Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ AUN – QA CHƯƠNG TRÌNH: CỬ NHÂN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 163 trang )

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ AUN – QA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH

CHƯƠNG TRÌNH: CỬ NHÂN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH
Đánh giá AUN cấp Chương trình Đào tạo
THÁNG 02 NĂM 2019


BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ AUN – QA
CHƯƠNG TRÌNH: CỬ NHÂN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH
-----------

Chúng tôi đồng ý thông qua Báo cáo tự đánh giá của Chương trình Cử nhân Tài chính –
Ngân hàng, Chuyên ngành Tài chính để phục vụ cho việc đánh giá theo tiêu chuẩn AUN –
QA (V3.0)

TS. Lê Thẩm Dương

TS. Ông Văn Năm

Trưởng Khoa Tài chính

Phó Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, HÌNH..............................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................vi


PHẦN 1: GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1
1.1 Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 1
1.2 Khoa Tài chính ............................................................................................................ 2
1.3 Thông tin cơ bản về chương trình đào tạo .................................................................. 3
PHẦN 2: BỘ TIÊU CHUẨN AUN – QA ....................................................................... 5
TIÊU CHUẨN 1. KẾT QUẢ HỌC TẬP MONG ĐỢI ................................................. 5
1.1. Kết quả học học tập mong đợi được xây dựng rõ ràng, tương thích với tầm nhìn và sứ
mạng của nhà trường .......................................................................................................... 5
1.2. Kết quả học tập mong đợi bao gồm cả đầu ra chuyên ngành và đầu ra tổng quát...... 7
1.3. Kết quả học tập mong đợi phản ánh rõ ràng yêu cầu của các bên liên quan .............. 9
TIÊU CHUẨN 2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO...........................................10
2.1. Thông tin cung cấp trong bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ và cập nhật.............10
2.2. Thông tin cung cấp trong bản mô tả môn học đầy đủ và cập nhật................................11
2.3. Bản mô tả CTĐT và bản mô tả môn học được công bố công khai và các bên liên quan
dễ dàng tiếp cận. ............................................................................................................... 12
TIÊU CHUẨN 3. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ..... 12
3.1 CTĐT được thiết kế dựa trên nguyên tắc đảm bảo “tương thích có định hướng” với
kết quả học tập mong đợi...................................................................................................12
3.2 Mức độ đóng góp của mỗi môn học vào việc đạt được kết quả học tập mong đợi được
xác định rõ ràng.................................................................................................................14
3.3. CTĐT được xây dựng với cấu trúc và trình tự hợp lý, có sự gắn kết giữa các môn học
và mang tính cập nhật........................................................................................................14
TIÊU CHUẨN 4. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC ................................................... 18
4.1. Triết lý giáo dục được trình bày rõ ràng và phổ biến đến tất cả các bên liên quan .. 18
4.2. Các hoạt động dạy và học được xây dựng theo nguyên tắc “tương thích có định
hướng” nhằm đảm bảo việc đạt được kết quả học tập mong đợi ..................................... 18
4.3. Hoạt động dạy và học thúc đẩy học tập suốt đời. ..................................................... 19
TIÊU CHUẨN 5. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN .......................................... 21
5.1. Hoạt động kiểm tra đánh giá sinh viên tương thích với kết quả học tập mong đợi .. 21



5.2. Đánh giá sinh viên bao gồm các mốc thời gian, phương pháp, quy tắc, tỷ trọng phân
bổ, rubrics và cách phân loại dựa trên các tiêu chí cụ thể, rõ ràng được công bố rộng rãi
cho sinh viên. ................................................................................................................... 23
5.3. Phương pháp đánh giá bao gồm các rubrics đánh giá và các thang điểm được sử dụng
nhằm đảm bảo tính hợp lý, tin cậy và công bằng............................................................. 25
5.4. Phản hồi đánh giá của sinh viên là kịp thời và giúp cải thiện việc học. ................... 26
5.5. Sự dễ dàng tiếp cận quá trình khiếu nại đối với sinh viên ........................................ 26
TIÊU CHUẨN 6. CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN ...................................................... 27
6.1. Có triển khai kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên (đội ngũ kế thừa, thăng chức,
nâng bậc, tái phân công nhiệm vụ, chấm dứt hợp đồng, hưu trí) để đáp ứng nhu cầu đào
tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng. ............................................................................ 27
6.2. Tỷ lệ Giảng viên/Sinh viên và tải trọng công việc được đo lường và giám sát để cải
tiến chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng ......................................... 28
6.3. Các tiêu chí tuyển dụng và tuyển chọn để bổ nhiệm, phân công và nâng bậc, bao gồm
cả tiêu chuẩn về đạo đức và tự do học thuật được xác định rõ ràng và phổ biến đến các
bên liên quan .................................................................................................................... 30
6.4. Năng lực của đội ngũ giảng viên được xác định rõ ràng và được đánh giá .............. 32
6.5. Xác định và triển khai các hoạt động phù hợp để đáp ứng nhu cầu về đào tạo, phát
triển chuyên môn cho GV ................................................................................................ 33
6.6. Triển khai việc quản lý theo kết quả công việc của giảng viên (gồm cả khen thưởng
và công nhận) để khuyến khích và hỗ trợ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt
động cộng đồng ................................................................................................................ 34
6.7. Quy định, giám sát và đối sánh loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của
GV để cải tiến chất lượng................................................................................................. 35
TIÊU CHUẨN 7. CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HỖ TRỢ ............................ 36
7.1. Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ hỗ trợ (làm việc tại thư viện, phòng thực hành,
mảng công nghệ thông tin và các đơn vị hỗ trợ sinh viên khác) được triển khai, đáp ứng
nhu cầu đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng ........................................................ 36
7.2. Tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm và nâng bậc được xác định rõ ràng và phổ biến rộng

rãi
................................................................................................................................ 37
7.3. Năng lực của cán bộ hỗ trợ được xác định và đánh giá ............................................ 39
7.4. Nhu cầu đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hỗ trợ được
xác định và có các hoạt động được triển khai đáp ứng các nhu cầu này ......................... 39


7.5. Việc quản lý theo hiệu quả công việc bao gồm khen thưởng và công nhận được thực
hiện để thúc đẩy và hỗ trợ cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng ... 40
TIÊU CHUẨN 8. CHẤT LƯỢNG SINH VIÊN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ
SINH VIÊN. .................................................................................................................... 41
8.1. Chính sách và tiêu chí tuyển sinh được xác định rõ ràng, được ban hành, phổ biến và
cập nhật ............................................................................................................................ 41
8.2. Các phương pháp và tiêu chí tuyển sinh được xác định rõ ràng và được đánh giá .. 42
8.3. Có hệ thống phù hợp để giám sát tiến độ học tập, kết quả và tải trọng học tập của sinh
viên...................................................................................................................................45
8.4. Có các hoạt động tư vấn học tập, các hoạt động ngoại khoá, thi đua và những dịch vụ
hỗ trợ khác dành cho sinh viên giúp nâng cao chất lượng học tập và khả năng tìm được
việc làm của sinh viên ...................................................................................................... 45
8.5. Môi trường tâm lý, xã hội và cảnh quan hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động đào tạo và
nghiên cứu cũng như tạo sự thoải mái cho sinh viên ....................................................... 47
TIÊU CHUẨN 9. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ TRANG THIẾT BỊ .................................. 47
9.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy và học (như giảng đường, phòng học,
phòng chuyên đề,..) được trang bị đầy đủ và cập nhật để hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên
cứu....................................................................................................................................47
9.2. Thư viện và các nguồn học liệu được trang bị đầy đủ và cập nhật để hỗ trợ hoạt động
đào tạo và nghiên cứu....................................................................................................... 49
9.3. Các phòng thí nghiệm và trang thiết bị được trang bị đầy đủ và cập nhật để hỗ trợ hoạt
động đào tạo và nghiên cứu ............................................................................................. 52
9.4. Hệ thống công nghệ thông tin (bao gồm hạ tầng phục vụ học tập trực tuyến) được

trang bị đầy đủ và cập nhật để hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu .......................... 53
9.5. Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khoẻ và an toàn được xác định và thực hiện; có
lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật............................................................... 53
TIÊU CHUẨN 10. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ....................................................... 54
10.1 Nhu cầu và thông tin phản hồi của các bên liên quan được sử dụng để phục vụ cho
hoạt động thiết kế và phát triển chương trình đào tạo...................................................... 54
10.2 Quy trình thiết kế và phát triển chương trình đào tạo được xây dựng, đánh giá và cải
tiến chất lượng .................................................................................................................. 58
10.3 Quá trình dạy và học, hoạt động kiểm tra đánh giá sinh viên được thường xuyên rà
soát, đánh giá để đảm bảo sự phù hợp và tương thích ..................................................... 58


10.4 Các thành quả nghiên cứu được sử dụng để nâng cao chất lượng hoạt động dạy và
học ................................................................................................................................ 59
10.5 Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và trang thiết bị (tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ
thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ sinh viên) được đánh giá và cải thiện chất
lượng ……………………………………………………………………………………59
10.6. Cơ chế thu thập ý kiến phản hồi và góp ý từ cán bộ, giảng viên, sinh viên, cựu sinh
viên và nhà tuyển dụng có tính hệ thống và được đánh giá, cải thiện chất lượng………64
TIÊU CHUẨN 11. ĐẦU RA .......................................................................................... 64
11.1. Chất lượng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp............................................................. 64
11.2. Tỷ lệ thôi học và tỷ lệ tốt nghiệp được xác định, giám sát và đối sánh để cải thiện
chất lượng ......................................................................................................................... 68
11.3. Khả năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp được thiét lập, theo dõi và đánh giá để
cải thiện ............................................................................................................................ 69
11.4. Loại hình và số lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được quy định
rõ, giám sát và đối sánh để cải thiện chất lượng .............................................................. 71
11.5. Mức độ hài lòng của các bên có liên quan được xác định, giám sát và đối sánh để cải
thiện chất lượng ................................................................................................................ 72
PHẦN 3: PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM CẦN CẢI TIẾN VÀ KẾT QUẢ TỰ

ĐÁNH GIÁ ……………………………………………………………………………...76
3.1. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM CẦN CẢI TIẾN …………………………...76
3.2. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ ………………………………………………………….82
PHẦN 4: PHỤ LỤC……………………………………………………………………90
4.1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO……………………………………………………90
4.2. BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO…………………………...............132
4.3. MA TRẬN CHUẨN ĐẦU RA - MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA MÔN HỌC……...141
4.4. SƠ ĐỒ CÂY CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO……………………………………144
4.5. CÁC PHỤ LỤC LIÊN QUAN TIÊU CHUẨN 8………………………………...145
4.6. CÁC PHỤ LỤC LIÊN QUAN TIÊU CHUẨN 10……………………………….148


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
STT

Tên bảng, hình

Trang

DANH MỤC BẢNG
1

Bảng 1.1: KQHTMĐ của CTĐT năm 2018

6

2

Bảng 1.2: So sánh Tầm nhìn sứ mệnh của Trường và Khoa


7

3

Bảng 1.3: Phân loại KQHTMĐ theo tổng quát và chuyên ngành

8

4

Bảng 1.4: Kết quả khảo sát các bên liên quan về KQHTMĐ 2018

10

5

Bảng 3.1: Cấu trúc CTĐT

12

6

Bảng 3.2: Ma trận KQHTMĐ – Mức độ đáp ứng của môn học

13

7

Bảng 3.3: Số lượng SV chuyên ngành Tài chính học song ngành


15

8

Bảng 3.4: Thống kê các lần thay đổi CTĐT

16

9

Bảng 3.5: Bảng đối sánh CTĐT

17

10

Bảng 5.1: Điểm trúng tuyển ngành Tài chính – Ngân hàng của Trường
và một số trường đại học tại TP.HCM

22

11

Bảng 5.2: Thông tin về tuyển sinh và quá trình đào tạo

23

12

Bảng 5.3: Bảng quy đổi các hệ thống chấm điểm thi học phần


24

13

Bảng 5.4: Bảng xếp loại sinh viên theo điểm rèn luyện

24

14

Bảng 6.1: Số lượng giảng viên Khoa Tài chính giai đoạn 2013- 2018

27

15

Bảng 6.2: Số lượng giảng viên được tuyển dụng và nâng bậc hàng
năm của Trường (giai đoạn 2013 - 2018)

28

i


16

Bảng 6.3: Khối lượng công việc của GV

29


17

Bảng 6.4: Số lượng đội ngũ GV năm học 2017-2018

29

18

Bảng 6.5: Tỷ lệ GV/SV trường (giai đoạn 2013 - 2018)

30

19

Bảng 6.6: Số lượng GV Khoa được đào tạo dài hạn

33

20

Bảng 6.7: Tỷ lệ phân bổ ngân sách của Trường cho giảng viên (Đơn vị:

34

%)
21

Bảng 6.8: Bài báo khoa học


35

22

Bảng 7.1: Thống kê số lượng cán bộ hỗ trợ [cập nhật đến ngày
01/08/2018]

36

23

Bảng 7.2: Quy trình nâng hạng của các chuyên viên

38

24

Bảng 7.3: Thống kê số lượng khóa học và số lượng đội ngũ hỗ trợ
tham gia đào tạo ngắn hạn và dài hạn từ 2013-2017

40

25

Bảng 8.1: Số lượng sinh viên đăng ký vào chương trình cử nhân
chuyên ngành Tài chính

43

26


Bảng 8.2: Bảng thống kê điểm trung bình đầu vào sau 3 học kỳ đầu
của chương trình cử nhân chuyên ngành Tài chính và các chuyên
ngành khác từ năm 2013-2018.

44

27

Bảng 8.3: Số lượng sinh viên chuyên ngành Tài chính phân theo năm
học.

44

28

Bảng 8.4: Số lượng hoạt động ngoại khóa Trường, Khoa tổ chức giai
đoạn 2013 – 2018

46

29

Bảng 8.5: Số lượng sinh viên chuyên ngành Tài chính và sinh viên
toàn Trường được nhận học bổng, chính sách xã hội trong giai đoạn
2013 – 2018.

145

ii



30

Bảng 8.6: Số lượng sinh viên chuyên ngành Tài chính và sinh viên
toàn Trường được nhận học bổng từ doanh nghiệp và ngân hàng trong
giai đoạn 2013 – 2018.

146

31

Bảng 8.7: Các kênh hỗ trợ sinh viên

146

32

Bảng 9.1: Thống kê phòng học, thư viện, trung tâm học liệu

48

33

Bảng 9.2: Bảng thống kê tài liệu thư viện (Tính đến 31/12/2018)

49

34


Bảng 9.3: Số lượng tài liệu cập nhật của Thư viện dành cho chuyên
ngành Tài chính (2013 – 2018).

50

35

Bảng 9.4: Thống kê số lượng Sinh viên mượn trả của chuyên ngành
Tài chính và của cả Trường (2013 – 2018)

51

36

Bảng 9.5: Thống kê số lượng Giảng viên mượn trả của chuyên ngành
Tài chính và của cả Trường (2013 – 2018)

52

37

Bảng 9.6: Thống kê số lượng tải tài liệu (2013 – 2018)

52

38

Bảng 9.7: Thống kê các phòng thí nghiệm, phòng thực hành

52


39

Bảng 10.1: Tóm tắt các điều chỉnh của CTĐT

55

40

Bảng 10.2: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên đối với
hoạt động hỗ trợ tư vấn (2014 – 2017)

61

41

Bảng 10.3: Mức độ hài lòng của sinh viên đối với phòng máy tính của
Trường (2014 – 2017)

63

42

Bảng 11.1: Tỷ lệ thôi học của sinh viên giai đoạn 2010 - 2018

65

43

Bảng 11.2: Bảng thống kê tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp giai đoạn 2010 2018


66

iii


44

Bảng 11.3: Bảng thống kê tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp giai đoạn 2010 2018

66

45

Bảng 11.4: Thống kê về chất lượng của sinh viên tốt nghiệp giai đoạn
2010 - 2018

67

46

Bảng 11.5: Thống kê về thời gian tốt nghiệp trung bình của sinh viên
giai đoạn 2010 - 2018

68

47

Bảng 11.6: Tình hình có việc làm của sinh viên sau 1 năm tốt nghiệp
theo ngành đào tạo


69

48

Bảng 11.7: Thời gian tìm việc làm bình quân của sinh viên sau khi tốt
nghiệp

70

49

Bảng 11.8: Thống kê NCKH của Sinh viên giai đoạn 5 năm

71

50

Bảng 11.9: Đánh giá hài lòng và khá hài lòng của Tổ chức tuyển dụng
về Kiến thức của SV

75

51

Bảng 11.10: Đánh giá hài lòng và khá hài lòng của Tổ chức tuyển
dụng về kỹ năng của SV

75


1

Hình 1.1: Quy trình xây dựng KQHTMĐ

6

2

Hình 3.1: Cây CTĐT

144

3

Hình 4.1: Sơ đồ hướng phát triển của SV ngành Tài chính

21

4

Hình 8.1: Quy trình xác định, ban hành và phổ biến chính sách và tiêu
chí tuyển sinh hằng năm của CTĐT cử nhân chuyên ngành Tài chính

42

5

Hình 10.1: Mô hình đảm bảo chất lượng cấp CTĐT

55


iv


6

Hình 10.2. Quy trình khảo sát chất lượng quản lý, phục vụ đào tạo và
chất lượng sinh viên qua ý kiến của giảng viên

148

7

Hình 10.3. Quy trình khảo sát chất lượng quản lý, phục vụ đào tạo
qua ý kiến của sinh viên

149

8

Hình 10.4: Đánh giá của giảng viên về chất lượng quản lý và phục vụ
đào tạo

60

9

Hình 10.5: Đánh giá của sinh viên về chất lượng quản lý và phục vụ
đào tạo


61

10

Hình 10.6: Khảo sát sinh viên về mức độ hài lòng đối với cơ sở vật
chất của Trường.

62

11

Hình 10.7: Khảo sát sinh viên về mức độ hài lòng đối với tài liệu trong
thư viện.

63

12

Hình 11.1: Khảo sát tỷ lệ SV ngành Tài chính có việc làm sau khi tốt
nghiệp có đúng chuyên ngành đào tạo

71

13

Hình 11.2: Tổng hợp đối sánh số lượng đề tài hoàn thành của sinh
viên Khoa Tài chính giai đoạn 2013-2018

71


14

Hình 11.3: Bảng kết quả khảo sát đánh giá của giảng viên về chất
lượng của sinh viên giai đoạn 2012-2017

73

15

Hình 11.4: Bảng kết quả khảo sát môn học Khoa tài chính giai đoạn
2013-2017

73

16

Hình 11.5: Điểm trung bình kết quả khảo sát khóa học toàn trường và
các ngành giai đoạn 2013-2017

74

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Nguyên nghĩa

Chữ viết tắt


1

AUN-QA

Asean University Network – Quality Assurance

2

BGH

Ban Giám hiệu

3

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

4

BUH

Banking University of Ho Chi Minh City

5

CB

Cán bộ


6

CBQL

Cán bộ quản lý

7

CDIO

Conceive-Design-Implement-Operate

8

CNTT

Công nghệ Thông tin

9

CSDL

Cơ sở dữ liệu

10

CSVC

Cơ sở vật chất


11

CTĐT

Chương trình Đào tạo

12

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

13

ĐH

Đại học

14

ĐT

Đào tạo

15

FTE

Full-time equivalent


16

GDQP

Giáo dục quốc phòng

17

GDTC

Giáo dục thể chất

vi


18

GV

Giảng viên

19

HCM

Hồ Chí Minh

20


HTTTQL

Hệ thống thông tin quản lý

21

KQHTMĐ

Kết quả học tập mong đợi

22

KT - KT

Kế toán – Kiểm toán

23

KT&ĐBCL

Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

24

KT-TC-NH

Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng

25


KTX

Ký túc xá

26

NCKH

Nghiên cứu Khoa học

27

NV

Nhân viên

28

P.

Phòng

29

P. QLCNTT

Phòng Quản lý Công nghệ Thông tin

30


PCCC

Phòng cháy chữa cháy

31

PGS

Phó Giáo sư

32

PTTH

Phổ thông Trung học

33

QTKD

Quản trị kinh doanh

34

SV

Sinh viên

35


TB

Trung bình

36

TC

Tài chính

vii


37

TCNH

Tài chính – Ngân hàng

38

TN

Tốt nghiệp

39

TP

Thành phố


40

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

41

TS

Tiến sĩ

42

TV

Thư viện

viii


PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1.1

Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh là Banking
University of Ho Chi Minh City [BUH]) là một trong những trường đại học hàng đầu về
đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Trường đã đào tạo hàng nghìn

cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cho ngành Ngân hàng và các lĩnh vực kinh tế với những đóng góp
quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiện Trường đang đào tạo 10 chuyên ngành Cử nhân, 02 chuyên ngành Thạc sỹ và
01 chuyên ngành Tiến sỹ, cụ thể:
− Đào tạo Cử nhân: (1) Tài chính; (2) Ngân hàng; (3) Kinh tế quốc tế; (4)
Marketing; (5) Quản trị kinh doanh tổng hợp; (6) Luật kinh tế; (7) Kế toán – Kiểm toán;
(8) Ngôn ngữ Anh; (9) Thương mại điện tử; (10) Hệ thống thông tin doanh nghiệp.
− Đào tạo Thạc sỹ: (1) Tài chính – Ngân hàng; (2) Quản trị kinh doanh.
− Đào tạo Tiến sỹ: Tài chính – Ngân hàng
Với những đóng góp cho ngành Ngân hàng và nền kinh tế, trường Đại học Ngân
hàng thành phố Hồ Chí Minh đã vinh dự được Đảng và Nhà nước Việt Nam trao tặng nhiều
phần thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập Hạng Ba (2006), Huân chương Lao động
Hạng Ba (1987), Huân chương Lao động Hạng Hai (1994) và Huân chương Lao động Hạng
Nhất (2001), Huân chương Độc lập Hạng Nhì (2016) và các phần thưởng cao quý khác của
Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.1.1 Tầm nhìn, sứ mạng của Trường
Trường xác định tầm nhìn, sứ mạng của mình như sau:
− Tầm nhìn: Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học
định hướng ứng dụng đa ngành khối kinh doanh - quản lý, trong đó ngành mũi nhọn là tài
chính - ngân hàng, thực hiện giáo dục - đào tạo con người phát triển toàn diện về tri thức đạo đức - sáng tạo, là công dân toàn cầu.
− Sứ mạng: Sứ mạng của Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh là
tạo dựng môi trường giáo dục đào tạo hiện đại, duy trì bản sắc dân tộc để người học phát
huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy; đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho
xã hội; sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu hội nhập; thu nhận,
nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các thành tựu khoa học - công nghệ trong các lĩnh
vực đào tạo của Trường.
1.1.2 Chính sách đảm bảo chất lượng
1



Chính sách chất lượng của Trường được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển
qua các giai đoạn phát triển của Trường với mục đích đảm bảo duy trì và cải thiện chất
lượng đào tạo nhằm đáp ứng tốt sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu chất lượng và yêu cầu của
các bên có liên quan. Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng được thành lập năm 2008
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chịu trách nhiệm phát triển hệ thống
đảm bảo chất lượng nội bộ và thực hiện đánh giá chất lượng cũng như chịu trách nhiệm hỗ
trợ quá trình công nhận chất lượng giáo dục cấp cơ sở giáo dục và cấp chương trình đào
tạo (CTĐT) theo tiêu chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế. Bộ phận Đảm bảo chất lượng có
6 nhân viên thường xuyên tham gia các khóa đào tạo về đảm bảo chất lượng (ĐBCL) hàng
năm để tiếp tục cải thiện hệ thống đảm bảo chất lượng của Trường. Về đảm bảo chất lượng,
hiện tại, Trường đã xây dựng được hệ thống ĐBCL bên trong và đã được Bộ GD&ĐT công
nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục với số tiêu chí đạt trên 85% (2017) và Tổ chức
Afnor của Cộng hoà Pháp cấp giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001: 2015 (2017) [ />Cơ cấu tổ chức của Hệ thống ĐBCL của Trường
Ban Giám hiệu
(Phó Hiệu trưởng
chuyên trách ĐBCL)

Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng
(Bộ phận ĐBCL)

ĐBCL các đơn vị
quản lý, phục vụ

1.2

ĐBCL
Khoa, Bộ môn

ĐBCL Viện nghiên cứu khoa học và Công

nghệ Ngân hàng, Thư viện và các Trung tâm

Khoa Tài chính

Khoa Tài chính là một trong những khoa chuyên ngành đầu tiên của Trường được
thành lập năm 1976, là một trong những đơn vị đào tạo chuyên ngành Tài chính của ngành
Tài chính – Ngân hàng có uy tín tại Việt Nam. Khoa Tài chính cung cấp môi trường học
tập tích cực và khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động chuyên môn và xã hội.
Trên 220 giảng viên đang tham gia giảng dạy trong CTĐT của Khoa với trên 2.000 sinh
viên đại học đang theo học. Khoa Tài chính trở thành một trong những khoa đào tạo chuyên
ngành Tài chính lớn trong khối các trường đào tạo chuyên ngành này tại Việt Nam. Khoa
2


Tài chính đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về tài chính, tiền tệ, ngân hàng cho các
ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính khác và các doanh nghiệp. Sinh viên Khoa
Tài chính sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng
Trung ương, Sở giao dịch chứng khoán, Công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư chứng khoán,
Công ty bảo hiểm, Cục thuế, các tổ chức tài chính khác, các cơ quan quản lý nhà nước về
tiền tệ tài chính ngân hàng, các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế
tài chính tiền tệ ngân hàng, quản lý tài chính các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế. [ />Khoa Tài chính là một trong hai khoa của Trường tham gia đào tạo các chương trình
ở cả ba trình độ: cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ ngành Tài chính – Ngân hàng với khoảng 300
cử nhân, 200 thạc sỹ và 10 tiến sỹ được công nhận và cấp bằng hàng năm.
Triết lý của Khoa: "Người học là trung tâm"
Tầm nhìn: "Khoa Tài chính-Trường Đại học Ngân hàng là đơn vị đào tạo chuyên
sâu về tài chính theo chuẩn quốc tế."
Sứ mạnh: "Cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập trong lĩnh vực Tài
chính"
1.3.


Thông tin cơ bản về chương trình đào tạo

1) Tên chương trình: Cử nhân Tài chính Ngân hàng – Chuyên ngành Tài chính;
2) Đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
3) Mục tiêu đào tạo: Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng, chuyên ngành
Tài chính nắm vững kiến thức nền tảng về kinh tế, quản lý, quản trị, kế toán và kiến thức
chuyên sâu, hiện đại về tài chính ngân hàng nói chung và tài chính nói riêng; có năng lực
xây dựng và thực hiện các kế hoạch/dự án tài chính trong nước và quốc tế, khởi nghiệp
kinh doanh, tự học tập và nghiên cứu.
4) KQHTMĐ: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính đạt được các KQHTMĐ
sau:
− Về kiến thức:
+ Khoa học tự nhiên và xã hội: Hiểu biết về lý luận chính trị và pháp luật, toán, tin
học và thống kê, phương pháp nghiên cứu khoa học
+ Kinh tế, kinh doanh và quản lý: Hiểu biết kiến thức nền tảng về kinh tế học; Hiểu
biết các kiến thức nền tảng về quản trị và marketing, kế toán; Hiểu biết các nguyên
lý về tài chính tiền tệ, tài chính công, tổ chức tài chính và thị trường;

3


+ Tài chính - ngân hàng: Hiểu biết kiến thức chuyên sâu về toán kinh tế; Hiểu biết
kiến thức chuyên sâu về ngân hàng và bảo hiểm; Hiểu biết kiến thức chuyên sâu về
lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, đầu tư tài chính
− Về kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp:
+ Kỹ năng cá nhân: Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và làm việc theo nhóm; Kỹ năng
tổ chức công việc và quản lý thời gian; Kỹ năng phản biện
+ Kỹ năng nghề nghiệp: Kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp và phân tích dữ liệu kinh tế - tài
chính; Kỹ năng giải quyết vấn đề trong lĩnh vực tài chính; Kỹ năng dự báo; phục vụ

cho việc phân tích, định giá và ra quyết định đầu tư tài chính; Kỹ năng sử dụng ngoại
ngữ và tin học trong lĩnh vực tài chính
− Về thái độ và phẩm chất nghề nghiệp:
+ Cẩn trọng, trung thực, tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và ý thức cộng
đồng;
+ Cầu tiến, chủ động, đam mê cống hiến và tư duy tích cực;
+ Kiên trì, nghiêm túc và có tinh thần hợp tác trong công việc
− Về năng lực thực hành nghề nghiệp:
+ Đánh giá được thị trường tài chính;
+ Đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp;
+ Đánh giá được các sản phẩm tài chính;
+ Hoạch định và thực hiện quản trị tài chính cho các chủ thể trong nền kinh tế
5) Ví trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng chuyên ngành Tài chính có năng
lực đảm nhiệm các vị trí nghề nghiệp tại các doanh nghiệp, các định chế tài chính (công ty
chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng, công ty bảo hiểm, hay công ty tài chính)
trong và ngoài nước cũng như các cơ quan nhà nước (ủy ban chứng khoán nhà nước, sở
giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu kí chứng khoán, …), cụ thể với các vị trí việc làm
gồm: chuyên viên môi giới; chuyên viên phân tích tài chính; chuyên viên đầu tư tài chính
(đầu tư chứng khoán, đầu tư ngoại hối, đầu tư bảo hiểm, đầu tư hàng hóa) và khởi nghiệp
kinh doanh.

4


PHẦN 2: BỘ TIÊU CHUẨN AUN – QA
TIÊU CHUẨN 1. KẾT QUẢ HỌC TẬP MONG ĐỢI
1.1. Kết quả học học tập mong đợi được xây dựng rõ ràng, tương thích với tầm nhìn
và sứ mạng của nhà trường
1.1.1. Kết quả học tập mong đợi được xây dựng rõ ràng

Quá trình xây dựng và thay đổi kết quả học tập mong đợi (KQHTMĐ) của chương
trình đào tạo (CTĐT) được thực hiện và định kỳ cải tiến từ năm 2013 đến năm 2018.
Chương trình đào tạo năm 2014 tuy đã có phân loại KQHTMĐ theo kiến thức, kỹ năng và
thái độ nhưng chưa cụ thể, rõ ràng [H1.1.1.1]. Sự hạn chế này đã được khắc phục trong đợt
rà soát CTĐT năm 2016, khi Khoa thực hiện xây dựng các KQHTMĐ cụ thể theo hướng
tiếp cận CDIO (Conceive-Design-Implement-Operate) [H1.1.1.2], [H1.1.1.3]. Tuy nhiên,
các KQHTMĐ tiếp cận theo hướng CDIO không phù hợp với khối ngành kinh tế; do đó,
các KQHTMĐ này không được phân bổ đầy đủ và chính xác đến các môn học. Điều này
đã gây khó khăn trong việc xây dựng đề cương và nội dung môn học để đạt được mục tiêu
đào tạo. Chính điều này đã dẫn đến đợt rà soát CTĐT lần 2 vào năm 2018 dựa trên các tiêu
chuẩn AUN-QA, với quy trình rõ ràng (xem Hình 1.1) bao gồm: kế hoạch rà soát và điều
chỉnh CTĐT 2016, thực hiện rà soát, Khoa thông qua nội dung rà soát, Khoa trình nội dung
thay đổi lên Hội đồng khoa học và đào tạo cấp trường để thông qua và công bố triển khai
CTĐT năm 2018 [H1.1.1.4], [H1.1.1.5], [H1.1.1.6], [H1.1.1.7], [H1.1.1.8].
Kết quả học tập mong đợi của CTĐT hiện hành

1. Rà soát,
đối sánh

Kết quả học tập mong đợi cấp độ 1 và 2

4.1 Quy
trình
khảo sát

Tầm nhìn, sứ mạng Trường, Khoa
Quy định của Bộ GD&ĐT
Từ CTĐT của các trường đối sánh

2. Dự thảo

lần 1 kết
quả học tập
mong đợi
3. Thông
qua Hội
đồng Khoa
học Khoa

Mục tiêu đào tạo

Các chuẩn nghề nghiệp trong ngành
Kết quả học tập mong đợi cấp độ 3
4. Khảo
sát các
bên liên
quan

4.2 Mẫu
phiếu
khảo sát

5. Thông
qua Hội
đồng Khoa
học Khoa

4.3 Tổng
hợp kết
quả khảo
sát


6. Truyền
thông kết
quả khảo
sát

7. Dự thảo
lần 2 kết
quả học tập
mong đợi

8. Thông
qua Hội
đồng Khoa
học Khoa
11. Thông
qua Hội
đồng Khoa
học Trường

4.4 Cơ chế
phản hồi
các bên
liên quan

5

9. Tổ
chức Hội
thảo cấp

trường
10. Điều
chỉnh lần
cuối kết
quả học tập
mong đợi


Hình 1.1: Quy trình xây dựng KQHTMĐ
CTĐT 2018 của Khoa có 25 KQHTMĐ [H1.1.1.9], được xây dựng dựa trên việc
tham khảo các bên liên quan, bao gồm: nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, giảng viên, sinh
viên để đảm bảo KQHTMĐ đáp ứng được nhu cầu của xã hội [H1.1.1.10], [H1.1.1.11],
[H1.1.1.12], [H1.1.1.13], [H1.1.1.14], [H1.1.1.15] và đối sánh phù hợp với yêu cầu của Bộ
Giáo dục và Đào tạo đối với CTĐT bậc đại học năm 2015 [H1.1.1.16].
KQHTMĐ của CTĐT 2018 được thể hiện rõ ràng trong nội dung của các môn học,
dựa trên đó để biên soạn giáo trình, tài liệu học tập và thiết kế phương pháp đánh giá học
tập [H1.1.1.9], [H1.1.1.17]. KQHTMĐ này được công bố rộng rãi thông qua các kênh
thông tin của Trường đến các bên liên quan [H1.1.1.9], [H1.1.1.18], [H1.1.1.19],
[H1.1.1.20].
Mỗi KQHTMĐ được xây dựng dựa trên nguyên tắc SMART: cụ thể và dễ hiểu
(Specific), đo lường được (Measurable), có thể đạt được (Achievable), thực tế (Realistic)
và thời gian đạt được (Time). Các thang đo Bloom (2001), thang Dave (1975) và thang
Krathwohl (1973) được sử dụng để đo lường các KQHTMĐ theo kiến thức, kỹ năng và
thái độ. Ngoài ra, thang đo của MIT theo CDIO được dùng để xác định mức độ sinh viên
đạt được năng lực thực hành nghề nghiệp (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: KQHTMĐ của CTĐT năm 2018
(Xem Phụ lục 4.1 – Mục 1.2)
1.1.2. Kết quả học tập mong đợi được xây dựng dựa tương thích với tầm nhìn sứ mệnh
của trường
Dựa trên tầm nhìn và sứ mệnh của Trường đã được công bố rộng rãi đến cán bộ

giảng viên, sinh viên trên các phương tiện truyền thông [H1.1.1.21], Khoa đã xây dựng tầm
nhìn, sứ mệnh của Khoa [H1.1.1.22], [H1.1.1.23]. Từ đó, Khoa xây dựng mục tiêu đào tạo
và KQHTMĐ cho CTĐT 2018 tương thích với tầm nhìn và sứ mệnh này [H1.1.1.8]. Mục
tiêu của CTĐT ngành tài chính là sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ nắm vững được kiến thức
chuyên sâu về lĩnh vực tài chính và có khả năng hội nhập quốc tế. Điều này hoàn toàn phù
hợp với tầm nhìn của Trường Đại học Ngân hàng TPHCM "là trường đại học định hướng
ứng dụng đa ngành khối kinh doanh - quản lý, trong đó ngành mũi nhọn là tài chính - ngân
hàng, thực hiện giáo dục - đào tạo con người phát triển toàn diện về tri thức đạo đức - sáng
tạo, là công dân toàn cầu" và tầm nhìn của Khoa Tài chính "là đơn vị đào tạo chuyên sâu
về tài chính theo chuẩn mực quốc tế" (Bảng 1.2).

6


Bảng 1.2: So sánh tầm nhìn sứ mệnh của Trường và Khoa
Tầm nhìn sứ mệnh của
Trường

Tầm nhìn sứ mệnh của
Khoa

Mục tiêu của CTĐT

Sứ mạng của Trường Đại
học Ngân hàng là tạo dựng
môi trường giáo dục đào tạo
hiện đại, duy trì bản sắc dân
tộc để người học phát huy
tiềm năng, tính sáng tạo và
năng lực tư duy; đào tạo

nguồn nhân lực có chất
lượng cho xã hội; sáng tạo
và chuyển giao tri thức khoa
học đáp ứng yêu cầu hội
nhập; thu nhận, nghiên cứu,
phát triển và chuyển giao
các thành tựu khoa học công nghệ trong các lĩnh
vực đào tạo của Trường.

Sứ mệnh của Khoa: cung
ứng nguồn nhân lực, đáp
ứng nhu cầu hội nhập trong
lĩnh vực tài chính.

Sinh viên tốt nghiệp ngành
Tài chính - Ngân hàng,
chuyên ngành Tài chính
nắm vững kiến thức nền
tảng về kinh tế, quản lý,
quản trị, kế toán và kiến
thức chuyên sâu, hiện đại về
tài chính ngân hàng nói
chung và tài chính nói riêng;
có năng lực xây dựng và
thực hiện các kế hoạch/dự
án tài chính trong nước và
quốc tế, khởi nghiệp kinh
doanh, tự học tập và nghiên
cứu.


Tầm nhìn: Trường Đại học
Ngân hàng là trường đại học
định hướng ứng dụng đa
ngành khối kinh doanh quản lý, trong đó ngành mũi
nhọn là tài chính - ngân
hàng, thực hiện giáo dục đào tạo con người phát triển
toàn diện về tri thức đạo đức
- sáng tạo, là công dân toàn
cầu.

Tầm nhìn của Khoa: là đơn
vị đào tạo chuyên sâu về tài
chính theo chuẩn mực quốc
tế

1.2. Kết quả học tập mong đợi bao gồm cả đầu ra chuyên ngành và đầu ra tổng quát
KQHTMĐ của CTĐT 2018 bao gồm 18 KQHTMĐ về tổng quát và 11 KQHTMĐ
về chuyên ngành, có 4 KQHTMĐ vừa tổng quát vừa chuyên ngành. Trong đó, KQHTMĐ
tổng quát tập trung nhiều ở các kiến thức về khoa học tự nhiên và xã hội, kinh tế, kinh
7


doanh và quản lý, và các kỹ năng về cá nhân; còn KQHTMĐ chuyên ngành tập trung ở các
kiến thức chuyên sâu về tài chính, các kỹ năng về nghề nghiệp, thái độ và phẩm chất nghề
nghiệp và năng lực thực hành nghề nghiệp (Bảng 1.3) [H1.1.1.8].
Bảng 1.3: Phân loại KQHTMĐ theo tổng quát và chuyên ngành
KQHTMĐ
của CTĐT

KQHTMĐ phân bổ cho môn học


1. KIẾN THỨC:
1.1.1. Hiểu biết về lý luận chính trị
1.1.
Khoa 1.1.2. Hiểu biết về và pháp luật
học tự nhiên 1.1.3. Hiểu biết về toán và thống kê
và xã hội
1.1.4. Hiểu biết về phương pháp nghiên cứu
khoa học
1.2.1. Hiểu biết kiến thức nền tảng về kinh tế
học
1.2.2. Hiểu biết các kiến thức nền tảng về
1.2. Kinh tế, quản trị và marketing.
kinh doanh 1.2.3. Hiểu biết các kiến thức nền tảng về kế
và quản lý
toán.
1.2.4. Hiểu biết các nguyên lý về tài chính
tiền tệ, tài chính công, tổ chức tài chính và thị
trường.
1.3.1. Hiểu biết kiến thức chuyên sâu về toán
kinh tế.
1.3.
Tài 1.3.2. Hiểu biết kiến thức chuyên sâu về ngân
chính - ngân hàng và bảo hiểm
hàng
1.3.3. Hiểu biết kiến thức chuyên sâu về lĩnh
vực tài chính doanh nghiệp, đầu tư tài chính.
2. KỸ NĂNG CÁ NHÂN VÀ NGHỀ NGHIỆP
2.1.1. Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và làm
việc theo nhóm

2.1. Kỹ năng
2.1.2. Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý
cá nhân
thời gian
2.1.3. Kỹ năng phản biện
2.2.1. Kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp và phân
2.2. Kỹ năng tích dữ liệu kinh tế - tài chính
nghề nghiệp 2.2.2. Kỹ năng giải quyết vấn đề trong lĩnh
vực tài chính
8

KQHTMĐ
tổng quát

KQHTMĐ
chuyên
ngành

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x


x
x
x
x

x
x


2.2.3. Kỹ năng dự báo; phục vụ cho việc phân
tích, định giá và ra quyết định đầu tư tài chính
2.2.4. Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và tin học
trong lĩnh vực tài chính
3. THÁI ĐỘ VÀ PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP
3.1.1. Cẩn trọng, trung thực, tuân thủ chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp và ý thức cộng
3.1. Thái độ đồng
và phẩm
3.1.2. Cầu tiến, chủ động, đam mê cống hiến
chất nghề
và tư duy tích cực
nghiệp
3.1.3. Kiên trì, nghiêm túc và có tinh thần hợp
tác trong công việc
4. NĂNG LỰC THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
4.1.1. Đánh giá được thị trường tài chính
4.1. Năng
lực thực
hành nghề
nghiệp


x
x

x

x

x
x

x

x

x

4.1.2. Đánh giá được tình hình tài chính của
doanh nghiệp

x

4.1.3. Đánh giá được các sản phẩm tài chính

x

4.1.4. Hoạch định và thực hiện quản trị tài
chính cho các chủ thể trong nền kinh tế

x


1.3. Kết quả học tập mong đợi phản ánh rõ ràng yêu cầu của các bên liên quan
KQHTMĐ của CTĐT năm 2014 của chuyên ngành tài chính được biên soạn dựa
trên tham khảo quy định khung của Bộ GD&ĐT. Nên KQHTMĐ 2014 có thể không đáp
ứng được yêu cầu của các bên liên quan [H1.1.3.1], [H1.1.1.1]. Nhận thấy được hạn chế
này, Trường đã ban hành quyết định về việc rà soát và điều chỉnh CTĐT trong 2014, trong
quyết định này có quy định rõ về quy chế và quy trình điều chỉnh CTĐT [H1.1.3.2].
KQHTMĐ của CTĐT năm 2016 của chuyên ngành tài chính được biên soạn theo
hướng tiếp cận phương pháp CDIO, dựa trên tham khảo quy định khung của Bộ GD&ĐT,
ý kiến của các giảng viên và các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục [H1.1.1.2]. Tuy nhiên,
hạn chế của KQHTMĐ của CTĐT 2016 là chưa khảo sát ý kiến của nhà tuyển dụng, cựu
sinh viên và sinh viên.
Năm 2018, hướng đến đạt chuẩn AUN-QA, Khoa Tài chính đã tiến hành rà soát
CTĐT 2016 và ban hành CTĐT 2018. Chính vì vậy, KQHTMĐ của CTĐT 2018 được xây
9


dựng dựa trên sự tham khảo đầy đủ ý kiến của các bên liên quan, bao gồm: quy định khung
của Bộ GD&ĐT về yêu cầu xây dựng CTĐT, đối sánh với CTĐT của các trường đại học
trong và ngoài nước, lấy ý kiến của giảng viên, khảo sát ý kiến của sinh viên, khảo sát ý
kiến của cựu sinh viên và nhà tuyển dụng [H1.1.1.16], [H1.1.3.3], [H1.1.1.10], [H1.1.1.11],
[H1.1.1.12], [H1.1.1.13], [H1.1.1.14], [H1.1.3.4], [H1.1.1.15], [H1.1.1.8].
Kết quả khảo sát cho thấy mức độ đồng thuận của các bên liên quan đối với
KQHTMĐ của CTĐT 2018 là rất tốt, trong đó: nhà tuyển dụng là 70.5%, giảng viên là
77.8%, cựu sinh viên là 71.6% và sinh viên là 74.8% (Bảng 1.4).
Bảng 1.4: Kết quả khảo sát các bên liên quan về KQHTMĐ 2018
Đối tượng khảo sát

Số lượng khảo sát


Tỷ lệ đồng ý

Nhà tuyển dụng

60

70.5%

Giảng viên

110

77.8%

Cựu sinh viên

73

71.6%

Sinh viên

195

74.8%

TIÊU CHUẨN 2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1. Thông tin cung cấp trong bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ và cập nhật
Bản mô tả CTĐT ngành Tài chính-Ngân hàng – chuyên ngành tài chính 2018 được
thiết kế trên cơ sở tham chiếu những quy định chung của Bộ GD&ĐT về giáo dục đại học,

phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM nói chung và
của Khoa Tài chính nói riêng.
Bản mô tả CTĐT 2018 được thiết kế làm 5 phần, cụ thể như sau:
Phần A: Thông tin chương trình và đơn vị cấp bằng
Phần B: Mục tiêu chương trình, KQHTMĐ, phương pháp giảng dạy
Phần C: Cấu trúc CTĐT và ma trận KQHTMĐ cho thấy sự đóng góp của các môn
học vào việc đạt được các KQHTMĐ của chương trình
Phần D: Phương pháp đánh giá
Phần E: Các vấn đề liên quan khác như cơ hội nghề nghiệp, cơ hội học tập và kênh
công bố bản mô tả CTĐT.
Bản mô tả CTĐT hướng tới nhiều mục tiêu quan trọng. Thứ nhất, bản mô tả CTĐT
trình bày các thông tin chi tiết về CTĐT của Ngành tài chính nhằm giúp sinh viên có nguyện
vọng theo học chương trình chuyên ngành tài chính hiểu được cấu trúc và nội dung CTĐT
10


tại Trường, giúp họ so sánh và có sự lựa chọn đúng đắn. Thứ hai, bản mô tả CTĐT là cơ
sở để đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên thảo luận và nghiên cứu về chương trình
hiện hành và chương trình mới nhằm đảm bảo có cùng một cách hiểu về KQHTMĐ của
chương trình. Bản mô tả CTĐT là tài liệu tham khảo cho hoạt động rà soát nội bộ và giám
sát các hoạt động của CTĐT. Thứ ba, bản mô tả CTĐT ngành tài chính cũng là nguồn
thông tin quan trọng giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về những kiến thức, kĩ năng và thái độ
mà Trường đã trang bị cho sinh viên chuyên ngành Tài chính của Trường, giúp họ có sự
lựa chọn phù hợp nhân sự cho vị trí việc làm phù hợp cũng như kiểm định lại chất lượng
đào tạo sinh viên của chuyên ngành sau khi ra trường, từ đó có chiến lược tuyển dụng nhân
sự chất lượng cho đơn vị. Thứ tư, bản mô tả CTĐT là cơ sở để khoa Tài chính thu thập
thông tin phản hồi từ SV, SV mới tốt nghiệp nhằm cải tiến CTĐT, nâng cao khả năng đạt
được KQHTMĐ của chương trình như đã cam kết. Thứ năm, bản mô tả CTĐT cũng là
nguồn thông tin giúp các chuyên gia thẩm định/rà soát chương trình và đánh giá viên bên
ngoài có thể hiểu mục tiêu của CTĐT ngành Tài chính.

Bản mô tả CTĐT năm 2018 ngắn gọn, súc tích, có đầy đủ nội dung chính nhằm
thuận tiện hơn trong việc cung cấp cho các bên liên quan [H2.2.1.1], [H2.2.1.2], [H2.2.1.3],
[H2.2.1.4], [H2.2.1.5].
2.2. Thông tin cung cấp trong bản mô tả môn học đầy đủ và cập nhật
Bên cạnh Bản mô tả CTĐT, Khoa Tài chính xây dựng và công bố các bản mô tả
môn học như một nguồn thông tin quan trọng cho các bên liên quan. Nội dung của bản mô
tả CTĐT là cơ sở để xây dựng bản mô tả môn học chi tiết phục vụ cho giảng dạy và học
tập. Bản mô tả môn học được thiết kế gồm các nội dung cụ thể như sau: (i)Tên môn học;
(ii) Các yêu cầu như điều kiện để được đăng ký học, số tín chỉ, phân bổ thời gian giảng dạy
và học tập…; (iii) Mô tả môn học, mục tiêu môn học và KQHTMĐ của môn học về kiến
thức, kỹ năng, thái độ và năng lực thực hành nghề nghiệp; trong đó có đề cập đến mức độ
đáp ứng của môn học với các KQHTMĐ của CTĐT; (iv) Các phương pháp dạy và học,
kiểm tra, đánh giá SV để đảm bảo việc đạt được KQHTMĐ; (v) Nội dung và kế hoạch
giảng dạy chi tiết; (vi) Tài liệu môn học: gồm có giáo trình, tài liệu chính và hệ thống các
giáo trình, tài liệu tham khảo thêm; (vii) Ngày ban hành hay điều chỉnh bản mô tả môn học
[H2.2.1.1], [H2.2.1.5].
Bản mô tả môn học được rà soát, điều chỉnh và cập nhật theo từng học kì trên cơ sở
phản hồi thông tin từ người học, các giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy môn học, nhà
tuyển dụng cũng như cựu sinh viên. Căn cứ vào kết quả khảo sát và chương trình đào tạo
được điều chỉnh, Khoa Tài chính đề xuất Khoa quản lý môn học xây dựng (điều chỉnh) bản
mô tả môn học và đề cương giảng dạy chi tiết phù hợp với chương trình đào tạo được điều
11


×