Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.67 KB, 41 trang )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2
4.1. Phân tích tình hình tài chính hiện tại
Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty tại thời điểm hiện
tại giúp cho ta thấy thực trạng về nguồn vốn, tài sản, nguồn hình thành tài sản, các
khoản nợ của công ty. Từ đó đánh giá được những mặt mạnh mà công ty đang có
và những mặt hạn chế mà công ty đang mắc phải. Bên cạnh đó cũng giúp cho ta
thấy được cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty có hợp lý không, tổng tài sản của
công ty cao hay thấp, công ty đang kinh doanh có lãi hay lỗ. Từ thực trạng tài
chính của công ty giúp cho ta có cái nhìn khách quan về khả năng huy động vốn
của công ty và đưa ra những kết luận về năng lực tài chính của công ty.
4.1.1. Phân tích tình hình vốn và cơ cấu vốn của công ty:
Việc phân tích tình hình vốn và cơ cấu vốn qua các năm giúp cho chúng ta
thấy được tình hình tài chính hiện tại cũng như sự ảnh hưởng của nó đến năng lực
tài chính của công ty vì nếu số vốn tăng giảm qua các năm thì có nghĩa là khả năng
huy động vốn, hoàn vốn của công ty cũng bị ảnh hưởng theo dẫn tới năng lực tài
chính của công ty bị biến động.
4.1.1.1. Phân tích tình hình vốn của công ty:
Vốn của doanh nghiệp là một bộ phận vô cùng quan trọng, doanh nghiệp
muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn. Để hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp tiến hành một cách bình thường, liên tục và có hiệu quả
thì doanh nghiệp phải có đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Tiến
hành phân tích biến động vốn của doanh nghiệp chính là xem xét sự tăng giảm tài
sản của doanh nghiệp qua các năm như thế nào, sự biến động này là do nguyên
1
nhân nào, có hợp lý không, có ảnh hưởng gì đến năng lực tài chính của công ty
không.
Dựa vào một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán của công ty ta có bảng
4:
Qua bảng 4 ta thấy: tổng số vốn của năm 2006 tăng 25.01% so với năm
2005 nhưng năm 2007 lại giảm 7.69% so với năm 2006. Điều đó có thể đánh giá


rằng qua 3 năm quy mô về vốn của công ty có sự giảm đi. Sự biến động đó là do
ảnh hưởng của các yếu tố sau:
- Giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2006 tăng27.67% so với năm
2005, năm 2007 giảm 19.68 % so với năm 2006. Cụ thể:
+ Vốn bằng tiền năm 2006 tăng 7.799 tỷ đồng, tương ứng tăng 128.63% so
với năm 2005 và năm 2007 tăng 5.886 tỷ đồng, tương ứng tăng 42.46% so với
năm 2006. Vốn bằng tiền tăng qua các năm chủ yếu là do thu được tiền từ khách
hàng sau khi bàn giao sản phẩm công trình hoàn thiện, thu tiền từ người mua sản
phẩm của công ty…Như vậy, việc vốn bằng tiền tăng lên cho thấy khả năng thanh
toán tức thời của công ty tăng lên, đây là yếu tố thuận lợi giúp công ty có thể huy
động vốn nhanh nếu cần thiết nhưng không nên để vốn bằng tiền nhiều quá so với
tổng vốn vì có thể làm giảm khả năng sinh lợi của đồng tiền.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh công nợ phải thu hay
phần vốn của công ty bị chiếm dụng. Qua bảng ta thấy các khoản phải thu ngắn
hạn của công ty năm 2006 tăng 15.557 tỷ, tương ứng với 17.51% nhưng đến năm
2007 đã giảm 34.125 tỷ đồng, tương ứng với 32.69%. Điều này chứng tỏ công ty
đã tích cực thu hồi các khoản phải thu, giảm bớt được sự ứ đọng vốn trong khâu
thanh toán, góp phần làm tăng năng lực tài chính của công ty.
2
+ Hàng tồn kho cũng thay đổi, đây là một tài sản dự trữ với mục đích đảm
bảo cho sản xuất được tiến hành một cách bình thường, liên tục và bao gồm cả
thành phẩm, hàng hóa của công ty sản xuất ra hay mua về kinh doanh...Qua bảng
ta thấy: hàng tồn kho năm 2006 tăng 28.331 tỷ tương ứng với tăng 28.92% nhưng
năm 2007 lại giảm so với năm 2006 là 23.705 tỷ đồng tương ừng giảm 18.77%.
Điều này là do năm 2006 công ty nhận được nhiều hợp đồng và dự báo có khả
năng NVL sẽ tăng giá nên công ty đã mua sắm khá nhiều để dự trữ. Việc tăng lên
này cũng dễ hiểu, đó là do quá trình sản xuất của công ty đã vượt mức kế hoạch,
công ty đã có sự chuẩn bị tốt trong khâu dự trữ, nhờ đó mà hoạt động kinh doanh
của công ty không bị phụ thuộc mà luôn chủ động. Còn năm 2007 thì công ty đã sử
dụng số vật tư dự trữ trong sản xuất nên lượng hàng tồn kho giảm, bên cạnh đó còn

do công ty đã tiêu thụ tốt những sản phẩm làm ra nên hàng tồn kho cũng giảm
xuống, điều này góp phần chứng tỏ sản phẩm của công ty ngày càng có chất lượng
cao và có sức cạnh tranh trên thị truờng.
+ Còn về tài sản lưu động khác thì qua 3 năm đều có sự tăng lên với tỷ lệ
khá cao, đây là một phần vốn chi tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đi công tác,
chi cho các dịp lễ, tết…Việc này cho thấy việc thu hồi tạm ứng chưa tốt.
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn thì tăng đều qua 3 năm. Cụ thể:
+ Khi phân tích chúng ta không thể không quan tâm tới một lượng lớn
TSCĐ của công ty. Đây là một loại chi phí cố định không thay đổi lớn trong một
thời gian ngắn, sự thay đổi của tài sản cố định này chỉ do thanh lý, nhượng bán hay
mua sắm thêm.
Qua bảng ta thấy: Tài sản cố định năm 2006 tăng 19.857 tỷ tương ứng với
29.01% so với năm 2005 và năm 2007 cũng tăng 16.717 tỷ đồng tương ứng với
18.93% so với nam 2006. Điều này cho thấy công ty đã và đang có sự chú trọng
đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
3
Nhìn chung, số vốn của công ty có sự giảm đi, chủ yếu là do tài sản lưu
động và đầu tư ngắn hạn thay đổi. Mà tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thì thay
đổi còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng nó, tùy từng năm mà số tài sản này thay đổi
theo quy mô hoạt động. Do vậy, để rút ra những nhận xét tổng quát và chính xác về
thực trạng trên, chúng ta cần xem xét tính hợp lý trong bố trí cơ cấu vốn những
năm vừa qua.
4.1.1.2. Phân tích cơ cấu tài sản của công ty:
Thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản của công ty cho ta thấy từng loại
tài sản chiếm bao nhiêu trong tổng số vốn của công ty. Từ đó cho ta thấy được sự
biến động trong cơ cấu đầu tư vốn có ảnh hưởng như thế nào đến năng lực tài
chính của công ty. Cơ cấu tài sản của công ty được thể hiện qua bảng 5:
Qua bảng ta thấy: - tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng tài sản của công ty, ngược lại tài sản dài hạn lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong
tổng tài sản của công ty, năm 2005 tài sản ngắn hạn là 68.13%, tài sản dài hạn là

31.87%, năm 2006 tài sản ngắn hạn là 69.57%, tài sản dài hạn là 30.43% và năm
2007 tài sản ngắn hạn là 60.53%, tài sản dài hạn là 39.47%. Tỷ trọng của tài sản
ngắn hạn, tài sản dài hạn tăng, giảm không theo quy luật qua 3 năm nên ta không
thể kết luận tình hình tài chính tốt hay xấu, vì thế để đánh giá năng lực tài chính
của công ty tốt hay xấu qua việc phân tích cơ cấu tài sản của công ty ta cần đi sâu
vào phân tích những khoản mục chi tiết.
- Tài sản ngắn hạn:
+ Qua 3 năm thì ta thấy lượng hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tài
sản ngắn hạn, năm 2004 là 97.978 tỷ đồng chiếm 49.86% tổng tài sản ngắn hạn,
năm 2006 là 126.310 tỷ đồng chiếm 50.35% tài sản ngắn hạn và năm 2007 là
102.604 tỷ đồng chiếm 50.92% tài sản ngắn hạn. Hàng tồn kho của công ty chiếm
4
1 tỷ trọng lớn là do công ty đã dự trữ một lượng lớn vật tư do đặc điểm của kinh
doanh của công ty chuyên xây dựng các công trình thủy điện mà các công trình
thủy điện thường xa các trung tâm cung ứng vật tư nên rất khó khăn trong việc thu
mua nguyên vật liệu tại địa bàn thi công. Vì thế công ty luôn phải dự trữ một lượng
nguyên nhiên vật liệu lớn trong kho để sẵn sàng cung ứng kịp thời cho các công
trường của mình nhằm đảm bảo đúng tiến độ thi công. Bên cạnh đó, một số dự án
hạ tầng phân lô, các căn hộ xây dựng đã hoàn thành xong nhưng chưa được bán
cũng coi là hàng tồn kho nên làm cho giá trị hàng tồn kho của công ty tăng lên.
+ Bên cạnh đó thì các khoản phải thu ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng tài sản ngắn hạn.
Cụ thể, năm 2005, các khoản phải thu chiếm 45.21% trong tổng tài sản
ngắn hạn, năm 2006 chiếm 41.62% và đến năm 2007 chiếm 34.88% trong tổng tài
sản ngắn hạn. Tỷ trọng các khoản phải thu có xu hướng giảm qua 3 năm, điều này
cho thấy công ty đã áp dụng có hiệu quả các biện pháp thu hồi nợ, khả năng bán
hàng của công ty là tương đối chắc chắn. Hơn nữa, việc giảm tỷ trọng các khoản
phải thu cho thấy khả năng thu hồi đồng vốn nhanh hơn làm cho vốn không bị ứ
đọng, khả năng quay vòng vốn nhanh dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty
cao hơn. Từ đó cho thấy năng lực tài chính của công ty những năm qua đã có xu

hướng tăng lên, do vậy, việc giảm tỷ trọng các khoản phải thu là một yếu tố thuận
lợi mà công ty cần phát huy.
+ Về vốn bằng tiền thì chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn. Qua
3 năm vốn bằng tiền tăng cả về giá trị lẫn cơ cấu, từ 3.09% năm 2005 đến 5.53%
năm 2006 và 9.8% năm 2007. Điều này giúp cho khả năng thanh toán của công ty
có xu hướng khả quan hơn.
+ Còn về tài sản lưu động khác cũng giống như vốn bằng tiền là chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động và đều tăng lên cả về giá trị và cơ cấu nhưng
5
điều này lại không phải là tốt như với vốn bằng tiền. Đây là do các khoản tạm ứng
tăng lên, việc thu hồi tạm ứng đạt kết quả chưa tốt
- Đối với tài sản dài hạn thì có sự tăng lên về giá trị qua 3 năm và có xu hướng ngày
càng tăng, năm 2005 là 91.393 tỷ đồng, năm 2006 là 109.714 tỷ đồng và năm 2007
là 131.364 tỷ đồng. Cụ thể:
+ Tài sản cố định có giá trị tăng dần qua 3 năm, chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng tài sản dài hạn, năm 2005 là 68.456 tỷ đồng chiếm74.46% tổng tài sản dài
hạn, năm 2006 là 88.313 tỷ đồng chiếm 80.49% tổng tài sản dài hạn và năm 2007
là 105.030 tỷ đồng chiếm 79.95% tổng tài sản dài hạn. Việc tăng tài sản cố định là
do chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên. Điều này cho thấy xu hướng tăng tài
sản dài hạn của công ty là tập trung, đầu tư chú trọng cho việc xây dựng cơ bản
nhằm phục vụ cho sản xuất và tăng quy mô sản xuất trong tương lai.
+ Đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng lên làm cho tài sản dài hạn tăng lên.
Các khoản đầu tư tài chính tăng lên chủ yếu là do công ty đầu tư vào các công ty
con và công ty liên doanh nhằm mục tiêu tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho công ty.
Như vậy, qua phân tích trên đây ta thấy cơ cấu tài sản của công ty chưa thật
hợp lý vì tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm tới gần 70% tổng tài sản của công ty.
Việc tài sản cố định chiếm tỷ trọng thấp hơn tài sản ngắn hạn làm giảm đi sự chủ
động trong sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của công
ty vì các nhà đầu tư cũng thường căn cứ vào lượng tài sản cố định mà công tycó
trong tổng số tài sản công ty có để đưa ra quyết định trong việc cho công ty vay

vốn. Bởi vậy có thể nói cơ cấu tài sản của công ty như vậy sẽ là một yếu tố bất lợi
trong quá trình huy động vốn của công ty làm giảm năng lực tài chính của công ty.
Do đó công ty cần nhanh chóng thực hiện việc đầu tư chiều sâu mua sắm máy móc
thiết bị phương tiện vận chuyển làm tăng giá trị của tài sản cố định trong tổng số
tài sản cao hơn nữa để hạn chế tình trạng việc thuê mướn phương tiện vận chuyển
6
và làm cho cơ cấu tài sản hợp lý. Có như vậy mới khiến cho tiến độ thi công nhanh
hơn, hiệu quả kinh doanh tăng và tạo thuận lợi cho công ty trong việc vay vốn đầu
tư, từ đó giúp công ty nâng cao được năng lực tài chính của mình. Ngoài ra, tỷ lệ
của các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho vẫn còn lớn trong tổng tài sản nên
công ty cần nâng cao và thúc đẩy hơn nữa quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như
trong quá trình thu hồi nợ để tránh tình trạng ứ đọng vốn làm cho năng lực tài
chính của công ty ngày càng tốt hơn.
Những nội dung trên đây cho ta thấy được tổng quát về thực trạng tài chính
của công ty, tuy nhiên, để xem xét nội dung bên trong của nó mạnh hay yếu thì
chúng ta cần phải phân tích tình hình và cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng
tự tài trợ về mặt tài chính của công ty cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh
của công ty những năm qua.
4.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty:
Nguồn vốn gồm nguồn vốn chủ sỡ hữu và nợ phải trả. Việc phân tích sự
tăng giảm của hai chỉ tiêu này cho ta thấy được tình hình thanh toán và khả năng
huy động vốn của công ty, từ đó giúp đánh giá được một phần năng lực tài chính
của công ty.
4.1.2.1. Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty:
Sự biến động nguồn vốn tương đương với sự biến động của tài sản vì
nguồn vốn là nguồn hình thành nên giá trị tài sản của công ty. Do vậy cũng như
phân tích tài sản, ta cũng lấy số liệu từ bảng cân đối kế toán để phân tích tình hình
biến động nguồn vốn và việc huy động vốn của công ty, huy động từ nguồn nào là
chủ yếu. Căn cứ vào số liệu của bảng cân đối kế toán ta có bảng 6:
Qua bảng 6 ta thấy:

7
- Nợ phải trả của công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là 71.460 tỷ đồng, tương
đương với 28,4%; năm 2007 lại giảm so với năm 2006 là 54.563 tỷ đồng, tương
đương với 16.89%. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là do cả nợ ngắn hạn và nợ
dài hạn đều tăng. Điều này là do công ty năm 2006 chiếm dụng vốn của công ty
khác nhiều, chủ yếu là nợ người bán về mua nguyên vật liệu dùng vào việc thi
công các công trình và vay ngắn hạn từ các nhà đầu tư, ngân hàng để phục vụ cho
quá trình sản xuất kinh doanh. Nợ phải trả tăng chứng tỏ công ty có khả năng huy
động vốn bên ngoài tăng cường được nguồn vốn, làm cho quy mô vốn tăng lên,
chứng tỏ được năng lực tài chính của mình nhưng nếu cứ lạm dụng quá phần vốn
này thì sẽ làm cho khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty gặp
nhiều khó khăn, dễ mất uy tín nếu không thanh toán đúng hạn, ảnh hưởng đến khả
năng huy động vốn, vì thế, đến năm 2007, công ty đã điều chỉnh cho hợp lý hơn.
Cụ thể là nợ phải trả đã giảm do nợ ngắn hạn giảm, còn nợ dài hạn thì vẫn tăng vì
công ty đang thực hiện các dự án đầu tư chiều sâu như mua sắm thêm tài sản cố
định, đào tạo nhân công…Như vậy, nợ phải trả năm 2007 đã giảm đi nhiều, có thể
nói là công ty đã thu hồi nợ phải thu để trả các khoản nợ ngắn hạn, chứng tỏ năng
lực tài chính có khả quan hơn.
- Đối với vốn chủ sỡ hữu qua 3 năm đều tăng lên, năm 2006 tăng chậm so với năm
2005 là 689.772 triệu đồng tương ứng với 1.87%, năm 2007 tốc độ tăng nhanh hơn
so với năm 2006 là 26.845 tỷ đồng tương ứng với 71.59%. Vốn chủ sỡ hữu tăng
lên chủ yếu do nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng lên do công ty tiến hành cổ
phần hóa và tăng do bổ sung từ các khoản lãi.
Qua phân tích ta thấy vốn chủ sỡ hữu tăng chủ yếu do nguồn tự bổ sung
trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty phát
triển khả năng kinh doanh của mình, ngoài ra còn chứng tỏ khả năng độc lập tài
chính của công ty đã tốt hơn. Nguồn vốn chủ sỡ hữu tăng chứng tỏ năng lực tài
8
chính và khả năng huy động nguồn vốn của công ty tăng lên. Thông thường đối với
các đơn vị sản xuất kinh doanh thì mục tiêu của họ là làm thế nào để giảm được

các khoản nợ phải trả và tăng nguồn vốn sỡ hữu. Thực tế công ty đã đạt được điều
đó mặc dù chưa cao, nợ phải trả vẫn chiếm tỷ lệ cao. Trong tương lai công ty cần
có biện pháp làm cho vốn chủ sỡ hữu tăng hơn nữa để có thể vững mạnh phát triển
đi lên, không lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó sẽ nâng cao năng lực tài chính của công
ty.
4.1.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty:
Phân tích cơ cấu nguồn vốn để thấy được tỷ trọng từng loại vốn chiếm
trong tổng nguồn vốn có hợp lý hay không, từ đó biết được khả năng đảm bảo và
độc lập tài chính cao hay thấp và sự tăng giảm của nguồn vốn ảnh hưởng như thế
nào tới năng lực tài chính của công ty. Dựa vào một số chỉ tiêu trong bảng cân đối
kế toán của công ty ta lập bảng cơ cấu nguồn vốn như bảng 7:
Qua bảng 7 ta có:
- Tỷ lệ nợ phải trả chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn và có sự tăng giảm
không đều giữa các năm: năm 2005 nợ phải trả chếm 87.24% trong tổng nguồn
vốn, năm 2006 tỷ lệ này tăng lên là 89.6% và năm 2007 tỷ lệ nợ phải trả lại giảm
xuống là 80.67% trong tổng nguồn vốn.
+ Nợ ngắn hạn của công ty có sự giảm đi qua các năm và chiếm tỷ trọng
lớn hơn nhiều so với nợ dài hạn, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nợ phải trả. Năm
2005 nợ ngắn hạn là 192.78 tỷ đồng chiếm 76.62% tổng nợ phải trả, năm 2006 nợ
ngắn hạn là 243.807 tỷ đồng chiếm 75.46% tổng nợ phải trả và năm 2007 nợ ngắn
hạn là 186.239 tỷ đồng chiếm 69.36% tổng nợ phải trả. Đây là việc tốt trong việc
nâng cao năng lực tài chính của công ty.
9
+ Nợ dài hạn thì ngược lại với nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
nợ phải trả và đàn có xu hướng tăng lên qua các năm, góp phần làm tăng khả năng
kinh doanh của công ty và có ý nghĩa lớn đối với kế hoạch phát triển dài hạn của
công ty.
- Đối với vốn chủ sỡ hữu thì năm nào tỷ trọng nợ phải trả tăng lên thì tỷ trọng vốn
chủ sỡ hữu giảm xuống và ngược lại: năm 2005 vốn chủ sỡ hữu là 36.810 tỷ đồng

chiếm 12.76% tổng nguồn vốn, năm 2006 vốn chủ sỡ hữu là 37.5 tỷ đồng chiếm
10.4% và năm 2007 vốn chủ sỡ hữu là 64.345 tỷ đồng chiếm 19.33% tổng nguồn
vốn. Như vậy, tỷ trọng của vốn chủ sỡ hữu ngày càng tăng chứng tỏ tình hình tài
chính ngày càng tốt hơn và góp phần giúp cho quá trình mở rộng quy mô kinh
doanh.
Qua phân tích ta thấy tỷ lệ nợ phải trả chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn
vốn mặc dù sự tăng lên giữa số nợ phải trả và nguồn vốn đã khá hợp lý vì nợ phải
trả có xu hướng giảm xuống và vốn chủ sở hữu tăng lên nhưng vẫn phải làm so cho
tỷ lệ giữa nợ ngắn hạn và vốn chủ sỡ hữu so với tổng vốn hợp lý hơn nữa.
Khác với phân tích tình hình tài sản, khi xem xét đến cơ cấu nguồn vốn
phải lưu ý đến tỷ suất tự tài trợ để khẳng định tình hình tài chính của công ty có
khả năng độc lập cao hay phụ thuộc vào các đơn vị bên ngoài. Ta có thể tính tỷ
suất tự tài trợ theo công thức:
Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sỡ hữu / Tổng nguồn vốn
Tỷ suất nợ = 100% - tỷ suất tự tài trợ
Bảng 8: Một số chỉ tiêu thể hiện khả năng độc lập tài chính của công ty
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Tổng nguồn vốn (đồng)

288,428,619,504

360,578,481,257

332,860,832,094
10
Vốn chủ sỡ hữu (đồng)

36,810,028,308

37,499,800,156


64,344,717,969
Tỷ suất tự tài trợ (%) 12.76 10.4 19.33
Tỷ suất nợ (%) 87.24 89.6 80.67
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua bảng ta thấy: tỷ suất tự tài trợ của công ty qua các năm là không cao
lắm, tuy nhiên đã có sự tăng lên qua 3 năm: năm 2005 là 12.46% nghĩa là 100 đồng
tổng nguồn vốn có 12.76 đồng vốn chủ sỡ hữu, năm 2007 tăng lên 19.33% hay 100
đồng tổng nguồn vốn năm 2007 có 19.33 đồng vốn chủ sỡ hữu. Ngược lại, hệ số
nợ lại có xu hướng giảm đi chứng tỏ khả năng độc lập tài chính của công ty là khá
cao.
Qua quá trình phân tích khái quát tình công ty ta có thể tóm lại như sau:
Nợ phải trả chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn do vậy công ty cần
có phương hướng và kế hoạch thanh toán các khoản nợ để tránh ảnh hưởng xấu
đến năng lực tài chính của công ty.
Như vậy, nếu xét trên khía cạnh huy động vốn tại thời điểm hiện tại cho
thấy khả năng huy động các nguồn vốn ngắn hạn của công ty là khá cao, để vay
được các nguồn vốn ngắn hạn này chứng tỏ là năng lực tài chính khả quan. Nhưng
để tồn tại và phát triển lâu dài, công ty không nên vay quá nhiều và cần nhanh
chóng triển khai các dự án đầu tư chiều sâu để có thể vay dài hạn vì trong thời gian
dài nó đóng vai trò như vốn chủ sỡ hữu. Bên cạnh đó công ty cần nâng cao hơn
nữa hiệu quả kinh doanh để bổ sung thêm vốn chủ sỡ hữu, có như vậy mới làm cho
cơ cấu nguồn vốn của công ty hợp lý hơn, đảm bảo được khả năng thanh toán khi
các khoản nợ đến hạn, nâng cao được khả năng huy động vốn cũng như năng lực
tài chính của công ty ổn định và lâu dài.
11
4.2. Phân tích khả năng huy động vốn trên thị trường của
công ty:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể thiếu
được việc huy động vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên

việc huy động vốn đến đâu là tùy thuộc vào năng lực của doanh nghiệp. Nếu doanh
nghiệp kinh doanh có lãi, có khả năng thanh toán nhanh, sử dụng đồng vốn có hiệu
quả thì khả năng huy động vốn là cao nhưng nếu doanh nghiệp không có năng lực
thì khả năng huy động vốn sẽ giảm, thậm chí không huy động được vốn. Do vậy để
đánh giá năng lực tài chính của công ty chúng ta tiến hành phân tích khả năng huy
động vốn của công ty trên thị trường. Và trước tiên là tiến hành phân tích kết quả
sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, qua đó chúng ta sẽ thấy
được công ty kinh doanh lãi hay lỗ, có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng huy
động vốn cũng như năng lực tài chính của công ty.
4.2.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty:
4.2.1.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những
năm qua:
Kết quả sản xuất kinh doanh là kết quả cuối cùng của một thời kỳ, nó liên
quan trực tiếp đến năng lực tài chính của doanh nghiệp, có ý nghĩa rất lớn với hoạt
động của doanh nghiệp. Nó không chỉ thể hiện việc đảm bảo trang trải các chi phí,
thực hiện nghĩa vụ với nhà nước mà nó còn là chỉ tiêu phản ánh chính xác hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi thì
doanh nghiệp đó sẽ có khả năng huy động được vốn trên thị trường khi cần hoặc
phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động không có lãi
thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cũng như khó khăn về tài chính
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh
12
doanh sẽ giúp chúng ta biết được công ty kinh doanh lỗ hay lãi, chính vì vậy mà
các nhà đầu tư, đối tác, ngân hàng…thường căn cứ vào việc phân tích kết quả hoạt
động sản xuất kinh danh để đưa ra quyết định. Do đó muốn biết năng lực tài chính
của doanh nghiệp đó như thế nào chúng ta cần phải phân tích kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty trong một số năm gần đây thông qua số liệu trong báo cáo kết
quả sản xuất kinh doanh của công ty (bảng 9):
Qua bảng ta thấy:
- Doanh thu thuần có sự tăng giảm không đều, cụ thể: doanh thu thuần năm 2006 so

với năm 2005 giảm 13.606 tỷ đồng tương ứng với 5.19% nhưng năm 2007 lại tăng
so với năm 2006 là 22.459 tỷ đồng tương ứng với 9.03%. Năm 2007 tăng so với
năm 2006 là do một số công trình đã hoàn thành và số lượng hợp dồng mà công ty
trúng thầu ngày càng nhiều do công ty đã và đang đạt được mục tiêu là nâng cao
chất lượng và số lượng công trình nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, làm cho uy
tín và vị thế của công ty trên thương trường ngày càng cao.
- Giá vốn hàng bán cũng như doanh thu thuần, năm 2006 cũng giảm xuống so với
năm 2005 là 17.497 tỷ đồng ương ứng với 7.28% và năm 2007 tăng lên so với năm
2006 là 24.168 tỷ đồng tương ứng với 10.84%. Điều này chủ yếu là do chi phí đầu
vào tăng giảm không đều, chủ yếu là chi phí về nguyên vật liệu cho công trình và
các chi phí khác có liên quan. Việc này là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với từng
thời kỳ kinh doanh của công ty.
- Lợi nhuận gộp thì lại tăng giảm đi ngược lại với sự tăng giảm của doanh thu thuần
và giá vốn hàng bán, tức là lợi nhuận gộp năm 2006 tăng so với năm 2005 là 3.891
tỷ đồng tương ứng với 17.92% và năm 2007 lại giảm so với năm 2006 là 1.709 tỷ
đồng tương ứng với 6.68%. Mặc dù doanh thu thuần và giá vốn năm 2006 so với
năm 2005 đều giảm nhưng tốc độ giảm giá vốn lớn hơn tốc đọ giảm doanh thu nên
13
lợi nhuận gộp tăng lên và năm 2007 so với năm 2006 lại đều tăng nhưng do tốc độ
tăng giá vốn lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp giảm đi.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều tăng lên qua 3 năm, cụ thể: năm 2006 chi
phí này tăng 2.366 tỷ đồng tương ứng với 29.69% so với năm 2005 và năm 2007
chi phí này tăng 1.524 tỷ đồng tương ứng với 14.75% so với năm 2006. Qua đây
cho thấy công tác quản lý, sử dụng chi phí chưa được tiết kiệm. Chi phí bán hàng
tăng lên chủ yếu là do chi phí vận chuyển còn chi phí quản lý tăng lên chủ yếu do
chi phí về đồ dùng văn phòng, vật liệu quản lý và chi phí các dịch vụ mua ngoài.
Ngoài ra chi phí khấu hao tài sản cố định, trả lãi tiền vay cũng tăng nên công ty cần
lưu ý xem xét để kinh doanh có hiệu quả hơn nữa.
- Hoạt động trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển sản xuất kinh doanh đòi
hỏi công ty hoạt động phải có hiệu quả phản ánh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận đạt

được, cụ thể là lợi nhuận trước và sau thuế. Qua bảng ta thấy lợi nhuận trước thuế
và sau thuế của công ty tăng mạnh. Đây là biểu hiện khả quan có lợi cho công ty
thể hiện sự vững vàng trong kinh doanh của công ty.
Tổng lợi nhuận trước thuế là tổng của lợi nhuận hoạt động kinh doanh, lợi
nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác. Để thấy được tác động của
mỗi hoạt động này đến kết quả chung ta tiến hành phân tích tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế trong mối quan hệ với các hoạt động đó. Năm 2006 lợi nhuận trước thuế
tăng 2.345 tỷ đồng tương ứng với 45.8% so với năm 2005 và năm 2007 tăng mạnh
hơn là 20.335 tỷ đồng tương ứng với 272.54%.Có được điều này là ảnh hưởng của:
+ Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: đây là nguồn lợi nhuận
chính mang lại. Lợi nhuận này tăng mạnh qua 3 năm, năm 2006 tăng 19.4% so với
năm 2005, năm 2007 tăng 282.66% so với năm 2006. Tốc độ tăng tăng nhanh hơn
qua các năm, đây là điều rất tốt mà công ty cần ngày càng phát huy.
14
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: đây là những hoạt động liên quan đến
việc kinh doanh vốn. Qua 3 năm hoạt động tài chính của công ty không ổn định, từ
việc lợi nhuận của năm 2005 và 2006 đều âm thì năm 2007 lại có sự đột biến,
không những không âm mà còn tăng rất nhiều. Điều này chứng tỏ công ty rất có
nhiều tiềm năng tiềm ẩn.
+ Lợi nhuận khác: là những hoạt động phát sinh không theo kế hoạch trong
năm hay còn gọi là hoạt động bất thường, chính vì vậy mà lợi nhuận khác tăng
giảm tăng giảm không theo quy luật nào cả, năm 2006 tăng so với năm 2005 nhưng
năm 2007 lại giảm so với năm 2006.
Qua phân tích ta thấy lợi nhuận của công ty qua các năm đều tăng và tăng
ngày càng nhanh chứng tỏ sự cố gắng phấn đấu không ngừng vươn lên của công ty
kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Đây là điều kiện thuận lợi giúp công ty có thể
huy động được vốn trên thị tường khi cần, thể hiện năng lực tài chính của công ty.
15
4.2.1.2. Phân tích một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh:
Để có kết luận một cách chính xác hơn về kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty thì không chỉ so sánh đơn giản các chỉ tiêu qua bảng kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, muốn thấy hết được nguyên nhân làm tăng giảm lợi
nhuận của công ty qua các năm…ta phải phân tích một số chỉ tiêu về hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Dựa vào bảng 9 ta lập bảng 10 phân tích một số chỉ tiêu về hiệu
quả sản xuất kinh doanh:
Bảng 10: Một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu
Năm So sánh(%)
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
1. Tỷ lệ LN trước thuế/DTT 1.95 3 10.25 153.85 341.67
2. Tỷ lệ LN gộp/DTT 8.28 10.3 8.82 124.40 85.63
3. Tỷ lệ GV/ DTT 91.72 89.7 91.18 97.80 101.65
4. Tỷ lệ CPBH và CPQL/DTT 3.04 4.16 4.37 136.84 105.05
5. Tỷ lệ LN sau thuế/DTT 1.24 2.25 10.25 181.45 455.56
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua bảng ta thấy:
- Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/ doanh thu tăng nhanh qua 3 năm chứng tỏ hiệu quả
kinh doanh của công ty đang ngày càng có xu hướng tăng lên.
- Tỷ lệ giá vốn/ doanh thu thuần: chỉ tiêu này càng thấp thì công ty càng có lợi, nó
làm cho lợi nhuận của công ty ngày càng cao. Nhìn chung qua các năm, tỷ lệ này
có sự biến động không đáng kể. Cụ thể: năm 2006 tỷ lệ này giảm xuống 2.2% so
với năm 2005 và năm 2007 lại tăng lên 1.65% so với năm 2006. Chỉ tiêu này càng
thấp càng tốt vì nó càng thấp chứng tỏ lợi nhuận của công ty ngày càng cao. Qua
16

×