Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Sự biến đổi hình thái cổ tử cung trên thai phụ nguy cơ cao sinh non bằng siêu âm đường âm đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 110 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuyển dạ xảy ra trong khoảng 22 – 37 tuần là chuyển dạ sinh non.
Sinh non gây ra các vấn đề về sức khỏe trầm trọng, ảnh hưởng đến khoảng 5
- 13% các trẻ sơ sinh. Tỷ lệ sinh non ngày càng tăng với sự ra đời và phát
triển của hỗ trợ sinh sản ở tất cả các nước. Sinh non cũng là nguyên nhân
chính gây biến chứng lâu dài, bao gồm ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần
kinh, bại não, động kinh, mù, điếc và những rối loạn khác như loạn sản phế
quản - phổi và bệnh lý hệ lưới do non tháng. Hầu hết thai sinh non trước 24
tuần đều tử vong. Thai sinh giữa 24 - 32 tuần dễ bị tử vong hoặc phải chịu
hậu quả khuyết tật suốt đời về thể chất và thần kinh, trở thành gánh nặng cho
gia đình và xã hội [1].
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 95 - 100
triệu sơ sinh ra đời, 1/10 số đó là sơ sinh non tháng, 1/4 số sơ sinh non tháng
này tử vong ngay khi ra đời. Tại Mỹ, theo thống kê năm 2005, tỷ lệ tử vong sơ
sinh chiếm 42/1000 ca sinh non so với chỉ 5/1000 ca sinh sống nói chung. Tại
Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2011, tỷ lệ trẻ sinh non/nhẹ cân chiếm
19% trong mô hình bệnh tật của trẻ sơ sinh; tỷ lệ tử vong sơ sinh chiếm 59% số
tử vong trẻ dưới 5 tuổi và 70,4% tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân sinh
non có nhiều, nhưng những hiểu biết của y học về sinh non lại ít, hơn 80% sinh
non chưa tìm thấy nguyên nhân. Hầu hết các trường hợp sinh non diễn biến âm
thầm rồi kết thúc bằng chuyển dạ [2].
Động lực chính của chuyển dạ là cơn co tử cung. Trong chuyển dạ, các
cơn co tử cung xuất hiện có chu kỳ và mau dần làm xoá mở cổ tử cung đẩy
thai ra ngoài [3],[4]. Thực tế co bóp tử cung không chỉ xuất hiện trong chuyển
dạ. Các hoạt động như lao động gắng sức, thay đổi tư thế đột ngột, ho, rặn đại
tiện... gián tiếp làm tăng áp lực ổ bụng cũng có thể gây những cơn co tử cung.


2



Những co bóp tử cung này tuy không đạt cường độ, tần số của chuyển dạ, thai
phụ cũng không cảm nhận thấy nhưng đôi khi cũng có thể thành lập đầu ối,
lồi màng ối vào kênh cổ tử cung gây xoá mở cổ tử cung một cách âm thầm
với những thai kỳ nguy cơ cao sinh non.
Trước đây, tại hầu hết các quốc gia, việc chẩn đoán sinh non phần lớn
chỉ dựa trên dữ liệu lâm sàng, dẫn đến có thể bỏ sót nhiều trường hợp dọa
sinh non không biểu hiện triệu chứng, cũng có thể làm tăng quá mức thai phụ
phải nhập viện không cần thiết làm gia tăng các can thiệp tiềm ẩn nhiều nguy
cơ. Ngày nay, do điều kiện y tế được cải thiện, với sự tiến bộ vượt bậc của y
học hiện đại cùng với sự giúp đỡ của các trang thiết bị tiên tiến, dân trí nâng
cao, các thai phụ đi khám thuận tiện và thường xuyên hơn, các thầy thuốc sản
khoa có cơ hội phát hiện sớm nhiều trường hợp doạ sinh non. Căn cứ trên các
bằng chứng y học hiện có, kết hợp các yếu tố cận lâm sàng và lâm sàng, xác
định chính xác những trường hợp có nguy cơ sinh non và đưa ra hướng dự
phòng phù hợp mang lại nhiều lợi ích cho cả thai phụ và thai nhi, góp phần
làm giảm đáng kể tỷ lệ sinh non cũng như tử vong chu sinh.
Tiên lượng và dự phòng sinh non là vấn đề quan trọng trong chăm sóc và
quản lý thai kỳ. Cho đến nay, sinh non vẫn còn là gánh nặng của lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe cộng đồng nói chung và là vấn đề lưu tâm của các nhà
thực hành sản khoa nói riêng. Mặc dù sinh non đã được nghiên cứu và khảo
sát rất nhiều nhưng cơ chế bệnh sinh cũng như giá trị của các biện pháp can
thiệp, dự phòng vẫn còn nhiều tranh cãi. Chính vì những tác động tiêu cực
mà sinh non mang lại, chẩn đoán sớm và dự phòng sinh non vẫn là vấn đề
được quan tâm nhiều hơn các biện pháp can thiệp điều trị. Một số tác giả
nghiên cứu về độ dài cổ tử cung trong thai kỳ đã đưa ra được giới hạn ngắn
của độ dài cổ tử cung và coi đây là một triệu chứng thực thể chẩn đoán sinh
non, phần nào phản ánh kết quả tác động của những cơn co tử cung không



3

mong muốn. Tuy nhiên, nếu chỉ đo độ dài cổ tử cung tại thời điểm khảo sát
ngoài cơn co tử cung, sẽ dẫn đến dễ bỏ sót nhiều trường hợp hở eo cổ tử cung,
và khi chiều dài cổ tử cung đã co ngắn thì việc giữ thai là vô cùng khó khăn.
Trên thế giới, một vài tác giả đã nghiên cứu về sự thay đổi hình thái cổ tử
cung và khuyến cáo một số biện pháp can thiệp khi hình thái cổ tử cung thay
đổi hình chữ T,Y,V,U. Tại Việt nam, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập
đến sự thay đổi hình thái cổ tử cung trong thai kỳ và cũng chưa có một cảnh
báo sớm sinh non nào dựa trên sự thay đổi hình thái cổ tử cung.
Chính vì những lý do trên, đề tài tiến hành nghiên cứu “Sự biến đổi hình thái
cổ tử cung trên thai phụ nguy cơ cao sinh non bằng siêu âm đường âm đạo”
với mục tiêu:
1. Mô tả biến đổi hình thái cổ tử cung qua hình ảnh siêu âm đường
âm đạo trong nhóm thai phụ nguy cơ cao sinh non.
2. Xác định giá trị tiên lượng sinh non và thời điểm can thiệp dựa
vào hình ảnh biến đổi hình thái cổ tử cung.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU, MÔ HỌC, SINH LÝ VÀ BIẾN ĐỔI CỔ TỬ CUNG
TRONG THAI KỲ
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu cổ tử cung
1.1.1.1. Phôi thai học
Tuyến sinh dục nam và nữ có chung nguồn gốc, phát sinh từ cùng một
mầm. Trong 8 tuần đầu, phôi thai phát triển trung tính [5],[6]. Khoảng cuối
tuần thứ 7, đường sinh dục bên trong xuất hiện, bao gồm những dây nối niệu sinh dục, ống trung thận dọc, ống trung thận ngang và ống cận trung thận.

Theo sự phát triển của phôi thai, các thành phần này thoái hoá dần, chỉ còn lại
duy nhất hai ống cận trung thận, là cơ sở hình thành phần lớn đường sinh dục
sau này (hình 1.1) [5],[7].

Hình 1.1. Số phận của ống trung thận dọc và của ống cận trung thận thai nữ


5

Khi mới hình thành, hai ống cận trung thận (ống Muller) nằm dọc hai
bên cột sống. Đoạn trên của hai ống cận trung thận phát triển thành hai vòi
TC. Đoạn dưới của hai ống cận trung thận tiến dần vào giữa rồi sát nhập
thành một ống gọi là ống TC - âm đạo (ống Leukardt) [5]. Phần trên của ống
TC - âm đạo phát triển thành thân và eo TC. Phần dưới của ống TC - âm đạo
biến đổi thành lá biểu mô âm đạo (các tế bào có nguồn gốc biểu mô). Phần
trên của lá biểu mô âm đạo phát triển thành CTC. Phần dưới của lá biểu mô
âm đạo phát triển thành khoang âm đạo. TC hình thành trong 14 tuần đầu, sau
đó là giai đoạn phát triển tổ chức (Hình 1.1).
1.1.1.2. Cổ tử cung thời kỳ hoạt động sinh sản
1.1.1.2.1. Hình thể
CTC là phần dưới nhất của TC, hình trụ, có một khe rỗng ở giữa gọi là
ống CTC. Giới hạn trên của ống là lỗ trong CTC. Giới hạn dưới của ống là lỗ
ngoài CTC. Bên trên thông với buồng TC. Bên dưới thông với âm đạo. Khi
chưa sinh, CTC mật độ chắc, hình trụ, tròn đều, lỗ ngoài CTC tròn. Sau sinh,
CTC mềm hơn, dẹt theo chiều trước sau, lỗ ngoài CTC rộng ra và không tròn
như trước [5],[7],[8],[9].
Trước đây, các nhà giải phẫu
nghĩ rằng CTC ngắn dần sau mỗi
lần sinh đẻ [9]. Những nghiên cứu
gần đây không kết luận như vậy.

Sau những lần sinh, CTC thay đổi
chủ yếu theo chiều rộng, chiều dài
rất ít thay đổi [7]. Khi không có
thai chiều dài CTC ổn định vào
khoảng 25mm [5].

Hình 1.2. Lỗ ngoài cổ tử cung


6

Phần dưới CTC lồi vào
lòng âm đạo, giới hạn nên
bốn túi cùng: trước, sau và
hai túi cùng bên. Phần lồi này
xiên góc với âm đạo, do vậy
đoạn CTC nằm trong âm đạo
phía sau dài hơn phía trước,
phía sau dài khoảng 18mm,
phía trước chỉ dài khoảng
Hình 1.3. Sơ đồ đứng dọc qua tử cung
7mm [5],[8] (Hình 1.5).
CTC nằm giữa âm đạo và thân TC, được hai thành phần này giữ tại
chỗ. Các dây chằng giữ TC sẽ gián tiếp tham gia vào việc giữ CTC và đây là
thành phần chính giữ CTC tại chỗ. Âm đạo cũng tham gia vào chức năng này,
nhưng do tính chất chun giãn nên tác dụng giữ CTC của âm đạo không nhiều.
1.1.1.2.2. Hướng và liên quan
Tư thế hay gặp của TC là ngả
trước. Khi đứng, CTC tạo với thân
TC góc 120o, với âm đạo góc 150 o và

vuông góc với mặt phẳng ngang [7],
[9]. (Hình 1.6). Khi nằm, CTC gần
như song song với mặt phẳng ngang
tức mặt bàn khám, các góc tạo với
TC và âm đạo không thay đổi.
Tình trạng đầy hay vơi của
bàng quang và trực tràng ảnh hưởng
đến tư thế TC và CTC trong tiểu
khung [5], do vậy hướng của TC
thay đổi tuỳ theo từng cá nhân.

Hình 1.4. Sơ đồ vị trí tử cung trong
tiểu khung.


7

Phần CTC nằm trong âm đạo gọi là mõm mè, xung quanh có các túi
cùng âm đạo. Túi cùng sau âm đạo liên quan với túi cùng Douglas. Mõm mè
gồm hai mép trên và dưới, ở giữa có một lỗ gọi là lỗ ngoài CTC [8].
1.1.1.2.3. Cấu trúc của cổ tử cung
Tổ chức liên kết là thành phần chủ yếu cấu tạo nên CTC. Xen kẽ vào tổ
chức liên kết là các sợi cơ, mạch máu và nhánh thần kinh (Hình 1.7). Do chứa
nhiều tổ chức liên kết, ít cơ và mạch máu nên cảm giác CTC trơn bóng [9].

Hình 1.5. Sơ đồ phân bố cơ và tổ chức liên kết tử cung - cổ tử cung
Bản chất cơ CTC là cơ trơn, gồm hai nhóm: cơ vòng và cơ dọc. Cơ
vòng đảm nhiệm chức năng co thắt, cơ dọc đảm nhiệm chức năng co rút. Hai
chức năng này tham gia vào cơ chế đóng và xoá mở của CTC. Các sợi cơ
dọc nhiều, khả năng co rút mạnh. Các sợi cơ vòng ít, khả năng co thắt yếu

hơn. Trong chuyển dạ, sự co rút của CTC được thể hiện rõ nét, đó là sự xoá
mở CTC.
1.1.1.2.4. Cổ tử cung thời kỳ thai nghén
Khi có thai, CTC mềm dần từ ngoại vi vào trung tâm. Trong những
tuần đầu thai nghén, khám CTC bằng tay thấy giống như sờ vào một trụ gỗ
bọc nhung. CTC ở thai phụ sinh con rạ mềm sớm hơn ở thai phụ sinh con so


8

[10]. Sau khi thụ thai khoảng một tháng, biểu mô lát của CTC có màu tím do
mạch máu tăng sinh và cương tụ. Vị trí và hướng của CTC ít thay đổi. Chỉ
đến khi thành lập đoạn dưới TC, phía trước phát triển nhiều hơn phía sau làm
CTC hướng dần ra sau về phía xương cùng. Các tuyến nằm trong ống CTC
giảm và sau đó ngừng chế tiết. Chất nhầy CTC trở nên đặc và quánh, bịt kín
ống CTC, ngăn cách giữa buồng TC với âm đạo, gọi là nút nhầy CTC. Nút
nhầy thường bong đi khi có chuyển dạ.
Trong chuyển dạ, dưới tác dụng của các CCTC, CTC ngắn dần rồi mở
rộng, tạo điều kiện cho thai xuống âm đạo và sổ ra ngoài. Ước tính trung bình
một cuộc chuyển dạ cần có từ 200 - 300 CCTC để CTC co ngắn và mở hết.
Một số tác giả cho rằng sự xoá - mở và sự hình thành đoạn dưới TC không chỉ
là kết quả tác động của riêng CCTC mà còn có đóng góp giới hạn của những
co bóp thành bụng. Cơ chế xoá mở CTC được nhiều giả thuyết đề cập [5].
Thuyết cổ điển: CTC xoá mở nhờ tác động của hai lực: (1) lực co của
cơ TC, kéo CTC lên trên, (2) lực ép của áp lực màng ối khi cơn co TC xuất
hiện. Hai lực này làm CTC co ngắn rồi mở.
Thuyết của Varnier: màng ối và nước ối tác động lên lỗ trong CTC, làm
cho CTC xoá mở.
Thuyết của Kreis - Schikele: tác giả cho rằng các sợi cơ dọc sắp xếp
theo một hình xoắn ốc từ CTC đến đáy tử cung. Khi co bóp, đầu dưới các sợi

cơ co ngắn, kéo lên trên làm cho CTC xoá mỏng.
Thuyết của Demelin: dưới lực đè ép của đầu ối, các lớp cơ dọc ở CTC
mỏng dần. Hai mặt của CTC (mặt trên thông với đoạn dưới, mặt dưới thông
với âm đạo) xa nhau dần, để rồi cuối cùng nằm trên một đường thẳng khi
CTC mở hết.
Xoá - mở CTC là một quá trình tiến triển từ từ. Trước khi CTC mở là
giai đoạn xoá. CTC từ hình trụ, quá trình xoá mở làm CTC rút ngắn dần trở


9

thành một phên mỏng [5]. Một số tác giả nhận thấy sự rút ngắn này không chỉ
xảy ra trong chuyển dạ khi có những CCTC điều hoà, tăng dần, mà còn có thể
xảy ra bất kỳ giai đoạn nào của thời kỳ thai nghén. Lao động nặng, vận động
nhiều, thay đổi tư thế thường xuyên... là các tác nhân gián tiếp gây ra những co
bóp TC và đến nay được thừa nhận là những yếu tố thuận lợi dẫn đến sinh non
[3]. Bên cạnh đó, có những tác động tưởng chừng vô hại như thay đổi tư thế
đột ngột, ho, rặn đại tiện cũng gây tăng áp lực ổ bụng, kích thích lên TC, tình
cờ tạo nên những co bóp [3],[11],[12],[13].
1.1.2. Cấu trúc mô học của niêm mạc âm đạo cổ tử cung
Bình thường niêm mạc âm đạo và mặt ngoài CTC là biểu mô lát tầng
(biểu mô vảy) không sừng hóa (có bề dày khoảng 5mm). Phía trong lỗ CTC
được che phủ bởi lớp biểu mô tuyến (biểu mô trụ đơn) có tác dụng chế nhầy.
Vùng chuyển tiếp (transformation zone) ở lỗ ngoài CTC là ranh giới giữa biểu
mô lát và biểu mô trụ, thay đổi phụ thuộc vào nồng độ estrogen theo từng lứa
tuổi của người phụ nữ [5].
 Đặc điểm của vùng chuyển tiếp:
- Là nơi tranh chấp giữa biểu mô vảy và biểu mô trụ nên các tổn thương
của CTC hầu hết đều xảy ra ở vị trí này.
- Trẻ sơ sinh: Ranh giới này hơi tiến ra phía ngoài do estrogen của mẹ

truyền qua rau và tồn tại khi mới sinh.
- Trẻ em gái: Ranh giới này tụt vào phía trong.
- Ở tuổi dậy thì và bắt đầu hành kinh: Ranh giới ở ngay lỗ ngoài.
- Trong thời kỳ hoạt động sinh sản: Ranh giới lộ hẳn ra ngoài
- Thời kỳ mãn kinh: Ranh giới này tụt hẳn vào phía trong.
- Trong khi có thai, CTC mềm và ranh giới này có xu hướng lan ra ngoài
CTC gây lộ tuyến sinh lý.


10

- Trong những trường hợp sinh đẻ, nạo hút thai nhiều lần hoặc viêm
nhiễm, niêm mạc CTC bị tổn thương và phá hủy, cho nên ranh giới này
phát triển ra ngoài gây lộ tuyến bệnh lý.
1.1.2.1. Cấu trúc mô học của lớp biểu mô trụ
- Trước tuổi dậy thì: Ống CTC được phủ bằng lớp biểu mô trụ đơn
không có hoạt động chế tiết. Biểu mô lõm xuống lớp đệm tạo thành
một ít tuyến nhỏ, hình khe.
- Trong thời kỳ hoạt động sinh sản, niêm mạc cổ tử cung biến đổi theo
chu kỳ kinh nguyệt:
+ Lớp biểu mô trụ đơn bao gồm những tế bào tiết nhầy và những tế
bào có lông. Những tế bào tiết nhầy có một nhân dẹt nằm ở đáy
và những hạt nhầy nằm ở nửa trên của tế bào.
+ Lớp đệm là mô liên kết chứa những tuyến chế chất nhầy hình
ống đơn, mở vào ống CTC. Một số tuyến nở rộng, tạo thành
những tuyến nhầy, đẩy niêm mạc vào lòng ống CTC gọi là nang
Naboth.
- Khi mãn kinh, niêm mạc teo đi không chế tiết, số lượng tuyến giảm và
hoạt động của chúng giảm dần.
1.1.2.2. Cấu trúc mô học của lớp biểu mô vảy

Gồm 5 lớp tế bào: (ký hiệu là C) [7].
- Lớp tế bào đáy (C1): có hình trụ hay hình khối vuông, kích thước 13 20µ, nhân to hình tròn hay khối trụ. Kích thước của nhân từ 8 - 10µ.
Chất nhân mịn, bắt màu thuốc nhuộm base nên có màu xanh, nhân và tế
bào đều nhau. Lớp đáy che phủ màng đáy và mô đệm ở dưới.
- Lớp tế bào đáy nông (C2): tế bào hình tròn hay đa giác, nhân to, kích
thước 15 - 25µ.


11

- Lớp tế bào trung gian (C3): nằm trên lớp cạnh đáy, kích thước 20 - 30µ,
hình dáng tế bào dẹt, hình tròn, bầu dục hay hơi góc cạnh, nhân bé hơn
nhưng mịn kích thước nhân 6 - 9µ, chứa nhiều hạt glycogen.
- Lớp tế bào gần bề mặt hay zone de Dierks (C4): hình thoi hay dẹt, nhân
đông và bắt đầu có hiện tượng sừng hóa trong tế bào, kích thước 35 50µ.
- Lớp bề mặt (C5): gồm những tế bào to, dẹt, nhân đông, kích thước 40 60µ. Lớp này thay đổi có chu kỳ dưới ảnh hưởng của các nội tiết buồng
trứng [7].
1.1.2.3. Phân chia trong thực hành
Trong thực hành thường thường được phân thành 3 lớp chính:
- Lớp đáy (C1, C2).
- Lớp trung gian (C3).
- Lớp bề mặt (C4, C5).
Các đặc điểm chính của cấu trúc biểu mô vảy tính từ lớp đáy đến lớp bề mặt:
- Kích thước tế bào to dần nhưng ngược lại nhân tế bào nhỏ dần.
- Độ bắt màu thuốc nhuộm giảm dần.
- Glycogen xuất hiện ở lớp trung gian và tăng rõ ở các lớp bề mặt nên
được áp dụng để làm chứng nghiệm Schiller.
Những lớp tế bào trên sẽ bong, rụng, và thay đổi chút ít về hình thái, sự
bắt màu thuốc nhuộm theo chu kỳ hoạt động của buồng trứng. Khi có những
tổn thương thực thể tại CTC thì những lớp tế bào này cũng sẽ bị bong ra [7].

1.1.3. Đặc điểm sinh lý cổ tử cung
- Độ mở lỗ ngoài CTC, sự chế tiết và chất lượng của chất nhầy phụ thuộc
vào lượng estrogen.
- Lỗ ngoài CTC mở tối đa vào ngày phóng noãn, tạo điều kiện thuận lợi
cho tinh trùng xâm nhập vào buồng TC.


12

- Sau khi hành kinh, do nồng độ estrogen thấp nên CTC khô và ít chất
nhầy. Khi các nang noãn phát triển, nồng độ estrogen tăng dần nên từ
ngày thứ 10 chất nhầy CTC cũng tăng dần về số lượng, chất lượng.
- Ngay sau khi phóng noãn, nồng độ estrogen tụt thấp và chuyển ngay
sang pha hoàng thể. Với sự hoạt động của progesteron, chất nhầy CTC
khô ngay, lỗ CTC đóng và co nhỏ lại [7].
1.2. SINH LÝ CHUYỂN DẠ VÀ SINH NON
1.2.1. Sinh lý chuyển dạ
1.2.1.1. Khái niệm
Chuyển dạ là một quá trình sinh lý phức tạp mà kết quả là thai và rau
được đưa ra khỏi buồng TC qua đường âm đạo. CCTC là động lực chính của
cuộc chuyển dạ, tạo nên hiện tượng xóa mở CTC, thành lập đoạn dưới, làm
thay đổi đáy chậu, đồng thời đẩy thai và rau từ buồng TC ra ngoài [4].
1.2.1.2. Các giai đoạn của một cuộc chuyển dạ
Chuyển dạ được chia làm ba giai đoạn, thời gian của mỗi giai đoạn dài
ngắn khác nhau.
- Giai đoạn 1: (giai đoạn xóa mở CTC) tính từ khi bắt đầu chuyển dạ tới
khi CTC mở hết, giai đoạn này được chia làm hai giai đoạn nhỏ:
+ Pha tiềm tàng (giai đoạn 1a): CTC mở dưới 4 cm.
+ Pha tích cực (giai đoạn 1b)


: CTC mở từ 4-10 cm.

- Giai đoạn 2: (giai đoạn sổ thai) từ khi CTC mở hết đến khi thai sổ ra
ngoài.
- Giai đoạn 3: (giai đoạn sổ rau) từ khi thai sổ ra ngoài đến khi rau bong
và sổ hoàn toàn ra ngoài cùng màng rau.


13

Giai đoạn 1

Pha tiềm tàng

Pha tích cực

Giai đoạn 2

Giai đoạn 3

Hình 1.6. Các giai đoạn chuyển dạ
1.2.1.3. Cơ chế chuyển dạ
Đến nay cơ chế phát sinh chuyển dạ còn chưa được rõ và đầy đủ xong
có một số giả thuyết được đa số chấp nhận [4].
1.2.1.3.1. Prostaglandin (PG)
Prostaglandin là những chất có thể làm thay đổi co bóp của cơ tử
cung. Nồng độ PGF2 và PGE tăng dần trong quá trình thai nghén và đạt tới
giá trị cao trong nước ối, màng rụng và trong CTC vào lúc bắt đầu cuộc
chuyển dạ. Các PG có tác dụng giãn các mạch máu nhỏ của CTC, cắt các
chuỗi collagen rời nhau, làm tăng hyaluronic acid dẫn đến thay đổi chất

nền CTC, kết quả CTC mềm hơn, ngắn dần và dễ giãn nở.
1.2.1.3.2. Estrogen và progesteron
Trong quá trình thai nghén, các chất estrogen tăng nhiều làm tăng kích
thích các sợi cơ trơn của TC và tốc độ lan truyền của hoạt động điện cơ, cơ
TC trở nên mẫn cảm hơn với các tác nhân gây CCTC. Estrogen làm tăng sự
phát triển của lớp cơ TC và làm thuận lợi cho việc tổng hợp các PG.


14

Progesteron có tác dụng làm giảm co bóp của cơ TC. Nồng độ
progesteron giảm ở cuối thời kỳ thai nghén, làm thay đổi tỷ lệ estrogen/
progesteron là tác nhân gây chuyển dạ.
1.2.1.3.3. Vai trò của oxytocin và vasopressin
Người ta đã xác định được trong chuyển dạ có tăng tiết oxytocin ở
vùng hạ não, theo các sợi dây thần kinh xuống thuỳ sau tuyến yên của sản
phụ. Các đỉnh liên tiếp nhau của oxytocin có tần số tăng lên trong quá trình
chuyển dạ và đạt mức tối đa khi rặn đẻ.
1.2.1.3.4. Các yếu tố khác
Sự căng dãn từ từ và quá mức của cơ TC và sự đáp ứng với các kích
thích sẽ phát sinh chuyển dạ.
Yếu tố thai nhi: thai vô sọ hay thiểu năng tuyến thượng thận thì thai
nghén thường bị kéo dài, còn nếu thai bị cường thượng thận thì sẽ sinh non.
Các hoạt chất sinh học được sản xuất ra trong những tháng cuối của
thai nghén như: adrenalin, nor-adrenalin, acetylcholin, serotonin, histamin...
cũng tham gia vào sự co bóp tử cung.
Nhiễm khuẩn cũng là một vấn đề liên quan đến khởi phát chuyển dạ.
Trong một số trường hợp vi khuẩn tiết ra enzym phospholipase dẫn đến hình
thành PG từ acid arachidonic có sẵn trong dịch ối và gây chuyển dạ.
1.2.2. Động lực của cuộc chuyển dạ

Động lực chính của cuộc chuyển dạ là CCTC, nó có những tác động sau:
- CCTC giúp thành lập đoạn dưới TC, làm xóa, mở CTC.
- CCTC tạo áp lực để đẩy thai nhi từ trong TC ra ngoài qua các giai đoạn
lọt, xuống, quay và sổ.
- CCTC tạo áp lực để thành lập đầu ối, sau khi sổ thai thì làm cho rau
bong và đẩy rau cùng màng rau sổ ra ngoài [4].


15

1.2.2.1. Đặc điểm của cơn co tử cung trong chuyển dạ
Bình thường khi có thai, TC có những cơn co nhẹ, ở những tháng cuối
gọi là cơn co Braxton - Hicks có đặc điểm là áp lực của cơn co này từ 3-15
mmHg, khoảng cách giữa các cơn co dài và không gây đau. Khi bắt đầu
chuyển dạ, sự co bóp TC trở thành đều đặn và làm cho sản phụ cảm thấy đau.
CCTC chuyển dạ có tính chất tự động ngoài ý muốn của sản phụ, xuất
phát từ một điểm ở góc TC (thường là góc phải), sau đó lan tỏa đều khắp thân
TC. CCTC tăng dần về cường độ và thời gian co. Lúc mới chuyển dạ, CCTC
nhẹ và thưa, nhưng dần dần CCTC mạnh hơn và lâu hơn.
Áp suất trong buồng TC thay đổi tùy theo trạng thái của TC. Lúc TC
không co, trương lực cơ bản 5 – 15 mmHg. Lúc TC co trương lực cơ bản tăng
đến 40 - 50 mmHg [4].
1.2.2.2. Các chỉ số đánh giá cơn co tử cung
Trong chuyển dạ, để đánh giá CCTC có thể có nhiều phương pháp,
nhưng có hai phương pháp thường được dùng hiện nay:
- Phương pháp lâm sàng: đo CCTC bằng cách đặt bàn tay trực tiếp lên
bụng sản phụ, khi có cơn co thì tử cung cứng lại, hết cơn co tử cung mềm ra.
Cách đo này tuy chưa thật chính xác, nó cho chúng ta biết được thời gian kéo
dài của mỗi cơn co và khoảng cách giữa hai cơn co là bao nhiêu, nhưng là
phương pháp dễ áp dụng và phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay.

- Phương pháp đo bằng monitor sản khoa: cho phép đánh giá CCTC
về cường độ, tần số và trương lực của tử cung [14].
• Các chỉ số đánh giá CCTC
- Trương lực cơ bản của cơ tử cung từ 5-15 mmHg tùy từng giai đoạn
của cuộc chuyển dạ.
- Cường độ của CCTC là số đo của thời điểm áp lực tử cung cao nhất.
- Hiệu lực CCTC bằng cường độ cơn co trừ đi trương lực cơ bản của TC.


16

- Độ dài của CCTC tính từ thời điểm tử cung bắt đầu co bóp đến khi hết
cơn co trong chuyển dạ, CCTC là động lực chính làm cho cuộc chuyển dạ tiến
triển và kết thúc bằng việc sổ thai qua đường âm đạo. Vì vậy, bất thường của
CCTC sẽ gây ra những diễn biến bất thường cho cuộc chuyển dạ và sẽ mang
lại nguy cơ cho thai phụ và thai.
- Tần số của CCTC: khi mới chuyển dạ cơn co thưa, khi chuyển dạ thực
sự thì cứ 10 phút có 3 cơn co, sau đó tăng dần trong quá trình chuyển dạ,
CCTC càng mau và mạnh thì CTC càng mở rộng, đến khi CTC mở hết thì cứ
1,5 - 2 phút lại có một cơn co.
- Cường độ của CCTC: khi bắt đầu chuyển dạ, cường độ trung bình là
28 mmHg, sau đó tăng lên 41 mmHg, ở giai đoạn CTC mở hết và giai đoạn
rặn đẻ là 47 mmHg.
- Về tính chất: CCTC có tính đều đặn theo chu kỳ, cứ sau một thời gian
co bóp là một thời gian nghỉ, rồi tiếp tục vào một chu kỳ khác.
- Độ dài của CCTC: lúc mới chuyển dạ CCTC chỉ khoảng 15 - 20 giây, sau
đạt tới 30 - 40 giây ở cuối giai đoạn xóa mở CTC [4].
1.2.3. Sinh non
1.2.3.1. Khái niệm
Các sách Sản khoa Việt Nam chia thời kỳ thai nghén thành ba giai

đoạn. Sinh non là hiện tượng thai nhi ra đời trong khoảng hết 22 - 37 tuần
[15]. Sinh non tự nhiên bao gồm chuyển dạ sinh non, vỡ ối non và cổ tử cung
yếu, không bao gồm những trường hợp chỉ định sinh non vì tình trạng thai
phụ hoặc thai nhi.
Có 3 mức độ sinh non: (WHO 2014)
- Sinh cực non: khi trẻ sinh ra trước 28 tuần tuổi thai.
- Sinh rất non : khi trẻ sinh ra từ 280/7 tuần đến 316/7 tuần tuổi thai.
- Sinh non

: khi trẻ sinh ra từ 320/7 tuần đến 366/7 tuần tuổi thai.


17

Tính chính xác của tuổi thai phải được kiểm tra lại một cách cẩn thận.
Đánh giá chính xác tuổi thai sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định có can thiệp
hay không. Hiện nay, có hai phương pháp tính tuổi thai được hầu hết các nhà
sản khoa áp dụng, đó là: (1)Dựa vào kỳ kinh cuối: Dựa vào ngày đầu tiên của
kỳ kinh cuối cùng với điều kiện: Kinh nguyệt đều 28 – 30 ngày, thai phụ nhớ
chính xác ngày kinh. (2)Dựa vào siêu âm để tính tuổi thai: Dựa vào kết quả
siêu âm 9 - 11 tuần với điều kiện: Hình ảnh siêu âm đúng tiêu chuẩn và có ý
nghĩa tham khảo. (Thai 9 - 11 tuần: thường áp dụng phương pháp đo chiều dài
đầu - mông thai, sai số của phép đo này thấp (sai lệch 3 - 5 ngày) bởi vì có sự
tương ứng giữa chiều dài đầu mông và tuổi thai, sự khác nhau giữa các cá thể là
rất nhỏ. Hơn nữa, sự phát triển của thai ở giai đoạn này thường không bị ảnh
hưởng của những rối loạn bệnh lý, sau thời gian này sự uốn cong của thai nhi sẽ
ảnh hưởng đến sự chính xác của phép đo).
1.2.3.2. Một số yếu tố nguy cơ cao gây sinh non
Nguyên nhân sinh non có nhiều và không rõ ràng. Mặc dù trên thế
giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về

sinh non, nhưng cũng chưa có sự thống nhất về các nguyên nhân dẫn đến
sinh non. Đa số các nhà nghiên cứu thường đề cập đến các yếu tố nguy cơ
cao gây sinh non.
1.2.3.2.1. Thai phụ
- Bệnh lý toàn thân: Cao huyết áp, bệnh lý nhiễm khuẩn,tiểu đường…
- Bệnh lý sản phụ khoa: TC dị dạng, u xơ TC, hở eo TC, CTC ngắn,
khoét chóp CTC, tổn thương hoặc bệnh lý CTC, nhiễm khuẩn đường
sinh dục…
- Tiền sử sản khoa: Sảy thai, sinh non tự nhiên.
1.2.3.2.2. Thai và phần phụ của thai
Đa thai, rau tiền đạo, rau bong non, đa ối, thiểu ối, nhiễm trùng ối, vỡ ối …


18

1.2.3.2.3. Các yếu tố về điều kiện sống
Kinh tế kém, dinh dưỡng kém, BMI (Body Mass Index) mẹ thấp
(<19,6) khi mang thai, không được hoặc không chăm sóc thai nghén đầy đủ,
thai phụ < 18 tuổi hoặc > 35 tuổi, làm việc căng thẳng, Stress, thiếu máu, sử
dụng các chất gây nghiện…
1.2.3.2.4. Một số yếu tố nguy cơ khác
- Sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản (IVF: In vitro fertilisation).
- Sinh hoạt tình dục không hợp lý.
1.2.3.3. Chẩn đoán
Chính vì nguyên nhân sinh non không rõ ràng nên việc chẩn đoán
thường không chắc chắn. Nếu chỉ dựa trên dữ liệu lâm sàng thì dễ dẫn đến
chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót những trường hợp dọa sinh non không biểu hiện
triệu chứng. Với sự tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại cùng những công trình
nghiên cứu về sinh non đã góp phần nhận diện chính xác hơn những trường
hợp dọa sinh non và sinh non.

1.2.3.3.1. Chẩn đoán dọa sinh non
Theo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
của Bộ Y tế ban hành 2009, chẩn đoán dọa sinh non dựa vào:
- Tuổi thai từ hết 22 đến hết 37 tuần.
- Có cơn co tử cung gây đau.
- Cổ tử cung đóng.
- Có thể ra máu hoặc ra chất nhầy màu hồng.
- Siêu âm đo chiều dài cổ tử cung.
Một số công trình nghiên cứu mới được công bố gần đây như: siêu âm
đo độ dài cổ tử cung đường âm đạo, test fetal fibronectin, xét nghiệm
PartoSureTM … đã góp phần đưa ra những quyết định chẩn đoán những trường
hợp dọa sinh non chính xác hơn.


19

 Siêu âm đo chiều dài cổ tử cung
Sự co ngắn CTC là nguyên nhân thường gặp trong sảy thai, sinh non.
Trước đây, đánh giá chiều dài CTC chủ yếu dựa vào khám lâm sàng. Sự ra đời
của siêu âm chẩn đoán, đặc biệt là siêu âm đường âm đạo đã đóng góp tích
cực trong việc chẩn đoán sớm co ngắn CTC. Tiêu chuẩn chẩn đoán cho đến
nay phần lớn thống nhất chiều dài CTC ≤ 25mm như là một xét nghiệm chẩn
đoán dọa sinh non, cần phải can thiệp điều trị. Nghiên cứu đa trung tâm thực
hiện năm 2000 (Andrew và cs, 2000) siêu âm chiều dài cổ tử cung từ 16 – 18
tuần và sau đó siêu âm lại mỗi 2 tuần cho đến tuổi thai 24 tuần kết luận: cổ tử
cung ≤ 25mm dự đoán sinh trước 35 tuần với độ nhạy 19%, độ đặc hiệu 98%,
giá trị tiên đoán dương tính 75%.
 Fetal Fibronectin
Fibronectin (trọng lượng phân tử 450kD) là một loại glycoprotein
hiện diện trong huyết tương, dịch ngoại bào và dịch ối. Fibronectin trong

huyết tương có tác dụng điều hòa đông cầm máu, ổn định áp lực thành
mạch và kháng khuẩn. Fetal fibronectin (fFN) là loại fibronectin duy nhất
được sản xuất bởi các màng thai, hiện diện ở màng đáy của cơ tử cung và
màng rụng. fFN hoạt động như chất keo kết dính bánh rau, màng thai vào
màng rụng tử cung [16].
Ngay khi bắt đầu làm tổ, túi thai bám vào tử cung, fFN đã xuất hiện ở
dịch tiết âm đạo - CTC và tồn tại trong dịch này cho đến hết nửa đầu thai kỳ,
bắt đầu biến mất khi thai khoảng 16 – 18 tuần, sau đó có thể xuất hiện lại vào
cuối thai kỳ, ngay khi trước sinh. Bình thường, fFN được tìm thấy trong dịch
tiết âm đạo – CTC với nồng độ rất thấp. Nguy cơ sinh non gia tăng nếu fFN
có nồng độ ≥ 50ng/ml vào thời điểm thai 22 tuần trở đi. Nếu fFN vẫn hiện
diện khi thai > 24 tuần, thai kỳ có nguy cơ sinh non trước 35 tuần tăng lên 6
lần và trước 28 tuần tăng lên 14 lần [16]. Một tổng quan hệ thống gồm 32


20

nghiên cứu đoàn hệ đánh giá khả năng dự đoán sinh non của xét nghiệm fFN
ở những thai phụ có triệu chứng dọa sinh non trong vòng 07 ngày. Kết quả
cho thấy 76% phụ nữ có triệu chứng sinh non sẽ sinh trong vòng 07 ngày nếu
xét nghiệm fFN dương tính (nồng độ ≥ 50ng/ml), trong khi đó 82% sẽ không
sinh trong vòng 07 ngày nếu xét nghiệm âm tính. Độ nhạy và độ đặc hiệu của
xét nghiệm này thay đổi theo từng nghiên cứu nhưng trung bình là 70% và
90%. Tỷ số khả dĩ dương tính (Likelyhood Ratio) nếu xét nghiệm dương tính
là 4,2, nghĩa là khả năng sẽ sinh trong vòng 07 ngày tới tăng 4,2 lần khi xét
nghiệm này dương tính. Tỷ số khả dĩ âm tính (Negative Likelyhood Ratio)
nếu xét nghiệm này âm tính là 0,29, nghĩa là nếu xét nghiệm âm tính, khả
năng sinh trong vòng 07 ngày giảm 71% [17].
Siêu âm đường âm đạo đo độ dài CTC và test fFN được xem là khá
tiềm năng trong dự đoán dọa sinh non, đặc biệt là giúp xác định những trường

hợp nào ít có nguy cơ diễn tiến đến sinh non nhất và chưa cần áp dụng các
biện pháp can thiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hành lâm sàng, việc sử
dụng hai yếu tố này cũng không giúp cho các nhà lâm sàng có thể thay đổi
được toàn bộ cục diện của sinh non. Tổng quan Cochrane (2015) cho thấy
bằng chứng vẫn chưa đủ thể hiện hiệu quả của việc đo độ dài CTC và test fFN
thường quy ở những thai phụ có nguy cơ sinh non trong việc giảm tỷ lệ sinh
non [18]. Chính vì thế, còn cần rất nhiều nghiên cứu để có những kết luận
chính xác trong tiên đoán sinh non và đưa ra các hướng dẫn thực hành lâm
sàng tốt nhất. Một trong những nghiên cứu đang được chúng tôi tiến hành là
khảo sát sự biến đổi hình thái CTC trên thai phụ có nguy cơ cao sinh non,
mục đích đưa ra những dự đoán chính xác hơn trong chẩn đoán và dự phòng
sinh non dựa vào sự biến đổi hình thái CTC dạng T, Y, U, V.


21

 Placental Alpha Macroglobulin – 1 (PAMG – 1)
PAMG – 1 được phát hiện là chất có liên quan đến sinh non tự phát.
Chất này hiện diện nhiều trong dịch ối và rất ít trong dịch âm đạo CTC ở thai
phụ có màng ối còn nguyên vẹn. Tiến trình viêm liên quan đến chuyển dạ có
thể khiến chất này đi qua các lỗ thủng cực nhỏ của màng ối và hiện diện nhiều
trong âm đạo. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển xét nghiệm định tính
PAMG – 1 trong âm đạo ở những thai phụ có triệu chứng dọa sinh non (gọi là
xét nghiệm PartoSureTM) [18],[19].
Để thực hiện xét nghiệm PartoSureTM, một tăm bông vô trùng được đặt
vào âm đạo của thai phụ trong 30 giây, sau đó nhúng và khuấy đều trong dung
dịch thử 30 giây. Lấy tăm bông ra, nhúng que thử vào dung dịch. Kết quả là
dương tính nếu có hai vạch và âm tính nếu chỉ có một vạch sau 5 phút nhúng
que thử. PartoSureTM được thực hiện để dự đoán sinh non với điều kiện không
đặt mỏ vịt, khám tay hoặc siêu âm trước đó, màng ối còn nguyên vẹn và CTC

mở ≤ 3cm.

Hình 1.7. Kỹ thuật thực hiện Test PartoSure [19]
Nghiên cứu của Nicolova và cộng sự (2015) so sánh giá trị tiên lượng
sinh non của PartoSureTM với fFN và chiều dài CTC. Nghiên cứu được thực
hiện trên 203 thai phụ đơn thai có triệu chứng dọa sinh non từ 20 0/7 tuần đến
366/7 tuần, màng ối còn nguyên vẹn và CTC mở ≤ 3cm. Tất cả các thai phụ


22

đều được thực hiện PartoSureTM và đo chiều dài CTC, chỉ có 66 thai phụ được
xét nghiệm fFN. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ nhạy của PartoSure TM, fFN
và chiều dài CTC trong dự đoán sinh non tự phát trong vòng 07 ngày lần lượt
là 80%, 50% và 57%. Độ đặc hiệu lần lượt theo thứ tự trên là 95%, 72% và
73%. Giá trị tiên đoán âm là 96%, 87% và 89%. Giá trị tiên đoán dương là
76%, 29% và 30% [18].
Như vậy, PartoSureTM dự đoán sinh non trong vòng 07 ngày chính xác
nhất. PartoSureTM hứa hẹn là một xét nghiệm tiềm năng đối với thực hành lâm
sàng, có thể là tiêu chí chính để đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp cũng
như tránh các can thiệp không cần thiết gây tốn kém về mặt kinh tế và tăng
nguy cơ tác hại cho thai phụ và thai nhi.
1.2.3.3.2. Chẩn đoán sinh non
Theo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
của Bộ Y tế ban hành 2009, chẩn đoán sinh non dựa vào:
- Tuổi thai từ hết 22 đến hết 37 tuần.
- Cổ tử cung xóa, có khi đã mở.
- Cơn co tử cung đều đặn, gây đau.
- Có dịch nhầy màu hồng.
Khi nhập viện mà nghi ngờ chuyển dạ sinh non tự nhiên, kiểm tra lại sự

chính xác của ngày dự kiến sinh rất quan trọng bởi vì sẽ ảnh hưởng đến quyết
định có can thiệp hay không. Nếu thai phụ nhớ chính xác ngày đầu tiên của kỳ
kinh cuối, chu kỳ đều và siêu âm sớm xác định phù hợp thì sử dụng ngày kinh
cuối. Nếu ngày kinh không chắc chắn, hoặc chu kỳ không đều, hoặc nếu có
bất đồng giữa siêu âm và ngày kinh cuối trên 10 ngày, sử dụng ngày dự kiến
sinh theo siêu âm.
• Chẩn đoán chuyển dạ sinh non tự nhiên trên lâm sàng và cận lâm sàng
dựa theo những tiêu chuẩn:


23

- CCTC gây đau, sờ thấy, kéo dài hơn 30 giây và xảy ra tối thiểu 4 lần
mỗi 30 phút.
- Có sự biến đổi về vị trí, mật độ, chiều dài và/hoặc sự mở của CTC trên
siêu âm đường âm đạo [20].
Khi so sánh với khám tay và siêu âm đường bụng, siêu âm đường âm
đạo có độ chính xác cao hơn để phát hiện CTC ngắn và nguy cơ chuyển dạ
sinh non tự nhiên.
1.2.3.4. Điều trị
Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, rất nhiều biện pháp can
thiệp dọa sinh non được khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp
cụ thể để đưa ra những phương án điều trị phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.3.4.1. Xử trí dọa sinh non
Chẩn đoán xác định dọa sinh non trước khi thiết lập chế độ điều trị.
- Nếu chẩn đoán không được xác định thì việc xử trí bao gồm nằm nghỉ,
theo dõi và xuất viện khi không có CCTC.
- Nếu chẩn đoán được xác định thì điều trị tích cực bao gồm:
+ Sử dụng thuốc giảm co (Tocolysis) theo phác đồ.
+ Kích thích sự trưởng thành phổi với trị liệu bằng Corticosteroid

(tuổi thai 28 – 34 tuần) [15].
+ Điều trị nhiễm khuẩn nếu có.
+ Một số tác giả khuyến cáo khâu vòng CTC cấp cứu (sau khi đã
sử dụng thuốc giảm co), phần nào hạn chế sự rút ngắn chiều dài
CTC [21],[22],[23].
+ FDA, Hiệp hội Sản Phụ khoa Mỹ (ACOG) khuyến cáo, với
những thai phụ đơn thai có chiều dài CTC ngắn, tiền sử sảy thai
hoặc sinh non nên bổ sung progesterone giữa tuần thai 16 – 20
kéo dài đến 36 tuần [trích dẫn từ 24].


24

1.2.3.4.2. Các loại thuốc giảm co (Tocolysis)
Mục tiêu chính của việc sử
dụng thuốc giảm co là trì hoãn chuyển
dạ càng lâu càng tốt trong điều kiện
cho phép, với mục đích đủ thời gian
để dùng đủ liều corticosteroid. Mục
tiêu cơ bản là giảm xuất độ và độ
nặng của hội chứng suy hô hấp và
chuẩn bị chuyển thai phụ tới trung
tâm có hồi sức sơ sinh [20].

Hình 1.8. Các loại thuốc giảm co

 β-agonists
β-agonists liên quan về mặt cấu trúc với adrenalin và noradrenalin bao
gồm ritodrine, terbutaline, albuterol, fenoterol, hexoprenaline và salbutamol.
Trong vòng 48 giờ, β-agonists có khả năng giảm số thai phụ sinh non, nhưng

không giảm tử suất hoặc bệnh suất chu sinh. Tác dụng phụ của β-agonists
gồm đánh trống ngực, lạnh run, buồn nôn, nôn ói, nhức đầu và bồn chồn [25].
Phù phổi cấp xảy ra với suất độ khoảng 1/400 [1].
Song thai và đa thai liên quan đến sự tăng thể tích huyết tương và
cường aldosteron khi so với đơn thai. β-agonists làm tăng cả aldosterone và
renin ở song thai, gây nguy cơ phù phổi. Do đó, chống chỉ định β-agonists
trong trường hợp đa thai, nên sử dụng thuốc giảm co khác [20].
Theo khuyến cáo của hiệp hội sản phụ khoa Anh quốc (RCOG, 2002):
do nguy cơ bị tác dụng không mong muốn của β-agonist trong xử trí chuyển
dạ sinh non tự nhiên, nên cần phải theo dõi sát thai phụ ở đơn vị đặc biệt [20].
FDA 2011 không khuyến cáo sử dụng Terbutaline trong điều trị dọa sinh non.


25

 Liều dùng được khuyến cáo của Salbutamol:
- Liều tấn công:
o Truyền tĩnh mạch: Salbutamol 5mg/5ml pha 500ml Glucose 5%
(nồng độ # 10mcg/ml). TTM: 60ml/h (# 20 giọt/phút #
10mcg/phút). Tăng thêm: 20ml/h (# 7 giọt/phút # 3,3mcg/phút)
mỗi 30 phút cho đến khi hết CCTC hoặc nhịp tim thai phụ đạt
120 nhịp/phút hoặc tốc độ truyền đạt tối đa 180ml/h (# 60
giọt/phút # 30 mcg/phút).
o Bơm tiêm điện: Salbutamol 5mg (ống 5ml) pha 95ml NaCl 0,9%
sẽ được dung dịch Salbutamol 50mcg/ml. Bơm tiêm điện:
12ml/h (# 10mcg/phút). Tăng thêm 4ml/h (# 3,3mcg/phút) mỗi
30 phút cho đến khi hết CCTC hoặc nhịp tim thai phụ đạt 120
nhịp/phút hoặc tốc độ truyền đạt tối đa 36ml/h (# 30 mcg/phút).
- Liều duy trì:
o Salbutamol viên 2mg, ngậm 2 viên đến 4 viên/ngày nếu CCTC

nhẹ hay tiếp theo sau khi truyền tĩnh mạch.
o Salbutamol đặt hậu môn 1mg, 3 – 4 viên/ngày.
 Oxytocin đối vận
Hiện nay, trên thị trường chỉ có duy nhất Atosiban, một đồng phân của
oxytocin, có khả năng ức chế cạnh tranh trên thụ thể oxytocin ở cơ tử cung và
màng rụng. Đây cũng là chất đối vận oxytocin đầu tiên được sử dụng trên lâm
sàng [1]. Do tác dụng đặc hiệu trên tử cung, nên an toàn hơn những thuốc
giảm co khác.
Một số nghiên cứu cho thấy ái tính của atosiban đối với thụ thể
vasopressin nhưng đây không phải là vấn đề trên lâm sàng bởi vì trong lúc
chuyển dạ thụ thể oxytocin nhiều hơn thụ thể vasopressin [26].
Tác dụng không mong muốn hiếm gặp trên mẹ là buồn nôn, nhức đầu,
nhịp nhanh, cao huyết áp, tăng đường huyết và phản ứng dị ứng [35]. Tác
dụng trên thai không đáng kể.


×