05

Lô 4 TD0015 1,2g/kg

155,02 ± 39,57

> 0,05

> 0,05

> 0,05

Lô 5 TD0015 3,6g/kg


145,53 ± 22,34

> 0,05

< 0,05

> 0,05

3mg/khớp)

p so liều

> 0,05

Nhận xét:
- Sau 6 tuần tiêm MIA:
+ Ở lô mô hình, nồng độ interleukin-1β tăng cao rõ rệt so với chứng sinh
học (p<0,05).
- Ở lô uống diclofenac 3mg/kg, nồng độ interleukin-1β giảm so với lô mô
hình (p<0,05), có xu hướng tăng nhẹ so với chứng sinh học nhưng sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Ở lô uống TD0015 liều 1,2g/kg, nồng độ interleukin-1β có xu hướng giảm
so với lô mô hình nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05), vẫn có
xu hướng tăng so với chứng sinh học nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05).
- Ở lô uống TD0015 liều 3,6g/kg, nồng độ interleukin-1β giảm rõ so với lô
mô hình (p<0,05), nồng độ giảm tương đương bằng nồng độ của lô chứng sinh
học (p>0,05) và có xu hướng giảm hơn lô uống diclofenac 3mg/kg nhưng khác
biệt chưa rõ (p>0,05).


16

16


Bảng 3.6. Nồng độ TNF-α
Lô thí nghiệm
Lô1: Chứng sinh học
Lô 2: Mô hình (MIA

TNF-α
(pg/ml)

p so

p so

p so

chứng mô hình diclofenac

< 0,05

6,03 ± 1,93

> 0,05

< 0,05

Lô 4 TD0015 1,2g/kg


8,51 ± 2,21

< 0,01

> 0,05

< 0,05

Lô 5 TD0015 3,6g/kg

6,29 ± 1,46

> 0,05

< 0,05

> 0,05

Lô 3 Diclofenac
3mg/kg

thấp

5,83 ± 1,67
8,70 ± 2,83

3mg/khớp)

p so liều


< 0,05

Nhận xét:
- Sau 6 tuần tiêm MIA:
+ Ở lô mô hình, nồng độ TNF-α tăng cao rõ rệt so với chứng sinh học (p < 0,05).
- Ở lô uống diclofenac 3mg/kg, nồng độ TNF-α giảm so với lô mô hình (p
< 0,05), có xu hướng tăng nhẹ so với chứng sinh học nhưng sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
- Ở lô uống TD0015 liều 1,2g/kg, nồng độ TNF-α có xu hướng giảm so với
lô mô hình nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), vẫn tăng so
với chứng sinh học, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
- Ở lô uống TD0015 liều 3,6g/kg, nồng độ TNF-α giảm rõ so với lô mô
hình (p<0,05), có xu hướng tăng nhẹ so với lô chứng sinh học và
diclofenacnhưng khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05). Tác dụng này mạnh hơn
liều TD0015 1,2g/kg (p<0,05).

17

17


3.5. Ảnh hưởng của TD0015 lên mô bệnh học khớp gối
Lô nghiên cứu
Lô 1: Chứng
sinh học
Lô 2: Mô hình
(MIA
3mg/khớp)


Đặc điểm mô bệnh học
Hình ảnh sụn khớp bình thường: Không có tổn thương
dưới sụn, không mất lớp nhuộm proteoglycan, lớp tế bào
màng hoạt dịch không có hiện tượng thoái hóa.
Hình ảnh sụn khớp thoái hóa mức độ vừa: Tổn thương
xương dưới sụn ở mức độ nhẹ đến trung bình, mất nhẹ đến
trung bình lớp nhuộm proteoglycan, tế bào màng hoạt dịch
thoái hóa vừa.
Hình ảnh sụn khớp thoái hóa mức độ nhẹ: Tổn thương

Lô 3: Diclofenac xương dưới sụn ở mức độ nhẹ đến trung bình, mất nhẹ đến
3mg/kg

trung bình lớp nhuộm proteoglycan, tế bào màng hoạt dịch
thoái hóa nhẹ.

Lô 4: TD0015
1,2g/kg

Hình ảnh sụn khớp thoái hóa mức độ nhẹ: Tổn thương
xương dưới sụn ở mức độ nhẹ, mất nhẹ lớp nhuộm
proteoglycan, tế bào màng hoạt dịch thoái hóa nhẹ.
Hình ảnh sụn khớp thoái hóa mức độ nhẹ: Tổn thương

Lô 5: TD0015

xương dưới sụn ở mức độ tối thiểu đến nhẹ, mất tối thiểu

3,6g/kg


lớp nhuộm proteoglycan, tế bào màng hoạt dịch thoái hóa
nhẹ.

18

18


Hình 1. Lô chứng sinh học (HE x 40) (chuột số 1)
Sụn khớp có cấu trúc bình thường

Hình 2. Lô chứng sinh học (chuột số 2)
Sụn khớp có cấu trúc bình thường

19

19


Hình 3. Lô mô hình(chuột số 11)
Sụn khớp thoái hóa mức độ vừa

Hình 4. Lô mô hình(chuột số 12)
Sụn khớp thoái hóa mức độ vừa

20

20



Hình 5. Lô uống diclofenac 3mg/kg trong 6 tuần (chuột số 21)
Sụn khớp thoái hóa mức độ nhẹ

Hình 6. Lô uống diclofenac 3mg/kg trong 6 tuần (chuột số 22)
Sụn khớp thoái hóa mức độ nhẹ

21

21


Hình 7. Lô uống TD0015 1,2g/kg trong 6 tuần (chuột số 41)
Sụn khớp thoái hóa mức độ nhẹ

Hình 8. Lô uống TD0015 1,2g/kg trong 6 tuần (chuột số 42)
Sụn khớp thoái hóa mức độ nhẹ

22

22


Hình 9. Lô uống TD0015 3,6g/kg trong 6 tuần (chuột số 31)
Sụn khớp thoái hóa mức độ nhẹ

Hình 10. Lô uống TD0015 3,6g/kg trong 6 tuần (chuột số 32)
Sụn khớp thoái hóa mức độ nhẹ

23


23


4. KẾT LUẬN
Mẫu thử TD0015 do công ty Cổ phần Sao Thái Dương bản giao cho Bộ
môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội, yêu cầu đánh giá tác dụng điều trị thoái
hóa khớp trên chuột cốngở liều 1,2g/kg và liều 3,6g/kg uống liên tục trong 6
tuần, kết quả nghiên cứu như sau:
- TD0015 liều 1,2g/kg có tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối trên chuột
cống thể hiện qua:
+ Tác dụng giảm độ sưng khớp gối, giảm đau và cải thiện hoạt động khớp
gối trên mô hình sử dụng máy đo ngưỡng đau
+ Tác dụng giảm đau tại chỗ khớp gối trên mô hình sử dụng máy đo
ngưỡng đau theo phương pháp Randall Selitto.
+ Tác dụng cải thiện cấu trúc sụn khớp thể hiện trên mô bệnh học cấu trúc
khớp gối.
- TD0015 liều 3,6g/kg có tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối trên chuột
cống thể hiện qua:
+ Tác dụng giảm độ sưng khớp gối, giảm đau và cải thiện hoạt động khớp
gối trên mô hình sử dụng máy đo ngưỡng đau
+ Tác dụng giảm đau tại chỗ khớp gối trên mô hình sử dụng máy đo
ngưỡng đau theo phương pháp Randall Selitto.
+ Tác dụng giảm các chỉ số interleukin-1β và TNF-α là các chỉ số đặc hiệu
trong thoái hóa khớp.
+ Tác dụng cải thiện cấu trúc sụn khớp thể hiện trên mô bệnh học cấu trúc
khớp gối.
+ Các tác dụng này mạnh hơn liều 1,2g/kg.

24


24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Joon-Ki Kim, Sang-Won Park, Jung-Woo Kang et al (2012). Effects of
GSCB-5, a Herbal Forrmulation, on Monosodium Iodoacetate-Induced
Osteoarthritis in Rats. Evidence-Based Complementary and Alternative
Medicine, Vol2012, doi: 10.1155/2012/730907
2. F.J. Al-Safar, S. Ganabadi, H. Yaakub et al (2009), “Collagenase and
Sodium Iodoacetate – Induced experimental Osteoarthritis Model in
Sprague Dawley Rats”, Asian Journal of Scientific Research 2(4): 167-179.
3. Calado GP., Lopes AJ., Costa J. et al (2015), “Chenopodium ambrosioside
L. reduces synovial inflammation and pain in experimental osteoarthritis”,
Plos One 10(11):e0141886. doi: 10.1371/journal.pone.0141886.
4.
Neugebauer V, Han JS, Adwanikar Het al (2007). Techniques for
assessing knee joint pain in arthritis. Mol Pain, 3(8).
5. Vogel HG (2008), Chapter H: Analgesic, Anti-Inflammatory, and AntiPyretic Activity, Drug Discovery and Evaluation: Pharmacological Assays,
3rd edition, Springer, 983-1116
6.
Yassin NZ., El-Shenawy., Abdel Rahman et al (2015), “Effect of a
topical copper indomethacin gel on inflammatory parameters in a rat
model of osteoarthritis”, Drug Des Devel Ther. 12;9: 1491-8. doi:
10.2147/DDDT.S79957.
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2017
Trưởng bộ môn
1.

TS. Phạm Thị Vân Anh
Trường Đại học Y Hà Nội xác nhận

chữ ký trên của TS. Phạm Thị Vân Anh là đúng.
Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ

25

25


×