Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Khám phá đường đi của nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.51 KB, 5 trang )

Khám phá đường đi của nhật thực toàn phần dài nhất thế
kỷ 21
Nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 vào ngày 22/7 tới sẽ
phủ “vạt tối” khắp các “ông lớn” của châu Á như Ấn Độ và
Trung Quốc, trải từ Mumbai đến Thượng Hải rồi qua miền
nam Nhật Bản.
Đường đi của nhật thực vào ngày 22/7 tới (xanh đậm).

Hiện tượng tự nhiên kỳ thú này được những người “săn lùng”
nhật thực/nguyệt thực đánh giá như là cơ hội ngàn năm có một
bởi đường đi của nó trải qua một số vùng đông dân nhất trái đất.
Dự đoán đây cũng có thể là sự kiện được nhiều người dõi theo
nhất lịch sử.

“Đây là một cột mốc rất quan trọng. Không ai trong chúng ta sẽ
sống đủ lâu để chứng kiến thêm một lần nhật thực như thế này
nữa”, Federico Borgmeyer, giám đốc hãng du lịch đặc
biệt Eclipse City có trụ sở ở Đức cho hay.

Nhật thực toàn phần xảy ra khi mặt trăng nằm giữa trái đất và
mặt trời, hoàn toàn che khuất ánh sáng của Mặt trời.

Hiện tượng thiên văn lần này kỳ thú ở điểm đây sẽ là lần nhật
thực toàn phần dài nhất trong lịch sử.

Ở “đỉnh cao”, nhật thực sẽ kéo dài 6 phút 39 giây và con người sẽ
không được trải qua khoảng thời gian này cho đến tận năm 2113.

Đường nhật thực toàn phần sẽ phủ bóng xuống một vạt rộng tới
258km. “Vạt tối” đầu tiên trải trên đất liền sẽ rơi ở bangGujarat,
miền tây Ấn Độ, ngay trước 6h30 sáng (giờ địa phương).


Nhật thực toàn phần (khung kẻ đỏ) sẽ đi qua Ấn Độ, Nepa,
Bhutan, và Bangladesh trước...

Rồi qua Trung Quốc...

Ra biển, rồi tới miền nam Nhật Bản.
Qua các đảo Marshall và Gilbert.
Rồi sau đó, “vạt tối” sẽ chạy khắp Ấn Độ, “tô đen” thành phố
linh thiêng Varanasi bên dòng sông Hằng, ép giữa đầu bắc và đầu
nam của Bangladesh cùng Nepal, trước khi “tiếm” hầu hết
Bhutan, rồi ngang qua Trung Quốc đại lục, vòng trở lại ra biển ở
ngoài khơi Thượng Hải.

“Điểm rơi” tiếp theo trên đất liền là ở Đảo Ryukyu, miền nam
Nhật Bản. Sau đó “vạt tối” sẽ “uốn cong" về phía đông nam qua
Thái Bình Dương, nơi nhật thực toàn phần dài nhất xảy ra.

Đối với những nơi trực tiếp ở trên đường đi của nhật thực toàn
phần, sự che khuất vào buổi sáng sớm sẽ tạo ra hiện tượng “mặt
trời mọc kép”, khi mặt trăng “bắt cóc” mặt trời nằm thấp ở bên
dưới rồi dần dần “thả” ra.

“Vạt tối” sẽ làm mờ mặt trời tới 50% hoặc hơn và gây ảnh
hưởng đối với ước tính khoảng 2 tỷ người trên thế giới, từ những
nông dân ở các cánh đồng muối tại Gujarat tới người chăn gia súc
ở chân dãy núi Himalayas ở Tây Tạng. Theo NASA, nhật thực
bán phần được quan sát thấy ở hầu hết các nước ở phía đông châu
Á, Indonesia, và ở Thái Bình Dương.

Và một số đã tận dụng hiện tượng tự nhiên này là cơ hội

kinh doanh hiếm có.

Công ty du lịch Cox và Kings đã thuê hẳn một chiếc máy bay
Boeing 737-700 cất cánh từ New Delhi trước bình minh, “chặn”
nhật thực toàn phần trên độ cao khoảng 12,5km rồi sau đó đuổi
theo đường đi của nhật thực tới tận bang Bihar ở miền tây.

Tất cả 21 chỗ ngồi cạnh cửa sổ đã được bán hết với giá 79.000
rupi (1.993USD). Các khách hàng gồm các nhà du hành nghiệp
dư, các nhiếp ảnh gia và một gia đình gồm 4 người.

Tại Thượng Hải, các khách sạn đưa ra những gói nhật thực đặc
biệt đã được khách từ Nhật, Mỹ và châu Âu đặt trước hết.

Shanghai Sculpture Park, một trong những nơi quan sát nhật thực
tuyệt vời nhất trong thành phố, đã bán hết hơn 2.000 vé, bao gồm
cả kính bảo vệ và áo phông kỷ niệm.

Trong một động thái ít thương mại hơn, 1,5 triệu người hành
hương Hindu dự tính sẽ tới địa điểm linh thiêng Kurukshetra ở
miền bắc Ấn Độ, để được tắm khi nhật thực xảy ra. Người ta tin
rằng điều đó sẽ làm cho tâm hồn họ được tự do hơn.

Tại Ấn Độ và Trung Quốc, người xưa thường coi nhật/nguyệt
thực là sự hòa trộn cả điều kỳ diệu lẫn điềm báo.

Raj Kumar Sharma, một nhà chiêm tinh ở Mumbai, miêu tả sự
kiện ngày 22/7 là một “khoảnh khắc rất nguy hiểm trong vũ trụ”,
với việc chặn các tia sáng của mặt trời được so sánh như một
dịch bệnh hoặc một loại virut.


“Nếu mặt trời, bá chủ của các vì sao, bị ốm thì rõ ràng sẽ có một
số vấn đề lớn hơn xảy ra trên thế giới”, ông nói với hãng thông
tấn AFP.

Với người Trung Quốc cổ xưa, nhật/nguyệt thực thường có liên
quan đến các thảm hoạ tự nhiên hoặc sự băng hà của một vị
hoàng đế hay một số điều duy tâm tương tự.

Song cũng có một thực tế đáng lo ngại không liên quan trực tiếp
đến tự nhiên khác nữa là có thể nhiều người sẽ bị tổn thương mắt
nếu quan sát nhật thực bằng mắt thường.

Nhà phẫu thuật mắt ở Delhi Raj Kumar Sharma cho biết giai
đoạn nguy hiểm nhất là ngay sau khi nhật thực kết thúc, thời
điểm mặt trời ló rạng trở lại.

“Chính sự chuyển đổi nhanh từ bóng tối sang ánh sáng chói lòa
này gây tổn hại” cho mắt, ông cho biết.

Giới chức Ấn Độ và Trung Quốc đã có kế hoạch cùng với báo chí
giáo dục mọi người về tầm quan trọng của việc đeo kính bảo vệ
mắt. Các nước khác cũng khuyên mọi người xem nhật thực toàn
phần trực tiếp trên trang web e-
eclipse.org/ và www.atlaspost.com/2009tse.

Phan Anh
Tổng hợp

×