Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu tác DỤNG TĂNG lực của GOLDEN BEER, BIA PILSNER URQUELL, BIA LEFFE TRÊN THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.19 KB, 15 trang )

Trường Đại học Y Hà Nội
Bộ môn Dược lý

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG
TĂNG LỰC CỦA GOLDEN BEER, BIA
PILSNER URQUELL, BIA LEFFE
TRÊN THỰC NGHIỆM

Nơi tiến hành nghiên cứu:

Bộ môn Dược lý
Trường Đại học Y Hà Nội
Thời gian nghiên cứu: 6/2018
Cán bộ tham gia nghiên cứu:
1. PGS. TS. Phạm Thị Vân Anh
2. PGS. TS. Vũ Thị Ngọc Thanh
2. ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà
3. ThS. Nguyễn Thị Thanh Loan
3. KTV. Nguyễn Kiều Vân
4. KTV. Đinh Quang Trường
5. KTV. Đàm Đình Tranh
6. KTV. Nguyễn Thành Long

1


1. Chất liệu và phương pháp nghiên cứu
1.1. Chất liệu nghiên cứu


* Thuốc nghiên cứu

- Bia vàng Golden beer, độ cồn 5,3%, chai thủy tinh dung tích 330ml.
+ Thành phần: nước, malt đại mạch, hoa houblon, vẩy vàng nguyên chất
- Bia Pilsner Urquell độ cồn 4,4%, chai thủy tinh dung tích 330ml.
+ Thành phần: nước, malt đại mạch
- Bia Leffe độ cồn 6,6%, chai thủy tinh dung tích 330ml.
+ Thành phần: nước, malt đại mạch
- Thuốc chứng dương: Thuốc chứng dương: sulbutiamin, biệt dược của
Arcalion, dạng thuốc viên của hãng Les Laboratoires Servier Industrie (Pháp).
* Hóa chất xét nghiệm

- Kit định lượng albumin, glucose của hãng DIALAB GmbH (Áo), định lượng trên máy xét nghiệm sinh hóa bán tự động Erba (Ấn Độ).
*Máy móc phục vụ nghiên cứu
- Máy xét nghiệm sinh hóa bán tự động Erba (Ấn Độ)
- Máy li tâm HETECH
- Trục quay Rotarod 7650 - Hãng Ugo-Basile (Italy)
- Máy đo sức kéo 7106 – Hãng Ugo-Basile (Italy)
- Bình nước hình trụ kích thước 30 x 15x 30 cm
1.2. Động vật thực nghiệm
- Chuột nhắt trắng, chủng Swiss, cả hai giống, khỏe mạnh, trọng lượng 25 ±
2g, của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
- Động vật được nuôi từ 7-10 ngày trước khi nghiên cứu và trong suốt thời
gian nghiên cứu bằng thức ăn chuẩn riêng, nước uống tự do tại phòng thí
nghiệm của Bộ môn Dược lý – Trường Đại học Y Hà Nội.
2


1.3. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá tác dụng tăng lực của Golden beer (GB), bia Pilsner Urquell

(BPU), bia Leffe (BL) lên chuột nhắt trắng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên
ba mô hình thực nghiệm: mô hình chuột bơi, mô hình trục quay Rotarod và mô
hình đo sức kéo.
1.3.1. Nghiên cứu tác dụng của 3 loại bia trên mô hình chuột bơi
Dựa theo mô hình chuột bơi của Brekhman 1980, chuột nhắt trắng được
chia ngẫu nhiên thành 8 lô, mỗi lô 10 con [1], [2], [3], [4]:
- Lô 1 (chứng sinh học): uống nước 0,2ml/10g.
- Lô 2 (chứng dương): uống sulbutiamin liều 96mg/kg
- Lô 3: uống GB liều 10 ml/kg
- Lô 4: uống GB liều 20 ml/kg
- Lô 5: uống BPU liều 10 ml/kg
- Lô 6: uống BPU liều 20 ml/kg
- Lô 7: uống BL liều 10 ml/kg
- Lô 8: uống BL liều 20 ml/kg
Ngày uống 1 lần vào buổi sáng trong 2 tuần liên tục. Theo dõi các chỉ tiêu
ở 2 thời điểm: trước uống chế phẩm (T0) và sau uống chế phẩm 2 tuần (T1).
Trước khi tiến hành đánh giá thời gian bơi, các chuột được nhịn đói trước 3h và
sau đó đeo chì trọng lượng bằng 8% thể trọng vào đuôi và cho từng chuột vào
bình nước hình trụ có đường kính 15cm, chiều cao mực nước 15cm với nhiệt độ
37±2oC. Thời gian bơi được tính từ lúc chuột được thả vào bình nước đến khi
chuột chìm trong nước 8 giây. Ngoài đánh giá thời gian bơi, các chuột ngay sau
bơi uống chế phẩm 2 tuần được lấy máu động mạch để định lượng nồng độ
glucose và hàm lượng albumin.

3


* Nhận định kết quả: so sánh sự khác nhau về thời gian bám bơi và nồng
độ glucose và albumin trong máu chuột ngay sau bơi giữa các lô.
Tính thời gian bơi trước khi dùng chế phẩm

Cho chuột uống chế phẩm vào buổi sáng liên tục trong 2 tuần

Tính thời gian bơi sau dùng chế phẩm 2 tuần

Lấy máu động mạch làm xét nghiệm nồng độ glucose và albumin
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ mô hình chuột bơi
1.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của 3 loại bia lên sức bám của chuột
Dựa theo mô hình trục quay Rotarod của Dunham Miya, chuột nhắt trắng
được chia lô như mục 2.3.2.1, ngày uống 1 lần vào buổi sáng trong 2 tuần liên tục.
Theo dõi các chỉ tiêu ở 2 thời điểm: trước uống chế phẩm (T0) và sau uống chế
phẩm 2 tuần (T1). Ở ngày thứ 1, trước khi chuột được uống chế phẩm, ta xác
định thời gian bám trước uống chế phẩm, ở ngày cuối sau khi chuột uống chế
phẩm 1 giờ, thời gian bám sau uống thuốc của chuột được ghi lại, thời gian bám
của chuột được tính từ khi đặt lên trục quay cho tới khi chuột rơi khỏi trục quay
[3] [4], [5].
* Nhận định kết quả: Kết quả được so sánh sự khác nhau về thời gian
bám trên trục quay giữa các lô.
Uống chế phẩm
N1

N14

Thời gian bám trước

Thời gian bám sau

uống (T0)

uống 1h (T1)


Sơ đồ 2.2. Sơ đồ mô hình trục quay Rotarod
1.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của 3 loại bia lên sức kéo của chuột
4


Dựa trên mô hình đo sức kéo của Robert Deacon (2013), chuột nhắt trắng
được chia lô như mục 2.3.2.1, ngày uống 1 lần vào buổi sáng trong 2 tuần liên
tục. Theo dõi các chỉ tiêu ở 2 thời điểm: trước uống chế phẩm (T 0) và sau uống
chế phẩm 2 tuần (T1), ngày cuối sức kéo được ghi ở thời điểm 1h sau uống chế
phẩm. Tại mỗi thời điểm: hai chi trước của chuột được đặt lên tay nắm, đuôi
được kéo theo hướng ngược lại, theo phản xạ chuột sẽ bám vào tay nắm để
chống lại, khi 2 chi trước của chuột dời ra máy sẽ ghi lại lực kéo tối đa của
chuột [6], [7], [8].
* Nhận định kết quả: so sánh sức kéo (g) giữa các lô.

Uống chế phẩm
N1

N14

Sức kéo trước uống

Sức kéo sau uống 1h

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ mô hình sức kéo
1.4. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê y sinh học
theo t- test - Student và test trước sau (Avant-après). Biểu diễn ± SD.
Quy ước (so với lô chứng)


*: p < 0,05;

5

**: p < 0,01;***: p < 0,001


2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Tác dụng của 3 loại bia trên mô hình chuột bơi
2.1.1. Ảnh hưởng đến thời gian bơi
Bảng 2.1. Sự thay đổi thời gian bơi của chuột sau uống thuốc 2 tuần

Thời gian bơi (giây)
Các lô
dùng thuốc

n

Trước
uống
thuốc

Lô 1: Nước
0,2ml/10g
Lô 2:
Sulbutiamin
96mg/kg
Lô 3: GB
10ml/kg
Lô 4: GB

20ml/kg
Lô 5: BPU
10ml/kg
Lô 6: BPU
20ml/kg
Lô 7: BL
10ml/kg
Lô 8: BL
20ml/kg

10

10

10
10
10
10
10
10

%

p so

Sau

thay

với


p so

uống

đổi so

trước

với

thuốc 2

với lô

uống

lô 1

tuần

chứng

thuốc

148,20 ±

124,40 ±

30,65


45,71

157,50 ±

351,40 ±

47,12

107,87

130,90 ±

202,60 ±

42,88
134,40 ±

59,40
112,60 ±

56,41
166,20 ±

42,01
124,10 ±

39,12
153,50 ±


36,16
155,90 ±

59,20
141,10 ±

42,10
134,90 ±

49,21
140,60 ±

35,45
101,80 ±

24,64

29,95

6

p so
với lô 2

>0,05

↑182,5

<0,01


<0,001

↑62,9

<0,05

<0,01

<0,01

↓9,5

>0,05

>0,05

<0,001

↓0,2

<0,05

>0,05

<0,001

↑25,3

>0,05


>0,05

<0,001

↑8,4

>0,05

>0,05

<0,001

↓27,6

<0,001

>0,05

<0,001


Kết quả bảng 2.1 cho thấy, sau 2 tuần:
- Sulbutiamin làm tăng thời gian bơi của chuột so với thời điểm trước dùng
thuốc thử và so với lô chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,001 và
p<0,01).
- GB liều 10ml/kg đều làm tăng thời gian bơi của chuột so với thời điểm
trước dùng thuốc thử, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,001 và p < 0,01).
GB liều 10ml/kg có tác dụng kém hơn so với sulbutiamin 96mg/kg (p < 0,01).
GB liều 20ml/kg không làm tăng thời gian bơi của chuột so với thời điểm trước
khi uống.

- BPU cả 2 liều 10ml/kg và 20ml/kg đều không thể hiện tác dụng này.
- BL cả 2 liều 10ml/kg và 20ml/kg đều không thể hiện tác dụng này

7


2.1.2. Ảnh hưởng đến nồng độ glucose và albumin trong máu chuột sau bơi
Bảng 2.2. Nồng độ glucose và hàm lượng albumin máu chuột ngay sau bơi
tại thời điểm sau uống thuốc 2 tuần
Các lô dùng thuốc
Lô 1: Nước 0,2ml/10g
Lô 2: Sulbutiamin 96mg/kg
P so lô 1
% tăng so với lô chứng
Lô 3: GB 10ml/kg
P so lô 1
P so lô 2
% tăng so với lô chứng
Lô 4: GB 20ml/kg
P so lô 1
P so lô 2
P so liều 10ml/kg
% tăng so với lô chứng
Lô 5: BPU 10ml/kg
P so lô 1
P so lô 2
% tăng so với lô chứng
Lô 6: BPU 20ml/kg
P so lô 1
P so lô 2

P so liều 10ml/kg
% tăng so với lô chứng
Lô 7: BL 10ml/kg
P so lô 1
P so lô 2
% tăng so với lô chứng
Lô 8: BL 20ml/kg
P so lô 1
P so lô 2
P so liều 10ml/kg
% tăng so với lô chứng

n
10
10

Albumin (g/dl)
5,96 ± 1,40
7,45 ± 1,38
<0,05
25,0
7,42 ± 2,34
> 0,05
> 0,05
24,5
8,51 ± 1,12
< 0,001
> 0,05
> 0,05
42,8

7,38 ± 1,04
< 0,05
> 0,05
23,8
8,09 ± 1,25
< 0,01
> 0,05
> 0,05
35,7
8,33 ± 1,16
< 0,001
> 0,05
39,8
6,83 ± 1,51
> 0,05
> 0,05
< 0,05
14,6

10

10

10

10

10

10


Glucose (mmol/l)
3,80 ± 0,56
4,37 ± 0,45
<0,05
15,0
7,20 ± 1,65
< 0,001
< 0,001
89,5
5,52 ± 1,26
< 0,001
< 0,05
< 0,05
45,3
4,42 ± 0,75
< 0,05
> 0,05
16,3
4,28 ± 0,23
< 0,05
> 0,05
> 0,05
12,6
5,26 ± 1,09
< 0,01
< 0,05
38,4
7,85 ± 1,15
< 0,001

< 0,001
< 0,001
106,6

Kết quả bảng 2.2 cho thấy:
- Nồng độ glucose và hàm lượng albumin ở lô dùng sulbutiamin tăng rõ so
với lô chứng (p < 0,05).

8


- GB liều 10ml/kg làm tăng nồng độ glucose rõ rệt so với lô chứng, tác
dụng mạnh hơn sulbutiamin 96mg/kg và GB liều 20ml/kg. GB liều 10ml/kg có
xu hướng làm tăng nồng độ albumin so với lô chứng nhưng sự khác biệt chưa có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05). GB liều 20ml/kg làm tăng rõ nồng độ glucose và
albumin so với lô chứng (p < 0,001), tác dụng này mạnh hơn sulbutiamin
96mg/kg (p < 0,05).
- BPU cả 2 liều 10ml/kg và 20ml/kg đều làm tăng rõ nồng độ glucose và
albumin so với lô chứng (p < 0,05, p < 0,01). BPU cả 2 liều có tác dụng tương
đương sulbutiamin 96mg/kg (p > 0,05).
- BL liều 10ml/kg làm tăng rõ nồng độ glucose và albumin so với lô chứng
(p < 0,01, p < 0,001). BL liều 10ml/kg làm tăng nồng độ glucose rõ hơn so với
sulbutiamin 96mg/kg (p < 0,05). BL liều 20ml/kg chỉ làm tăng nồng độ glucose
rõ rệt so với lô chứng, tác dụng mạnh hơn sulbutiamin 96mg/kg và BL liều
10ml/kg. BL liều 10ml/kg có xu hướng làm tăng nồng độ albumin so với lô
chứng nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

9



2.2. Tác dụng của 3 loại bia trên mô hình trục quay Rotarod
Bảng 2.3. Sự thay đổi thời gian bám của chuột
Thời gian bám (giây)
Các lô
dùng thuốc
Lô 1: Nước cất
0,2ml/10g
Lô 2: Sulbutiamin
96mg/kg
P so lô 1
Lô 3: GB 10ml/kg
P so lô 1
P so lô 2
Lô 4: GB 20ml/kg
P so lô 1
P so lô 2
P so liều 10ml/kg
Lô 5: BPU 10ml/kg
P so lô 1
P so lô 2
Lô 6: BPU 20ml/kg
P so lô 1
P so lô 2
P so liều 10ml/kg
Lô 7: BL 10ml/kg
P so lô 1
P so lô 2
Lô 8: BL 20ml/kg
P so lô 1
P so lô 2

P so liều 10ml/kg

Trước uống

Sau uống

thuốc

thuốc 2 tuần

10

163,90 ± 50,95

178,10 ± 33,68

10

157,70 ± 36,85

235,80 ± 66,32

> 0,05
147,40 ± 41,63
> 0,05
> 0,05
154,30 ± 37,06
> 0,05
> 0,05
> 0,05

147,80 ± 46,87
> 0,05
> 0,05
144,70 ± 48,90
> 0,05
> 0,05
> 0,05
147,40 ± 49,26
> 0,05
> 0,05
146,40 ± 38,95
> 0,05
> 0,05
> 0,05

<0,05
167,40 ± 48,08
> 0,05
< 0,05
180,40 ± 51,13
> 0,05
> 0,05
> 0,05
179,60 ± 83,90
> 0,05
> 0,05
174,90 ± 51,37
> 0,05
< 0,05
> 0,05

195,80 ± 43,79
> 0,05
> 0,05
182,30 ± 61,10
> 0,05
> 0,05
> 0,05

n

10
10

10
10

10
10

% thay

p so với

đổi so

trước

với lô

uống


chứng

thuốc
> 0,05

↑8,7

< 0,01

↓6,0

> 0,05

↑1,3

> 0,05

↑0,8

> 0,05

↓1,8

> 0,05

↑9,9

< 0,05


↑2,4

> 0,05

Kết quả bảng 2.3 cho thấy:
- Sulbutiamin 96mg/kg làm tăng thời gian bám của chuột rõ rệt so với
trước uống thuốc và so với lô chứng (p < 0,05 và p < 0,01).
- GB liều 20mg/kg có xu hướng làm tăng thời gian bám của chuột nhưng
sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). GB liều 10ml/kg không làm
tăng thời gian bám của chuột.

10


- BPU liều 10ml/kg có xu hướng làm tăng thời gian bám của chuột nhưng
sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). BPU liều 20ml/kg không thể
hiện tác dụng này.
- BL liều 10ml/kg và 20ml/kg có xu hướng làm tăng thời gian bám của
chuột nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). BL liều 10ml/kg
làm tăng rõ thời gian bám của chuột so với trước khi uống thuốc (p < 0,05).

11


2.3. Tác dụng của 3 loại bia trên mô hình đo sức kéo
Bảng 2.4. Sự thay đổi sức kéo của chuột
Sức kéo (g)
Các lô
dùng thuốc
Lô 1: Nước cất

0,2ml/10g
Lô 2: Sulbutiamin
96mg/kg
P so lô 1
Lô 3: GB 10ml/kg
P so lô 1
P so lô 2
Lô 4: GB 20ml/kg
P so lô 1
P so lô 2
P so liều 10ml/kg
Lô 5: BPU
10ml/kg
P so lô 1
P so lô 2
Lô 6: BPU
20ml/kg
P so lô 1
P so lô 2
P so liều 10ml/kg
Lô 7: BL 10ml/kg
P so lô 1
P so lô 2
Lô 8: BL 20ml/kg
P so lô 1
P so lô 2
P so liều 10ml/kg

n


Trước uống
thuốc

Sau uống
thuốc 2 tuần

10

697,40 ± 98,98

710,00 ± 66,09

10

640,10 ± 101,39 784,30 ± 37,29

10
10

10

10

> 0,05
< 0,01
724,60 ± 112,91 784,40 ± 30,25
> 0,05
< 0,01
> 0,05
> 0,05

693,60 ± 132,30 792,50 ± 50,34
> 0,05
< 0,01
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
731,60 ± 93,76

813,50 ± 49,50

> 0,05
> 0,05

< 0,001
> 0,05

716,90 ± 133,83 753,70 ± 83,36

> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
10
692,40 ± 98,43 746,70 ± 104,17
> 0,05
> 0,05
> 0,05

> 0,05
10 709,40 ± 175,45 755,20 ± 77,14
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
Kết quả bảng 2.4 cho thấy:

% thay
đổi so
với lô
chứng

p so với
trước
uống
thuốc
> 0,05

↑10,5

< 0,01

↑10,5

>0,05

↑11,6


< 0,05

↑14,6

<0,05

↑6,2

> 0,05

↑5,2

>0,05

↑6,4

> 0,05

- Sulbutiamin liều 96mg/kg làm tăng sức kéo của chuột so với thời điểm
trước uống thuốc và so với lô chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01)
- GB liều 10ml/kg chưa làm tăng sức kéo rõ rệt so với trước khi uống
thuốc nhưng làm tăng rõ so với lô chứng (p < 0,01). GB liều 20ml/kg làm tăng
12


sức kéo của chuột so với thời điểm trước uống thuốc thử, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05) và tăng rõ so với lô chứng sau 2 tuần uống thuốc (p < 0,01).
GB cả 2 liều có mức tăng tương đương sulbutiamin 96mg/kg (p > 0,05).
- BPU liều 10ml/kg làm tăng sức kéo của chuột so với thời điểm trước

uống thuốc thử, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05,) và tăng rõ so với lô
chứng sau 2 tuần uống thuốc (p < 0,001). BPU liều 20ml/kg chưa thể hiện tác
dụng này.
- BL liều 10ml/kg và 20ml/kg có xu hướng làm tăng sức kéo so với trước
khi uống thuốc và so với lô chứng nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05).
3. Kết luận
* Golden beer
- Golden beer liều 10mg/kg có tác dụng tăng lực trên chuột sau khi uống
liên tục trong 2 tuần, thể hiện qua tác dụng trên mô hình chuột bơi (tăng thời
gian bơi, tăng nồng độ glucose máu), mô hình đo sức kéo, không có tác dụng
trên mô hình trục quay Rotarod.
- Golden beer liều 20mg/kg có tác dụng tăng lực trên chuột sau khi uống
liên tục trong 2 tuần, thể hiện qua tác dụng trên mô hình đo sức kéo, không có
tác dụng trên mô hình trục quay Rotarod và mô hình chuột bơi nhưng làm tăng
nồng độ glucose máu và albumin máu.
- Golden beer liều 10mg/kg và 20mg/kg có tác dụng kém hơn sulbutiamin
96mg/kg.

* Bia Pilsner Urquell
- Bia Pilsner Urquell liều 10ml/kg có tác dụng tăng lực trên chuột sau khi
uống liên tục trong 2 tuần, thể hiện qua tác dụng trên mô hình đo sức kéo, không
có tác dụng trên mô hình chuột bơi và mô hình trục quay Rotarod.

13


- Bia Pilsner Urquell liều 20ml/kg không có tác dụng tăng lực trên chuột
sau khi uống liên tục trong 2 tuần.
- Tác dụng của bia Pilsner Urquell trên mô hình đo sức kéo tương đương

sulbutiamin 96mg/kg.
* Bia Leffe
- Bia Leffe liều 10ml/kg và 20ml/kg đều không thể hiện tác dụng tăng lực
trên chuột sau khi uống liên tục trong 2 tuần, không có tác dụng trên mô hình
chuột bơi, mô hình trục quay Rotarod và mô hình đo sức kéo.
* Trong 3 loại bia, Golden beer thể hiện tác dụng tăng lực tốt nhất trên
chuột nhắt trắng sau 2 tuần uống liên tục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

S.Aydin et al. (1992), Effects of Alcea pallida L. (A.) and Tilia argentea
infusion on swimming performance in mice, Phototherapy research, vol.6,
pp. 219-220.

2.

Adem Can et al. (2012), The Mouse Forced Swim Test, J Vis Exp. ; vol. 59,

3.

pp. 1-5.
Lakshmana Rao Bathala (2012), Efficacy of Ocimum sanctum for relieving
stress : A preclincal study, the Journal of contemporary dental practice, pp.

4.

782-786.
R.Duraisami, (2010), Anti stress, adaptogenic activity of standardized dried

5.


fruit extract of Aegle marmelos against diverse stressors, Vol 3, Issue 4.
Manavi Chatterjee (2009), Comparative evaluation of Bacopa monniera
and Panax quniquefolium in experimental anxiety and depressive models in

6.

mice, India Journal of experimental biology vol.48, pp. 306-313.
Ngô Danh Lục (2009). Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Nhân sâm dưỡng
vinh thang” điều trị chứng hư lao thể tâm tỳ hư, Luận văn tiến sĩ Y học, Đại

7.

học Y Hà Nội.
Robert M.J. Deacon (2013), Measuring the Strength of Mice, J Vis Exp.;
vol.76, pp. 1-4.

14


8.

Jarogniew J. Łuszczki (2010), No effect of agmatine on the protective
activity of clobazam and pregabalin against maximal electroshock-induced
seizures in mice, Journal of Pre-Clinical and Clinical Research, Vol 4, No
1, pp. 36-39.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2018

Trưởng bộ môn

PGS.TS. Phạm Thị Vân Anh

Trường Đại học Y Hà Nội xác nhận
chữ ký trên của PGS.TS. Phạm Thị Vân Anh là đúng
Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ

15



×